Những đầu tư, hỗ trợ đồng bộ từ chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện Quế Phong (Nghệ An) đang phát huy hiệu quả tích cực; góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho cho người dân. Nhiều chỉ tiêu, mục tiêu về lao động, việc làm, thu nhập, hạ tầng cơ sở… có sự thay đổi, dịch chuyển đáng kể so với đầu nhiệm kỳ. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanhTrong những năm gần đây, việc sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết được tỉnh Quảng Trị triển khai bài bản, đúng tiến độ. Song điều trăn trở, vướng mắc nhất hiện nay, là sinh kế cho người dân sau tái định cư để ổn định cuộc sống lâu dài. Có như vậy người dân mới thực sự “an cư”.Thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Sơn La đã và đang triển khai phục dựng, phát triển các trò chơi dân gian của đồng bào DTTS. Điều này góp phần không nhỏ để bảo tồn nét đẹp văn hóa của dân tộc trong nhịp sống hiện đại, khuyến khích phong trào luyện tập và thi đấu thể dục thể thao trong Nhân dân.Những đầu tư, hỗ trợ đồng bộ từ chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện Quế Phong (Nghệ An) đang phát huy hiệu quả tích cực; góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho cho người dân. Nhiều chỉ tiêu, mục tiêu về lao động, việc làm, thu nhập, hạ tầng cơ sở… có sự thay đổi, dịch chuyển đáng kể so với đầu nhiệm kỳ. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanhBà Chamaléa Thị Lánh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận cho biết, thời gian qua, tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ từ huyện đến cơ sở đã tập trung đẩy mạnh thực hiện Dự án 8 – Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức của hội viên và người dân về thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.Con đường về Điểm trường mầm non Cá Lủng đang được mở. Đá hộc lổn nhổn. Bụi bay mịt mù. Sống đường gồ ghề, mấp mô như sóng. Người đi không quen hẳn sẽ thấy ngồi trên xe máy mà còn mệt hơn đi bộ. Suốt quãng đường 4km từ trung tâm xã về với điểm trường, cán bộ Lừ chỉ lặng im lái xe, nhưng tôi biết hai cánh tay của anh cũng đã mỏi rã rời. Vài lần, muốn anh dừng một lát để nghỉ, nhưng anh một mực khăng khăng: Phải lên sớm thôi, ở đó có các cô, các cháu đang đợi!Ngày 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025, gọi tắt là Chương trình MTQG 1719, khu vực miền Trung – Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 – 2030.Tháng 10/2024, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã đảm bảo cung cấp điện ổn định phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân 27 tỉnh phía Bắc.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Gần 1,7 triệu sản phẩm tranh tài truyền thông về “Rẻo cao hạnh phúc”. Đánh thức tiềm năng Phja Oắc – Phja Đén . Thương nhớ màu chàm. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Trong những năm gần đây, việc sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết được tỉnh Quảng Trị triển khai bài bản, đúng tiến độ. Song điều trăn trở, vướng mắc nhất hiện nay, là sinh kế cho người dân sau tái định cư để ổn định cuộc sống lâu dài. Có như vậy người dân mới thực sự “an cư”.Bổ sung thêm bữa phụ là điều mà rất nhiều bệnh nhân tiểu đường thực hiện. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách kiểm soát các loại thực phẩm trong chế độ ăn bữa phụ của mình. Vậy người bệnh đái tháo đường ăn gì cho bữa ăn phụt để không bị tăng đường huyết?Xác định là xu thế phát triển tất yếu, Quảng Ninh đã tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS) một cách toàn diện, hiệu quả. Chuyển đổi số không chỉ dừng lại ở các cấp, các ngành mà đang ngày càng lan tỏa rộng rãi tới từng bản, làng, thôn, xóm, từ miền núi cao đến hải đảo xa xôi, từng bước giúp người dân làm chủ công nghệ, thu hẹp khoảng cách số giữa khu vực nông thôn, miền núi với thành thị.Tại các địa phương vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi tỉnh Thanh Hóa, Người có uy tín đang tiếp tục thể hiện vai trò là cầu nối giữa chính quyền và Nhân dân, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động khuyến khích đồng bào chấp hành tốt các chính sách, pháp luật, đoàn kết xây dựng quê hương. Được chính quyền ghi nhận và quan tâm chăm lo đầy đủ chính sách, Nhân dân tôn trọng lắng nghe ý kiến, những Người có uy tín càng thể hiện vai trò “cánh chim đầu đàn” trong xây dựng và phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi.Sáng nay (14/11), UBND huyện Tam Đường tổ chức Họp báo thông tin về chương trình Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường lần thứ nhất, năm 2024. Ông Vũ Xuân Thịnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Đường chủ trì buổi Họp báo.
Nhiều kết quả quan trọng
Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) được triển khai trên địa bàn huyện Quế Phong, đã góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, qua đó các lĩnh vực đời sống kinh tế – xã hội của huyện đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Nổi bật là kết cấu hạ tầng được tăng cường đầu tư, kinh tế tiếp tục giữ được đà tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, nhiều mô hình kinh tế được xây dựng thành công và nhân rộng, năng lực sản xuất, kinh doanh các thành phần kinh tế từng bước được nâng lên. Đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của Nhân dân từng bước được cải thiện; Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo từ 44,68% năm 2021 giảm xuống còn 34,83% năm 2023 (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025), tỷ lệ giảm hộ nghèo hàng năm trên 4%. Trong đó, tỷ lệ giảm hộ nghèo DTTS từ 49,58% năm 2021, giảm xuống còn 38,55% năm 2023, bình quân giảm 5,51%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 35,7 triệu đồng, tăng 6,88 triệu đồng so với năm 2020 (năm 2020 là 28,82 triệu đồng).
