Trang chủNewsNhân quyềnNgành dệt may phát thải khoảng 5 triệu tấn CO2 mỗi năm

Ngành dệt may phát thải khoảng 5 triệu tấn CO2 mỗi năm


Thông tin được đưa ra tại Hội thảo tập huấn về kiểm kê và thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực dệt may, do Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ngày 8/11, tại TP. Hồ Chí Minh.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Tuấn Quang, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu nhận định, việc kiểm kê khí nhà kính trong lĩnh vực dệt may và đề xuất giải pháp giảm phát thải là việc làm cần thiết, giúp các doanh nghiệp phần nào bắt kịp xu thế thị trường, chuyển đổi xanh thích ứng với các yêu cầu của nhãn hàng.

anh-1.jpg
Ông Nguyễn Tuấn Quang, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu phát biểu tại hội thảo

Các nghiên cứu cho thấy, ngành công nghiệp thời trang được ước tính chịu trách nhiệm cho 6-10% lượng khí thải các-bon toàn cầu, tương đương khoảng 1,7 tỷ tấn các-bon. Do nhu cầu về quần áo ngày càng tăng và sự phát triển của xu hướng “thời trang nhanh”, nên dự kiến ​ngành thời trang sẽ chiếm khoảng 25% tổng phát thải các-bon của thế giới vào năm 2050.

Bà Đặng Hồng Hạnh – Chuyên gia kỹ thuật Dự án SPI-NDC chia sẻ: Việt Nam là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ tư trên thế giới, với các thị trường chủ lực là Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và EU. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020 là gần 38 tỷ USD. Do đặc điểm của ngành là sử dụng nhiều năng lượng, nguyên nhiên liệu và hóa chất, gây phát thải khí nhà kính cao. Các quy trình xử lý ướt hàng dệt may (sợi, vải và hàng may) có “dấu chân các-bon” lớn nhất vì sự thâm dụng nước cho các khâu giặt, giũ, tiền xử lý, nhuộm và hoàn tất sau xử lý.

Hiện nay, có 294 doanh nghiệp ngành dệt may và da giày phải thực hiện trách nhiệm kiểm kê khí nhà kính theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP Quy định giảm nhẹ phát thải KNK và bảo vệ tầng ô-dôn (Danh mục trong Quyết định 01/2022/QĐ-TTg do Chính phủ ban hành ngày 18/01/2022).

anh-2.jpg
Ông Koji Fukuda, Cố vấn trưởng Dự án SPI-NDC phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Tuấn Quang, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu cho biết, ngành dệt may được đặt mục tiêu và kỳ vọng trở thành ngành chủ lực về xuất khẩu của nền kinh tế theo Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035.

Nghị định 06 đã đưa ra lộ trình cụ thể cho các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp dệt may, việc cung cấp số liệu hoạt động, thông tin liên quan phục vụ kiểm kê khí nhà kính của cơ sở. Ngay từ tháng 3/2025, doanh nghiệp sẽ phải gửi số liệu tới các cơ quan quản lý, đồng thời, xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Từ năm 2026, doanh nghiệp bắt buộc thực hiện các biện pháp thực hiện giảm nhẹ phát thải theo kế hoạch, để tuân thủ hạn ngạch phát thải được phân bổ.

Ngay từ bây giờ, doanh nghiệp cần triển khai sớm các bước chuẩn bị triển khai kiểm kê khí nhà kính và giảm phát thải, tránh rơi vào tình trạng lúng lúng trong sản xuất, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh, người lao động – ông Nguyễn Tuấn Quang nhấn mạnh.

anh-4.jpg
Đại diện doanh nghiệp dệt may thực hành tính toán kiểm kê khí nhà kính

Hoạt động đào tạo, tập huấn là một phần của Dự án “Hỗ trợ lên kế hoạch và thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định tại Việt Nam” (SPI-NDC), nhằm giới thiệu các quy định pháp luật, hướng dẫn kỹ thuật cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực dệt may về kiểm kê và thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính hướng tới thực hiện các mục tiêu theo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam.

Theo ông Koji Fukuda, Cố vấn trưởng Dự án SPI-NDC, với định hướng mở rộng xuất khẩu của ngành dệt may, nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang hiện hữu trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Thực tế cho thấy, doanh nghiệp đang đứng trước áp lực từ các nhà đầu tư, cổ đông, khách hàng trong vấn đề chứng minh sản phẩm của mình phù hợp với các yêu cầu về phát triển bền vững, đáp ứng bộ chỉ số “Môi trường – Xã hội – Quản trị”, giảm phát thải khí nhà kính.

