Trang chủPolitical ActivitiesNgày mai (20/5), Quốc hội bắt đầu bầu Chủ tịch nước, Chủ...

Ngày mai (20/5), Quốc hội bắt đầu bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

(ĐCSVN) – Dự kiến cuối giờ sáng ngày 20/5, Quốc hội bắt đầu tiến hành công tác nhân sự và sáng 22/5 sẽ hoàn thành công tác nhân sự.
 

Đây là thông tin được Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nêu tại họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV, sáng 19/5.

Họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV. 

Sẽ thông qua 10 dự án luật

Giới thiệu dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn cho biết, Kỳ họp thứ 7 sẽ họp phiên trù bị và khai mạc trọng thể vào ngày 20/5/2024, dự kiến bế mạc vào ngày 28/6/2024 theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp thứ 7 được tiến hành theo 02 đợt: Đợt 1: từ ngày 20/5 đến ngày 08/6/2024; Đợt 2: từ ngày 17/6 đến sáng ngày 28/6/2024. Dự kiến tổng thời gian làm việc của Kỳ họp là 26,5 ngày.

Về công tác lập pháp, tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 10 dự án luật, bao gồm: Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Lưu trữ (sửa đổi); Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ (theo quy trình tại một kỳ họp); Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) (theo quy trình tại một kỳ họp).

Quốc hội cũng sẽ xem xét thông qua 03 dự thảo nghị quyết, bao gồm: Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng; Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến 11 dự án Luật, bao gồm: Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng không nhân dân; Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; Luật Tư pháp người chưa thành niên; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.

Về các vấn đề kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác, ông Vũ Minh Tuấn cho biết, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về các nội dung sau: Xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước; Xem xét, thông qua các Nghị quyết về Chương trình giám sát và thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2025; Tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023″; Xem xét, quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông)-Chơn Thành (Bình Phước); Xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Quốc hội cũng sẽ xem xét phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len.

 Đồng thời, Quốc hội sẽ cho ý kiến: về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035; về Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (nếu đủ điều kiện sẽ xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7); về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; về Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Tại Kỳ họp, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
 Quốc hội cũng xem xét Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn; xem xét, thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Theo ông Vũ Minh Tuấn, tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định công tác nhân sự theo thẩm quyền.

Quốc hội chưa miễn nhiệm, phê chuẩn Bộ trưởng Bộ Công an tại Kỳ họp thứ 7

 Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu tại họp báo.

Trao đổi cụ thể với báo chí về công tác nhân sự, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, tại Kỳ họp thứ 7 sẽ bầu Chủ tịch nướcChủ tịch Quốc hội

“Theo thiết kế chương trình, dự kiến cuối giờ sáng ngày mai (20/5), Quốc hội bắt đầu tiến hành công tác nhân sự và sáng 22/5 sẽ hoàn thành công tác nhân sự. Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội trước, sau đó sẽ bầu Chủ tịch nước theo quy định” – ông Bùi Văn Cường thông tin.

Theo ông Bùi Văn Cường, do chưa có giới thiệu nhân sự Bộ trưởng Bộ Công an, vì thế tại Kỳ họp này, Quốc hội chưa phê chuẩn, miễn nhiệm đối với chức danh này.

Trao đổi tại họp báo dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội Lâm Văn Đoan cho biết, đây là một dự án luật khó, phức tạp, tác động đông đảo người lao động. Uỷ ban Xã hội đã tiến hành lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động, đặc biệt là về vấn đề bảo hiểm xã hội một lần.
 
Về căn cứ đóng bảo hiểm xã hội và bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội, ông Lâm Văn Đoan nhấn mạnh đây là vấn đề liên quan trực tiếp tới cải cách tiền lương. Hiện nay Chính phủ đã có báo cáo gửi Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. “Chúng tôi đang căn cứ theo đề xuất của Chính phủ để tính toán mức điều chỉnh trong Luật bảo hiểm xã hội làm sao đảm bảo quyền lợi tối ưu cho người lao động trước và sau cải cách tiền lương, không có khoảng cách quá xa giữa người đang hưởng mức tiền lương mới khi nghỉ hưu với người nghỉ hưu trước 1/7/2024. Đây là vấn đề khó, đòi hỏi cần phải có sự nghiên cứu thận trọng, Uỷ ban đang phối hợp với các cơ quan để tiếp tục nghiên cứu để trình Quốc hội phương án tối ưu nhất” – ông nói.

Về đề xuất mức tham chiếu tính bảo hiểm xã hội thay cho mức lương cơ sở đóng bảo hiểm xã hội, ông nhấn mạnh, theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW của Trung ương, khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở – mức lương này đã được sử dụng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, tính hưởng lương hưu, trợ cấp xã hội và nhiều chính sách khác. Đến 1/7/2024 mức lương cơ sở sẽ được bãi bỏ và Chính phủ đề xuất sử dụng mức tham chiếu tính bảo hiểm xã hội.

