Trang chủDi sảnNghệ sĩ Lê Thanh Phong nhận Bằng khen vì những đóng góp...

Nghệ sĩ Lê Thanh Phong nhận Bằng khen vì những đóng góp cho Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh


VHO – Tối 23.11.2024 tại Quảng trường Hồ Chí Minh, TP Vinh (Nghệ An) đã diễn ra Lễ kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh. Tại lễ kỷ niệm, Bộ VHTTDL đã tặng Bằng khen cho 5 tập thể và 5 cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh giai đoạn 2019-2024. Trong những cá nhân được tặng Bằng khen, nghệ sĩ Lê Thanh Phong là người trẻ tuổi nhất.

Nghệ sĩ Lê Thanh Phong nhận Bằng khen vì những đóng góp cho Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh - ảnh 1
Nghệ sĩ Lê Thanh Phong đón nhận Bằng khen của Bộ VHTTDL do Thứ trưởng Tạ Quang Đông trao tặng

Thanh Phong sinh năm 1992 tại TP. Vinh. Anh là Thạc sĩ, Trưởng đoàn Nghệ thuật UNESCO Dân ca xứ Nghệ tại Hà Nội, BTV chương trình Dân ca và nhạc cổ truyền VOV3 – Đài Tiếng nói Việt Nam.

Yêu dân ca Ví, Giặm khi còn là một cậu học trò xứ Nghệ, xa quê hương ra Hà Nội học tập và làm việc, tình yêu đó càng trở nên mãnh liệt hơn. Năm 2011, anh thành lập CLB dân ca Ví, Giặm đầu tiên tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

CLB chính là nền móng để phát triển thành Đoàn Nghệ thuật UNESCO Dân ca xứ Nghệ tại Hà Nội hiện nay – một đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp với hơn 50 nghệ sĩ, diễn viên.

Nghệ sĩ Lê Thanh Phong nhận Bằng khen vì những đóng góp cho Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh - ảnh 2
Với Thanh Phong, niềm hạnh phúc còn được nhân lên gấp bội khi người trao Bằng khen cho anh là Thứ trưởng Tạ Quang Đông – người thầy của anh

Năm 2021, Thanh Phong ra mắt CD Ví, Giặm tình quê với các bài dân ca xứ Nghệ lời mới và ca khúc âm hưởng Ví, Giặm. Cùng với biểu diễn, anh còn xây dựng nhiều chương trình, vở diễn dân ca xứ Nghệ lớn như Câu dân ca dâng Người, Dòng sông chở những câu hò, Dâng Người câu hát quê hương, Xuân qua miền Ví, Giặm…

Thanh Phong cũng rất tích cực trong việc đưa nghệ thuật quê hương ra thế giới thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa tại các nước như Uzbekistan, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp…

Đáng chú ý, năm 2023 anh đưa tổ chức dân ca xứ Nghệ Ân tình Ví, Giặm hồn quê biểu diễn trong Ngày Việt Nam tại Pháp; đảm nhận vai trò viết kịch bản, đạo diễn và biểu diễn chương trình nghệ thuật Hương sắc Việt Nam trong Ngày Việt Nam tại Nhật Bản.

Nghệ sĩ Lê Thanh Phong nhận Bằng khen vì những đóng góp cho Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh - ảnh 3
Lê Thanh Phong cùng NSND Phạm Phương Thảo

Là một người trẻ năng động, nhanh nhạy với công nghệ, Lê Thanh Phong rất chú trọng việc tiếp cận khán giả trẻ thông qua nền tảng số. Năm 2014, anh lập fanpage “Dân ca Ví, Giặm” với các nội dung về lịch sử hình thành, giới thiệu các làn điệu dân ca Ví, Giặm; các video ca nhạc dân ca xứ Nghệ và ca khúc âm hưởng Ví, Giặm; giới thiệu các gương mặt nghệ sĩ và nghệ nhân dân ca xứ Nghệ…

Đến nay, trang thu hút được 100 nghìn like và 341 nghìn người theo dõi. Bên cạnh đó, kênh YouTube và Tiktok về dân ca xứ Nghệ của anh cũng thu hút được rất đông khán giả,  phần lớn là người trẻ.

