Trang chủDestinationsKon TumNghề đan lát ở Rờ Kơi

Nghề đan lát ở Rờ Kơi



05/07/2023 06:17


Với bàn tay khéo léo, những nghệ nhân đan lát ở xã Rờ Kơi (huyện Sa Thầy) đã biến tre, nứa thành những chiếc gùi, rổ, rá độc đáo. Việc làm này không chỉ góp phần duy trì nghề đan lát truyền thống của người Hà Lăng (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng) mà còn góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân.

Trước mái hiên nhà, nghệ nhân A Đeng (80 tuổi, làng Gia Xiêng) đang khẩn trương hoàn thành nốt công đoạn cuối cùng của chiếc gùi. Ở xã Rờ Kơi, ông nổi tiếng là nghệ nhân có tài đan lát khéo và nhanh nhất nhì xã. Dừng đôi tay, nghệ nhân A Đeng cho biết: “Nghề đan lát của người Hà Lăng đã có từ rất lâu rồi, các sản phẩm được bán rộng rãi trên khắp tỉnh, khách hàng rất thích các đồ đan lát của chúng tôi”.

Theo nghệ nhân A Đeng, nghề đan lát truyền thống của người Hà Lăng được truyền lại hàng trăm năm nay. Theo tục lệ, người con trai lớn lên sẽ được cha ông mình dạy lại cho nghề đan lát. Bởi chỉ cần nhìn vào chiếc gùi, hay từ cái rổ, cái rá cho đến cái nia là đủ biết sự khéo léo, chăm chỉ, cần cù của người đàn ông Hà Lăng. Chính vì thế, năm 20 tuổi, ông đã thành thạo đan gùi, rổ, rá để dùng trong sinh hoạt hằng ngày.








Nghệ nhân A Đeng với những đồ đan lát độc đáo. Ảnh: NS

 

Người Hà Lăng có rất nhiều loại gùi, phổ biến là “Kak”- loại gùi không có nắp nhưng đan dày khít, với nhiều cỡ to, nhỏ khác nhau, dùng để đựng lúa, đựng rau, đồ đạc trong nhà. Chiếc gùi “Ktúp” để bỏ gạo vào sàng, sảy sau khi lúa được giã bong vỏ. Đặc biệt là chiếc gùi “Krok” được đan bằng mây kỹ càng, tinh xảo, có nắp đậy, hình thù giống như chiếc ba lô bây giờ. Từ trước đến nay, gùi “Krok” luôn là vật bất ly thân của đàn ông Hà Lăng khi đi rừng; dùng để đựng cơm, đựng chim thú khi đi săn. Đeo trên vai, gùi “Krok” nằm gọn trên lưng nên rất gọn nhẹ, dễ di chuyển.

Khác với nghệ nhân A Đeng thành thạo đan lát từ rất sớm, già A Ling (83 tuổi, làng Đăk Đe) sau khi nghỉ hưu mới học đan lát. Già A Ling chia sẻ: “Lúc nghỉ hưu tôi đã 54 tuổi, thời điểm đó mới bắt đầu mày mò học đan lát, ngày nào cũng sang nhà anh trai ở bên kia đường để học từ những cái cơ bản đến cái khó nhất. Tôi phải mất hơn một năm để thành thạo và đan hoàn chỉnh chiếc gùi, chiếc rổ đơn giản”.

Theo già A Ling, để hoàn thiện một sản phẩm như gùi, rổ, rá, yêu cầu rất nhiều công đoạn như đi lấy lồ ô, tre, nứa ở trên rừng. Sau đó, phải chẻ ra nhiều sợi nan nhỏ mới tiến hành đan. Đối với các sản phẩm có yêu cầu họa tiết, hoa văn thì khâu chuẩn bị phải tốn nhiều thời gian hơn. Người nghệ nhân phải dành nhiều thời gian để tính toán, đếm sợi, chia sợi để tạo nên một sản phẩm đan đẹp nhất.

Hiện nay, ngoài các vật dụng quen thuộc như gùi, rổ, rá, những nghệ nhân có tay nghề cao còn làm thêm mô hình nhà rông, túi đựng chiêng để bán cho khách hàng trong và ngoài xã. 








Các nghệ nhân đan lát của xã Rờ Kơi đang cùng nhau đan những chiếc rá để kịp giao cho khách. Ảnh: N.S

 

Được già A Ling truyền nghề, anh A Tiai (30 tuổi, làng Rờ Kơi) đã trở thành một trong những người trẻ có tay nghề đan lát khá ở xã Rờ Kơi. Anh A Tiai phấn khởi nói: “Trong những đồ đan lát của người Hà Lăng, gùi là một trong những sản phẩm đan khó nhất. Đối với những chiếc gùi phải đan 2 lớp đòi hỏi người nghệ nhân phải cần mẫn, kiên trì và đặc biệt phải khéo léo. Còn đối với những chiếc gùi “cao cấp”– có hoa văn, họa tiết đặc sắc thì người làm phải biết cách tư duy, sắp xếp bố cục để cho ra một sản phẩm chất lượng, thể hiện được văn hóa dân tộc của mình”- anh A Tiai cho biết thêm.

Bà Y Chít – Phó Chủ tịch UBND xã Rờ Kơi cho biết: Toàn xã hiện có gần 90 người biết đan lát và 30 người có thu nhập từ nghề này. Các sản phẩm của những nghệ nhân làm ra như gùi, rổ, rá, nia, được khách hàng trong và ngoài xã ưa chuộng và đặt mua nhiều. Tuy nhiên, trên địa bàn xã, nhiều bạn trẻ lại không mấy mặn mà với việc đan lát. Vì vậy, để nghề không bị mai một, xã khuyến khích người dân duy trì nghề truyền thống và truyền cho thế hệ trẻ đề gìn giữ nghề truyền thống.   

