Thừa Thiên Huế: Vẫn gặp khó khi bố trí cơ sở sản xuất vào cụm công nghiệp Cần đưa cơ khí vào chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ |
Theo báo cáo từ Sở Công Thương Quảng Trị, năm 2025, địa phương đặt mục tiêu cơ cấu lại các ngành công nghiệp chủ lực theo hướng chuyển dịch từ các ngành thâm dụng tài nguyên, lao động sang các ngành thâm dụng vốn và công nghệ, các ngành công nghiệp xanh; từ các công đoạn có giá trị gia tăng thấp lên các công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực.
Chế biến gỗ- một trong những ngành công nghiệp ưu tiên quảng Trị phát triển trong năm 2025. Ảnh: Việt Hương |
Ưu tiên tập trung đầu tư phát triển một số ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế nổi trội để tạo đột phá, gồm: Công nghiệp năng lượng; công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản (nhất là công nghiệp chế biến gỗ); công nghiệp silicat; công nghiệp may mặc.
Từng bước cải tiến, đổi mới công nghệ các cơ sở hiện có nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả và sức cạnh tranh, đảm bảo phát triển ngành công nghiệp hiện đại và bền vững. Tiếp tục tập trung đầu tư hạ tầng và thu hút đầu tư vào các khu kinh tế, các khu, cụm công nghiệp.
Để đạt mục tiêu trên, Sở Công Thương Quảng Trị cũng xây dựng kế hoạch giải pháp thực hiện. Trong đó, tỉnh triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp trên cơ sở khai thác, phát huy các ngành có lợi thế như: công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp silicat, dệt may…; sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.
Nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh, tăng hàm lượng công nghệ cao để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ở một số sản phẩm, lĩnh vực chủ yếu. Đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư công nghiệp lớn, công nghệ tiên tiến để tạo động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp của tỉnh phát triển. Kêu gọi đầu tư các dự án năng lượng tái tạo đã được quy hoạch. Đẩy mạnh thu hút đầu tư và triển khai thực hiện các dự án động lực tại Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị và các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
Tập trung đầu tư, đổi mới công nghệ, chuyển đổi số trong các ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh. Khuyến khích đầu tư các dự án công nghiệp mới, công nghệ và thiết bị hiện đại. Tăng cường áp dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, nhất là trong các lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản; khai thác và chế biến khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng, nhất là vật liệu mới, vật liệu chất lượng cao… Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
Cũng theo báo cáo từ Sở Công Thương Quảng Trị, địa phương đang nỗ lực đẩy nhanh tốc độ triển khai các hoạt động chương trình nhằm đạt chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2024 ước tăng 7,5%.
Trong nửa đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tính tăng 2,86% so với cùng kỳ năm trước. Tuy vẫn tăng trưởng dương nhưng con số này thấp hơn so với kịch bản đề ra. Hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, đặc biệt ngành công nghiệp chế biến chế tạo.
Một số ngành sản xuất công nghiệp (sản xuất ván gỗ MDF, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất xăm lốp…) phục hồi chậm, sản lượng sản xuất không đảm theo kế hoạch đề ra, nguyên nhân do việc tiêu thụ sản phẩm của nhà máy gặp khó khăn, lượng hàng tồn kho cao, thiếu đơn hàng xuất khẩu và trong khi nhu cầu nội địa thấp.
Năng lực tăng thêm đối với sản xuất công nghiệp thấp nguyên nhân nhiều dự án đầu tư sản xuất công nghiệp chậm hoàn thành và đưa vào hoạt động theo tiến độ chủ trương đầu tư đề ra.
Nguồn: https://congthuong.vn/nganh-cong-nghiep-nao-duoc-quang-tri-uu-tien-phat-trien-trong-nam-2025-333630.html