Cùng với đó, Thanh Phong rất chú trọng việc truyền tình yêu Ví, Giặm thông qua việc mở các lớp dạy dân ca Ví, Giặm tại Đại học Văn hóa Hà Nội, Đại học Đại Nam, Trung tâm UNESCO hỗ trợ sức khỏe cộng đồng Hà Nội; đưa mô hình dạy hát Ví, Giặm ra với không gian thực cảnh tại đình Xuân Tảo Sở, Hà Nội; đào tạo nâng cao kỹ thuật biểu diễn kịch hát dân tộc hàng năm tại Đoàn Nghệ thuật UNESCO Di sản dân ca xứ Nghệ… 

 Lê Thanh Phong cũng từng được trao giải Diễn viên xuất sắc tại Festival âm nhạc dân gian thế giới Uzbekitstan 2017; Bằng khen Liên hoan âm nhạc dân gian do Đài Truyền hình quốc tế Vân Nam – Trung Quốc năm 2019; các Bằng khen Vì sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc do Hội Di sản Văn hóa Việt Nam trao tặng; giải thưởng của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam…

Chia sẻ cảm xúc khi nhận Bằng khen của Bộ VHTTDL trên chính quê hương mình, Thanh Phong cho biết, anh rất xúc động và tự hào khi những đóng góp của mình trong hơn một thập kỷ qua được ghi nhận. Với anh, niềm hạnh phúc còn được nhân lên gấp bội khi người trao Bằng khen cho anh là Thứ trưởng Tạ Quang Đông – người thầy của anh.

Nam nghệ sĩ 9x cũng chia sẻ thêm, anh rất vui khi những năm gần đây trên quê hương Nghệ Tĩnh có nhiều chương trình, hoạt động đưa Ví, Giặm gần hơn với người trẻ. Đơn cử như Bảo tàng Nghệ An đã tạo ra một không gian diễn xướng Ví, Giặm cổ để các bạn trẻ đến trải nghiệm, thực hành Ví, Giặm.

 “Tôi thấy giới trẻ có xu hướng quay lại với văn hóa cổ truyền rất lớn. Quan sát kỹ trên các nền tảng số do mình quản lý như Facebook, Youtube, Tiktok…, tôi thấy các bạn Gen Z có nhiều tiết mục biểu diễn nghệ thuật truyền thống rất truyền cảm. Các bạn sáng tạo rất hay, thực hiện clip trên nền dân ca Ví, Giặm hoặc sử dụng chất liệu Ví, Giặm… và được lan tỏa mạnh mẽ, thu hút tương tác lớn”, Thanh Phong nói.

Lê Thanh Phong tiết lộ, anh và  Đoàn Nghệ thuật UNESCO Di sản dân ca xứ Nghệ sắp tới sẽ tổ chức một triển lãm ảnh kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Dân ca Ví, Giặm là hai lối hát dân ca (không có nhạc đệm) được cộng đồng người Nghệ Tĩnh sáng tạo ra cách đây hàng trăm năm. Ví, Giặm được thực hành trong mọi thời khắc của cuộc sống như lúc ru con, khi làm ruộng, chèo thuyền, lúc dệt vải, xay lúa, đánh bắt cá trên sông nước…, được trình diễn với những trạng thái, tình cảm khác nhau như khi vui, lúc buồn của một người và của nhiều người.

Cộng đồng dân cư Việt ở hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đã coi các làn điệu dân ca Ví dặm như một phần cuộc sống và là bản sắc của vùng quê Nghệ An, Hà Tĩnh.

Ngày 27.11.2014, tại kỳ họp lần thứ 9, Ủy ban Liên Chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Paris, Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc đã chính thức công nhận dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh của Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/nghe-si-le-thanh-phong-nhan-bang-khen-vi-nhung-dong-gop-cho-dan-ca-vi-giam-nghe-tinh-112810.html

Cùng chủ đề

Để điệu Ví, Giặm ngân dài trong đời sống đương đại

10 năm dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh, cũng là 10 năm người dân nơi đây nỗ lực để di sản này được được ngân dài trong đời sống đương đại. Ngày 27/11/2014, dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là dấu mốc quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca Ví,...

Liên hoan Di sản UNESCO tại Hà Tĩnh Tỏa sáng tinh hoa văn hóa Việt Nam

(CLO) Tối 28/11, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh, Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh đã chính thức khai mạc. ...

