Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngNgành thép thích ứng để xuất khẩu bền vững

Ngành thép thích ứng để xuất khẩu bền vững


Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối triển khai Đề án ứng phó Cơ chế СВАМ

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 6082/VPCP-NN gửi tới các Bộ: Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Công an, Tư pháp, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngoại giao và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc triển khai các nhiệm vụ liên quan đến Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của Liên minh châu Âu. Tại thông báo này, Chính phủ giao Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối, chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng và triển khai các biện pháp hiệu quả ứng phó với Cơ chế CBAM, bao gồm việc xây dựng và triển khai Đề án ứng phó với Cơ chế СВАМ.

Tăng cường triển khai cơ chế CBAM: Ngành thép thích ứng để xuất khẩu bền vững
Các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước bắt buộc phải chuyển đổi sản xuất theo hướng “xanh hóa” để có thể nâng cao sức cạnh tranh. Ảnh: Thép Hoà Phát

Chính phủ cũng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao nghiên cứu kinh nghiệm về giải pháp ứng phó của các nước cùng chịu tác động của CBAM, như: Indonesia, Nam Phi, Colombia… Tăng cường tham vấn, phối hợp lập trường với các nước đang và sẽ chịu tác động của CBAM tại các khuôn khổ song phương và đa phương như WTO, ASEAN…

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành liên quan triển khai các hoạt động thuộc nhóm giải pháp về phổ biến, tuyên truyền, chẳng hạn tổ chức các khóa tập huấn cho các cơ quan, tổ chức, hiệp hội và doanh nghiệp… về CBAM. Bao gồm thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo đúng yêu cầu của cơ chế này. Việc bố trí kinh phí ngân sách nhà nước để triển khai các hoạt động này thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Hiệp hội ngành hàng triển khai các hoạt động thuộc nhóm giải pháp về hỗ trợ doanh nghiệp để thích ứng với các yêu cầu của CBAM. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các Bộ, ngành liên quan đánh giá, thẩm định các chương trình, dự án hợp tác với nước ngoài liên quan đến CBAM.

Cơ chế này hiện là một trong hai thách thức cho doanh nghiệp thép Việt Nam đang phải đối mặt bên cạnh rào cản từ biện pháp tự vệ đối với mặt hàng thép nhập khẩu của Việt Nam vào EU có thời hạn đến ngày 30/6/2026.

Đánh giá về vấn đề này, ông Phạm Công Thảo, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSteel) nhận định: “Hiện tại, cơ chế này đang ở giai đoạn 1 (1/10/2023 – 31/12/2025) khi các doanh nghiệp xuất khẩu, trong đó có các doanh nghiệp thép phải khai báo mức phát thải. Tuy vậy trong thời gian tới, khi cơ chế CBAM bước vào các giai đoạn tiếp theo, các doanh nghiệp thép trong đó có Việt Nam bắt buộc phải mua chứng chỉ phát thải CBAM từ năm 2026 sẽ làm gia tăng chi phí, khó cạnh tranh về mặt giá trị nếu các doanh nghiệp không lên kế hoạch giảm lượng khí thải carbon trong sản xuất.

Ngoài ra, thủ tục và cơ chế liên quan tới khai báo thông tin phát thải từ nhà xuất khẩu cũng có thể trở thành hàng rào kỹ thuật và hàng rào thương mại vào thị trường này.

Theo ước tính của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), lĩnh vực thép có khả năng sẽ giảm khoảng 4% giá trị xuất khẩu dưới tác động của CBAM. Nhu cầu giảm kéo theo sản lượng giảm khoảng 0,8% cùng với tác động bất lợi về khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Hiện tại, cơ chế này đang ở giai đoạn 1 khi các doanh nghiệp xuất khẩu trong đó có các doanh nghiệp thép phải khai báo mức phát thải. Tuy vậy, trong tương lai, khi cơ chế CBAM bước vào các giai đoạn tiếp theo, các doanh nghiệp thép trong đó có Việt Nam bắt buộc phải mua chứng chỉ phát thải CBAM từ năm 2026 sẽ làm gia tăng chi phí, khó cạnh tranh về mặt giá trị nếu các doanh nghiệp không lên kế hoạch giảm lượng khí thải carbon trong sản xuất” – ông Phạm Công Thảo chỉ ra.

