Trang chủChính trịNgoại giaoNgành công nghiệp ô tô châu Âu "rơi tự do", Volkswagen chỉ...

Ngành công nghiệp ô tô châu Âu “rơi tự do”, Volkswagen chỉ là “nạn nhân đầu tiên”, “gã khổng lồ” Trung Quốc trỗi dậy

Trong khi Volkswagen và các nhà sản xuất ô tô châu Âu khác phải cân nhắc đóng cửa nhà máy, đối thủ cạnh tranh mới từ Trung Quốc lại đang tìm kiếm địa điểm sản xuất tại châu lục này. Điều gì đang xảy ra với các nhà sản xuất ô tô từng là niềm tự hào của châu Âu?

Gian hàng của hãng sản xuất ô tô Trung Quốc Xpeng trong Triển lãm ô tô quốc tế 2023 tại Munich, Đức, tháng 9/2023. (Nguồn: THX)
Gian hàng của hãng sản xuất ô tô Trung Quốc Xpeng trong Triển lãm ô tô quốc tế 2023 tại Munich, Đức, tháng 9/2023. (Nguồn: THX)

Ngành công nghiệp ô tô của châu Âu đã rơi vào thời kỳ khó khăn khi số lượng xe bán ra ít hơn dự kiến ​​và các mẫu xe điện mới đang phải vật lộn để giành được sự ủng hộ của khách hàng.

Không chỉ nhà sản xuất ô tô lớn nhất châu lục – Volkswagen – đang phải đối mặt với nguy cơ đóng cửa nhà máy, nhà sản xuất ô tô Pháp Renault và tập đoàn ô tô Stellantis của Italy cũng đang rơi vào khủng hoảng.

Tình hình đặc biệt tồi tệ tại nhà máy Stellantis ở Mirafiori, Italy, nơi sản xuất xe Fiat 500e chạy hoàn toàn bằng điện. Sản lượng bán hàng của nhà máy này đã giảm hơn 60% trong nửa đầu năm 2024.

Trong khi đó, nhà máy ở Bỉ của hãng sản xuất ô tô cao cấp Audi – nơi sản xuất mẫu xe hạng sang Q8 e-tron -cũng đang đối mặt với nguy cơ bị đóng cửa.

Các vấn đề về doanh số cũng đang khiến các nhà quản lý tại nhà máy Renault ở Douai, miền Bắc nước Pháp và tại VW ở Dresden, Đức phải đau đầu. Những chiếc xe điện được sản xuất tại đó đang rất khó khăn trong việc tìm người mua và các nhà sản xuất đang phải chịu lỗ .

Nhà kinh tế trưởng tại ngân hàng Hà Lan ING Carsten Brzeski nhận thấy, ngành công nghiệp ô tô châu Âu “đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu”.

Cạnh tranh khốc liệt

Áp lực đối với các nhà sản xuất ô tô châu Âu đặc biệt lớn từ Trung Quốc bởi hầu như mọi nhà sản xuất ô tô đều có liên quan đến nền kinh tế lớn thứ hai thế gới.

Trở lại năm 2017, khi doanh số bán ô tô toàn cầu đạt đỉnh, Trung Quốc là thị trường có lợi nhuận cao nhất và tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Những năm gần đây, bất chấp thuế quan của Liên minh châu Âu (EU) đối với xe điện do Bắc Kinh sản xuất, các doanh nghiệp từ ​​cường quốc châu Á này vẫn tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường châu Âu.

Để tránh thuế cao hơn đối với ô tô của mình, các nhà sản xuất như Geely, Chery, Great Wall Motor và BYD của Trung Quốc thậm chí còn có kế hoạch sản xuất ô tô điện tại các nhà máy của riêng họ ở châu Âu.

Nhà kinh tế Carsten Brzeski cho biết, ngành công nghiệp ô tô châu Âu hiện đang phải vật lộn với nhiều vấn đề cùng lúc, chẳng hạn như sự cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, trong khi khả năng cạnh tranh ngày càng suy giảm.

Dù vậy, ông Hans-Werner Sinn, cựu chủ tịch của Viện Ifo có trụ sở tại Munich (Đức) đã bác bỏ những lời chỉ trích rộng rãi rằng, các doanh nghiệp ô tô châu Âu đã thất bại. Theo ông: “Vấn đề nằm ở chỗ các doanh nghiệp châu Âu không nhận ra các chính sách ủng hộ xe điện của Bắc Kinh đang được thực thi nhanh chóng và quyết liệt như thế nào”.

Là một trong những nhà kinh tế học nổi tiếng nhất nước Đức, ông Sinn lập luận rằng, các chính sách như Thỏa thuận xanh châu Âu, lệnh cấm động cơ đốt trong của EU từ năm 2035 và các tiêu chuẩn khí thải ngày càng nghiêm ngặt đã làm đảo lộn hoàn toàn các điều kiện thị trường trong một thời gian tương đối ngắn.

