Chọn ngành: Cân nhắc giữa sở thích và xu thế thị trường
Theo ông Chung, mỗi người sẽ có các nguyên tắc lựa chọn riêng, nhưng để định hướng đúng, nhất định phải có tầm nhìn về triển vọng của ngành nghề, ít nhất là trong 5 năm sắp tới.
Dự đoán nghề nghiệp tương lai do Diễn đàn Kinh tế Thế giới thực hiện năm 2023 cho thấy, trong 5 năm tới, khả năng thị trường lao động mất 23% việc làm. Đồng thời, 44% kỹ năng của người lao động sẽ bị thay đổi.
Thực tế đã chứng minh nhiều nghề dù trước đây rất “hot” nhưng cũng đang dần lỗi thời, ít dư địa phát triển hay bị thay thế bởi công nghệ. Nếu chỉ dựa theo sở thích và chọn ngành nghề xã hội không còn nhu cầu sẽ gây ra rủi ro rất lớn.
Chuyên gia Vũ Thái Hà, Giám đốc vận hành eDoctor nhận định, cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang vận động, hướng đến một đích xã hội số. Đây cũng là điều cần cân nhắc khi lựa chọn ngành nghề phù hợp. Bởi lẽ, chọn đúng ngành nghề và nắm bắt trúng trào lưu của xã hội, xu hướng của các ngành công nghiệp đang hiện hữu, người trẻ sẽ có cơ hội tham gia vào thị trường lao động hiệu quả hơn, đóng góp cho xã hội nhiều hơn.
Trong khi đó, ông Bùi Minh Hiếu, Giám đốc công ty Hạ Long cho biết, trong vai trò nhà tuyển dụng, đơn vị sẽ sẽ ưu tiên những nhân sự có hiểu biết và kỹ năng công nghệ số. Sinh viên chủ động trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng đó sẽ tạo lợi thế cạnh tranh.
Những ngành học “sống khỏe”
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục nhận định, từ trước tới nay, ngành Luật luôn được coi là ngành học bền vững.
Bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào muốn hoạt động và phát triển đều phải tuân theo quy định pháp luật, do đó bộ phận pháp chế giống như “kiềng ba chân”. Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hội nhập quốc tế với nhiều vấn đề pháp lý phức tạp, nhu cầu lực lượng nhân lực ngành Luật có chuyên môn và kỹ năng hành nghề là rất lớn.
Sinh viên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng trao đổi cùng doanh nghiệp tại Triển lãm quốc tế Logistics Việt Nam 2023. Ảnh: X.T
Kế đó, Logistics được đánh giá là một trong những ngành phát triển mạnh mẽ, ổn định nhất tại Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 14-16%/năm.
Theo các kết quả dự báo của Viện Nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam, đến năm 2030, ngành logistics cần bổ sung 2,2 triệu nhân lực, khiến ngành học này luôn hấp dẫn thí sinh đăng ký.
Một ngành học được đánh giá không sợ lỗi thời là Truyền thông đa phương tiện. Đây là ngành ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như báo chí, truyền hình, quảng cáo, giải trí, giáo dục,… do đó, nhu cầu về nhân lực cho ngành này luôn cao và đa dạng.
ThS.LS Trịnh Hữu Chung cho biết, ngành học này luôn dẫn đầu xu hướng chọn ngành của học sinh, phụ huynh, liên tục đứng top đầu danh sách đăng ký xét tuyển tại GDU.
“Hiện nay, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và các nền tảng số thúc đẩy nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này. Giới trẻ cũng đặc biệt ưa thích công việc truyền thông bởi sự năng động, sáng tạo, cơ hội thể hiện bản thân và tiếp cận với công nghệ mới”, ông Chung nói.
Học từ thực tiễn để mài sắc kỹ năng
3 ngành học trên được coi là “tấm vé vàng” vào tương lai bởi các lợi thế sẵn có về tiềm năng phát triển. Nhưng chọn nghề là chưa đủ. Áp lực cạnh tranh từ thị trường lao động cũng đòi hỏi sinh viên trau dồi chuyên môn và trang bị đúng kỹ năng để tạo lợi thế từ sớm.
Về chiến lược đào tạo, ThS.LS Trịnh Hữu Chung cho biết, GDU định hướng đào tạo sinh viên chắc kiến thức, vững chuyên môn, tác phong chuyên nghiệp và đáp ứng nhu cầu thực tiễn.
Theo đó, sinh viên được học qua thực tiễn và có cơ hội thực chiến với nghề từ sớm thông qua các buổi kiến tập, đi thực tế, tham gia workshop, hội thảo cùng chuyên gia… Cuộc thi Phiên tòa giả định là một “đặc sản” của trường mà sinh viên ngành Luật rất yêu thích. Đây là hoạt động mô tả lại các vụ án và phiên xét xử. Sinh viên được thử điều hành một phiên toà, tham gia với vai trò thẩm phán, luật sư,…
“Phiên tòa giả định” là hoạt động thường xuyên của sinh viên ngành Luật GDU. Ảnh: X.T
Hay với ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, trường cũng tổ chức thường xuyên các buổi kiến tập, tham quan thực tế tại cảng.
“Tận mắt chứng kiến các quy trình làm việc ở ngay tại cảng biển giúp cho em có góc nhìn tổng quát hơn về định hướng công việc của bản thân”, Huỳnh Thị Ánh Tuyết, sinh viên năm 3, chia sẻ sau buổi kiến tập tại cảng Cát Lái, được trực tiếp tìm hiểu quá trình trung chuyển, giao nhận, chứng từ.
Nhà trường cũng tạo điều kiện để sinh viên truyền thông quay phim, chụp ảnh, viết tin bài, tham quan phim trường, tòa soạn báo,… Đặc biệt, các bạn tự tổ chức sự kiện, làm phim, phóng sự, chương trình truyền hình trực tiếp…
Sinh viên Truyền thông đa phương tiện lần đầu đưa phim ra rạp công chiếu. Ảnh: X.T
Gần đây, “dấu ấn” của trường là một sự kiện do Khoa Truyền thông số GDU tổ chức. Tại sự kiện này, hai phim ngắn điện ảnh, hai chương trình truyền hình, bốn TVC/clip viral của sinh viên Truyền thông đa phương tiện nhận được sự đón nhận nồng nhiệt khi công chiếu tại rạp.
Với định hướng đào tạo theo hướng ứng dụng và thực hành, trường Đại học Gia Định tạo cơ hội tốt nhất cho sinh viên được học bằng trải nghiệm, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai, đáp ứng yêu cầu từ thị trường trong nước và quốc tế.
Được biết, năm 2024, GDU xét tuyển theo 3 phương thức: xét kết quả học bạ THPT, xét kết quả thi Tốt nghiệp THPT, xét kết quả thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM. Trong đó đối với phương thức xét kết quả học bạ THPT, thí sinh cần có tổng điểm trung bình HKI, HKII lớp 11 và HKI lớp 12 đạt từ 16.5 điểm.
Nguồn: https://danviet.vn/tuyen-sinh-dai-hoc-2024-nganh-nao-song-khoe-chang-lo-loi-thoi-202406221237001.htm