Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNgành Giáo dục Thủ đô Hà Nội vươn mình, đổi mới toàn...

Ngành Giáo dục Thủ đô Hà Nội vươn mình, đổi mới toàn diện


Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Thị Thu Hà, Hiệu trưởng trường THCS Trưng Vương, quận Hoàn Kiếm, chào đón học sinh lớp 6 trong lễ khai giảng năm học 2024-2025. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Thị Thu Hà, Hiệu trưởng trường THCS Trưng Vương, quận Hoàn Kiếm, chào đón học sinh lớp 6 trong lễ khai giảng năm học 2024-2025. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Cách đây 70 năm, vào những ngày đầu tháng 10/1954 lịch sử, hàng vạn người dân Hà Nội vỡ òa trong niềm vui đón đoàn quân chiến thắng trở về giải phóng Thủ đô.

Cùng thời điểm đó, ngành Giáo dục Thủ đô ra đời. Vượt qua bao gian khó, các thế hệ thầy và trò Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc, góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, tạo dựng chất lượng giáo dục toàn diện.

Vượt qua bộn bề khó khăn

Năm 1954, Hà Nội chỉ có 3 trường mầm non, 96 trường tiểu học, 4 trường phổ thông và 1 trường kỹ nghệ thực hành với tổng số chưa đầy một vạn học sinh. Số trường lớp này chỉ đáp ứng được 20% số trẻ đến trường, còn 80% là con em của nhân dân lao động bị thất học, khoảng 90% dân Hà Nội mù chữ.

Thành phố vừa động viên, khuyến khích, vừa áp dụng các biện pháp để người chưa biết chữ đến các lớp học, đồng thời bố trí, điều động đội ngũ giáo viên và người tình nguyện tham gia dạy học.

Dù bộn bề khó khăn, chỉ 10 ngày sau khi tiếp quản Thủ đô, các trường học của Hà Nội đã khai giảng năm học đầu tiên sau hòa bình (các trường tiểu học khai giảng ngày 15/10, các trường trung học 18/10).

Mười năm đầu tiên sau giải phóng (1954-1965) là giai đoạn hết sức có ý nghĩa. Trong đó, ngành Giáo dục Thủ đô vừa phải hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi nền kinh tế, thực hiện những mục tiêu nhằm đẩy nhanh sự phát triển của giáo dục và đào tạo, góp phần vào sự phát triển chung của Thủ đô.

Các nhà giáo, nhà quản lý giáo dục khi đó không nề hà gian khổ, khó khăn, khắc phục mọi thiếu thốn để đẩy mạnh phong trào thi đua “Hai tốt.” Nhờ đó, ngành Giáo dục không chỉ tăng nhanh về số lượng mà chất lượng cũng được quan tâm nâng cao. Giai đoạn 1965-1975, cả dân tộc đứng trước những thử thách khốc liệt, vừa dốc sức chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam, trực tiếp đương đầu và chiến đấu chống cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ ở miền Bắc, vừa đảm bảo sự nghiệp giáo dục tiếp tục ổn định và phát triển.

Thầy và trò phải sơ tán về các vùng nông thôn xa xôi để dạy và học. Khi ấy, các nhà giáo đã nỗ lực vượt qua tất cả, lao động không mệt mỏi vì học sinh thân yêu, vì sự vinh quang mà Đảng và nhân dân giao phó. Số lượng trường, lớp, học sinh không ngừng tăng lên.

ttxvn_hoc sinh ha noi.jpg
Ngày hội Khoa học-Công nghệ-Kỹ thuật-Nghệ thuật- Toán học, khơi nguồn sáng tạo, lan tỏa đam mê khoa học tới học sinh thủ đô. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất năm 1975, ngành Giáo dục Thủ đô cùng cả nước thực hiện song song nhiệm vụ khôi phục, xây dựng đất nước sau kháng chiến và thực hiện công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Ngành đã chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng quán triệt mục tiêu “Coi trọng giáo dục toàn diện, quan tâm đúng mức đến giáo dục lao động, hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh….”

Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo

Từ năm 1986-2007, đất nước bước vào sự nghiệp đổi mới, giáo dục Hà Nội tiếp tục vươn lên mạnh mẽ, đổi mới cả nội dung và phương pháp đào tạo. Ngành Giáo dục Thủ đô trở thành địa phương có phong trào phát triển giáo dục xuất sắc, là đơn vị đầu tiên trong cả nước hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học năm 1990, trung học cơ sở năm 1999.