Điều này đã buộc ngành công nghiệp ô tô phải chuyển đổi và khiến những công ty không thể điều chỉnh đủ nhanh phải đứng ngoài cuộc. Hơn nữa, vụ bê bối khí thải diesel của Volkswagen năm 2015 đã khiến toàn bộ ngành công nghiệp phải vào thế phòng thủ.

Nhà Kinh tế Sinn cũng cho biết, trong khi đó, phía Trung Quốc đã coi việc tăng cường sản xuất xe điện là cơ hội để phá vỡ sự thống trị của các nhà sản xuất ô tô Đức. Và khi tất cả các nhà sản xuất ô tô ở châu Âu coi Bắc Kinh là đối thủ cạnh tranh chính của họ thì hiện tại, các hãng xe điện của nền kinh tế lớn nhất châu Á đang hưởng lợi nhiều nhất từ ​​sự chuyển đổi này.

Tại nhà máy Mirafiori gần Turin (Italy), việc sản xuất xe Fiat 500e sẽ bị dừng lại trong một tháng, bắt đầu từ ngày 13/9. (Nguồn: Reuters)
Tại nhà máy Mirafiori gần Turin (Italy), việc sản xuất xe Fiat 500e sẽ bị dừng lại trong một tháng, bắt đầu từ ngày 13/9. (Nguồn: Reuters)

Sẽ còn nhiều “nạn nhân” hơn nữa

Đối với nhà kinh tế trưởng Brzeski của ING, không còn nghi ngờ gì nữa, sự suy giảm của ngành công nghiệp ô tô ở Đức và châu Âu sẽ đe dọa đến sự thịnh vượng của khu vực.

Chỉ riêng ở “đầu tàu” châu Âu, ngành ô tô – bao gồm các nhà cung cấp, nhà bán lẻ và các công ty khác phụ thuộc vào ngành – chiếm 7 đến 8% sản lượng kinh tế hàng năm của đất nước.

Để bảo vệ ngành công nghiệp ô tô ở châu Âu và quan trọng nhất là hàng nghìn việc làm lương cao, nhà kinh tế Hans-Werner Sinn đề xuất thành lập một câu lạc bộ khí hậu nhằm mục đích tạo ra “sân chơi bình đẳng” cho tất cả các nhà sản xuất ô tô hoạt động trên thị trường ô tô toàn cầu.

Trong khi đó, ông Frank Schwope, một chuyên gia trong ngành công nghiệp ô tô tại Đại học Khoa học ứng dụng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (FHM) ở Hanover (Đức) tin rằng, Volkswagen có thể vượt qua được tình trạng doanh số bán hàng suy giảm hiện tại.

Theo vị chuyên gia này, “sự thật là Volkswagen vẫn đang kiếm được lợi nhuận rất lớn. Cụ thể, lợi nhuận của hãng sản xuất ô tô này là 22,6 tỷ Euro (tương đương 25,14 tỷ USD) vào năm 2023 và lợi nhuận dự kiến ​​trong năm nay là 20 tỷ Euro”. Do đó, khó khăn mà Volkswagen đang thể hiện chỉ là một kịch bản nhằm mục đích thúc đẩy trợ cấp nhà nước cho xe điện.

Nhưng không phải ai cũng nghĩ như vậy.

Ông Hans-Werner Sinn không chắc chắn về khả năng vượt qua khủng hoảng của ngành công nghiệp ô tô châu Âu. ông cho rằng, Volkswagen chỉ là “nạn nhân đầu tiên” và sẽ còn nhiều “nạn nhân” hơn nữa.

Đơn cử như nhà sản xuất xe hơi Stellantis tại Italy – nơi thực sự đang phải dừng sản xuất do khủng hoảng doanh số.

Tại nhà máy Mirafiori gần Turin (Italy), việc sản xuất xe Fiat 500e sẽ bị dừng lại trong một tháng, bắt đầu từ ngày 13/9. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2007 sẽ không có chiếc Fiat 500 nào được sản xuất tại châu Âu, dù là bản động cơ đốt trong, thuần điện hay hybrid!





Nguồn: https://baoquocte.vn/nganh-cong-nghiep-o-to-chau-au-roi-tu-do-volkswagen-chi-la-nan-nhan-dau-tien-ga-khong-lo-trung-quoc-troi-day-286764.html

Cùng chủ đề

Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Trước xu thế phát triển ô tô điện, các cơ quan liên quan đang tích cực phối hợp để đồng bộ, mở rộng quy mô hệ thống trạm sạc. Việt Nam đón nhiều xe điện hướng tới mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050 Cơ sở hạ tầng trạm sạc điện đầy đủ với công nghệ sạc nhanh, đáng tin cậy và tiện lợi sẽ hỗ trợ việc sử dụng xe...

Có chính sách tốt, dân sẽ dùng xe điện

Việc chuyển đổi sang hệ thống xe buýt điện không chỉ đơn thuần là mua sắm xe buýt mới, mà bao gồm phát triển hệ thống trạm sạc, vận hành, bảo trì và đào tạo lái xe. Do đó việc chuyển đổi này đòi hỏi phải có chính sách toàn diện, đồng bộ. ...

