Trang chủNewsNhân quyềnNghệ An: Ấm áp trong những căn nhà từ nguồn vốn Chương...

Nghệ An: Ấm áp trong những căn nhà từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719


Một góc bản Na Nhu, xã Tà Cạ với những nếp nhà mới được dựng xây
Một góc bản Na Nhu, xã Tà Cạ với những nếp nhà mới được dựng xây

Vượt mấy con dốc ôm sát dòng Nậm Mộ cạn trơ đáy sau những ngày gào thét vì mưa lũ, bản Na Nhù, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) hiện ra trong bảng lảng sương mai.

Na Nhù là bản làng người Khơ mú – nơi đây đang đổi mới từng ngày, hiển hiện rõ ràng nhất là những mái nhà mới tinh tươm dưới những triền đồi. Niềm vui được ở trong căn nhà mới, chắc chắn, an toàn… hiện rõ trên từng gương mặt khắc khổ, dãi dầu.

Trong căn nhà còn hăng hắc mùi sơn mới, người đàn ông dân tộc Khơ Mú ở bản Na Nhù  Cụt Văn Kỳ cứ nắm mãi tay chúng tôi mà rưng rưng: “Nay thì yên tâm rồi, nhà đã xây dựng chắc chắn, không còn lo mưa gió nữa, chỉ lo làm ăn thôi. Cảm ơn Đảng và Nhà nước, cảm ơn cấp trên đã hỗ trợ để dân bản chúng tôi có thêm nguồn kinh phí dựng nhà”.

Rồi anh Kỳ kể thêm: Được cấp trên hỗ trợ 46 triệu đồng, nhà mình cũng đã bán 4 con bò, cùng với nguồn vốn vay thêm từ ngân hàng chính sách và bà con lối xóm hỗ trợ ngày công thì mới xong đấy.

Anh Cụt Văn Chờ và vợ tâm sự về niềm vui được hỗ trợ xây dựng nhà mới
Anh Cụt Văn Chờ và vợ tâm sự về niềm vui được hỗ trợ xây dựng nhà mới

Kế bên nhà anh Kỳ, là căn nhà mới dựng xong của vợ chồng anh Cụt Văn Chờ. Khi chúng tôi ghé thăm, anh Chờ vừa từ rẫy về, áo quần hãy còn lấm lem nhưng mắt thì lấp lánh khi nói về căn nhà mới.

Vợ chồng anh Chờ có với nhau 3 mặt con, cuộc sống miền sơn cước vất vả, thiếu thốn. Quanh năm, vợ chồng anh Chờ ngược núi bám rẫy nhưng chỉ đủ ăn. Anh Chờ bảo: Được cấp trên hỗ trợ tiền làm nhà, gia đình rất vui. Hai vợ chồng đang bàn nhau cố gắng làm ăn để mong thoát cái nghèo, đuổi cái khổ đi.

Hiện nay, ngoài chăn nuôi 5 con bò, thì gia đình còn có đôi lợn vừa được cấp trên hỗ trợ theo mô hình sinh kế thoát nghèo bền vững. 

Bản Huồi Thợ xã Hữu Kiệm có 175 hộ thì chỉ còn 25 hộ nghèo (Trong ảnh: lúa rẫy của bà con sau thu hoạch được phơi cẩn thận).
Bản Huồi Thợ xã Hữu Kiệm có 175 hộ thì chỉ còn 25 hộ nghèo (Trong ảnh: lúa rẫy của bà con sau thu hoạch được phơi cẩn thận).

Rời bản Na Nhu khi mặt trời đã gần đứng bóng, chúng tôi ghé thăm bản Huồi Thợ, xã Hữu Kiệm. Trên con đường bê tông dẫn sâu vào bản là những mái nhà san sát nhau. Khi chúng tôi ghé thăm gia đình anh Moong Văn Hợi, được biết anh đang đi làm ăn xa, vợ của Hợi e dè, bế con ngồi ở mép dường rồi nhỏ nhẹ: Có nhà mới rồi, vợ chồng rất yên tâm. Em bàn với anh ấy chịu khó đi làm để có tiền nuôi con và dựng lại cái nhà bếp đã cũ.

