Trang chủNewsThời sựNgành dệt may giải bài toán xuất xứ hàng hoá trong hiệp...

Ngành dệt may giải bài toán xuất xứ hàng hoá trong hiệp định EVFTA


Dệt may là ngành xuất khẩu được hưởng nhiều ưu đãi khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đi vào thực thi. Mặc dù vậy, ưu đãi chỉ đến khi các nhà xuất khẩu của Việt Nam đáp ứng được các quy định trong EVFTA, trong đó, quan trọng hàng đầu là quy định về xuất xứ hàng hóa.

Thách thức vượt qua “quy tắc xuất xứ hàng hóa”

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các thị trường trên thế giới trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt trên 16,52 tỷ USD, tăng 5,04% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu sang EU chiếm 11,54% trong tổng kim ngạch, đạt gần 1,91 tỷ USD, tăng 1,63%.

Có được thành quả đó là do doanh nghiệp đã nắm bắt tốt cơ hội từ thị trường khi nhu cầu của người dân EU tăng lên. Bên cạnh đó, Hiệp định EVFTA đã được doanh nghiệp tận dụng tương đối tốt, kể cả những quy tắc về xuất xứ hàng hoá, giúp hàng dệt may nâng cao sức cạnh tranh tại thị trường EU.

Ngành dệt may giải bài toán xuất xứ hàng hoá trong hiệp định EVFTA
Sản phẩm dệt may có thể yêu cầu truy xuất đến cả sợi sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp. Ảnh: Lê Phú

Trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương hay đa phương, quy tắc xuất xứ hàng hóa được sử dụng để kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu từ các khu vực, với mục tiêu kép, vừa đảm bảo quyền lợi cho các quốc gia thành viên, vừa ngăn chặn hàng hóa của các quốc gia không nằm trong khu vực FTA mà vẫn được hưởng quyền lợi ưu đãi thuế quan.

Để tận dụng tốt ưu thế từ các FTA, việc hiểu rõ và áp dụng hiệu quả quy tắc xuất xứ, bao gồm cả quy tắc xuất xứ cộng gộp là yêu cầu cấp thiết đối với cả cơ quan Hải quan và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy thương mại quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu thành công.

Đối với hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường EVFTA, quy tắc xuất xứ hàng hóa hết sức quan trọng. Bởi theo cam kết của EVFTA, hàng dệt may được EU xóa bỏ thuế quan với 77,3% kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm, 22,7% kim ngạch còn lại cũng sẽ được EU xóa bỏ thuế quan sau 7 năm. Trong khi EU đang là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn thứ 3 của Việt Nam, và dư địa tại thị trường này còn rất lớn khi thị phần dệt may của chúng ta ở EU mới chiếm dưới 2% (4 tỷ USD/250 tỷ USD).

Để được hưởng thuế suất nhập khẩu theo quy định, sản phẩm vải của Việt Nam cần phải được dệt tại Việt Nam hoặc EU và được cắt may tại Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện nay, quy tắc xuất xứ hai công đoạn yêu cầu “từ vải trở đi” được đánh giá là chặt chẽ hơn nhiều so với Hiệp định ATIGA hay Hiệp định RCEP mà Việt Nam đang tham gia. Có thể nói, EVFTA đã đánh trúng vào điểm yếu của ngành may mặc Việt Nam. Bởi sản xuất nguyên phụ liệu ngành dệt may không phải là thế mạnh của doanh nghiệp Việt.

Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ “điểm nghẽn”

Để xử lý điểm yếu về nguồn nguyên liệu dệt may, Việt Nam đã đàm phán với các nước EU đưa vào EVFTA điều khoản cho phép doanh nghiệp Việt Nam được cộng gộp hàm lượng xuất xứ của nguyên liệu dệt may nhập khẩu từ Hàn Quốc (nước đã ký FTA với EU) vào sản phẩm dệt may sản xuất tại Việt Nam để được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang các nước EU.

Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, với cách xem xét xuất xứ hàng hoá linh hoạt như vậy, quy tắc cộng gộp xuất xứ sẽ giúp thúc đẩy thương mại nội khối, tăng cường chuỗi cung ứng khu vực, qua đó góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa của các nước thành viên tham gia các FTA.