Trả lời câu hỏi mức tham chiếu cụ thể là gì? Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội cho biết, hiện nay các cơ quan của Chính phủ đang tính toán các phướng án phù hợp để làm sao mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở và các cơ quan Quốc hội cũng đang tiến hành xem xét hoàn thiện vấn đề này. Theo ông, do đây là vấn đề tác động lớn tới người lao động, người nghỉ hưu nên việc tính mức tham chiếu cần được tính toán chặt chẽ./.

Kim Thanh – Cổng TTĐT Đảng Cộng sản Việt Nam

Nguồn: https://dangcongsan.org.vn/noidung/tintuc/Lists/Tinhoatdong/View_Detail.aspx?ItemID=2950

Cùng chủ đề

Chủ tịch Quốc hội trao nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng

Chiều 18/12, TP Hải Phòng tổ chức hội nghị công bố nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng và nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố giai đoạn 2023-2025. ...

Hải Phòng phấn đấu trở thành một thành phố hiện đại, đi đầu

(NLĐO)- Hải Phòng phấn đấu trở thành một thành phố hiện đại, đi đầu, hoàn thành sớm công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có vị thế cả khu vực và quốc tế ...

Chủ tịch Quốc hội trao Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị Hải Phòng

Chiều 18/12, tại Hải Phòng, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trao các Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã cho lãnh đạo TP Hải Phòng. ...

Tổng Bí thư: Thanh niên Quân đội phải đi đầu xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh

Chiều 18/12, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương gặp mặt, động viên đại biểu thế hệ trẻ trong Quân đội. Thời gian qua, phát huy vai trò là lực lượng ưu tú của thanh niên Việt Nam, tuổi trẻ toàn quân đã triển khai hiệu quả các phong trào do Trung ương Đoàn phát động... Thanh niên Quân đội tích cực tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, bảo vệ môi...

Chủ tịch Quốc hội dự lễ khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi tại Hải Phòng

Chiều 18/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi và chỉnh trang đô thị vùng phụ cận tại Hải Phòng. Phát biểu tại lễ khởi công, Chủ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Việt Nam coi trọng phát triển mối quan hệ láng giềng tốt đẹp với Campuchia

Tiếp Bộ trưởng Bộ Thanh tra Vương quốc Campuchia Huot Hak, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam coi trọng phát triển mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài với Campuchia.   Chiều 10/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Thanh tra Vương quốc Campuchia Huot Hak dẫn đầu đoàn đại biểu Bộ Thanh tra Vương quốc Campuchia đang...

Tăng cường mối quan hệ truyền thống Việt Nam – Maroc

Thực hiện Chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024, từ ngày 29/5 - 3/6, Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc tại Vương quốc Maroc.    Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương thăm Làng Việt Nam tại Maroc. Ảnh: TTXVN Chuyến thăm lần này của...

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Phấn đấu đến năm 2030, cả nước xoá bỏ hoàn toàn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu; hoàn thành xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội.   Ảnh minh họa: PV  Ngày 24/5/2024, thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký ban hành Chỉ...

Tăng cường giải quyết quyền, lợi ích của người lao động và hoạt động công đoàn

(ĐCSVN) - Theo Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 là năm bứt phá để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Vì vậy, Thủ tướng đề nghị trong công tác thực hiện Quy chế phối hợp giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần thực hiện tốt "1 nhiệm vụ trung tâm, 3 quan tâm, 5 đẩy mạnh.."   Ngày...

Đề xuất nhóm cơ chế, chính sách đặc thù cho phát triển vùng Trung du và miền núi phía Bắc

(ĐCSVN)- Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị các địa phương trong Vùng Trung du và miền núi phía Bắc cần đưa ra các chính sách phù hợp với tình hình thực tế; triển khai hiệu quả các chương trình, đề án của Hội đồng điều phối tại tỉnh; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, có phướng án ứng phó với biến đổi khí hậu và triển khai triệt để chuyển đổi số…   Ngày 24/5, tại Phú...