Các ngành học, bậc học phát triển đa dạng (công lập, bán công, dân lập, tư thục…) và có bước phát triển vượt bậc cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả, xứng tầm là một trung tâm giáo dục lớn của cả nước. Đặc biệt, từ năm 2008 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính, Hà Nội tiếp tục được mở rộng cả về quy mô, diện tích. Quy mô giáo dục tăng mạnh, trở thành địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng trường học, số lượng giáo viên và học sinh.

Hà Nội đã có nhiều mô hình, loại hình trường học đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng đa dạng của nhân dân. Các thế hệ học sinh Thủ đô đã trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao, đóng góp tài năng, trí tuệ vào công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa Thủ đô và đất nước.

Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển, ngành Giáo dục Hà Nội không ngừng lớn mạnh, chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao, giáo dục mũi nhọn có chuyển biến mạnh mẽ và rõ nét. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên được tăng cường, đảm bảo chất lượng chuyên môn và năng lực sư phạm. Việc quản lý, kiểm tra đánh giá không ngừng được đổi mới, nền nếp và kỷ cương được duy trì. Các hoạt động, phong trào thi đua trong nhà trường diễn ra sôi nổi, thiết thực. Việc xây dựng xã hội học tập, khuyến học, khuyến tài được triển khai sâu rộng.

Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương, thành phố hiện có 2.913 trường mầm non, phổ thông với gần 2,3 triệu học sinh và gần 130.000 giáo viên, 1 trường bồi dưỡng cán bộ giáo dục và 29 trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên; trường công lập đạt chuẩn quốc gia chiếm gần 80%. Thành phố đã công nhận 23 trường chất lượng cao; đồng thời triển khai công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng 7 trường liên cấp tiên tiến, hiện đại có diện tích 5ha trở lên trên địa bàn.

Năm học 2023-2024, Hà Nội đứng đầu cả nước với 184 học sinh đoạt giải trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia (cao hơn 43 học sinh so với năm 2023); 3 học sinh đoạt giải tại Kỳ thi Khoa học kỹ thuật quốc gia; 35 học sinh đoạt giải quốc gia trong Cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp.

Nhiều học sinh Thủ đô đoạt giải trong các kỳ thi quốc tế; đặc biệt, có 2 học sinh giành Huy chương Vàng tại Kỳ thi Olympic Sinh học quốc tế và Kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế. Kết quả Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông tiếp tục có chuyển biến mạnh, tăng 5 bậc so với năm 2023 (từ vị trí thứ 16 vươn lên xếp vị trí thứ 11). Hà Nội cũng là địa phương có số bài thi điểm 10 nhiều nhất cả nước với 915 bài…

Bên cạnh đó, học sinh Thủ đô còn giành 339 huy chương, xếp thứ hai toàn đoàn tại Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc năm 2024. Đặc biệt, để thu hẹp khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các trường nội thành và ngoại thành, thành phố đã chỉ đạo triển khai mô hình “Nhà trường cùng chung tay phát triển-Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm,” nhận được sự hưởng ứng tích cực.

ttxvn_hoc sinh Ha noi doat giai tai IMSO.jpg
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương trao phần thưởng đột xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tới các thầy, cô giáo và học sinh trong đoàn đoạt giải tại IMSO 2024. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Trong kỳ tuyển sinh năm học 2024-2025, với sự chỉ đạo quyết liệt, khoa học của thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, các cơ sở giáo dục đã tổ chức tuyển sinh an toàn, hiệu quả các lớp mầm non, đầu cấp, khắc phục triệt để hiện tượng xếp hàng nộp hồ sơ tuyển sinh hay bốc thăm để vào trường công lập…

Xứng tầm là trung tâm giáo dục của cả nước

Những năm qua, Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội luôn xác định đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định sự phát triển bền vững của Thủ đô trong tương lai.

Đặc biệt, vào tháng Sáu vừa qua, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã chính thức được Quốc hội thông qua và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, tạo cơ chế vững chắc để thành phố tập trung nguồn lực, phát triển toàn diện, trong đó có phát triển giáo dục và đào tạo. Điều 22 đã đưa ra những kế sách phát triển giáo dục và đào tạo Thủ đô, khẳng định: “Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo để Thủ đô là trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao, thích ứng với quá trình chuyển đổi số quốc gia, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế.”

