* Trong cuốn: Henri Navarre, Thời điểm của những sự thật (Trích Hồi ký của Tướng Navarre về Điện Biên phủ), Nguyễn Huy Cầu dịch, NXB Công an nhân dân – Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, có viết: “Ngày 1/5, chiến hào đối phương đã trực tiếp tiếp xúc với chúng tôi. Quân số của họ được bổ sung và còn có thêm đầy đủ lực lượng dự bị. Dự trữ đạn cũng đã có đủ. Đối đầu với họ lúc này, chúng tôi chỉ có những đơn vị mệt mỏi và rất thiếu hụt quân số. Một phần pháo binh đã bị phá hủy và đạn cũng rất thiếu.
Việt Minh bắt đầu tổng công kích. Sau một ngày chiến đấu, khắp xung quanh khu Trung tâm đều bị đánh chiến. Những cuộc phản kích của chúng tôi chỉ khôi phục được một phần tình hình. Đứng trước thế phải lựa chọn, hoặc chứng kiến cuộc chiến đấu sẽ nhanh chóng kết thúc, hoặc còn cố thủ được nó rất ít ngày bằng cách tăng cường lực lượng, theo yêu cầu của Tướng Cô-nhi, tôi quyết định ngày 2 tháng 5 sẽ ném xuống Điện Biên Phủ tiểu đoàn dù thứ 5 – Tiểu đoàn dù thuộc địa số 1 (1BPC), nhưng do khu vực nhảy dù đã bị thu hẹp nên chỉ ném xuống được nửa tiểu đoàn”.
Bị quân ta tấn công, địch ở các vị trí khu đồi C chạy toán loạn, các chiến sĩ xung kích của ta ở dưới các giao thông hào đang dùng súng trường bắn tỉa. (Ảnh: TTXVN)
Cảnh đồ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Nguồn: Erwan Bergot, Điện Biên Phủ 170 ngày đêm bị vây hãm, người dịch: Lê Kim, Nxb CAND và Công ty văn hóa Phương Nam phối hợp thực hiện, Hà Nội, 2003
Những thành công sau hai đợt tiến công đầu tiên của quân dân ta trên chiến trường Điện Biên Phủ tiếp tục là động lực cho phong trào đấu tranh chống áp bức của chính phủ Ngụy quyền và đòi lại công bằng cho nhân dân miền nam Việt Nam. Cuốn “Chiến thắng Điện Biên Phủ toàn thư” do NXB Từ điển bách khoa phát hành đã kể lại thời điểm đó: “Ngày 1/5/1954, khi đợt tấn công thứ ba của quân dân ta ở Điện Biên Phủ bắt đầu thì công nhân và nhân dân lao động Sài Gòn-Chợ Lớn đã tuần hành mít-tinh trước Tòa đô chính của nam ngụy quyền. Đoàn biểu tình tập hợp hàng nghìn người tham gia hô vang khẩu hiệu: “Trả phụ cấp gia đình trên căn bản duy nhất!”, “Áp dụng di dịch lương bổng!”, “Mở thêm trường học!”, “Chống nạn đổi nhà lấy đất!”. Những khẩu hiệu nêu trong ngày Quốc tế Lao động thể hiện mục tiêu đấu tranh vì quyền lợi của công nhân, vì độc lập tự do, quyền dân sinh, dân chủ… Cuộc đấu tranh ở Sài Gòn-Chợ Lớn trong những ngày chiến dịch Điện Biên Phủ thể hiện tinh thần yêu nước, bất khuất của các tầng lớp nhân dân ở đây, là sự phối hợp đẹp, có hiệu quả với chiến trường chính”.
Nhandan.vn
Nguồn:https://special.nhandan.vn/dottiencongthu3-chiendichbatdau/index.html?_gl=1*1bcllbb*_ga*MTk3MTc4ODk3My4xNzAzMzM4NjUx*_ga_2KXX3JWTKT*MTcxNDUxNzg2Ni42MS4wLjE3MTQ1MTc4NjYuNjAuMC4w