Trang chủDestinationsQuảng NinhNgân hàng Nhà nước sẽ can thiệp sớm khi tổ chức tín...

Ngân hàng Nhà nước sẽ can thiệp sớm khi tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt


Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) bổ sung quy định, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được can thiệp sớm khi bị rút tiền hàng loạt dẫn đến mất khả năng chi trả và không tự khắc phục được theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng trình bày Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) trong phiên họp sáng 5/6. (Ảnh: DUY LINH)

Sáng 5/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, thừa ủy quyền của Chính phủ trình bày Tờ trình tóm tắt dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Kiểm soát hoạt động tín dụng, chống thao túng, lợi ích nhóm, sở hữu chéo

Thống đốc cho biết, việc xây dựng Luật nhằm tiếp tục tạo hành lang pháp lý trong hoạt động xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng sau khi Nghị quyết số 42 hết hiệu lực sau ngày 31/12/2023; bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động ngân hàng; tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước, có sự tham gia của Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính để quản lý, kiểm soát hoạt động tín dụng, chống thao túng, lợi ích nhóm, sở hữu chéo…

Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm một số quốc gia và để bảo đảm có cơ chế ứng phó kịp thời khi phát sinh trường hợp tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt có nguy cơ ảnh hưởng, đe dọa an toàn hệ thống, dự thảo Luật bổ sung quy định về các biện pháp xử lý khi có sự cố rút tiền hàng loạt.

Cụ thể, Điều 144 dự thảo Luật quy định, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được can thiệp sớm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: xếp hạng dưới mức trung bình trở xuống theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; có nguy cơ mất khả năng chi trả, nguy cơ mất khả năng thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; bị rút tiền hàng loạt khi có nhiều người gửi tiền cùng đến rút tiền dẫn đến tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả và không tự khắc phục được theo quy định của Ngân hàng Nhà nước…

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)

Tùy theo thực trạng, tính chất, mức độ rủi ro của tình trạng cần can thiệp sớm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước áp dụng một hoặc một số các biện pháp can thiệp sớm như: hạn chế chia cổ tức, chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng tài sản; hạn chế hoạt động kinh doanh không hiệu quả, hạn chế các giao dịch lớn, có rủi ro cao; đình chỉ, tạm đình chỉ một hoặc một số hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác có dấu hiệu vi phạm pháp luật; hạn chế thẩm quyền quyết định trong hoạt động kinh doanh của người quản lý, người điều hành…

Dự thảo Luật cũng kế thừa quy định về áp dụng can thiệp sớm tại Luật hiện hành và có sửa đổi, bổ sung để giải quyết những bất cập thời gian qua; bổ sung thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước tại giai đoạn can thiệp sớm; quy định một số biện pháp hiện nay đang áp dụng tại giai đoạn kiểm soát đặc biệt lên giai đoạn can thiệp sớm cho phép xử lý từ sớm, từ xa khi tình trạng yếu kém của tổ chức tín dụng chưa đến mức nghiêm trọng.

Quy định cụ thể hơn các biện pháp can thiệp khi tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt

Báo cáo thẩm tra dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, việc can thiệp sớm theo quy định của dự thảo Luật thực chất là xử lý tổ chức tín dụng đã lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí đứng trước nguy cơ đổ vỡ.

Theo quy định hiện hành, tùy theo mức độ của từng tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp phù hợp như khuyến nghị, cảnh báo, giám sát tăng cường, can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt.

Tuy nhiên, hồ sơ dự án Luật chưa đánh giá thực trạng thực hiện giám sát tăng cường, những khó khăn, bất cập khi thực hiện biện pháp này để đề xuất đưa vào dự thảo Luật; cũng chưa đánh giá, làm rõ được sự tương quan giữa các biện pháp từ giám sát tăng cường đến can thiệp sớm và kiểm soát đặc biệt dẫn đến không làm rõ được bản chất của việc “can thiệp sớm” để có những biện pháp, công cụ tương ứng phù hợp .