Ngành dệt may giải bài toán xuất xứ hàng hoá trong hiệp định EVFTA

Dệt may xuất khẩu hưởng ích từ quy tắc cộng gộp xuất xứ. Ảnh: Vitas

Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) Trương Văn Cẩm, ngành dệt may Việt Nam đang tập trung khoảng 85% năng lực sản xuất cho xuất khẩu. “Mục tiêu trong thời gian sắp tới của ngành dệt may là đa dạng hóa thị trường, cùng đó là đa dạng hóa sản phẩm, tăng tính cạnh tranh và tận dụng tốt các cơ hội từ các (FTA) mang lại để thúc đẩy xuất khẩu”, ông Cẩm nói.

Trong khi đó, những tiêu chuẩn về thị trường cũng ngày càng khắt khe, đơn cử, một số quốc gia, như: Mỹ, EU… đã đưa ra những quy định rất cao về xuất xứ hàng hoá, môi trường. Do đó, để giữ vững thị trường, Phó Chủ tịch Vitas đề xuất các thương vụ nước ngoài hỗ trợ nhiều hơn về thông tin từ các thị trường, chính sách của nước sở tại… để doanh nghiệp trong nước có thể định hướng, điều chỉnh các hoạt động sản xuất – kinh doanh cho phù hợp.

“Hiện nhiều nước đưa ra biện pháp phòng vệ thương mại, do vậy doanh nghiệp cần sự chia sẻ thông tin và cảnh báo để từ đó giúp doanh nghiệp có giải pháp ứng phó”, ông Trương Văn Cẩm nói.

Theo các chuyên gia kinh tế, để Việt Nam tận dụng thành công cơ hội đến từ các FTA đã ký kết, chủ động trong “sân chơi” FTA thì cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp đều phải nắm được “luật chơi”.

Trước hết, bên cạnh việc nắm bắt được thông tin về cơ hội cũng như những tác động bất lợi để có sự chuẩn bị thích ứng thì doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ cam kết của các FTA. Đặc biệt là các cam kết liên quan đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, nhất là quy định về quy tắc xuất xứ.

Dự thảo Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2035 đã định hướng thúc đẩy đầu tư sản xuất nguyên, phụ liệu ngành dệt may, da giầy, đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ hàng hóa của các FTA thế hệ mới, cũng như đẩy mạnh quá trình nội địa hóa; Đẩy mạnh chuyển từ gia công sản xuất sang các hình thức đòi hỏi năng lực cao hơn về quản lý chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị…

Những nỗ lực của doanh nghiệp, cùng sự vào cuộc của cơ quan quản lý Nhà nước sẽ hợp lực tạo ra bước đi mạnh mẽ, hóa giải bài toán quy tắc xuất xứ trong các FTA.





Nguồn: https://congthuong.vn/nganh-det-may-giai-bai-toan-xuat-xu-hang-hoa-trong-hiep-dinh-evfta-336634.html

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024, doanh nghiệp dệt may trong nước đang tích cực sản xuất, đáp ứng thời gian giao hàng và về đích theo đúng kế hoạch. Đến thời điểm hiện tại, Công ty CP Dệt may Đầu tư thương mại Thành Công (TCM) nhận khoảng 92% kế hoạch doanh thu cho đơn hàng quý IV/2024 và khoảng 90% kế hoạch doanh thu đơn hàng năm 2024. Bên...

Doanh nghiệp dệt may đón đơn hàng mới, sôi động tuyển thêm lao động

Nhiều doanh nghiệp dệt may tuyển thêm lao động do đơn hàng tăng và kỳ vọng số lượng đơn hàng vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới do nhiều yếu tố tác động. Nhiều đơn hàng, nhiều doanh nghiệp dệt...

Không có đơn hàng, doanh nghiệp may Garmex Sài Gòn phải bán tài sản

Quý III/2024, Garmex Sài Gòn - một doanh nghiệp xuất khẩu dệt may có tiếng ở TP.HCM - có doanh thu thuần hợp nhất chỉ hơn 116 triệu đồng, lỗ hơn 8,7 tỷ đồng. Tính 9 tháng đầu năm 2024, GMC đạt doanh thu thuần hợp nhất là hơn 474 triệu đồng, lỗ gần 8 tỷ đồng.Lý giải nguyên nhân thua lỗ này tại báo cáo giải trình gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao...

Bức tranh sáng nhìn từ công ty niêm yết

Mùa báo cáo tài chính quý 3-2024 khép lại. Số liệu cho thấy mức tăng trưởng toàn thị trường được đóng góp chủ yếu bởi nhóm phi tài chính. ...