Luật Thủ đô 2024 nhấn mạnh yêu cầu đầu tư, xây dựng hệ thống trường học công lập, cơ sở giáo dục chất lượng cao, cơ sở giáo dục có nhiều cấp học bảo đảm không gian, cảnh quan sư phạm trong và ngoài nhà trường, đội ngũ giáo viên phục vụ tối đa nhu cầu học tập của học sinh; bảo đảm bố trí quỹ đất xây dựng trường học ở vị trí thuận lợi; đồng thời không bố trí trường học gần nghĩa trang, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm tiếng ồn, không khí.

Để rút ngắn khoảng cách giữa giáo dục công lập và tư thục, Luật quy định cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập của thành phố được thực hiện liên kết giáo dục với các cơ sở giáo dục nước ngoài. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, trình tự, thủ tục, chương trình giáo dục, việc cấp văn bằng, chứng chỉ thực hiện liên kết giáo dục, giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp…

Những điểm mới về giáo dục và đào tạo trong Điều 22 Luật Thủ đô 2024 đã thể hiện rõ ý nghĩa sâu sắc, khẳng định tính kế thừa, sự nhất quán trong quan điểm của Đảng, Nhà nước nói chung và Hà Nội nói riêng là luôn đề cao vai trò, vị trí của giáo dục và đào tạo, coi đây là quốc sách hàng đầu nhằm thúc đẩy, xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội Thủ đô nhanh, bền vững.

Đồng thời thực hiện khát vọng phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo Thủ đô trong thời gian tới thực sự là trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao, thích ứng với quá trình chuyển đổi số quốc gia, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế.

Nhà giáo Ưu tú, Tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam, cho rằng Luật Thủ đô 2024 với nhiều quy định đặc thù cho phép Hà Nội làm được rất nhiều việc. Ngành Giáo dục cần phải đi trước cả nước, giữ vững vị trí “đầu tàu.”

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 “đưa” chương trình giáo dục cho các nhà trường quyết định và nhà trường phải gắn với lao động, sản xuất. Muốn làm được vậy, ngành Giáo dục Hà Nội cần tập trung xây dựng trường học với 4 yếu tố: Tự chủ, dân chủ, nhân văn, sáng tạo, trong đó yếu tố tự chủ rất quan trọng. Mỗi nhà trường cần tự chủ để lựa chọn phương pháp giáo dục, xây dựng chương trình giáo dục phù hợp với học sinh và điều kiện giáo dục, giúp học sinh phát huy tối đa năng lực, phẩm chất./.

Học sinh Hà Nội xếp thứ hai toàn đoàn tại Olympic Toán và Khoa học Quốc tế

Đội tuyển Việt Nam dự thi Olympic Toán và Khoa học Quốc tế năm 2024 tại Trung Quốc giành 9 huy chương Vàng, 14 huy chương Bạc và một huy chương Đồng – thành tích cao nhất từ trước tới nay.



Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/nganh-giao-duc-thu-do-ha-noi-vuon-minh-doi-moi-toan-dien-post981916.vnp

Cùng chủ đề

Hà Nội phê duyệt kế hoạch sử dụng đất của loạt quận, huyện gồm 915 dự án

(Dân trí) - 8 quận, huyện tại TP Hà Nội vừa được phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2025 có tổng 915 dự án. UBND TP Hà Nội vừa ban hành loạt quyết định phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2025 của các quận, huyện gồm Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Phúc Thọ, Phú Xuyên, Thường Tín, Ứng Hòa, Ba Vì.Cụ thể, danh mục các công trình dự án nằm trong kế hoạch sử...

Hà Nội là điểm đến du lịch hàng đầu đối với du khách

Cục Thống kê Hà Nội vừa công bố, năm 2024, TP Hà Nội tiếp tục được các tổ chức du lịch uy tín trên thế giới bình chọn, vinh danh với nhiều giải thưởng lớn. Điều này cho thấy Hà Nội là điểm đến du lịch hàng đầu đối với du khách trong và ngoài nước. ...

Hàng nghìn giáo viên Hà Nội lo mất thưởng Tết 2025, Giám đốc Sở GD&ĐT nói gì?