Góp chuyện với chúng tôi, Trưởng bản Huồi Thợ, xã Hữu Kiệm – Moong Văn Thành bảo: Cả bản có 175 hộ, thì chỉ còn 25 hộ nghèo nữa thôi. Bà con ai cũng nỗ lực, phấn đấu lao động sản xuất để đuổi cái nghèo. Từ khi có chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở, nhiều hộ nghèo, khó khăn về nhà ở đã được hỗ trợ để làm mới; là động lực rất lớn để bà con cố gắng, vươn lên trong cuộc sống.

Một nếp nhà mới được hỗ trợ xây dựng đảm bảo tiêu chí 3 cứng ở Huồi Thợ xã Hữu Kiệm
Một nếp nhà mới được hỗ trợ xây dựng đảm bảo tiêu chí “3 cứng” (nền cứng, khung – tường cứng, mái cứng) ở Huổi Thợ, xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn

Những căn nhà được hỗ trợ xây dựng mới ở huyện Kỳ Sơn, là khoản tiền 40 triệu đồng từ nguồn vốn Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn I: từ năm 2021-2025, cùng với 6 triệu đồng tiền hỗ trợ của MTTQ huyện, tiền tích cóp của gia đình và khoản vay từ ngân hàng chính sách xã hội.

Tính đến nay, toàn huyện Kỳ Sơn đã có 113 hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở, nhân thêm những niềm vui về một cuộc sống an cư. Thực tế thì, nhu cầu xây dựng nhà ở của người dân Kỳ Sơn hãy còn rất lớn. Nhưng định mức hỗ trợ thấp dẫn tới nhiều hộ gia đình khó có điều kiện dựng nhà. Tổng các nguồn vốn cấp trên hỗ trợ chưa đến 50 triệu đồng; trong khi, giá nguyên vật liệu ở địa bàn miền núi rất cao.

Ông Phạm Văn Hòa, Phó trưởng Phòng dân tộc huyện Kỳ Sơn bấm ngón tay: Một căn nhà cần khoảng 30 mét khối cát, mỗi mét khối là 500 ngàn đồng, tính ra là hết 15 triệu đồng; mua 10.000 viên taplo hết 25 triệu đồng; 10 tấn xi măng hết 15 triệu đồng. Nhẩm tính ra thì với những hộ khó khăn yếu thế là rất khó làm. Vì thế, cấp trên cần nghiên cứu, xem xét điều chỉnh đơn giá hỗ trợ lên 60-70 triệu đồng/căn nhà, tùy theo vùng miền.

Trưởng bản Huồi Thợ xã Hữu Kiệm - Moong Văn Thành (bìa trái) cùng cán bộ Phòng Dân tộc huyện thăm gia đình anh Moong Văn Hợi vừa mới chuyển vào ở trong ngôi nhà mới
Trưởng bản Huồi Thợ xã Hữu Kiệm – Moong Văn Thành (bìa trái) cùng cán bộ Phòng Dân tộc huyện thăm gia đình anh Moong Văn Hợi vừa mới chuyển vào ở trong ngôi nhà mới

Từ nguồn vốn từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 đã có 580 hộ trên toàn tỉnh Nghệ An được tiếp cận nguồn kinh phí để dựng nhà mới đảm bảo đủ tiêu chí “3 cứng: nền cứng, khung – tường cứng, mái cứng “. Chỉ bấy nhiêu thôi, cũng đã nhen lên niềm tin, nghị lực sống cho những mảnh đời còn nhiều khó nhọc.

Từ nguồn vốn vay hỗ trợ làm nhà, hỗ trợ phát triển kinh tế dành cho vùng đồng bào DTTS&MN; thông qua hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội của toàn tỉnh Nghệ An, dư nợ các chính sách đặc thù cho đối tượng vùng DTTS&MN tính đến 30/6/2024 là trên 1.238 tỷ đồng, cho 26.408 hộ DTTS.

Nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào từ Chương trình MTQG 1719





Nguồn: https://baodantoc.vn/nghe-an-am-ap-trong-nhung-can-nha-tu-nguon-von-chuong-trinh-mtqg-1719-1729065354204.htm

Cùng chủ đề

“Cùng là con, dựa vào đâu anh lấy nhiều thế?”

Số tiền đền bù 4 tỷ đồng từ căn nhà cha mẹ để lại đã trở thành "ngọn lửa" thổi bùng lên mâu thuẫn gia đình họ Mã. Anh cả ôm trọn phần lớn số tiền, thẳng thừng thách thức các em: "Không phục thì kiện!" ...

