Trang chủNewsKinh tếNgành dệt may Việt Nam đang trên đà bứt phá

Ngành dệt may Việt Nam đang trên đà bứt phá

Ngành dệt may Việt Nam hồi sinh mạnh mẽ trong năm 2024 nhờ nhu cầu gia tăng, giảm lượng tồn kho, triển vọng kinh tế thuận lợi và môi trường đầu tư hấp dẫn.

Sự hồi sinh của ngành dệt may

Năm 2024 chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của ngành dệt may Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng 8,9% trong 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái. Tín hiệu tích cực này cho thấy ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam đang trên đà bứt phá.

Những thị trường xuất khẩu chủ lực như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc vẫn là đầu tàu dẫn dắt tăng trưởng. Tuy nhiên, sự trỗi dậy của các thị trường mới nổi như: ASEAN, Nga và Canada đang mở ra những cơ hội vàng cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam mở rộng sản xuất và xuất khẩu.

Ngành dệt may Việt Nam đang trên đà bứt phá
Với nhiều sự thay đổi tại các thị trường lớn trên thế giới, ngành dệt may Việt Nam tiếp tục kỳ vọng sẽ có thêm nhiều cơ hội để đạt mục tiêu xuất khẩu năm 2024. Ảnh M.H

Một yếu tố góp phần vào sự hồi sinh của ngành là sự sụt giảm đáng kể lượng tồn kho của các hãng thời trang lớn trên thế giới. Nike giảm tồn kho tới 11%, Levi’s theo sát với 7%. Điều này báo hiệu nhu cầu đối với hàng dệt may đang tăng lên, tạo động lực cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường sản xuất.

Cùng với đó, lạm phát ở Hoa Kỳ hạ nhiệt và Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) giảm lãi suất, dự kiến sẽ tiếp tục giảm thêm vào cuối năm. Những diễn biến tích cực này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sức cầu của thị trường, mở ra triển vọng tươi sáng hơn cho ngành dệt may Việt Nam.

Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang đặt nhiều kỳ vọng vào việc cải thiện giá đơn hàng trong thời gian tới. Với những tín hiệu tích cực từ thị trường, mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD năm 2024 hoàn toàn trong tầm tay.

Theo ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VINATEX), Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư dệt may quốc tế nhờ môi trường kinh doanh thuận lợi và ổn định về kinh tế-chính trị. Hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện, tạo sự an tâm cho các doanh nghiệp khi hoạt động tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, năng lực sản xuất vượt trội của ngành dệt may Việt Nam cũng là một lợi thế cạnh tranh. Đội ngũ lao động lành nghề và giàu kinh nghiệm có thể đáp ứng các đơn hàng khó, yêu cầu chất lượng cao, giúp các doanh nghiệp Việt Nam luôn được các đối tác tin tưởng.

Đồng quan điểm trên, bà Lê Nguyên Trang Nhã, Ủy viên Ban chấp hành Hội Dệt May thêu đan thành phố Hồ Chí Minh, Tổng giám đốc công ty Viking Việt Nam, nhấn mạnh rằng Việt Nam còn sở hữu tiềm năng to lớn trong lĩnh vực tái chế rác thải và bán thô nguyên liệu dệt may.

Bà Nhã lấy dẫn chứng một số doanh nghiệp nước ngoài như Trung Quốc và Đài Loan đã đầu tư xây dựng nhà máy tại Việt Nam để thu mua và tái chế rác thải thành xơ sợi xuất khẩu. Tuy nhiên, sau đó, các nhà máy Việt Nam lại phải nhập khẩu chính loại xơ sợi tái chế này về để sản xuất. Tương tự, trong lĩnh vực tơ lụa, Việt Nam có nguồn nguyên liệu dồi dào nhưng doanh nghiệp trong nước lại phải nhập khẩu sợi hoặc vải tơ tằm từ nước ngoài.

Những thực tế này cho thấy Việt Nam còn nhiều cơ hội để phát triển ngành dệt may theo hướng bền vững và tận dụng tối đa các nguồn lực trong nước.

Bên cạnh đó, ngành dệt may Việt Nam vẫn phải đối mặt với một số thách thức. Nhu cầu thị trường chưa ổn định, cước vận tải biển và chi phí sản xuất tăng cao có thể ảnh hưởng đến hiệu suất sản xuất và kinh doanh. Các doanh nghiệp cần chủ động ứng phó với những thách thức này để đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai.

Tận dụng ưu đãi, cập nhật công nghệ để đổi mới

Để tìm kiếm thị trường, kết nối cung cầu sản phẩm ngành dệt may, thời gian qua, các bộ, ngành và các đơn vị liên quan đã tổ chức nhiều sự kiện không chỉ trong và ngoài nước.