Đưa Dân ca Ví, Giặm thành sản phẩm du lịch đặc trưng của xứ Nghệ

(Dân trí) - Ông Bùi Đình Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nhấn mạnh, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh sẽ trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của xứ Nghệ. Tối 23/11, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, thành phố Vinh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân...

10 năm được UNESCO ghi danh: Để dân ca Ví, Giặm lan tỏa và mãi trường tồn

VHO - Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là mảng màu đặc sắc trong bức tranh văn hóa Việt Nam, vừa là tài sản tinh thần của người dân xứ Nghệ vừa là di sản quý báu của dân tộc Việt Nam. Kỷ niệm 10 năm (27.11.2014-27.11.2024) là dịp để tôn vinh những giá trị trường tồn của dân ca Ví, Giặm, đồng thời tri ân những người đã cống hiến hết mình cho sự phát triển của...

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật dân gian Việt Nam

(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia bia “Sùng Chi bi kỷ“

Ngày 15.12.2024, UBND huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã Tùng Lộc và con cháu dòng họ Hà tổ chức Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia-Bia "Sùng Chi bi kỷ" và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia lăng mộ Hà Công Trình. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc phát biểu khai mạc Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc...

Bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

Tối 16.12, Bộ VHTTDL và UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 sau 4 ngày diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch, thể thao đặc sắc. Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn...

Tuần lễ sách và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Tuần lễ sách và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024) đang diễn ra tại Đường Sách TP.HCM với nhiều hoạt động. Triển lãm và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam đang diễn ra tại Đường Sách TP.HCM Chương trình do Sở TT&TT TP.HCM phối hợp với...

Để bến Vũng Rô mãi là chứng tích lịch sử hào hùng

VHO - Vũng Rô là một địa danh lịch sử, gắn liền với con đường vận tải chiến lược - “Đường Hồ Chí Minh trên biển”, cùng với “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh” đã trở thành biểu tượng vinh quang của cả dân tộc, hiện thân của ý chí và khát vọng đấu tranh chống giặc ngoại xâm thống nhất đất nước. Không chỉ vậy giờ đây, bến Vũng Rô trở thành Di tích quốc gia...

Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

VHO - Tối ngày 14.12, tại TP. Đông Hà, Bộ VHTTDL phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024. Thứ trưởng BộVHTTDL Trịnh Thị Thủy phát biểu khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 Tham dự chương trình có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy;  Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hộiĐinh Thị Phương Lan; lãnh đạo...

Bài đọc nhiều

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Huế sẽ tập trung ưu tiên cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu; ưu tiên phát triển ngành dịch vụ, du lịch có lợi thế dựa trên việc phát huy giá trị di sản, văn hóa. Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương. Đây cũng là năm Thừa...

Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử quốc gia

Nhân kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử quốc gia (2004-2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động, sự kiện văn hoá, văn nghệ đặc sắc phục vụ công chúng. Chuỗi hoạt động nhằm giới thiệu đến công chúng một số giá trị di sản văn hoá, từ...

Nghỉ lễ, trải nghiệm thú vị với tàu điện và di tích xưa

Ngày nghỉ lễ thật tuyệt vời khi được trải nghiệm tàu điện, dạo quanh phố phường Hà Nội mùa thu với những khu di tích xưa. Người Hà Nội đi tàu Cát Linh - Hà Đông - Ảnh: PHẠM TUẤN Một trong những trải nghiệm của tác giả vào dịp lễ là hẹn cô bạn thân từ thời cấp II đi tham quan Hoàng Thành Thăng Long sáng 1-9. Trải nghiệm tàu điện, ước được đi lâu hơn Nhân dịp 2-9, gia đình...

Họa sĩ kể chuyện bảo tồn di sản, văn hóa Huế qua tranh

Họa sĩ Võ Thành Thân vẽ các tác phẩm lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian, giá trị truyền thống của Cố đô Huế, qua đó kêu gọi người trẻ gìn giữ giá trị bản sắc, hồn cốt của dân tộc. Triển lãm Mộng ảnh của họa sĩ Võ Thành Thân vừa được khai mạc tại Bảo tàng Nghệ thuật Quang San, TPHCM. Chia sẻ với VietNamNet, Võ Thành Thân cho biết dành thời gian 3 năm thực hiện các tác phẩm,...