Tháo gỡ ‘’điểm nghẽn’’ dài hạn cho ngành thép

Được biết, từ đầu năm 2024 nay, việc xuất khẩu thép vào EU sẽ phải tuân thủ một số quy định mới, bao gồm các biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu cũng như chuẩn bị áp dụng cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) là những thách thức lớn buộc ngành thép phải vượt qua khi xuất khẩu vào thị trường này

Bên cạnh đó, cạnh tranh về giá thép thành phẩm nội địa năm 2024 ngày càng trở khốc liệt hơn trong những năm gần đây cũng như những năm tới do công suất sản xuất nhiều sản phẩm vượt xa nhu cầu nội địa; ngoài ra thị trường trong nước còn chịu áp lực lớn hơn từ thép nhập khẩu, đặc biệt là thép có nguồn gốc Trung Quốc và ASEAN.

Ngoài ra, trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế toàn cầu, thị trường thép xuất khẩu của Việt Nam cũng đối mặt với thách thức bị thu hẹp dẫn tới hệ lụy các doanh nghiệp không xuất khẩu được sẽ quay trở lại tăng cường bán hàng tại thị trường trong nước, làm cho áp lực cạnh tranh ngày càng lớn.

Nhiều chuyên gia cho rằng, tác động của CBAM đối với hoạt động xuất khẩu thép của Việt Nam sang thị trường EU rõ ràng là một thách thức không nhỏ, nếu xét về ngắn và trung hạn. Tuy nhiên, về dài hạn, cùng với quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế xanh, phát triển năng lượng xanh, sản xuất xanh thì đây là cơ hội cho các doanh nghiệp thép Việt Nam nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và phát triển bền vững.

Bên cạnh việc đề nghị Chính phủ tiếp tục có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác phòng vệ thương mại để hạn chế thép giá rẻ, chất lượng kém làm ảnh hưởng tới thị trường, doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước, Hiệp hội Thép Việt Nam kiến nghị Chính phủ cần có các biện pháp và hỗ trợ về tài chính để khuyến khích các nhà sản xuất thép nâng cấp các kỹ thuật sản xuất nhằm giảm tiêu thụ năng lượng và phát thải carbon, đồng thời loại bỏ dần năng lực sản xuất lạc hậu.

Dưới góc độ quản lý nhà nước về lĩnh vực thép, dưới tác động của các hàng rào kỹ thuật và cơ chế CBAM khi xuất khẩu thép vào EU, ông Đỗ Nam Bình, Trưởng phòng Khoáng sản và Luyện kim, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) khuyến nghị các doanh nghiệp thép cần tiếp tục tuân thủ các quy định của pháp luật như Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định 06/2022/NĐ-CP, Quyết định 01/2022/QĐ-TTg, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu… và cam kết của Việt Nam tại COP26.

Hiện, EU là một trong những thị trường xuất khẩu top đầu của ngành thép Việt Nam. Theo nhận định, nếu các doanh nghiệp thép Việt Nam không ứng phó tốt với CBAM, xuất khẩu sang EU sẽ bị ảnh hưởng, nguy cơ hơn là mất thêm nhiều thị trường khác khi những quốc gia này đang xem xét áp dụng các quy định tương tự như CBAM.

Chính vì thế, ông Bình khuyến cáo, các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước bắt buộc phải chuyển đổi sản xuất theo hướng “xanh hóa” để có thể nâng cao sức cạnh tranh.

Mặt khác, doanh nghiệp cần tối ưu hóa công nghệ, tiết kiệm năng lượng, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ giảm phát thải carbon để phát điện nhiệt dư, đồng thời thực hiện việc công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng hàng hóa, thống nhất hệ thống quản lý mã số hàng hóa xuất nhập khẩu (HS Code) với cơ quan quản lý xuất nhập khẩu để sẵn sàng thực hiện CBAM.

Cơ chế CBAM là một chính sách thuộc Thỏa thuận xanh châu Âu, là chiến lược tăng trưởng mới của EU nhằm xây dựng một xã hội công bằng và thịnh vượng, thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển trên cơ sở một nền kinh tế sạch và bền vững.

