Trang chủNewsThế giớiNgân hàng châu Âu kẹt giữa “hai làn đạn” trong cuộc chiến...

Ngân hàng châu Âu kẹt giữa “hai làn đạn” trong cuộc chiến trừng phạt


Nhà Trắng đang thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với các ngân hàng cuối cùng còn lại của châu Âu vẫn làm ăn với Nga khi xung đột quân sự ở Ukraine đã bước sang năm thứ 3. 

Gần đây, một lần nữa, Raiffeisen Bank International (RBI) – ngân hàng và nhà cho vay dựa trên tài sản lớn thứ hai của Áo trên khắp Trung và Đông Âu, và là ngân hàng phương Tây lớn nhất vẫn hoạt động tại “xứ sở Bạch dương” – lại bị Bộ Tài chính Mỹ cảnh báo.

Raiffeisenbank, công ty con của RBI tại Nga, cho biết họ đã giảm đáng kể các hoạt động ở nước này kể từ khi Moscow đưa quân vào Ukraine 2 năm trước, và đang làm tất cả những gì có thể để tìm lối thoát, nhưng chiến lược rút lui mà họ lựa chọn chứa đầy rủi ro.

Đối tượng bị cảnh báo

Trước xung đột, Raiffeisenbank là một trong những ngân hàng quan trọng nhất có trụ sở tại EU hoạt động tại thị trường Nga.

Bối cảnh đã thay đổi đáng kể, được đánh dấu bằng sự bùng nổ xung đột ở Ukraine và việc Mỹ, EU và Anh tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Moscow. Các biện pháp trừng phạt này đã tạo thêm nhiều lớp phức tạp cho hoạt động kinh doanh ở Nga của ngân hàng Áo.

Kể từ khi xung đột bùng phát, Raiffeisenbank cho biết họ đã giảm đáng kể các hoạt động ở Nga, ví dụ như ngừng nhận các hoạt động kinh doanh mới, giảm hơn một nửa các khoản cho vay và ngừng các hoạt động ngân hàng đại lý, thu hẹp đáng kể vòng tròn đối tác làm ăn ở đó. Thu nhập hoa hồng – các khoản phí mà ngân hàng tạo ra thông qua hoạt động kinh doanh hàng ngày – đã giảm 43% vào năm ngoái.

Cựu Thủ tướng Áo Alexander Schallenberg, người hiện đang giữ chức Ngoại trưởng của quốc gia vùng Alps, đã công khai bảo vệ ngân hàng này, cho rằng Raiffeisenbank không nên bị giám sát quá mức, vì ngân hàng này hoạt động tương tự như nhiều công ty phương Tây vẫn hợp tác kinh doanh với Nga.

Ông Schallenberg lập luận rằng Raiffeisenbank, có mặt tại Nga từ năm 1996, đóng một vai trò nhất định trong việc tài trợ các hoạt động ở nước này cho các quốc gia và công ty phương Tây.

Thế giới - Ngân hàng châu Âu kẹt giữa “hai làn đạn” trong cuộc chiến trừng phạt

Raiffeisenbank là ngân hàng phương Tây lớn nhất vẫn hoạt động tại Nga sau hơn 2 năm kể từ khi xung đột quân sự ở Ukraine bùng phát. Ảnh: Getty Images

Là một trong số ít các ngân hàng lớn không bị ảnh hưởng bởi các đòn trừng phạt của phương Tây, Raiffeisenbank có thể thực hiện các giao dịch ngoại hối ở Nga mà không bị hạn chế. Dữ liệu chính thức cho thấy ngân hàng này chịu trách nhiệm một phần đáng kể trong tất cả các khoản thanh toán giữa Nga và phần còn lại của thế giới.

Hồi tháng 1 năm ngoái, Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) của Bộ Tài chính Mỹ đã yêu cầu RBI làm rõ hoạt động thanh toán và các quy trình liên quan liên quan đến công ty con ở Nga.

Hồi tháng 3 năm  ngoái, RBI công bố ý định thoái vốn Raiffeisenbank hoặc tách hoạt động của công ty này. Tuy nhiên, nhiều tháng tìm kiếm người mua không có kết quả, buộc RBI phải lựa chọn ngừng hoạt động tại Nga để tránh bị buộc ngừng hoạt động hoàn toàn.