Lễ hội điện Huệ Nam được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội điện Huệ Nam là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hoá tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL vừa ký quyết định số 3981 ghi danh lễ hội điện Huệ Nam (loại hình lễ hội truyền thống) tại xã Hương Thọ, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội điện Huệ Nam thường tổ chức vào dịp tháng 3...

Cùng chuyên mục

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Huế sẽ tập trung ưu tiên cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu; ưu tiên phát triển ngành dịch vụ, du lịch có lợi thế dựa trên việc phát huy giá trị di sản, văn hóa. Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương. Đây cũng là năm Thừa...

Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia bia “Sùng Chi bi kỷ“

Ngày 15.12.2024, UBND huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã Tùng Lộc và con cháu dòng họ Hà tổ chức Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia-Bia "Sùng Chi bi kỷ" và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia lăng mộ Hà Công Trình. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc phát biểu khai mạc Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc...

Lễ hội điện Huệ Nam được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội điện Huệ Nam là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hoá tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL vừa ký quyết định số 3981 ghi danh lễ hội điện Huệ Nam (loại hình lễ hội truyền thống) tại xã Hương Thọ, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội điện Huệ Nam thường tổ chức vào dịp tháng 3...

Để bến Vũng Rô mãi là chứng tích lịch sử hào hùng

VHO - Vũng Rô là một địa danh lịch sử, gắn liền với con đường vận tải chiến lược - “Đường Hồ Chí Minh trên biển”, cùng với “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh” đã trở thành biểu tượng vinh quang của cả dân tộc, hiện thân của ý chí và khát vọng đấu tranh chống giặc ngoại xâm thống nhất đất nước. Không chỉ vậy giờ đây, bến Vũng Rô trở thành Di tích quốc gia...

Họa sĩ kể chuyện bảo tồn di sản, văn hóa Huế qua tranh

Họa sĩ Võ Thành Thân vẽ các tác phẩm lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian, giá trị truyền thống của Cố đô Huế, qua đó kêu gọi người trẻ gìn giữ giá trị bản sắc, hồn cốt của dân tộc. Triển lãm Mộng ảnh của họa sĩ Võ Thành Thân vừa được khai mạc tại Bảo tàng Nghệ thuật Quang San, TPHCM. Chia sẻ với VietNamNet, Võ Thành Thân cho biết dành thời gian 3 năm thực hiện các tác phẩm,...

Mới nhất

Tiêm kích SU-30MK2 thả mồi bẫy nhiệt tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Sáng nay (17/12), tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội), Bộ Quốc phòng tổ chức Tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Với quy mô và đội hình biểu diễn lớn hơn nhiều so với...

Người dân TPHCM thích thú mặc áo ấm ra đường trong tiết trời 22 độ

Không khí lạnh tăng cường và khuếch tán xuống phía Nam khiến nền nhiệt ở TPHCM giảm xuống 22 độ C. Người dân khi ra đường phải mặc áo ấm để giữ ấm cơ thể. Không khí lạnh tăng cường và khuếch tán xuống phía Nam khiến nền nhiệt ở TPHCM giảm xuống 22 độ C. Người...

Ông bố Trung Quốc nhồi máu cơ tim vì kèm con làm bài tập

Theo SCMP, ông bố họ Trương, khoảng 40 tuổi, đột nhiên cảm thấy khó thở và đau ngực trong lúc dạy kèm con trai - học sinh trung học cơ sở đang chuẩn bị cho kỳ thi vào trung học phổ thông – tại tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc.Ông Trương nhanh chóng được đưa đến bệnh viện...

Cận cảnh nhiều dự án bãi xe tại Linh Đàm bị biến tướng, xe người dân tràn ra đường

TPO - Với dân số gần 10 vạn dân (bằng nửa dân số quận Hoàn Kiếm), Khu đô thị (KĐT) Linh Đàm được quy hoạch hơn 10 bãi xe. Tuy nhiên, hiện hầu hết các bãi xe này đều chậm trễ triển khai, thậm chí bị biến tướng, xe của người dân thì đỗ tràn ra đường hoặc...

TP.HCM chính thức đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba

Sở GD-ĐT TP.HCM đã chính thức gửi văn bản góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung...

Mới nhất