Cứu 7 người kẹt trong căn nhà bốc cháy, cảnh sát nhường mặt nạ dưỡng khí cho cô gái mang bầu

Căn nhà bốc cháy trên phố Trúc Bạch (Hà Nội). Cảnh sát đã đưa 7 người mắc kẹt trên tầng cao ra ngoài, trong đó có một phụ nữ mang thai được chiến sĩ nhường bình dưỡng khí. Khoảng 16h30 ngày 23-11, căn nhà...

Khánh Hòa xác định vị trí, quỹ đất phát triển nhà ở xã hội

Khánh Hòa xác định vị trí, quỹ đất phát triển nhà ở xã hộiGiai đoạn 2021 - 2030, tỉnh Khánh Hòa phấn đấu xây dựng 7.800 căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp. Khánh Hòa tiếp tục tìm vị trí, quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội. Trong ảnh là các khu ở xã hội tại...

Công an tỉnh Đắk Lắk bàn giao 1.200 căn nhà cho hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số

Sau hơn 05 tháng triển khai Đề án 766 của UBND tỉnh Đắk Lắk, Công an tỉnh Đắk Lắk đã hoàn thiện xây dựng 1.200 căn nhà và bàn giao cho người dân sử dụng, trong đó có 1.098 hộ nghèo, 35 hộ gia đình chính sách, 67 hộ dân tộc thiểu số. Thực hiện chủ trương của Bộ Công an, Tỉnh ủy Đắk Lắk và Quyết định số 766/QĐ-UBND ngày 13/3/2024 của UBND tỉnh...

Tháo dỡ căn nhà cuối cùng bàn giao mặt bằng cao tốc Quảng Ngãi

Phó chủ tịch UBND TX Đức Phổ Trần Ngọc Sang cho biết, để giải quyết rốt ráo 100% mặt bằng bàn giao cho nhà thầu thi công cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn đoạn qua địa bàn, ngoài nỗ lực của các cấp, ngành thì sự ủng hộ, đồng thuận của người dân là điều rất đáng trân quý, TX Đức Phổ cảm ơn người dân đã đồng hành, chia sẻ cùng địa phương vì công trình...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bắc Yên (Sơn La): Phát huy hiệu quả vai trò của Người có uy tín

Gương mẫu, trách nhiệm với việc chung, Người có uy tín trên địa bàn huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) luôn phát huy vai trò cầu nối, vận động Nhân dân hưởng ứng các phong trào thi đua, tích cực lao động sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh ở địa phương.Xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy (Kon Tum) có 6 thôn, làng; dân số...

Bình Định: Tập huấn dân ca, dân vũ, dân nhạc cho đồng bào Hrê

Ngày 20/12, Sở Văn hóa - Thể thao Bình Định phối hợp Ban Dân tộc và UBND huyện An Lão tổ chức lớp tập huấn xây dựng mô hình bảo tồn và phát huy dân ca, dân vũ, dân nhạc của đồng bào Hrê ở xã An Trung (huyện An Lão).Xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy (Kon Tum) có 6 thôn, làng; dân số hơn 6.470 người, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 87% dân số....

Đổi thay ở Ya Xiêr

Xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy (Kon Tum) có 6 thôn, làng; dân số hơn 6.470 người, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 87% dân số. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự nỗ lực của đồng bào DTTS và nguồn lực đầu tư từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, diện mạo xã đang khởi sắc từng ngày, nhiều hộ đồng bào...

Khuyến nông cộng đồng đồng hành cùng nông dân làm giàu

Mới đây, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NNPTNT tỉnh Điện Biên tổ chức tọa đàm truyền thông mô hình khuyến nông cộng đồng, đánh giá kết quả 2 năm thực hiện Đề án thí điểm “Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng”.UBND tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức cuộc họp Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông...

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát Chương trình MTQG 1719 tại huyện Ninh Sơn

Ngày 20/12, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719) tại UBND huyện Ninh Sơn. Được ủy quyền của Chủ tịch UBND huyện, ông Đặng Hoàng Anh, Chánh Văn phòng UBND huyện Ninh Sơn tiếp làm việc với Đoàn giám...

Bài đọc nhiều

Gìn giữ ngôn ngữ dân tộc Tày, Nùng ở xứ Lạng

Dân tộc Tày, Nùng chiếm phần lớn dân số toàn tỉnh Lạng Sơn và vì thế, văn hóa của nhóm người này được xem là tiêu biểu cho văn hóa xứ Lạng. Việc bảo tồn ngôn ngữ dân tộc Tày, Nùng là vấn đề quan trọng, được các cấp, ngành quan tâm.

Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Do đó, việc cung cấp thông tin về những thành tựu bảo đảm quyền con người và đấu tranh bác bỏ thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về tình hình quyền con người tại Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”.

Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế toàn diện và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào cả về nội dung và phương thức?

Tăng cường tính sáng tạo trong tuyên truyền thông tin đối ngoại về quyền con người

Sáng 19/12, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo ‘Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới’. Hội thảo do Báo Thế giới và Việt Nam phối hợp với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tổ chức nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948-10/12/2024). Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam Nguyễn Trường Sơn cùng Đại diện Văn phòng Thường...

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để “ai hiểu rồi thì yêu ta”

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh, cần phải tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế và báo chí nước ngoài trong lĩnh vực truyền thông đối ngoại nhằm đấu tranh và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam, qua đó thúc đẩy hình ảnh quốc gia, nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Cùng chuyên mục

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề “Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép”.

WVIV hỗ trợ bà con Quảng Ngãi tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu

Ngày 20/12, tại tỉnh Quảng Ngãi, Tổ chức World Vision International tại Việt Nam (WVIV) đã phối hợp với UBND huyện Ba Tơ khởi động Dự án “Mô hình nông lâm bền vững tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Ngãi” (ESAR). Hội thảo khởi động Dự án “Mô hình nông lâm bền vững tăng cường...

Anh tiếp tục hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế bền vững

Chiều ngày 20/12/2024, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Vương quốc Anh David Lammy. Tại cuộc điện đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Vương quốc Anh David Lammy bày tỏ vui mừng trước sự phát triển ngày càng hiệu quả và sâu rộng của...

Trưởng thôn Ma Seo Chứ – Niềm tự hào của thôn Kho Vàng

Vừa qua, anh Ma Seo Chứ, dân tộc Mông, Trưởng thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà là 1 trong 2 cá nhân của tỉnh Lào Cai được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trao tặng giải thưởng “Thanh niên sống đẹp”. Đây là niềm vinh dự, tự hào của trưởng thôn trẻ tuổi này, cũng là phần thưởng xứng đáng dành cho những cống hiến, đóng góp của anh với bà con dân...

Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Ngày 20/12, Văn phòng Thường trực về nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo nhân quyền tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.

Mới nhất

Những vòng xoay quyến rũ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Những vòng xoay ở TP. HCM có từ lâu đời, nó giúp việc giao thông nơi đây được trật tự và thuận tiện hơn. Bên cạnh đó nó còn mang hình tượng văn hóa lịch sử gắn liền với người dân Thành phố nghĩa tình. Ban đầu hình thành thì các vòng xoay rất nhỏ và đơn giản, nhưng...

Mỗi ngày thêm 4 chuyến xe từ Cần Thơ đi xứ biển Nha Trang

Bến xe trung tâm Cần Thơ sắp có đơn vị khai thác tuyến Cần Thơ - Nha Trang (Khánh Hòa) với tần suất 4 chuyến/ngày. ...

Cô gái cao nhất Hoa hậu Quốc gia Việt Nam vào Top 5 ‘Người đẹp thời trang’

Top 5 đề cử cho giải thưởng phụ Top Model - Người đẹp thời trang, thuộc khuôn khổ Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024 đã được ban tổ chức công bố, gây chú ý khi có tên của hai người đẹp cao trên 1,8m. Bà Phạm Kim Dung - Trưởng ban tổ chức Hoa hậu Quốc gia Việt Nam...

Đổi mới tư duy về thể chế, quản lý nhà nước trong kỷ nguyên mới

Cách thức thể chế được hình thành sẽ quyết định sự thịnh vượng của quốc gia. Thể chế bao trùm, khuyến khích sự tham gia rộng rãi của người dân vào hoạt động kinh tế và chính trị, bảo vệ quyền sở hữu tài sản của người...

11 năm “săn con” của người lính biên phòng

NDO - Thiếu tá Vàng A Chua, Bộ đội Biên phòng đồn Biên phòng Mường Mươn, Điện Biên và chị Lý Thị Xía kết hôn từ năm 2012 nhưng 7-8 năm sau, họ vẫn không có tin vui. Trải qua 2 lần IUI và 2 lần IVF không thành, chị Xía đã nghĩ mình sẽ chẳng có...

Mới nhất