Vào những ngày cận tết, người làm đũa ở thị trấn Tân Sơn (Ninh Sơn) lại tất bật, hối hả, chạy đua với thời gian để làm ra những đôi đũa đẹp, đảm bảo chất lượng nhằm phục vụ thị trường tết trong và ngoài tỉnh.
Vào những ngày cận tết, người làm đũa ở thị trấn Tân Sơn (Ninh Sơn) lại tất bật, hối hả, chạy đua với thời gian để làm ra những đôi đũa đẹp, đảm bảo chất lượng nhằm phục vụ thị trường tết trong và ngoài tỉnh.
Đũa ở Tân Sơn không những bền mà còn đẹp, đa số làm bằng thủ công. Để làm ra đôi đũa được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày, thì người làm đũa phải trải qua nhiều công đoạn như: chọn gỗ, cưa gỗ theo nhiều kích thước, chủng loại, tiếp đến đưa vào máy tiện cho ra sản phẩm thô. Sau đó, người làm nghề phải phơi khô, chà nhám, khử trùng, nhuộm, sấy, khảm xà cừ… Chị Khổng Thị Bảo Hường, chủ cở sở làm đũa Bảo Hường, chia sẻ: để phục vụ thị trường tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019, cơ sở sẽ cung cấp ra thị trường trong và ngoài tỉnh từ 100 – 200 thiên đũa. Nhờ vào nghề làm đũa của gia đình, đã giải quyết được từ 5- 7 lao động địa phương, với thu nhập khoảng 4-5 triệu đồng/người/tháng, giúp họ có mức thu nhập ổn định và yên tâm theo nghề làm đũa, tạo nên nét văn hóa đặc sắc ở phố núi Tân Sơn (Ninh Sơn).
Người dân Tân Sơn (Ninh Sơn) tất bật với công đoạn sắp xếp đũa.
Người làm đũa đem sản phẩm ra phơi nắng.
Bó cục và cho vào bao bì là công đoạn cuối cùng để những đôi đũa đến với người tiêu dùng.
Phan Bình