Đáng lưu ý, một loạt triển lãm đã được triển khai như triển lãm quốc tế Ngành công nghiệp Dệt & May – Thiết Bị, Nguyên phụ liệu & Vải 2024 (HanoiTex & HanoiFabric). Đây là sự kiện hàng đầu trong ngành dệt may Việt Nam, được tổ chức thường niên tại Hà Nội vào tháng 10. Với sự bảo trợ và phối hợp của các cơ quan quản lý ngành, HanoiTex & HanoiFabric trở thành nền tảng lý tưởng để trưng bày những xu hướng và công nghệ mới nhất, đồng thời kết nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Ngành dệt may Việt Nam đang trên đà bứt phá
Các gian hàng tại triển lãm quốc tế Ngành công nghiệp Dệt & May – Thiết Bị, Nguyên phụ liệu & Vải 2024 (HanoiTex & HanoiFabric). Ảnh N.H

Diễn ra trên diện tích hơn 6.000m², HanoiTex & HanoiFabric 2024 quy tụ hơn 210 nhà triển lãm đến từ 10 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các doanh nghiệp tham gia sẽ giới thiệu những sản phẩm, thiết bị, vải và nguyên phụ liệu hiện đại nhất, đáp ứng nhu cầu đa dạng của ngành dệt may.

HanoiTex & HanoiFabric là cơ hội vàng để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các đối tác quốc tế, tìm kiếm cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường, cập nhật thông tin và nâng cao năng lực cạnh tranh. Thông qua triển lãm, doanh nghiệp có thể học hỏi từ các nhà cung cấp thiết bị và nguyên phụ liệu tiên tiến, đồng thời mở rộng mối quan hệ kinh doanh trên toàn cầu.

Sự giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các đối tác nước ngoài cũng giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện quy trình sản xuất và tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế. Từ đó, các doanh nghiệp có thể phát triển bền vững, mở rộng quy mô và khẳng định vị thế trên thị trường toàn cầu.

Tại triển lãm, ông Lê Tiến Trường – Chủ tịch Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) chia sẻ: “Tại HanoiTex & HanoiFabric năm nay, những xu hướng, công nghệ mới nhất trong sản xuất nguyên liệu dệt may và các loại vải đa dạng sẽ được trưng bày, đồng thời tập trung vào các thương hiệu uy tín trong nước và quốc tế về thiết bị, máy móc dệt may. Ngoài ra, dự kiến triển lãm sẽ đón tiếp gần 10.000 lượt khách tham quan thương mại“, ông Lê Tiến Trường cho biết thêm, từ đó, đây là cơ hội cho các doanh nghiệp trong, ngoài nước gặp gỡ hợp tác, quảng bá thương hiệu, tìm kiếm đối tác và mở rộng thị trường.

Với quy mô lớn và sự tham gia của nhiều doanh nghiệp uy tín, HanoiTex & HanoiFabric 2024 là một sự kiện không thể bỏ qua đối với các doanh nghiệp trong ngành dệt may. Triển lãm đã tạo ra một thị trường giao thương sôi động, mang đến nhiều cơ hội gặp gỡ, hợp tác và phát triển kinh doanh cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.



Nguồn: https://congthuong.vn/nganh-det-may-viet-nam-dang-tren-da-but-pha-358793.html

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp dệt may với cuộc đua “xanh hoá

Đứng trước những thách thức toàn cầu và yêu cầu từ thị trường nội địa, ngành dệt may cần phải thay đổi tận gốc từ chuỗi cung ứng đến công nghệ, từ nguồn nhân lực đến quy trình sản xuất. Đứng trước những thách thức toàn cầu và yêu cầu từ thị trường nội địa, ngành dệt may cần phải thay đổi tận gốc từ chuỗi cung ứng đến công nghệ, từ nguồn nhân lực đến quy trình sản...

Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của dệt may Việt Nam với 6 tỷ USD vốn đầu tư. Đó là thông tin ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam đưa ra tại “Hội thảo môi trường bền vững trong công nghệ thời trang”, diễn ra sáng ngày 24/10, do Hiệp hội Dệt may Việt Nam phối hợp với Viện Công nghệ Công nghiệp Hàn...

Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Ngành dệt may Việt Nam: Tăng trưởng và thách thức Ngành dệt may Việt Nam tăng tốc "xanh hóa" Theo thông tin từ Ban Tổ chức, dệt may là một trong những ngành kinh tế quan trọng, đóng góp khoảng 12% kim ngạch xuất khẩu của đất nước và đóng vai trò là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những...