Nay Săt





Source link

Cùng chủ đề

Địa chỉ 35 điểm bắn pháo hoa tại thủ đô Hà Nội dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán

Hà Nội sẽ có 5 điểm bắn pháo hoa dịp Tết dương lịch 2025 và 30 điểm bắn chào đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Vậy các điểm trên được bố trí ở đâu tại thủ đô Hà Nội? Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm (6 trận địa) ở các quận Hoàn Kiếm, Hà Đông, Nam Từ Liêm, thị xã Sơn Tây và huyện Đông Anh từ 0h - 0h15 ngày 1-1-2025 chào đón Tết...

Đồng loạt đà tăng giá trên cả nước

Giá heo hơi hôm nay 24/12/2024 ghi nhận đà tăng giá ở một số tỉnh thành trên cả nước. Trong đó, nhiều tỉnh thành miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg. Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (24/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự sự tăng giá ở các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Thái Nguyên, Phú Thọ và Vĩnh Phúc cùng tăng 1.000 đồng/kg. ...

TP Hồ Chí Minh: Mở rộng mô hình bán hàng lưu động bình ổn giá cho người dân

Theo Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, chương trình “Bán hàng lưu động - Bình ổn thị trường" năm nay mang đến hàng chục ngàn sản phẩm ưu đãi có giá 5.000 đồng, gian hàng đồng giá 39.000 - 49.000 đồng, khuyến mại mua 1 tặng 1... cùng nhiều quà tặng hấp dẫn khác. Sáng 6/8, tại công viên Dương Đình Nghệ, Quận 11, TP Hồ Chí Minh, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh phối hợp với công ty MVCPRO, các...

Giáo dục con truyền thống gia đình qua dịp lễ Noel

Giáng sinh đang dần trở nên quan trọng khi là dịp để mỗi gia đình đoàn tụ yêu thương để chia sẻ và tận hưởng không khí vui tươi bên bạn bè, người thân. Theo truyền thống các nước phương Tây, Giáng sinh (Noel) là dịp để người ta gửi đến nhau...

Tháng Khuyến mại Hà Nội kích cầu tiêu dùng cuối năm

Sau khi chính thức kích hoạt hơn 1.000 điểm bán hàng khuyến mại và nhất là 50 Điểm Vàng, các doanh nghiệp tham gia chương trình Tháng Khuyến mại Hà Nội năm nay đều ghi nhận sức mua tăng so với bình thường. Người tiêu dùng phấn khởi khi được mua các sản phẩm với mức giá ưu đãi. Các chương trình giảm giá trong Tháng Khuyến mại thu hút người tiêu dùng tham gia mua sắm. Tại siêu thị điện...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Khám phá nhà thờ gỗ Kon Tum có tuổi đời hơn 100 năm

Nhà thờ gỗ Kon Tum là một trong những biểu tượng kiến trúc độc đáo và nổi tiếng nhất của Tây Nguyên. Với sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Roman và nhà sàn truyền thống của người Ba Na, ngôi nhà thờ này không chỉ là một công trình tôn giáo mà còn là một kiệt tác nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Lễ truyền voi của người Tây Nguyên

Trong các dân tộc ở Tây Nguyên, người M'nông nổi tiếng nhất với nghề thuần dưỡng voi rừng, do cư trú ở vùng tự nhiên đa dạng có rừng, núi, sông, suối, đầm, hồ, thung lũng... là nơi quần tụ sinh sống của nhiều bầy đàn voi rừng nên người M'nông rất am hiểu đời sống của loài voi...

Một ngày đi hết các điểm đến mới ở Măng Đen

KON TUM-Thanh Hằng gợi ý các địa điểm mới có khung cảnh thiên nhiên đẹp ở Măng Đen và lịch trình khám phá trong một ngày. Nguyễn Thanh Hằng, 24 tuổi, người Hà Nội, chuyển vào Măng Đen sinh sống và làm việc được 8 tháng. Thời gian ở đây, cô để dành những ngày cuối tuần, tách mình khỏi công việc, khám phá từng ngõ ngách của thị trấn nghỉ mát này. "Nhiều người nói Măng Đen buồn, ít chỗ chơi, quanh...

Mới nhất

Người bệnh vẫn khổ sở vì thiếu thuốc, vật tư y tế

Bộ Y tế thừa nhận vẫn còn tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế cục bộ tại một số bệnh viện. Bộ này yêu cầu các bệnh viện phải đảm bảo đủ thuốc, vật tư y tế bảo hiểm y tế (BHYT), nếu không người đứng...

Hào hùng Chương trình hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật “Bài ca không quên”

(Bqp.vn) - Tối 22/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra Chương trình hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật “Bài ca không quên”, năm 2024. Chương trình do Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo nội dung, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam và...

Riêng con tôm mang về trên 100.000 tỷ đồng

Tối 23/12, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức "Lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD năm 2024" tại TP.HCM. Đây...

Giải giao hữu bóng đá TIM CUP MPI năm 2024

(MPI) – Để thiết thực chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Ngành Kế hoạch và Đầu tư (31/12/1945 – 31/12/2024), 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), được sự đồng ý của Bộ trưởng, chiều ngày 21/12/2024, tại Sân vận động Hàng Đẫy, Công đoàn Bộ Kế hoạch...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tham dự phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

(MPI) - Ngày 21/12/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo tham dự và phát biểu tại phiên họp Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ...

Mới nhất