Việc ban hành CBAM được xem là một chính sách thương mại về môi trường bao gồm các khoản thuế carbon đối với hàng hóa nhập khẩu vào thị trường các nước thuộc EU dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại.





Nguồn: https://congthuong.vn/tang-cuong-trien-khai-co-che-cbam-nganh-thep-thich-ung-de-xuat-khau-ben-vung-342038.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Điều kiện thời tiết không thuận lợi khiến sức mua giảm

Dự báo giá tiêu 10/9/2024: Giá tiêu tiếp tục tăng và neo ở mức cao? Dự báo giá tiêu 11/9/2024: Giá tiêu tăng vùn vụt hướng đến vùng đỉnh mới Dự báo giá tiêu ngày 12/9/2024 tiếp đà tăng. Việt Nam ghi nhận sự tăng giá tiêu cả trong nội địa và xuất khẩu trong tuần đầu của tháng...

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ tổ chức webinar về Triển lãm Thương mại Quốc tế UPITS 2024

Mời tham gia sự kiện 'Triển lãm Thương mại Quốc tế Uttar Pradesh (UPITS) 2024' Mời tham dự webinar 'Tìm hiểu về Triển lãm thương mại quốc tế UPITS 2024' của Bang Uttar Pradesh, Ấn Độ Ngày 11/9/2024, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã tổ chức buổi Webinar trực tuyến với chủ đề "Tìm hiểu về Triển lãm Thương mại Quốc...

Cách nào tận dụng hiệu quả nhất lợi thế từ các FTA?

Đây là chia sẻ của bà Trịnh Thị Thu Hiền – Trưởng phòng Xuất nhập khẩu hàng công nghiệp – Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tại buổi Tập huấn “Hỗ trợ, hướng dẫn quy định xuất nhập khẩu hàng công nghiệp đi các thị trường Việt Nam ký kết FTA” do Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Văn phòng TBT Việt Nam (Ủy...

Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 7)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 70): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 5) Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 71): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 6) Tiếp nối số hỏi đáp trước, trong số lần này Báo Công Thương sẽ tiếp tục giới thiệu đến bạn đọc thêm một...

Bài đọc nhiều

Sức hút từ Sim số đẹp chưa bao giờ hạ nhiệt

Đầu tháng 9, thị trường sim số đẹp đã chứng kiến một thương vụ nổi bật khi ông Tiến, một doanh nhân nổi tiếng trong ngành sim số đẹp, chính thức chuyển nhượng sim số đẹp 0949999990 với mức giá cao. Đây là một trong những giao dịch cao nhất trong lĩnh vực sim số đẹp tại Việt Nam.

Đấu giá 50 lô đất tại huyện Phúc Thọ, ít hồ sơ tham gia

Chiều nay 10/9, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Phúc Thọ (Hà Nội) phối hợp cùng một công ty đấu giá tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 50 thửa đất ở tại 3 xã trên địa bàn.Các thửa đất được đem ra đấu giá gồm 30 thửa đất tại khu Dộc Tranh, xã Trạch Mỹ Lộc; 09 thửa đất tại khu Đồng Phươm, xã Thọ Lộc thuộc TT8 và 11 thửa thuộc...

Cú hích mới cho các dự án PPP hạ tầng giao thông

Quá trình gọi vốn đầu tư cho các đại dự án đường bộ cao tốc sẽ trở lên thuận lợi hơn nếu việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) được cấp có thẩm quyền thông qua. Rào cản nâng đời cao tốc Chỉ đúng một tuần sau khi Cục Đường bộ Việt Nam...

Nan giải việc hoàn trả chi phí cho nhà đầu tư Dự án BT Nhà thi đấu Phan Đình Phùng

Nan giải việc hoàn trả chi phí cho nhà đầu tư Dự án BT Nhà thi đấu Phan Đình PhùngViệc hoàn trả chi phí cho nhà đầu tư Dự án Nhà thi đấu Phan Đình Phùng (TP.HCM) gặp nhiều vướng mắc khi chủ đầu tư và UBND TP.HCM chưa thống nhất được mức phí hoàn trả. Nhà đầu tư yêu cầu hoàn trả 171 tỷ...