Ở góc độ toàn cầu, biến đổi khí hậu đã trở thành một trong những vấn đề cần tính đến trong quản lý rủi ro doanh nghiệp. Hiệu quả cắt giảm phát thải khí nhà kính trở thành một trong những yếu tố mang tính quyết định đôi với cổ đông, nhà đầu tư trong vấn đề đầu tư hay thoái vốn. Việc ngành dệt may chuyển sang trở thành ngành công nghiệp xanh, khử các-bon sẽ góp phần vào mục tiêu khí hậu chung của Việt Nam, hướng tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

anh-3.jpg
Các đại biểu tham dự hội thảo

Tại Hội thảo, đại diện Cục Biến đổi khí hậu cùng các chuyên gia Việt Nam và Nhật Bản đã chia sẻ các quy định cụ thể về kiểm kê khí nhà kính và giảm phát thải khí nhà kính; xu hướng kinh doanh quốc tế và biến đổi khí hậu; giới thiệu các phương pháp, công cụ tính toán kiểm kê khí nhà kính; các biện pháp giảm nhẹ phát thải của các doanh nghiệp tiên phong sản xuất xanh, sạch trong lĩnh vực dệt may; giới thiệu về thị trường các-bon và nghiên cứu điển hình về thực hành mua bán các-bon, Hệ thống báo cáo kiểm kê khí nhà kính trực tuyến… Hội thảo cũng dành nhiều thời gian để đại diện các doanh nghiệp, các cơ quan liên quan hỏi đáp, trao đổi để làm rõ các vấn đề trong quá trình kiểm kê, giảm phát thải khí nhà kính.



Nguồn

Cùng chủ đề

Huế ‘bắt tay’ Tập đoàn Fast Retailing phát triển ngành dệt may

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác với Tập đoàn Fast Retailing (UNIQLO) để phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp chủ lực về xuất khẩu và đóng góp quan trọng vào GRDP của tỉnh. Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác với Tập đoàn Fast Retailing (UNIQLO) để phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp chủ lực về xuất khẩu và...

4.000 nhân viên còn 31: ‘Chán’ địa ốc, đại gia muốn thu vốn, quay về nghề chính

Ông lớn dệt may Việt từng có 4.000 nhân viên nhưng hiện chỉ còn 31 người. Công ty vẫn chưa có đơn hàng, đang tìm đối tác Âu Mỹ để khôi phục lại ngành may và muốn thu hồi vốn đầu tư vào mảng địa ốc. Tính rút khỏi bất động sản, khôi phục nhà máy 1.200 lao động tại Quảng Nam Ngày 5/12, CTCP Garmex Sài Gòn (GMC) công bố thông tin tình hình sản xuất kinh doanh và kế...

Một công ty vàng có chủ tịch mới

(NLĐO)- Công ty CP Thống Nhất (mã chứng khoán: BAX) tạm ứng cổ tức đợt 1/2024 bằng tiền, tỉ lệ 20%. ...

Doanh nghiệp dệt may chủ động đáp ứng kế hoạch kinh tế tuần hoàn

Kế hoạch của châu Âu về kinh tế tuần hoàn với mức độ đòi hỏi cao về môi trường, trách nhiệm xã hội được đánh giá là thách thức lớn của doanh nghiệp dệt may. Thách thức mới đến từ các tiêu chuẩn xanh Châu Âu là thị trường xuất khẩu quan trọng của ngành dệt may Việt Nam. Từ khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU có hiệu lực, xuất...

Tận dụng Hiệp định CPTPP, dệt may tăng xuất khẩu sang thị trường mới

Nhờ có Hiệp định CPTPP, doanh nghiệp dệt may trong nước không chỉ tăng được thị phần mà còn tăng kim ngạch xuất khẩu sang những thị trường mới. Năm 2024 được ghi nhận vượt khó thành công của các doanh nghiệp ngành dệt may. Sau một năm tăng trưởng âm, ngành dệt may đã nhanh chóng quay trở lại "đường đua" với kim ngạch xuất khẩu tháng 10/2024, đạt 3,21 tỷ USD/tháng, tăng 7,8% so...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nghệ An năm thứ 3 liên tiếp lọt tốp 10 địa phương thu hút đầu tư FDI lớn nhất cả nước

Theo số liệu thống kê, từ tính từ đầu năm nay đến hết tháng 11/2024, Nghệ An thu hút được 15 dự án mới với số vốn đăng ký 691,5 triệu USD và điều chỉnh vốn cho 12 dự án với tổng số vốn 877,16 triệu USD; ngoài ra có 1 lượt góp vốn mua cổ phần với giá trị 0,04 triệu USD đưa tổng số vốn FDI vào Nghệ An đạt 1,5687 tỷ USD. ...

Hoàn thiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy bảo đảm đúng tiến độ, kế hoạch

Sáng 19/12, tại Nhà Quốc hội, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Đảng đoàn Quốc hội với Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội lưu ý, đây chỉ kết quả bước đầu và đề nghị trong thời gian tới, phải tiếp tục nghiên cứu, rà soát xem cái gì còn là “điểm nghẽn”, còn khó khăn,...