Ủy ban Kinh tế đề nghị rà soát lại toàn bộ các quy định tại Chương về can thiệp sớm theo hướng hạn chế tối đa sự hỗ trợ của Nhà nước hoặc phải có điều kiện rất cụ thể, đặc biệt là các giải pháp hỗ trợ vay tiền từ Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Hợp tác xã, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, tổ chức tín dụng với lãi suất 0% và việc cho vay đặc biệt không có tài sản bảo đảm.

Đối với các trường hợp cảnh báo sớm, cần rà soát, luật hóa những trường hợp thực hiện giám sát tăng cường mà đã được thực hiện ổn định, có hiệu quả trong thực tiễn để thể hiện đúng bản chất của việc “can thiệp sớm”, không chuyển các biện pháp xử lý trong trường hợp kiểm soát đặc biệt thành trường hợp can thiệp sớm.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). (Ảnh: DUY LINH)

Bên cạnh đó, cần tăng trách nhiệm của cổ đông/thành viên góp vốn, người quản lý, giám sát tổ chức tín dụng để xảy ra tình trạng tổ chức tín dụng yếu kém, đồng thời quy định chế tài đủ mạnh mẽ, quyết liệt đối với các đối tượng nêu trên để tăng cường hiệu quả thực thi chính sách, bảo đảm phù hợp với nguyên tắc, quy định về xử lý tổn thất, thiệt hại theo quy định của Bộ luật Dân sự và Bộ luật Lao động; phân định, quy định phù hợp biện pháp xử lý tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt…

Theo ông Vũ Hồng Thanh, các biện pháp can thiệp trong trường hợp tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt là quy định mới so với Luật hiện hành. Quy định này là cần thiết và tạo tính chủ động để bảo đảm an toàn hệ thống, nhất là trong bối cảnh xảy ra một số trường hợp ngân hàng bị rút tiền hàng loạt như thời gian vừa qua.

Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế nhận thấy, các biện pháp nêu tại Điều 148 của dự thảo Luật chỉ bao gồm các biện pháp hỗ trợ từ “bên ngoài” (chủ yếu từ Ngân hàng Nhà nước) mà chưa có những biện pháp “tự thân” của tổ chức tín dụng để nhanh chóng khắc phục tình trạng rút tiền hàng loạt.

Có ý kiến đề nghị làm rõ mối liên hệ, sự tương quan giữa biện pháp can thiệp trong trường hợp tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt (Điều 148) với các biện pháp can thiệp sớm (Điều 145) vì trường hợp tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt là một trong các trường hợp áp dụng biện pháp can thiệp sớm nhưng hiện đang quy định 2 biện pháp riêng.

Ủy ban Kinh tế thấy rằng, sự cố rút tiền hàng loạt đòi hỏi phải xử lý khẩn trương, nhanh chóng, kịp thời, khác với các trường hợp tổ chức tín dụng yếu kém qua theo dõi phải được can thiệp. Do vậy, đề nghị rà soát lại các quy định có liên quan đến các biện pháp can thiệp sớm và biện pháp tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt; nghiên cứu quy định cụ thể hơn các biện pháp can thiệp trong trường hợp tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt, bao gồm các biện pháp từ chính tổ chức tín dụng và từ phía Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước; bảo đảm rõ vai trò, trách nhiệm của các bên cũng như các biện pháp hiệu quả, phù hợp.





Nguồn

Cùng chủ đề

Tín dụng cuối năm tập trung vào chất lượng tăng trưởng

Đây là ý kiến của chuyên gia tài chính, TS. Nguyễn Trí Hiếu, khi phân tích về những tác động của việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất ngày 18/9 vừa qua. Tác động tích cực tới hoạt động kinh tế Trong tháng 9 vừa qua, Fed đã quyết định cắt giảm lãi suất 0,5%, lần đầu tiên sau 4 năm. Việc này tác động tới kinh tế Việt Nam thế nào, thưa ông? - Fed...