Có thông tin cho biết RBI đang xem xét chuyển giao hoạt động kinh doanh cho các cổ đông để duy trì mối quan hệ tài chính giữa Vienna và Moscow, đồng thời bảo vệ danh tiếng của tập đoàn trong bối cảnh xung đột. Tuy nhiên, câu hỏi vẫn là liệu thực thể mới có hoàn toàn độc lập với RBI hay không – yếu tố then chốt quyết định liệu có nên đặt ngân hàng này dưới sự giám sát của Ngân hàng Trung ương Áo hay Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hay không.

Lối thoát đầy rủi ro

Nhằm thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với các ngân hàng cuối cùng còn lại của châu Âu vẫn đang làm ăn với Nga, Nhà Trắng đã phái quan chức chuyên trách tới Vienna để làm việc với các quan chức Áo và đại diện của RBI.

Tại cuộc gặp hôm 8/3 tại Vienna, bà Anna Morris, Phó trợ lý Bộ trưởng Tài chính Mỹ về các vấn đề toàn cầu, đã giải thích nguy cơ ngân hàng này bị loại khỏi hệ thống tài chính Mỹ nếu họ không giữ khoảng cách rõ ràng hơn với Nga. Thông tin chi tiết về cuộc gặp chưa được công bố ngay lập tức, trong khi RBI cũng như Bộ Tài chính Mỹ đều từ chối bình luận.

Mỹ vẫn đang tận dụng sự thống trị của mình trong hệ thống tài chính quốc tế để phát huy đòn bẩy chính trị bên ngoài biên giới đất nước. Đối với bất kỳ ngân hàng phương Tây nào, việc bị loại khỏi hệ thống đồng USD chắc chắn sẽ là một “thảm họa”.

Ở bên kia chiến tuyến, những hạn chế ngày càng khắt khe của Moscow đối với các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Nga có nghĩa là cho đến nay tất cả thu nhập của RBI đều bị kẹt lại ở nước này chứ không thể chuyển về Áo.

Giữa “hai làn đạn”, ngân hàng Áo đang phải chịu áp lực ngày càng lớn trong việc thu hẹp quy mô hoạt động của mình. Họ khẳng định bản thân có rất ít lựa chọn khả thi để làm điều đó mà không gây tổn hại không cần thiết cho các cổ đông của mình.

Thế giới - Ngân hàng châu Âu kẹt giữa “hai làn đạn” trong cuộc chiến trừng phạt (Hình 2).

Kẹt giữa “hai làn đạn”, Raiffeisenbank đang phải chịu áp lực ngày càng lớn trong việc thu hẹp quy mô hoạt động của mình ở Nga. Ảnh: Sputnik

Chiến lược rút lui mà họ lựa chọn cũng chứa đầy rủi ro. Hồi tháng 12 năm ngoái, RBI cho biết họ đã ký kết một thỏa thuận hoán đổi tài sản phức tạp với nhà tài phiệt Nga Oleg Deripaska, người vốn nằm trong danh sách trừng phạt của cả Mỹ và EU.

Theo thỏa thuận, RBI dự định hoán đổi cổ phần của mình trong hoạt động ở Nga lấy 27,8% cổ phần trong Strabag SE, một tập đoàn xây dựng có trụ sở tại Áo tập trung vào thị trường Trung và Đông Âu.

Cơ chế chính xác của vụ hoán đổi trên vẫn chưa rõ ràng, nhưng RBI tính toán rằng chi nhánh ở Nga của tập đoàn sẽ chuyển nhượng cổ phần dưới dạng cổ tức bằng hiện vật cho công ty mẹ ở Áo. Họ sẽ thu được khoảng 1,5 tỷ Euro từ các hoạt động ở Nga nếu thỏa thuận diễn ra theo đúng kế hoạch.