Bài đọc nhiều

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

AFF Cup 2024: Cơ hội cho đội tuyển Việt Nam khắc chế Indonesia

HLV Kim Sang-sik cùng trợ lý đã theo dõi rất kỹ màn thể hiện của Indonesia để vạch ra con đường chiến thắng cho đội tuyển VN, trong trận đấu giữa hai đội vào ngày 15.12 trên Sân vận động Việt Trì (Phú Thọ). THIẾU SÓT CỦA INDONESIA Trận hòa 3-3 trước Lào là cú ngã đau đớn của đội tuyển Indonesia, ngay trước khi thầy trò HLV Shin Tae-yong bước vào trận quyết đấu với VN trên sân Việt Trì vào 20 giờ...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Cùng chuyên mục

Bài học từ “cuộc cách mạng” sắp xếp bộ máy chưa từng có tiền lệ

(Dân trí) - Dù không phải lần đầu tiên sắp xếp bộ máy, song với quy mô và quyết tâm "cách mạng" lần này, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị tin vào sự đồng thuận và hiệu quả của chủ trương tinh gọn. Cùng với việc chỉ ra những bất cập trong bộ máy cồng kềnh, nhiều tầng nấc, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu yêu cầu hoàn thành sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy...

HLV Kim Sang Sik: Tuyển Việt Nam hòa Philippines phút cuối là kỳ tích

Hòa 1-1 trước Philippines, HLV Kim Sang Sik khẳng định tuyển Việt Nam có cơ hội cực lớn vào bán kết ASEAN Cup 2024 (AFF Cup). Thay 9 vị trí trong đội hình so với trận thắng Indonesia, tuyển Việt Nam gặp nhiều khó khăn trước Philippines, lượt trận thứ 3 bảng B, ASEAN Cup. Không chỉ chơi bế tắc, đoàn quân của HLV Kim Sang Sik còn bị thủng lưới trước. Rất may ở những phút cuối trận, Doãn Ngọc...

Học cả chuyên Ngoại ngữ và Nhạc viện, nữ sinh giành học bổng Mỹ 8,6 tỷ đồng

Vừa theo học lớp chuyên Anh ở Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, vừa là học viên hệ trung cấp khoa Piano của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, từng có lúc Tiên mong muốn được đi du học ngành liên quan đến nghệ thuật, âm nhạc. Lê Hoàng Tiên, học sinh lớp 12 chuyên Anh, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ (Hà Nội) vừa nhận tin trúng tuyển vào Vassar College, ngôi trường xếp thứ 12 đại học khai...

Thúc đẩy hợp tác về hàng không, công nghệ cao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

NDO - Chiều tối 18/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp đoàn doanh nghiệp ngành hàng không vũ trụ, quốc phòng, an ninh của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN (USABC), do ông Brian McFeeters, Phó Chủ tịch Cấp cao kiêm Giám đốc Điều hành khu vực của USABC và bà Imelda Martin-Hum, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Tập đoàn I.M. Systems dẫn đầu, sang thăm và làm việc tại Việt Nam...

Dàn khí tài hiện đại của Mỹ, Nga và các nước mang đến Triển lãm Quốc phòng

(Dân trí) - Đến với Triển lãm Quốc phòng quốc tế lần thứ 2 tổ chức tại Việt Nam năm nay, nhiều nước như Nga, Mỹ... đã đem nhiều khí tài hiện đại tới giới thiệu và trưng bày. Quân đội Mỹ đem tới Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 một số khí tài quân sự hiện đại, trong đó có 3 máy bay, 1 xe vận tải, 1 pháo và 1 xe thiết giáp. Nổi bật nhất...

Mới nhất

Thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy năm 2025: Nhiều thay đổi thí sinh cần lưu ý

Đến nay, nhiều đại học, trường đại học đã công bố tiếp tục tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy với nhiều điểm mới đáng chú ý. ...

Dàn khí tài hiện đại của Mỹ, Nga và các nước mang đến Triển lãm Quốc phòng

(Dân trí) - Đến với Triển lãm Quốc phòng quốc tế lần thứ 2 tổ chức tại Việt Nam năm nay, nhiều nước như Nga, Mỹ... đã đem nhiều khí tài hiện đại tới giới thiệu và trưng bày. Quân đội Mỹ đem tới Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 một số khí tài quân sự hiện...

Thiếu nhà công vụ cho giáo viên vùng khó khăn

Thiếu và không có nhà ở công vụ cho cán bộ, giáo viên, những nơi có thì cũng xuống cấp trầm trọng, chưa...

Tin tức sáng 19-12: Việt Nam đối mặt nắng nóng khốc liệt; Ái nữ bầu Đức mua 1 triệu cổ phiếu HAGL

Một số tin tức đáng chú ý: Việt Nam có thể đối mặt nắng nóng khốc liệt trong năm 2025; Ái nữ bầu Đức đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu HAGL; Dừng hoạt động 2 tuyến buýt nối TP.HCM và Đồng Nai... ...

Sáng nay, 19/12, diễn ra tọa đàm trực tuyến: Xuất khẩu nông sản năm 2024

Sáng nay, 19/12, Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt phối hợp với Văn phòng Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: Xuất khẩu nông...

Mới nhất