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Yêu cầu về các tiêu chí xanh trong sản phẩm, sản xuất buộc doanh nghiệp dệt may trong nước phải chuyển đổi để giữ được chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu. Câu chuyện của doanh nghiệp tiên phong Theo bà Nguyễn Thị Minh Hải - Trưởng ban Phát triển bền vững, Công ty CP - Tổng công ty May Bắc Giang (LGG), cũng giống như các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực và cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp

Hải Phòng nâng cao nhận thức, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp khai thác, tận dụng tối đa lợi ích từ Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực đối với xuất khẩu. Ngày 8/11, Sở Công Thương Hải Phòng, Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) phối hợp tổ chức hội thảo “Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và cơ hội xuất khẩu cho doanh...

Malaysia điều tra rà soát hành chính thuế chống bán phá giá với thép không gỉ cán nguội

Bộ Thương mại và công nghiệp Malaysia thông báo khởi xướng điều tra rà soát hành chính lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với thép không gỉ cán nguội. Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, Bộ Thương mại và công nghiệp Malaysia (MITI) đã có thông báo khởi xướng điều tra rà soát hành chính lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội...

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác thương mại gạo giữa hai nước Việt Nam và Philippines

Các hoạt động xúc tiến thương mại sẽ mở ra cơ hội thúc đẩy và tăng cường hơn nữa hợp tác giữa Việt Nam - Philippines, nhất là trong lĩnh vực thương mại gạo. Ngày 8/11, Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, thực hiện chương trình công tác và xúc tiến thương mại quốc gia năm 2024, đoàn công tác của Bộ Công Thương và Hiệp hội Lương thực Việt Nam do ông Trần...

Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản bền vững

Hiện toàn tỉnh Sơn La có 39 chuỗi rau, 178 chuỗi quả, 15 chuỗi chè, cà phê; trên 100 cơ sở áp dụng VietGAP, GlobalGAP... giúp tiêu thụ nông sản bền vững. Sơn La hiện có trên 350.000 ha đất nông nghiệp. Tận dụng lợi thế về khí hậu, đất đai, các địa phương đã tập trung phát triển vùng nguyên liệu nông sản theo hướng đầu tư chiều sâu, nâng cao năng suất và chất lượng sản...

Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024

Trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk hiện có 37 vùng trồng sầu riêng xuất khẩu được cấp mã số vùng trồng với tổng diện tích 2.053 ha. Chiều ngày 8/11, UBND huyện Krông Pắc (tỉnh Đắk Lắk) tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024, triển khai kế hoạch nhiệm vụ năm 2025; gặp mặt các cơ quan báo chí và cá nhân, doanh nghiệp...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Cùng chuyên mục

Cần mở “con đường tơ lụa” thời đại mới, hành lang thương mại mới

(ĐCSVN) - Thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị mở lại “con đường tơ lụa” trong thời đại mới, kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới, không chỉ Việt Nam – Trung Quốc mà cả ASEAN và Trung Á và châu Âu. ...

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm Chile, Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Chuyến thăm chính thức Chile, Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường trên cương vị mới, có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt. Tối 8/11, Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Cộng hòa Chile theo lời mời của...

Lang Chánh (Thanh Hóa): Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đang đẩy mạnh nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật và trợ giúp pháp lý cho Nhân dân, tập trung hướng về các thôn, bản đặc biệt khó khăn, nhằm nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách...

Hà Nam tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

Kinhtedothi - Sáng 8/11, UBND tỉnh Hà Nam đã tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Công ty TNHH Neweb, Khu công nghiệp Đồng Văn III, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Phát biểu chỉ đạo tại buổi diễn tập, đồng chí Nguyễn Đức Vượng - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam nhấn mạnh: công tác PCCC&CNCH luôn được tỉnh Hà Nam xác định là một trong những...

BHXH Hải Phòng quyết tâm hoàn thành 100% kế hoạch năm 2024

Theo báo cáo của BHXH Hải Phòng, cập nhật số liệu mới nhất đến hết tháng 10, toàn thành phố có 36.421 người tham gia BHXH tự nguyện, đạt 89,93 % so với kế hoạch BHXH Việt Nam, tăng 128 người (0,35%) so với tháng 9/2024; tăng 1.588 người so với tháng 12/2023 và tăng 10.472 người so với cùng kỳ.Để đạt mục tiêu tăng thêm 4.335 người tham gia BHXH tự nguyện đến hết năm 2024, đơn vị...

Mới nhất

Mới nhất