Vấn đề là cổ phần ở Strabag cho đến gần đây vẫn thuộc sở hữu của ông trùm kim loại Deripaska. Ông Deripaska sở hữu cổ phần thông qua một công ty mẹ có tên Rasperia; cùng ngày Strabag công bố dự định hoán đổi cổ phần, họ cũng thông báo rằng Rasperia đã được tiếp quản bởi một công ty mẹ khác đăng ký ở Moscow, là AO Iliadis.

Nhìn bề ngoài, sự thay đổi quyền sở hữu đó đã loại bỏ trở ngại cho việc hoán đổi. Nhưng Iliadis chỉ mới được thành lập cách đây 7 tháng và người hưởng lợi cuối cùng của nó vẫn chưa rõ ràng. Do đó, việc hoán đổi – dự kiến hoàn thành vào cuối tháng này – vẫn đang chờ xử lý.

“RBI sẽ chỉ thực hiện thương vụ Strabag khi chắc chắn rằng những người đứng sau Iliadis không bị trừng phạt”, một phát ngôn viên của ngân hàng Áo nói với Politico EU hôm 8/3. “Để đạt được mục tiêu này, họ đang tiến hành một quy trình tuân thủ toàn diện”.

Minh Đức (Theo Politico EU, Financial Times, Leasing Life)





Nguồn

Cùng chủ đề

Kiev kêu gọi Mỹ và phương Tây ‘tấn công tổng lực’ trên mặt trận này, hiến kế thêm đòn trừng phạt, rốt ráo bịt...

Hơn 17.000 lệnh trừng phạt cá nhân và tổ chức đã được thi hành chống lại Nga kể từ khi xung đột Nga-Ukraine khởi phát, khiến Moscow thiệt hại ít nhất 400 tỷ USD. Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal đánh giá đây là “đòn mạnh đối với Nga, nhưng còn có thể và phải làm nhiều hơn nữa”.

Hàn Quốc điều tra công ty bị Mỹ trừng phạt vì liên quan đến Nga

Một công ty có trụ sở tại Hàn Quốc bị Mỹ trừng phạt vì cáo buộc có liên hệ với Nga hiện đang bị chính quyền sở tại điều tra, một quan chức Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết 25/2. Daesung International Trading, một công ty có trụ sở tại thành phố Gimhae ở Đông Nam Hàn Quốc, là một trong 93 thực thể trước đó hôm 23/2 bị Cục Công nghiệp và An ninh thuộc Bộ...

Mỹ cấm vận thêm 500 cá nhân, thực thể của Nga

Ngày 23/2, Reuters dẫn lời Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Wally Adeyemo cho biết, Washington sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với hơn 500 cá nhân, thực thể của Nga. Động thái này nhằm thể hiện lập trường kiên định của Mỹ đối với khủng hoảng ở Ukraine khi xung đột đã sắp bước sang năm thứ 3.Ông Adeyemo cho biết, lệnh cấm vận mới sẽ được thực hiện với sự hợp tác của...

Lỗ nặng nhất từ trước đến nay bởi tăng lãi suất cho vay, Fed thành “Chúa Chổm”

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa công bố khoản lỗ hoạt động lớn nhất từ trước đến nay trong năm 2023, do tác động của lãi suất cao khiến chi phí lãi vay tăng vọt.

Tấn công mạng tại một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới

Ngày 9/11, Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) thông báo vừa trở thành mục tiêu của vụ tấn công mạng bằng mã độc tống tiền, làm gián đoạn một số dịch vụ tài chính.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phát hành bộ tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phát hành bộ tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: Bộ VHTT&DL. Bộ tranh gồm 70 tranh được Hội đồng nghệ thuật chấm chọn hơn 500 tác phẩm của gần 300 tác giả trên khắp cả nước tham gia cuộc thi sáng tác từ ngày 26/10/2023. Bộ tranh cổ động được phát hành nhằm tuyên truyền tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa lớn lao của chiến thắng Điện Biên Phủ...

Huyện đảo Cô Tô đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Tối 23/3, tại Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh, địa phương long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập huyện (23/3/1994 - 23/3/2024). Tại buổi lễ, thừa ủy quyền, ông Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, đã trao Huân chương Lao động hạng Nhất của Chủ tịch...