Cùng chuyên mục

Cận cảnh nhà hàng, quán cà phê xây dựng không phép, lấn chiếm đất công tại dốc Hoàng Hôn

Video Clip công trình xây dựng tại dốc Hoàng Hôn, phường Phú Hài, Tp.Phan Thiết. (Video: Đắc Phú).Thời gian qua, báo chí đã phản ánh về cụm nhà hàng, quán cà phê tại dốc Hoàng Hôn (phường Phú Hài, Tp.Phan Thiết) xây dựng trái phép trên...

Thủ tướng bổ nhiệm 2 thứ trưởng Bộ Xây dựng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký các quyết định bổ nhiệm 2 Thứ trưởng Bộ Xây dựng.Cụ thể, theo Quyết định số 958/QĐ-TTg, ông Phạm Minh Hà - Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) - được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng.Tân Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng sinh năm 1978, quê quán xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm,...

Quảng Nam làm rõ việc chồng lấn quy hoạch khoáng sản và quy hoạch vùng huyện

Quảng Nam làm rõ việc chồng lấn quy hoạch khoáng sản và quy hoạch vùng huyệnQuảng Nam yêu cầu làm rõ việc chồng lấn của quy hoạch khai thác khoáng sản cát, sỏi khu vực BTM3, tổ Trấn Dương, thị trấn Trà My với quy hoạch xây dựng vùng huyện Bắc Trà My đã được phê duyệt. Quảng Nam yêu cầu làm rõ việc chồng...

Khu công nghiệp Hiệp Phước mất cơ hội thu hút đầu tư vì chậm ban hành giá thuê đất

Khu công nghiệp Hiệp Phước mất cơ hội thu hút đầu tư vì chậm ban hành giá thuê đấtViệc chậm xác định và ban hành giá thuê đất không chỉ làm mất cơ hội thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp Hiệp Phước, mà còn khiến doanh nghiệp thứ cấp bức xúc gửi đơn khiếu nại. Khu công nghiệp Hiệp Phước.  Ảnh: Lê Toàn Gần 10...

Trà Vinh – điểm sáng về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh

Trà Vinh - điểm sáng về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanhCác chỉ số PCI, PGI là thước đo hữu hiệu để Trà Vinh nâng cao hiệu quả xây dựng chính quyền kiến tạo, phục vụ và đồng hành cùng doanh nghiệp trong điều hành phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đưa tăng trưởng kinh tế của tỉnh đứng đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong 6 tháng đầu năm. ...

Mới nhất

Nước lũ chảy xiết làm đứt cầu phao Ninh Cường ở Nam Định

Tối nay (11/9), lãnh đạo Ban quản lý bến cầu phao Ninh Cường cho biết, cầu vừa bị đứt do lũ trên sông Ninh Cơ dâng cao trên báo động 3, nước chảy xiết. Đơn vị đang nhanh chóng xử lý sự cố, chằng néo cầu chắc chắn hơn. Từ sáng 10/9, cầu phao Ninh Cường đã dừng hoạt...

Người dân ‘thủ phủ’ quất Tứ Liên lội nước cứu cây

11/09/2024 | 21:00 TPO - Nước sông Hồng dâng quá nhanh "nhấn chìm" hoàn toàn diện tích trồng quất, ngập vào khu dân cư khiến hàng...

Lãnh đạo Chính phủ và Quân khu 2 kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3 tại...

(Bqp.vn) - Chiều tối 9/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long và Trung tướng Phạm Đức Duyên, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 2 cùng Đoàn công tác của Trung ương đã tới kiểm tra, làm việc với lãnh đạo tỉnh Lào Cai về tình hình ứng phó, khắc phục hậu quả của hoàn...

Nữ hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV TPHCM là ứng viên giáo sư duy nhất ngành Dân tộc học

TPO - Liên ngành Sử học - Khảo cổ học - Dân tộc học với 5 ứng viên, trong đó, PGS.TS Ngô Thị Phương Lan - Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV), ĐHQG TPHCM là ứng viên duy nhất cho chức danh GS. Theo danh sách ứng viên được đề...

Suy đa tạng vì ăn tiết canh lợn

Sau khi ăn tiết canh lợn ngoài quán, nửa ngày sau, bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê, gọi hỏi không đáp ứng, tím tái toàn thân. Bệnh nhân nam, 27 tuổi được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh chuyển đến Khoa Hồi...

Mới nhất