Giải pháp thực hiện tăng trưởng tín dụng ở mức 15%

Theo ông Đào Minh Tú, dư nợ tín dụng tính đến ngày 7/9 đạt 7,75%. Trong khi dó, mục tiêu đặt ra cả năm khoảng 15% có điều chỉnh tùy theo yêu cầu thực tế. Ông Tú giải thích, những tháng đầu năm tăng trưởng âm, có những thời điểm âm đến gần 2% trong 3 tháng đầu năm, song từ tháng 4 trở đi tăng trưởng tín dụng khá tích cực và việc tăng trưởng trong thời gian...

14 ngân hàng trọng yếu trong hệ thống năm 2024

Theo đó, 14 ngân hàng trong nước thuộc Nhóm các tổ chức tín dụng có tầm quan trọng hệ thống năm 2024 gồm: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank); Ngân hàng thương mại CP Á Châu (ACB); Ngân hàng thương mại CP Bưu Điện Liên Việt (LPBank); Ngân hàng thương mại CP Công Thương Việt Nam (VietinBank); Ngân hàng thương mại CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Ngân hàng...

Quy định can thiệp sớm các tổ chức tín dụng yếu kém

Theo Luật Các tổ chức tín dụng được can thiệp sớm (khi lỗ luỹ kế hơn 50% vốn điều lệ) sẽ được hỗ trợ bởi nhiều biện pháp. Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) vừa được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ký chứng thực. Theo luật, các tổ chức tín dụng được can thiệp sớm (khi lỗ lũy kế hơn 50% vốn điều lệ) và được hỗ trợ bởi một số...

Lãi suất liên tục “hạ nhiệt”

Lãi suất chỉ từ 4,9%/nămTừ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã có 4 điều chỉnh giảm lãi suất điều hành với mức giảm 0,5-2%/năm. Theo đó, các ngân hàng thương mại cũng đã điều chỉnh và triển khai chương trình, gói tín dụng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Triển khai công tác tổ chức diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh

Chiều 17/8, tại Bộ CHQS tỉnh, Tiểu ban diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng tổ chức hội nghị hiệp đồng triển khai công tác chuẩn bị tổ chức diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh 30/10 (1963 - 2023). Đồng chí Đại tá Lê Trọng Hòa, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh, Phó trưởng Tiểu ban chủ trì hội nghị. Tham dự...

Đã tạo ra bước đột phá mới trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực

Chiều 16/8, Ban Nội chính Trung ương tổ chức thông báo kết quả Phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Ngày 16/8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) họp Phiên thứ 24 để thảo luận, cho ý kiến về kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2023 và nhìn lại công tác phòng, chống tham nhũng,...

Quảng Ninh và Ninh Bình thúc đẩy hợp tác, kết nối cùng phát triển

Ngày 16/8, Đoàn công tác của Tỉnh ủy Ninh Bình do đồng chí Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đến thăm và trao đổi kinh nghiệm với tỉnh Quảng Ninh về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, cải cách thủ tục hành chính, phát triển du lịch, xúc tiến và thu hút đầu tư. Làm việc với đoàn có các đồng chí: Nguyễn Xuân Ký, Ủy...

Loạt phim Hollywood sắp ra mắt có sự góp mặt của ‘đả nữ’ Việt

Việt Nam "đóng góp" hai cái tên khá quen thuộc của giới võ thuật trong nước, gồm Nhung Kate và Ngô Thanh Vân, cho hai phim có thương hiệu hoặc là chủ đề “nóng” đang được quan tâm hiện nay. Sự góp mặt của các nữ diễn viên cho thấy nỗ lực của các tài năng Việt Nam trong việc vươn ra thế giới, góp mặt vào các dự án được chú ý. Hai bộ phim dưới đây sẽ...