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế CÆ°Æ¡ng đã lên tiếng về thông tin hàng nghìn giáo viên ở Hà Nội nguy cÆ¡ mất thưởng Tết. "Ngay trong chiều nay, tôi đã ký văn bản gửi lãnh đạo thành phố Hà Nội, đề xuất phương án xử lý nhằm đảm bảo quyền lợi cho giáo viên không bị mất thưởng Tết", ông Trần Thế Cương nói. Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT, mặc dù số tiền thưởng không nhiều, chỉ khoảng 3-4...

Hàng nghìn giáo viên Hà Nội lo mất thưởng Tết Nguyên đán 2025

Hàng nghìn giáo viên trường công ở Hà Nội có thể không nhận được tiền thưởng Tết Nguyên đán 2025 theo Nghị định 73, với lý do trường đã được xếp vào nhóm tá»± chủ. Theo Nghị định 73/2024 của Chính phủ, từ ngày 1/7/2024, cán bộ, công chức, viên chức sẽ có chế độ tiền thưởng căn cứ vào thành tích công tác và kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm. Quỹ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Danh thắng Tràng An được vinh danh ở hạng mục “Điểm đến có ảnh hưởng”

Việc giành chiến thắng ở hạng mục Điểm đến có ảnh hưởng tại Kotler Awards 2024 là sự công nhận xứng đáng cho nỗ lực xây dựng thương hiệu du lịch Ninh Bình với hạt nhân là Quần thể danh thắng Tràng An. Tối 22/11/2024, tại Lễ trao giải thưởng Kotler 2024 diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải...

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh, về gần mức trước dịch COVID-19

Tính chung năm 2024, khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 17,6 triệu lượt người, tăng 39,5% so với năm trước và gần bằng mức năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch COVID-19.Chinh phục du khách quốc tế: Đi tìm lời giải “tại sao điểm đến là Việt Nam?”Du lịch Việt sắp "cán đích" với lượng khách quốc tế đến tháng 11 cao nhất nămKhách quốc tế tăng, du lịch Bình Thuận dồn sức vào mùa cao...

NovaWorld Phan Thiet bùng nổ chuỗi sự kiện chào năm mới “Tết Holidays”

Tết này, NovaWorld Phan Thiet sẽ “chiêu đãi” du khách một mùa lễ hội sôi động, khác biệt nhưng vẫn đậm chất truyền thống với chuỗi sự kiện hấp dẫn diễn ra từ mùng 2 đến mùng 6 Tết Âm Lịch.Sở hữu nhiều lợi thế, NovaWorld Phan Thiet thành “Thành phố thể thao” lý tưởngNovaWorld Phan Thiet: Điểm đến hàng đầu của các nghệ sỹ, doanh nhân đam mê GolfDàn nam vương khắp châu lục "mê mẩn" NovaWorld Phan...

Yên Bái: Trải nghiệm nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Quế Văn Yên

Lễ hội Quế Văn Yên tạo môi trường để các doanh nghiệp giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm về trồng, chế biến, kinh doanh các sản phẩm quế, thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm quế.Yên Bái: Quế Văn Yên khó "chồng" khó khi thị trường suy giảmKhát vọng đổi đời từ cây quế - chàng trai dân tộc trở thành 'tỷ phú' Quế Văn Yên từ cây xóa đói giảm nghèo thành cây...

Xu hướng du lịch gia đình sẽ “lên ngôi” trong năm 2025

Khảo sát xu hướng du lịch 2025 của Nền tảng du lịch số Agoda cho thấy du khách ngày càng chú trọng du lịch nghỉ dưỡng, trải nghiệm cùng gia đình, điều này giúp thúc đẩy ngành du lịch khu vực châu Á. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Các đơn vị nghiên cứu khảo sát, cơ quan quản lý ngành du lịch đã đưa ra nhiều dự báo về xu hướng du lịch của du khách Việt Nam. Theo đó,...

Bài đọc nhiều

Thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP HCM tại Gia Lai

(NLĐO) - Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP HCM tại Gia Lai đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh Gia Lai nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung. ...

UMT tạm đình chỉ công việc viện trưởng của bà Nguyễn Trà Giang để xác minh tố cáo

Hiệu trưởng Trường đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM (UMT) vừa ban hành quyết định tạm đình chỉ công việc và chức vụ đối với TS Nguyễn Trà Giang - viện trưởng Viện Khoa học và quản lý thể dục thể thao UMT. ...