Đơn hàng tăng, nhưng thiếu lao động khó khăn vẫn bủa vây ngành dệt may, da giày

DNVN - Ông Phạm Xuân Hồng - Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP Hồ Chí Minh cho hay, hiện đơn hàng của doanh nghiệp dệt may hồi phục tương đối tốt. Nửa cuối năm 2024, tăng trưởng của ngành dự kiến tăng 15% so với nửa đầu năm. ...

Hơn 67% vải may mặc của Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc

Khai mạc Triển lãm quốc tế về vải, may mặc, phụ kiện Denimsandjeans Phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu: Rào cản đối với ngành dệt may Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu vải may mặc các loại vào Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 10,95 tỷ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhóm hỗ trợ Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump lên danh sách “thanh lọc” Lầu Năm Góc

Hai nguồn tin của Reuters cho biết, nhóm hỗ trợ Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đang lên danh sách các sĩ quan quân đội có thể sẽ bị sa thải tại Lầu Năm Góc. Theo Reuters cập nhật ngày 14/11, "làn sóng" sa thải có thể ảnh hưởng tới vị trí Tham mưu trưởng liên quân. Đây là cuộc cải tổ chưa từng có ở Lầu Năm Góc. Cụ thể, các...

Ukraine bị “gậy ông, đập lưng ông” ở Kurakhove

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 14/11/2024: Ukraine bị 'gậy ông, đập lưng ông' ở Kurakhove khi cố gắng phá đập nước bên bờ sông Volchaya để gây ngập lụt. Các đơn vị của Lực lượng Vũ trang Ukraine (AFU) đã bị ngập lụt quét sạch khỏi một số khu vực tại Kurakhove, Donetsk sau khi đập nước Kurakhovsky bị phá hủy. Hãng thông tấn TASS của Nga thông báo: “Họ đã xả...

Giá xăng dầu quay đầu giảm

Giá xăng dầu hôm nay, từ 15h ngày 14/11. Theo đó, mỗi lít xăng E5 RON 92 giảm 292 đồng/lít, xăng RON 95 giảm 247 đồng/lít; giá dầu cũng điều chỉnh giảm. Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều chỉnh hôm nay (14/11). Thời gian áp dụng từ 15h ngày 14/11/2024. ...

Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Từ ngày 14-16/11, tại Hà Nội, diễn ra Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Lift Expo 2024), quy tụ hơn 100 doanh nghiệp tham gia. Tăng cường hợp tác, mở rộng thị trường Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024 là sự kiện do Công ty TNHH Spex International phối hợp với các hiệp hội, doanh nghiệp trong và ngoài nước tổ chức. ...

Chiều nay diễn ra Tọa đàm ‘Cần làm gì để xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam tại Australia’

Chiều ngày 14/11, Báo Công Thương sẽ tổ chức tọa đàm ‘Cần làm gì để xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam tại Australia’. Sau hơn 5 năm có hiệu lực, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã góp phần đem lại tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng cho Việt Nam, trong đó, có các thị trường truyền thống như Australia. Australia là đối tác...

Bài đọc nhiều

IPPG và China Duty Free Group đẩy nhanh mở cửa hàng miễn thuế tại Việt Nam

Tập đoàn Liên Thái Bình Dương vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với Tập đoàn miễn thuế Trung Quốc (CDFG) về thương mại du lịch. IPPG và China Duty Free Group đẩy nhanh mở cửa hàng miễn thuế tại Việt NamTập đoàn Liên Thái Bình Dương vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với Tập đoàn miễn thuế Trung Quốc (CDFG) về thương mại du lịch. ...

Đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển quan hệ bền vững Việt Nam – Hoa Kỳ

Diễn đàn hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ được phối hợp tổ chức bởi Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam và Đại học Troy (Hoa Kỳ), với sự bảo trợ truyền thông của Tạp chí kinh tế Việt Nam - VnEconomy. Sự kiện là một phần trong chuỗi hoạt động quan trọng kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống của Trường Đại học Kinh tế - Đại học...

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc 10 tháng đầu năm 2024 giảm đến 84% và dự báo sẽ tăng mạnh trở lại vào đầu năm 2025. Có sự chuyển dịch về thị trường và chủng loại hồ tiêu xuất khẩu, Theo thống kê bộ sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, tháng 10/2024 Việt Nam xuất khẩu được 18.493 tấn hồ tiêu các loại...

Chính thức ban hành Chiến lược Blockchain Quốc gia

(ĐCSVN)- Ngày 22/10, Chính phủ ban hành quyết định số 1236/QĐ- TTg công bố Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ Blockchain đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong Chiến lược quốc gia về Ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược Blockchain Quốc gia) vừa được Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký ban hành, blockchain được định...