Quan tâm tạo nguồn, phát triển đảng viên ngành Y tế

Thời gian qua, công tác phát triển đảng viên trong đơn vị sự nghiệp y tế luôn được cấp ủy, tổ chức đảng toàn tỉnh quan tâm chỉ đạo, đạt kết quả tích cực. Tuy nhiên, số đảng viên kết nạp mới trong ngành chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Hiện ngành Y tế Quảng Ninh có 30 đơn vị sự nghiệp với gần 8.000 viên chức, người lao động. Xác định công tác phát triển đảng...

Bài đọc nhiều

“Sống xanh” theo cách của Green life Hạ Long

Hợp tác xã Green life Hạ Long thành lập vào tháng 12/2019 bởi Trung tâm Hỗ trợ phát triển xanh Green Hub, có địa chỉ tại tổ 27, khu 3, phường Hà Khẩu, TP Hạ Long, do bà Trần Thị Hương làm Giám đốc. Hoạt động chính của Hợp tác xã là thu gom phế phẩm, chủ yếu là rác thải nhựa, khó phân hủy để tái chế thành các sản phẩm hữu ích, đi liền với tạo...

Cô Tô mạnh tay xử lý vi phạm về tiếng ồn

Nhằm đảm bảo an ninh trật tự, đảm bảo môi trường du lịch, UBND huyện Cô Tô vừa ban hành văn bản về việc xử lý nghiêm hoạt động sử dụng các thiết bị âm thanh gây tiếng ồn quá mức quy định của pháp luật.Trước thực tế gần đây đã xảy ra tình trạng một số hộ kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức cho khách hát karaoke ngoài trời quá thời gian quy định, sử...

Giới siêu giàu Việt có hơn 1.000 người, ông Phạm Nhật Vượng giàu nhất

Số người siêu giàu với tài sản đạt trên 30 triệu USD đã tăng gấp đôi trong vòng 5 năm tại Việt Nam. Tính đến cuối năm 2022, giới siêu giàu Việt có 1.059 người. Dự báo đến năm 2027, số người siêu giàu tại Việt Nam là gần 1.300 người. Theo báo cáo thịnh vượng mới nhất của Knight Frank - tập đoàn tư vấn bất động sản có trụ sở chính tại Anh, số lượng người siêu...

Hướng dẫn đi đảo Cù Lao Chàm từ Đà Nẵng, Hội An dễ dàng

So với trước đây, việc đi Cù Lao Chàm bây giờ đã thuận tiện hơn rất nhiều. Dù xuất phát từ Hội An hay Đà Nẵng thì đều khá dễ dàng bởi đường đi không quá xa. Thế nhưng nếu không phải là người địa phương thì bạn cần tham khảo hướng dẫn cụ thể. Cù Lao Chàm – Điểm du lịch hấp dẫn của Đà Nẵng, Hội An Cù Lao Chàm là một hòn đảo du lịch nổi tiếng...

Theo chân ngư dân Quảng Ninh đi bắt Sá Sùng

Đối với ngư dân, việc nhìn con nước để đánh bắt hải sản là rất quan trọng. Trong đó có một loại hải sản mà việc khai thác phụ thuộc hoàn toàn vào con nước lên xuống theo dòng thủy triều. Chỉ khi nước rút xuống mới có thể đào được, đó là Sá Sùng - một loại đặc sản quý hiếm có tiếng từ lâu, chỉ có ở vùng biển Quan Lạn, Vân Đồn...

Cùng chuyên mục

Theo chân ngư dân Quảng Ninh đi bắt Sá Sùng

Đối với ngư dân, việc nhìn con nước để đánh bắt hải sản là rất quan trọng. Trong đó có một loại hải sản mà việc khai thác phụ thuộc hoàn toàn vào con nước lên xuống theo dòng thủy triều. Chỉ khi nước rút xuống mới có thể đào được, đó là Sá Sùng - một loại đặc sản quý hiếm có tiếng từ lâu, chỉ có ở vùng biển Quan Lạn, Vân Đồn...