Trung Quốc “gõ cửa” WTO lần thứ hai, kiện EU về xe điện, căng thẳng đã lan sang các sản phẩm khác

Ngày 4/11, Bộ Thương mại Trung Quốc đã đệ đơn kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để phản đối các biện pháp chống trợ cấp của Liên minh châu Âu (EU) đối với xe điện do nước này sản xuất.

Israel xây dựng tuyến đường có tính năng sạc không dây cho xe điện

Bộ Giao thông vận tải Israel ngày 3/11 ra tuyên bố cho biết tuyến đường có tính năng sạc không dây đầu tiên của nước này, vốn cho phép xe điện sạc pin khi đang di chuyển, sẽ được xây dựng ở thành phố duyên hải phía Bắc Haifa. Công nghệ sạc không dây - do công ty công nghệ cao Electreon Wireless của Israel phát triển - dựa trên những cuộn dây đồng đặc biệt được đặt...

Trung Quốc “cậy nhờ” Czech liên quan đến xe điện; Praha cùng Italy kêu gọi EU một vấn đề mà Đức cũng đồng lòng

Ngày 3/11, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đang hối thúc Cộng hòa Czech đóng vai trò tích cực trong quá trình góp phần giải quyết tranh chấp thương mại với Liên minh châu Âu (EU) liên quan xe điện.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Argentina coi Việt Nam là mô hình phát triển kinh tế đáng học hỏi

Ngày 8/11, tại Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp Đại sứ Argentina tại Việt Nam Marcos Antonio Bednarski tới chào xã giao nhân dịp ông nhận nhiệm kỳ mới. Cảm ơn Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh giành thời gian tiếp, Đại sứ Marcos Antonio Bednarski cho biết năm 2023 là một năm đặc biệt trong quan hệ Việt Nam - Argentina, khi hai nước kỷ niệm 50 năm...

Hậu bầu cử Mỹ, tin vui không chỉ đến với ông Trump, tài sản 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD

Ngày 6/11 không chỉ là một ngày tốt lành đối với ông Donald Trump. Theo Chỉ số tỷ phú của Bloomberg, giá trị tài sản của 10 người giàu nhất thế giới trong ngày này tăng kỷ lục. Tính chung, giá trị tài sản của 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD.

Giá cà phê bứt phá, robusta tăng 3 con số, thị trường “gọi tên” một mặt hàng xu hướng và giá tốt

Niên vụ cà phê 2024 - 2025 đã bắt đầu bước vào vụ thu hoạch, sản lượng cả nước dự kiến khoảng 1,47 triệu tấn, giảm mạnh so với vụ trước do thời tiết bất lợi, nhưng giá sẽ tốt hơn nhiều năm trước, theo đánh giá của Vicofa.

Việt Nam-Áo tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, công nghệ xanh

Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà tiếp Đại sứ Áo tại Việt Nam Philipp Agathonos và đoàn doanh nghiệp đến từ Áo đến tìm hiểu thị trường Việt Nam và tìm kiếm cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực phát triển công trình xanh, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải…

Thế giới lấy lại đà tăng; trong nước, giá dầu leo dốc mạnh

Giá xăng dầu hôm nay 8/11, thị trường hiện đang xem xét các chính sách mà ông Donald Trump có thể đưa ra và thị trường đang phản ứng với triển vọng đó. Trong nước, giá xăng dầu bật tăng theo giá dầu thế giới.

Mới nhất

Thiết bị đo chất lượng đất không dây loRaWan xuất sắc giành giải Nhất Cuộc thi SCAPA-2024

NDO - Tại vòng chung kết Cuộc thi Smart Campus châu Á-Thái Bình Dương năm 2024 (SCAPA-2024) diễn ra tại Đại học Đà Nẵng ngày 8/11, nhóm sinh Nguyễn Đại, Trần Lê Xuân Huy đến từ Trường đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng với Ứng dụng Soil Quality Monitoring - Thiết bị đo chất lượng...

Rạng Đông Holding RDP lại bị ‘bêu tên’ vì chậm công bố thông tin

DNVN - Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE) tiếp tục có công văn nhắc nhở chậm công bố thông tin báo cáo tài chính quý III/2024 lần 2 đối với...

Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024, doanh nghiệp dệt may trong nước đang tích cực sản xuất, đáp ứng thời gian giao hàng và về đích theo đúng kế hoạch. Đến thời điểm hiện tại, Công ty CP Dệt may Đầu tư thương mại Thành Công (TCM) nhận khoảng 92% kế...

Honda Việt Nam triệu hồi hơn 11.000 xe CRV, Civic lỗi thước lái

Honda Việt Nam vừa thông báo đợt triệu hồi lớn nhất từ trước đến nay với hơn 11.000 xe CR-V, Civic và Civic Type R. ...

Việt Nam được vinh danh tại Giải thưởng công nghệ, chuyển đổi số uy tín quốc tế

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024. Đây là một trong những giải thưởng thường niên uy tín trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại khu vực châu Á - châu Đại dương. Giải thưởng ASOCIO DX Award 2024 không chỉ là sự ghi...

Mới nhất

Yêu nước và yêu đời