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tài nguyên và Môi trường cho Đại sứ Úc tại Việt Nam

(TN&MT) - Bày tỏ lòng cảm ơn và ghi nhận những đóng góp của Ngài Đại sứ, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy trao tặng Đại sứ Andrew Goledzinowski Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tài nguyên và Môi trường về những đóng góp quý báu của đại sứ cho ngành. ...

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt

Sáng 19/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 - một trong những hoạt động trọng điểm, điểm nhấn mang ý nghĩa và tầm vóc quốc tế chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. ...

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an khẩn trương điều tra vụ án đốt gây cháy quán cà phê tại phường Cổ Nhuế 2...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 136/CĐ-TTg ngày 19/12/2024 về vụ án đốt gây cháy quán cà phê tại phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Công điện gửi: Bộ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ,...

Bài đọc nhiều

Nhận diện thách thức, thúc đẩy các giải pháp bảo đảm quyền con người

Ngày 15/8, Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2024 tại thành phố Thanh Hóa.

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948 và ý nghĩa đối thúc đẩy và bảo vệ...

Quyền con người, quyền công dân được xác định là vấn đề trọng tâm trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người.

Bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết

Ngày 11/12/2024, thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị , Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW, về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Toàn văn Chỉ thị như sau: Đất nước ta đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày...

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề trọng tâm: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, tăng cường bình đẳng giới trong chuyển đổi số trong phát triển kinh tế. Sáng 18/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải...

Cùng chuyên mục

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để “ai hiểu rồi thì yêu ta”

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh, cần phải tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế và báo chí nước ngoài trong lĩnh vực truyền thông đối ngoại nhằm đấu tranh và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam, qua đó thúc đẩy hình ảnh quốc gia, nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

PALS hỗ trợ Quảng Trị xây dựng 2 phòng học ở điểm trường Raman 2

UBND tỉnh Quảng Trị vừa có Quyết định số 3085/QĐ-UBND ngày 17/12/2024 phê duyệt dự án "Xây dựng 02 phòng học tại điểm lẻ thôn Raman 2, Trường mầm non Xy, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị" do tổ chức Pacific Links Foundation (PALS) tài trợ. Dự án có tổng vốn thực hiện là 1,25 tỷ đồng, trong đó: vốn viện trợ không hoàn lại 1 tỷ đồng; vốn đối ứng: ngân sách huyện Hướng...

Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Với sự trợ giúp của cộng đồng, Hội và Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam sẽ gửi trao những món quà như là niềm hy vọng tới cho gia đình các nạn nhân, giúp họ có một mùa Xuân trọn vẹn hơn.

Tăng cường tính sáng tạo trong tuyên truyền thông tin đối ngoại về quyền con người

Sáng 19/12, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo ‘Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới’. Hội thảo do Báo Thế giới và Việt Nam phối hợp với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tổ chức nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948-10/12/2024). Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam Nguyễn Trường Sơn cùng Đại diện Văn phòng Thường...

Những mái ấm nghĩa tình trên cao nguyên Hà Giang

Tiết trời rét buốt là đặc trưng của cùng cao Hà Giang mỗi khi Đông về. Thế nhưng, cái rét đó dường như đã được xóa tan bởi sự ấm áp từ những trái tim chia sẻ, nghĩa tình của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong phong trào “chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”, xây lên những mái ấm kiên cố hơn, bền đẹp hơn cho người có công với cách mạng,...

Mới nhất

Biến động như thế nào sau quyết định của Fed?

Dự báo giá vàng ngày mai 20/12/2024: Giá vàng đã xóa bỏ mức lỗ và tăng nhẹ, sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong một tháng qua do những quyết định của Fed. Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15...

Bình Thuận đón khách quốc tế trên đoàn tàu du lịch 5 sao

Đoàn tàu hỏa 5 sao được thiết kế các toa nhà hàng, phòng ngủ hiện đại đưa du khách quốc tế đến các điểm tham quan du lịch nổi tiếng dọc Việt Nam. ...

Ứng Dụng Thực Tế Ảo Và Trí Tuệ Nhân Tạo: Bắc Ninh Đưa Văn Miếu Vào Triển Lãm Hiện Đại

Trong không gian đậm chất văn hóa của Văn Miếu Bắc Ninh, triển lãm "Văn Miếu-Quốc Tử Giám với truyền thống giáo dục khoa bảng tỉnh Bắc Ninh" đang mở ra một cánh cửa mới, nơi truyền thống và công nghệ gặp gỡ để tạo nên trải nghiệm độc đáo. Sự kiện kéo dài đến hết ngày 31/12, sẽ...

Tâm lý bi quan bao trùm, VN-Index giảm hơn 11 điểm phiên 19/12

Áp lực từ biến động xấu của thị trường chứng khoán thế giới sau quyết định họp Fed khiến tâm lý nhà đầu tư trong nước trở nên bi quan. Toàn thị trường ghi nhận đến 441 mã giảm, trong khi chỉ có 243 mã tăng giá. Áp lực từ biến động xấu của thị trường chứng khoán thế...

Mới nhất