Chiều 27/12, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân tộc và chính sách dân tộc năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.Đây là một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025 được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025, do UBND tỉnh Lào Cai tổ chức, chiều 27/12.“Trách nhiệm và nghĩa vụ của học sinh, sinh viên (HSSV), thanh niên DTTS là nỗ lực học tập, rèn luyện vì kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” là mong muốn của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh gửi tới các HSSV, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2024, trong buổi gặp mặt được tổ chức chiều 27/12, tại Hà Nội.Nhiều năm qua, hệ thống trường Dự bị đại học dân tộc trên phạm vi toàn quốc luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư nguồn lực phát triển cả về con người và cơ sở vật chất nhằm đáp ứng tốt nhất nhiệm vụ đào tạo giảng dạy, tạo nguồn cán bộ đặc biệt là người DTTS. Trong đó, đặc biệt phải kể đến nguồn lực từ Tiểu dự án 2, thuộc Dự án 4, Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 1, từ 2021 -2025 đã dành riêng để đầu tư cơ sở vật chất các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực công tác dân tộc.Đây là một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025 được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025, do UBND tỉnh Lào Cai tổ chức, chiều 27/12.Năm 2024, dù gặp nhiều khó khăn, nhưng ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn khẳng định vai trò trụ đỡ, điểm tựa của nền kinh tế đất nước, bảo đảm an sinh xã hội quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu và sẵn sàng phát huy lợi thế để cùng với đất nước bước vào kỉ nguyên mới.Sáng 27/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Kon Tum tổ chức Hội thi giao lưu sáng kiến truyền thông về thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình năm 2024.Sáng 27/12, Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị biểu dương các thanh niên, học sinh, sinh viên, hội viên, Người có uy tín tiêu biểu và tấm gương khởi nghiệp thành công ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 27/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Truyền dạy để lưu giữ, bảo tồn văn hóa các dân tộc. 15 ngày xóa hơn 160 nhà tạm, nhà dột nát . Người tiên phong ở bản Hà Lệt. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Ngày 27/12, Ban Dân tộc TP. Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ông Trần Việt Trường – Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ đã đến dự và chỉ đạo Hội nghị.Chiều 27/12, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân tộc và chính sách dân tộc năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.Năm 2024 là năm thứ XI, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên (HSSV), thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu. Sáng ngày 27/12, tại Khách sạn Khăn Quang Đỏ, Ban Tổ chức Lễ Tuyên dương đã vui mừng đón các em về dự và tham gia các hoạt động trong khuôn khổ Lễ Tuyên dương diễn ra trong 2 ngày 27 – 28/12/2024.Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá mới như thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng đã trở thành vấn đề gây tranh cãi trên toàn cầu. Một số quốc gia đã lựa chọn cấm hoàn toàn các sản phẩm này nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và Việt Nam đang cân nhắc đi theo hướng tương tự. Việc cấm toàn diện các sản phẩm thuốc lá mới tại Việt Nam mang nhiều ý nghĩa quan trọng cả về y tế, xã hội và kinh tế.Năm 2025, Thủ tướng yêu cầu phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành Nông nghiệp đạt 3,5 – 4%, tổng kim ngạch xuất khẩu 70 tỷ USD, để góp phần vào mục tiêu tăng trưởng GDP ít nhất trên 8% và phấn đấu đạt tăng trưởng 2 con số trong năm 2025.
Ông Bùi Đình Long – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Vi Văn Sơn – Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; đại diện lãnh đạo một số phòng ban Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các địa phương đã về dự.
Năm 2024, nhận thức về công tác dân tộc đã có sự chuyển biến rõ rệt trong hệ thống chính trị. Các Sở, Ban, ngành, địa phương đã có sự phối hợp chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn, thể hiện nổi bật nhất là việc phối hợp triển khai và thực hiện Chương trình MTQG vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025.
Việc thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung về phát triển KT-XH của tỉnh. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào ổn định và từng bước được cải thiện; kết cấu hạ tầng tiếp tục được tăng cường; công tác giáo dục, y tế ở vùng DTTS có nhiều tiến bộ; giá trị văn hóa dân tộc tiếp tục được quan tâm bảo tồn và phát huy; công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong vùng DTTS và miền núi có chuyển biến tích cực; hệ thống chính trị được xây dựng, củng cố và ngày càng phát triển. Đồng bào các dân tộc đoàn kết, tin tưởng vào đường lối đổi mới, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao cảnh giác trước mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch.
Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS và miền núi giảm hơn 3%/năm, đạt chỉ tiêu đề ra. Thu nhập bình quân đầu người đạt 37.922 triệu đồng/năm. Toàn vùng đã có 44 xã đạt chuẩn NTM. Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông đạt 96,2%; tỷ lệ thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng là 98,3%…
Đối với chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi đang góp phần làm thay đổi tốt hơn bức tranh vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh. Theo đó, kết cấu hạ tầng giao thông, trường học, trạm y tế, điện lưới, nước sinh hoạt… không ngừng được quan tâm đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa, xây dựng nông thôn mới ngày càng khởi sắc, giải quyết các nhu cầu thiết yếu của Nhân dân về sản xuất kinh doanh, giao thương, học tập, chăm sóc sức khoẻ…
Đặc biệt các nội dung đầu tư, hỗ trợ có liên quan trực tiếp đến người dân như: Hỗ trợ đất ở, nhà ở, chuyển đổi nghề, nước sinh hoạt tập trung/phân tán (Dự án 1); phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền, sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị, sản xuất cộng đồng… (Dự án 3); bồi dưỡng kiến thức dân tộc, đào tạo nghề, nâng cao năng lực cho cộng đồng (Dự án 5); chính sách bình đẳng giới (Dự án 8); chính sách giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (Tiểu dự án 2, Dự án 9), chính sách đối với Người có uy tín (Tiểu dự án 1, Dự án 10) đã mang lại những hiệu quả tích cực, tạo sinh kế, nâng cao dân trí, đời sống vật chất tinh thần, góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy các bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào các DTTS.
Dẫu đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhưng thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc năm 2024 vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Đó là, kinh tế vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn còn chậm phát triển, phát triển chưa bần vững; kết cấu hạ tầng KT-XH vẫn còn thiếu và yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; đời sống của đồng bào vùng DTTS và miền núi vẫn còn nhiều khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo vẫn còn cao. Công tác xóa đói giảm nghèo tuy có tiến bộ, song giảm nghèo chưa bền vững. Tình trạng mất an ninh trât tự, khiếu kiện, tranh chấp đất đai, buôn bán ma túy… vẫn còn diễn ra, tiềm ẩn những yếu tố bất ổn.
Tại Hội nghị đã có nhiều ý kiến chia sẻ, trao đổi, làm rõ hơn về những kết quả đạt được của năm 2024, cũng như phương hướng, nhiệm vụ thực hiện trong năm 2025.
Nhấn mạnh những kết quả quan trọng đã đạt được trong năm 2024, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long cho rằng: Cái thấy rõ nhất là sự sôi nổi trong thực hiện 10 Dự án của chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025; tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS và miền núi được hỗ trợ nhà ở ngày càng nhiều, là điều kiện để đồng ban an cư, ổn định cuộc sống. Nhờ thực tốt chính sách dân tộc và công tác dân tộc nên diện mạo khu vực miền núi của tỉnh đã có những đổi thay tích cực. Kinh tế toàn vùng liên tục tăng trưởng qua các năm (năm 2023 là 5,44%, năm 2024 là 7,79%). Đời sống của đồng bào các DTTS đã được cải thiện đáng kể (thu nhập bình quân năm 2023 là 40 triệu đồng/người; năm 2024 là 45 triệu đồng/người).
Chỉ ra những hạn chế, khó khăn về tỷ lệ giải ngân nguồn vốn sự nghiệp thực hiện chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 còn thấp, chậm; đời sống của bộ phận của một bộ phận người dân vẫn còn thấp; tình trạng chảy máu lao động vẫn diễn ra đáng lo ngại…, Phó Chủ tịch đề nghị: Trong năm 2025, tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Đồng thời, xác định đây là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng, có tính chiến lược, lâu dài trong quá trình phát triển của tỉnh. Cần tiếp tục ưu tiên bố trí; lồng ghép các nguồn lực, các chương trình để đầu tư, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là về giao thông, năng lượng, thông tin truyền thông, dịch vụ thương mại, y tế, giáo dục, nước sạch, văn hóa thể thao… tạo điều kiện thúc đẩy phát triển KT-XH, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền.
Nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy, quản lý của chính quyền; đổi mới phương thức hoạt động của tổ chức chính trị – xã hội các cấp gắn với chú trọng đổi mới và tổ chức lại phương thức sản xuất cho đồng bào theo hướng khuyến khích phát triển các sản phẩm chủ lực có thế mạnh gắn với chương trình “Mỗi xã một sản phẩm – OCOP”. Thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển dịch vụ du lịch. Tăng cường công tác quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường.
Tổng kết năm 2024, đã có 2 tập thể, 13 cá nhân đã được Trưởng Ban Dân tộc tỉnh tặng giấy khen vì có nhiều thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc.
Dịp này, tập thể Ban dân tộc tỉnh đề nghị tặng cờ thi đua của Chính phủ và cờ thi đua của UBND tỉnh; 1 cá nhân đề nghị huân chương lao động hạng 3, 1 cá nhân đề nghị bằng khen Thủ tướng Chính phủ; 2 cá nhân đề nghị bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT; 1 cá nhân đề nghị Bằng khen Chủ tịch UBND tỉnh.
Nguồn: https://baodantoc.vn/nghe-an-tong-ket-cong-tac-dan-toc-va-thuc-hien-chinh-sach-dan-toc-nam-2024-1735294796584.htm