Từ nguồn kinh phí hỗ trợ đầu tư của Chương trình, công tác giải quyết việc làm tiếp tục được quan tâm và đạt kết quả tích cực. Đặc biệt địa phương rất chú trọng gắn công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn với công tác giải quyết việc làm; chỉ đạo các xã, thị trấn tạo mọi điều kiện thuận lợi về hồ sơ, thủ tục giúp người lao động nhanh chóng tìm và có việc làm ổn định; tỷ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề đến nay đạt 40%; hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm hàng năm trên 1.500 người, trong đó đi làm việc ở nước ngoài hơn 200 người.
Hiện nay, toàn huyện đã có 1 xã và 16 thôn bản (xóm) đạt chuẩn nông thôn mới, tiêu chí bình quân đạt 14,42 tiêu chí/xã. Toàn huyện có 13/13 xã, thị trấn có nhà văn hoá, 7/13 xã, thị trấn đã có sân vận động; 5/13 xã có hệ thống Đài Truyền thanh cơ sở; 100/107 thôn, bản đã có nhà sinh hoạt văn hoá cộng đồng; 4 xã được công nhận xã đạt chuẩn thiết chế văn hóa, thể thao theo tiêu chí của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Toàn huyện có 30/44 trường đạt chuẩn Quốc gia; tỷ lệ phòng học kiên cố, bán kiên cố đạt 97%. Tỷ lệ hộ gia đình có nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 95%. Các hộ dân trên địa bàn huyện được sử dụng điện đạt 99%. Số thôn bản có đường ô tô đến trung tâm xã được cứng hoá đạt 92,5%, 100% xã đã có đường nhựa đi lại thuận tiện; hệ thống đường giao thông nội đồng cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất.
Phó Chủ tịch UBND huyện Quế Phong Bùi Văn Hiền xác nhận: Chương trình có những tác động nhất định, làm thay đổi cả về tư tưởng lẫn hành động, đặc biệt là những đối tượng yếu thế như người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số, phụ nữ… Tạo thêm công ăn việc làm cho bộ phận lao động dôi dư, góp phần vào việc chung tay xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội tại địa phương.
Quyết tâm cho giai đoạn mới
Lãnh đạo huyện Quế Phong cho biết: hiệu quả từ Chương trình MTQG 1719 là rất rõ nét, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội của người dân trên địa bàn huyện. Vì thế, giai đoạn II của chương trình, huyện sẽ nỗ lực tối đa, huy động mạnh mẽ và quyết tâm của cả hệ thống chính trị để cùng thực hiện.
Thực tế những năm qua cho thấy, nhờ tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp; gắn với phân công trách nhiệm cụ thể cho các cấp, các ngành… nên quá trình thực hiện Chương trình MTQG 1719 rõ ràng, hiệu quả hơn. Cùng với đó, địa phương đã đổi mới và đa dạng hoá hình thức thông tin tuyên truyền, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, tạo sự đồng thuận của nhân dân tham gia thực hiện.
Một điểm nhấn quan trọng, là Quế Phong đã thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình, dự án, trên địa bàn nhằm phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ để cùng thực hiện với mục tiêu cao nhất là nâng cao hiệu quả sử dụng, thụ hưởng của người dân.
Hiện nay, việc triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Quế Phong đang gặp những khó khăn nhất định, làm ảnh hưởng đến tiến độ, kết quả chung. Cụ thể, tiến độ triển khai thực hiện một số nội dung, tiểu dự án còn chậm, tỷ lệ giải ngân còn thấp. Một số nội dung thực không đạt chỉ tiêu kế hoạch do kế hoạch vốn, hướng dẫn triển khai… ban hành chậm. Bên cạnh đó, công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện một số dự án, tiểu dự án của Chương trình MTQG 1719 còn lúng túng, việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ của một số phòng, ngành cấp huyện với cấp xã có lúc chưa nhịp nhàng, chưa kịp thời ảnh hưởng đến tiến độ.
Ông Bùi Văn Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện Quế Phong đề xuất: Các cấp ngành cần nghiên cứu, bố trí 7% kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung, hỗ trợ trồng rừng phòng hộ, hỗ trợ trồng rừng sản xuất thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 3 nhằm tạo điều kiện tối đa cho cơ sở thực hiện. Mặt khác, để Chương trình MTQG 1719 được thực hiện khoa học, có hiệu quả, thì cũng cần sớm ban hành phần mềm kiểm tra, giám sát đánh giá thực hiện qua từng năm, từng giai đoạn.
Vị lãnh đạo đại diện huyện Quế Phong cũng kiến nghị: Đối với việc phân bổ nguồn vốn cần xem xét lại cách thức tính điểm cho địa phương cần rà soát lại để có sự điều chỉnh hợp lý. Nguồn vốn phân bổ cho địa phương cần dựa trên nhu cầu thực tế của địa phương, tránh tình trạng phân bổ vượt quá nhu cầu và đối tượng thụ hưởng. Đối với nhu cầu hỗ trợ đất ở, nhà ở ở huyện hiện nay nhu cầu vẫn còn lớn, nên cần xem xét bố trí thêm kinh phí hỗ trợ nhà ở và đất ở cho Nhân dân./.
Nguồn: https://baodantoc.vn/nghe-an-thuc-hien-chuong-trinh-mtqg-1719-ty-le-ho-ngheo-o-huyen-mien-nui-que-phong-giam-nhanh-1731480239285.htm