Cùng chuyên mục

Trung tâm Phụ nữ và Phát triển mở rộng kết nối đối tác Hàn Quốc tăng cường hỗ trợ phụ nữ 2 nước

Từ ngày 28/10 đến 2/11/2024, đoàn công tác của Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (thuộc TƯ Hội LHPN Việt Nam) thăm và làm việc với các đối tác tại Hàn Quốc, mở ra nhiều cơ hội...

Giá xăng dầu quay đầu giảm

Giá xăng dầu hôm nay, từ 15h ngày 14/11. Theo đó, mỗi lít xăng E5 RON 92 giảm 292 đồng/lít, xăng RON 95 giảm 247 đồng/lít; giá dầu cũng điều chỉnh giảm. Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều chỉnh hôm nay (14/11). Thời gian áp dụng từ 15h ngày 14/11/2024. ...

Xăng dầu đồng loạt giảm giá

DNVN - Từ 15h ngày 14/11, các loại xăng dầu đồng loạt được điều chỉnh giảm. Trong đó, giá xăng giảm từ gần 250-300 đồng/lít, giá dầu giảm từ hơn 300 đồng đến gần 400 đồng/lít hoặc kg (tuỳ loại). ...

Gần 200 người xếp kín tiệm vàng, người bán muốn ‘trao tay’ vì sợ chờ lỗ thêm

Sáng 14/11, cửa hàng Bảo Tín Minh Châu (Cầu Giấy, Hà Nội) quá tải khách tới giao dịch. Chỉ trong chốc lát đã gần 200 người ngồi chờ tới lượt. Nhiều người sốt ruột muốn bán "trao tay" ngay cho khách tới mua. Theo ghi nhận của PV. VietNamNet, sáng 14/11, các tiệm vàng trên đường Cầu Giấy (Hà Nội) tấp nập khách tới mua - bán. Nhiều người chờ đợi từ sớm, khi cửa hàng chưa mở cửa. Lượng...

FPT bắt tay Sun Life hợp tác chuyển đổi số nhằm nâng tầm trải nghiệm khách hàng

Theo thỏa thuận, hợp tác giữa hai doanh nghiệp với mong muốn phát triển các cơ hội kinh doanh của hai bên, đồng thời nâng cao trải nghiệm về số hóa cho khách hàng hiện hữu và khách hàng tiềm năng của Sun Life Việt Nam trong thời gian tới.Cụ thể, FPT sẽ tư vấn chiến lược chuyển đổi số cho Sun Life Việt Nam, bao gồm các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, viễn...

Mới nhất

Một công ty lên sàn sớm nhất thị trường chứng khoán vừa thay chủ tịch lẫn CEO

Sam Hodings là một trong 2 công ty đầu tiên được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã SAM. Doanh nghiệp này vừa có chuyển biến cơ cấu lãnh đạo cấp cao đáng chú ý. ...

Hiệp ước Biển cả – BBNJ (kỳ II): 20 năm “gieo hạt, nảy mầm”, mang một sứ mệnh riêng

Trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13, được tổ chức tại Thành phố Cần Thơ (ngày 14/11), các học giả, luật gia trong nước và quốc tế đã "mổ xẻ" ý nghĩa của Hiệp định trong khuôn khổ UNCLOS về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ). Việc đạt được BBNJ là một dấu mốc của luật pháp quốc tế, tuy nhiên vẫn còn một hành trình dài để có thể đi vào thực tiễn triển khai.

Chuyện nữ Phó Giáo sư có nhiều bằng sáng chế nhất ở Trường Hóa và Khoa học Sự sống

Gần 30 năm gắn bó với công tác giảng dạy và nghiên cứu Hóa hữu cơ, Hóa học...

Hàng trăm chuyên gia ngành giáo dục bàn cách thu hút nhân tài về Hạ Long

Ngày 14/11,TP Hạ Long tổ chức hội thảo khoa học “Phát triển giáo dục Hạ Long trong Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” với sự tham gia của hơn 400 đại biểu, trong đó có nhiều nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực GD-ĐT. Tại hội thảo, ông Vũ Quyết Tiến, Bí...

Đề xuất thêm một số bệnh vào Chiến lược quốc gia bệnh không lây nhiễm

Lãnh đạo Trung ương hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã đề xuất đưa bệnh thận mạn tính, Alzheimer, rối loạn tâm thần vào danh mục Chiến lược quốc gia bệnh không lây nhiễm. Tin mới y tế ngày 14/11: Đề xuất thêm một số bệnh vào Chiến lược quốc gia bệnh không lây nhiễmLãnh đạo Trung ương hội Thầy...

Mới nhất