Nhà trình tường của người Sán Chỉ – nét đặc trưng văn hóa độc đáo

Nhà trình tường là một trong những biểu tượng văn hóa đặc trưng của nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam, trong đó có người Sán Chỉ. Những ngôi nhà này không chỉ là nơi cư trú mà còn mang đậm dấu ấn về lối sống, phong tục tập quán và sự khéo léo của người dân. Cũng như các dân tộc khác, người Sán Chỉ sử dụng chủ yếu các vật liệu có sẵn trong tự nhiên để...

Lễ hội đình Trà Cổ – di sản bất biến

        Lễ hội Đình Trà Cổ là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân vùng biên Móng Cái, Quảng Ninh. Được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, lễ hội không chỉ là dịp để người dân địa phương tưởng nhớ đến các vị thần linh, tổ tiên mà còn là cơ hội để cộng đồng sum họp,...

Soóng Cọ trong đời sống thường ngày của người Sán Chỉ

Soóng Cọ là một nét văn hóa đặc sắc và độc đáo của người Sán Chỉ, gắn liền với đời sống tinh thần của họ từ bao đời nay. Đây không chỉ là một điệu hát mà còn là một phong tục, một cách để người Sán Chỉ giao tiếp, thể hiện tình cảm và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Bảo tồn điệu hò giã ruốc Quảng Ninh

Hò giã ruốc là một điệu hò lao động truyền thống của người dân Quảng Ninh, gắn liền với nghề làm muối từ thời xa xưa. Điệu hò này thường được cất lên bởi những người phụ nữ khi họ đang giã ruốc, một loại gia vị được làm từ cá biển. Hò giã ruốc có giai điệu nhẹ nhàng, tha thiết, thể hiện sự vất vả, nhọc nhằn của người phụ nữ trong công việc mưu sinh. Tuy nhiên,...

Mới nhất

Thương mại Việt Nam và Peru, Chile ‘khởi sắc’ nhờ Hiệp định CPTPP

Việt Nam, Peru, Chile đều là thành viên của Hiệp định CPTPP và Hiệp định này đã góp phần gia tăng quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia. “Lực đẩy” từ Hiệp định CPTPP Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font và Tổng thống...

Giảm cân nên ăn mấy quả trứng mỗi ngày?

Giá trị dinh dưỡng của trứngNguồn protein chất lượng caoProtein trong trứng là loại protein tốt và chứa các axit amin thiết yếu cần thiết cho cơ thể con người, có thể cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể và phục hồi các mô.Giàu vitaminTrứng chứa vitamin A, D, E, K, B1, B6, B12 và các...

Bạc tăng trở lại sau quyết định của FED

Giá bạc hôm nay (9/11), thị trường bạc quay đầu tăng trở lại sau quyết định hạ lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Giá bạc hôm nay tại Công ty CP Đầu tư vàng Phú Quý, giá bạc được niêm yết điều chỉnh giảm mạnh ở mức 1.183.000 đồng/lượng (mua vào) và...

Nhìn lại dấu ấn của bà Kamala Harris

Cách đây 3 tháng, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã bước lên khán đài, cầm micro và có bài phát biểu định hình cả quá khứ lẫn tương lai của bản thân. Một ngày trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã quyết định dừng tái tranh cử và ủng hộ bà Kamala Harris kế nhiệm ông với tư...

Vai trò đặc biệt của con út Barron trong chiến thắng của ông Trump

(Dân trí) - Con trai út Barron đóng góp quan trọng cho chiến dịch tái tranh cử thành công của ông Donald Trump bằng việc lựa chọn những podcast có sức hút đối với cử tri trẻ tuổi. Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump cùng phu nhân Melania và con trai út Barron trên sân khấu mừng chiến thắng...

Mới nhất