PGS.TS Phạm Quang Huy thôi chức phó trưởng ban đào tạo Đại học Kinh tế TP.HCM

Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) vừa công bố quyết định về công tác nhân sự đối với PGS.TS Phạm Quang Huy - phó trưởng ban đào tạo Đại học Kinh tế TP.HCM. Quyết định do giám đốc Đại học Kinh tế TP.HCM...

Hơn 1.000 giáo viên suýt mất thưởng ở Vĩnh Long sẽ được nhận tiền

UBND huyện Trà Ôn thống nhất chi tiền thưởng cho các giáo viên mầm non, tiểu học, THCS theo Nghị định 73 của Chính phủ. Sáng nay (3/1), theo nguồn tin của VietNamNet, ông Nguyễn Chí Hiếu - Phó Chủ tịch UBND huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long - vừa ký văn bản gửi Phòng GD-ĐT huyện này về việc chi tiền thưởng theo Nghị định 73 của Chính phủ.  Theo đó, UBND huyện Trà Ôn có văn bản nêu rõ...

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù...

Cùng chuyên mục

Bộ GD-ĐT chuẩn bị tái cấu trúc, tinh gọn bộ máy

Năm 2025, Bộ GD-ĐT triển khai một số việc trọng tâm, trong đó có việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Thông tin được Bộ GD-ĐT đưa ra tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.  Bộ GD-ĐT cho biết, năm 2025, một trong những việc Bộ GD-ĐT tập trung thực hiện là triển khai nghiêm túc và bảo đảm tiến độ việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Cùng...

Nâng mức phạt giúp “xây” văn hóa giao thông

Nghị định 168 có thể coi là một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao ý thức và bảo đảm an toàn giao thông. Mỗi cá nhân cần ý thức được trách nhiệm của mình, cùng nhau xây dựng văn hóa giao thông văn minh, an toàn.

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

TP - Bỏ xét tuyển sớm, bổ sung ngưỡng đảm bảo đầu vào đối với nhóm ngành sư phạm, nhóm ngành Sức khỏe - Y dược (có cấp chứng chỉ hành nghề) là hai điểm mới trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2025 mà Ban soạn thảo vừa điều chỉnh. TP - Bỏ xét tuyển sớm, bổ sung ngưỡng đảm bảo đầu vào đối với nhóm ngành sư phạm, nhóm ngành Sức...

Một tiến sĩ bị đình chỉ chức viện trưởng

Tiến sĩ Nguyễn Trà Giang bị Trường ĐH Quản lý và Công nghệ TPHCM tạm đình chỉ chức vụ Viện trưởng Viện khoa học và quản lý thể dục thể thao để xác minh tố cáo. Đình chỉ vì có nhiều nội dung tố cáo Trường ĐH Quản lý và Công nghệ TPHCM vừa có quyết định tạm đình chỉ công việc và chức vụ đối với TS. Nguyễn Trà Giang - Viện trưởng Viện khoa học và quản lý thể...

Mới nhất

Lãnh đạo đồng loạt bán ra, cổ phiếu Phát Đạt gặp áp lực lớn

(NLĐO)- Tổng Giám đốc và 2 phó tổng giám đốc của Phát Đạt đồng loạt đăng ký bán gần 1,6 cổ phiếu PDR từ ngày 9-1...

Hội An đề xuất mở rộng lượng khách được miễn phí tham quan phố cổ

Thành phố Hội An đề xuất miễn phí tham quan khu phố cổ đối với đại biểu đến từ các địa phương trong nước và nước ngoài có ký kết hoặc có mối quan hệ hợp tác, giao lưu với thành phố và tỉnh.   Du khách tham quan phố cổ Hội An - Ảnh: LÊ TRUNG UBND TP Hội An vừa có...

Danh thắng Tràng An được vinh danh ở hạng mục “Điểm đến có ảnh hưởng”

Việc giành chiến thắng ở hạng mục Điểm đến có ảnh hưởng tại Kotler Awards 2024 là sự công nhận xứng đáng cho nỗ lực xây dựng thương hiệu du lịch Ninh Bình với hạt nhân là Quần thể danh thắng Tràng An. Tối 22/11/2024, tại Lễ trao giải thưởng Kotler 2024 diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh,...

Mới nhất

Leng keng di sản