Người lao động được hưởng lợi gì nếu tăng lương tối thiểu vùng?

Đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng 6% từ 1/7/2024 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Tại dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất điều...

Bài đọc nhiều

Công nương Kate, vợ Hoàng tử William công bố bị ung thư, đang hóa trị

Tin tức này xuất hiện hai tháng sau khi Kate tạm thời rời xa cuộc sống thường nhật, trong khi Cung điện Kensington giải thích vào thời điểm đó là do cuộc phẫu thuật bụng không phải ung thư. Cú sốc lớn với Công nương Kate xứ Wales Công nương Kate nói: "Vào tháng 1, tôi đã trải qua cuộc đại phẫu thuật bụng ở London. Thời điểm đó, bác sĩ nhận định tình trạng của tôi không phải...

Người Việt đội mưa hiến máu cứu nạn nhân vụ khủng bố nhà hát Nga

Hay tin khủng bố khiến hơn 100 người nguy kịch, nhiều người Việt xếp hàng nhiều giờ dưới mưa rét để hiến máu giúp nạn nhân, đồng thời quyên tiền hỗ trợ. Gần sát giờ buổi biểu diễn mang tên Không sợ điều gì của nhóm nhạc Picnic tại nhà hát Crocus City Hall ở Krasnogorsk, tỉnh Moskva, tối 22/3, một nhóm người đến trên minivan, mang súng trường AK đột nhập và nã đạn vào bất cứ ai...

Vụ tấn công tại Moskva: Nghi phạm khai nhận được hứa trả 1 triệu ruble để xả súng

Theo hãng tin Sputnik của Nga, một trong những nghi phạm thực hiện vụ tấn công khủng bố ở tại nhà hát Crocus City Hall ở thủ đô Moskva của Nga tối 22/3 khai nhận được thuê để giết người. Lực lượng chức năng được triển khai tại hiện trường vụ tấn công khủng bố vào trung tâm thương mại “Crocus City Hall” ở Moskva, Nga tối 22/3/2024. Ảnh: AA/TTXVN Nghi phạm bị bắt giữ nêu trên cho hay anh ta...

Nga phóng 90 tên lửa, tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng Ukraine

Đây là cuộc tấn công lớn thứ hai liên tiếp của Nga. Trước đó, ngày 21/3, quân đội Nga cũng đã triển khai một cuộc tấn công quy mô lớn khác. SF thông tin, có khoảng 90 tên lửa Nga và 60 máy bay không người lái cảm tử được sử dụng trong cuộc tấn công này. Lực lượng phòng không Ukraine đánh chặn được 35 tên lửa. Vào khoảng 02 giờ sáng (giờ địa phương), các máy bay...

Cùng chuyên mục

Nga điều tiêm kích chặn oanh tạc cơ Mỹ

Tiêm kích MiG-31 Nga xuất kích chặn hai oanh tạc cơ B-1B của Mỹ trên biển Barents, buộc máy bay của Washington quay đầu. "Ngày 24/3, Nga phát hiện một nhóm mục tiêu trên biển Barents hướng về biên giới Liên bang Nga. Tiêm kích MiG-31 thuộc lực lượng phòng không phản ứng nhanh đã xuất kích để nhận dạng và ngăn mục tiêu xâm phạm biên giới Nga", Bộ Quốc phòng Nga cho biết.Theo Bộ Quốc phòng Nga,...

Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm ngày 24/3 cảnh báo Manila cần chấm dứt các hành vi "vi phạm và khiêu khích' gần Bãi Cỏ Mây ở Biển Đông.

Ngoại trưởng Nga “bóc mẽ” ý đồ gửi quân đến Ukraine của Tổng thống Pháp

Ngoại trưởng Nga cho rằng thông qua tuyên bố triển khai quân tới Ukraine, Tổng thống Pháp E. Macron đang cố gắng "làm hài lòng" Washington và khiêu khích các đồng minh.

Ba Lan yêu cầu Nga giải thích vụ ‘tên lửa xâm phạm không phận’

Warsaw sẽ yêu cầu Moskva giải thích, sau khi quân đội Ba Lan thông báo một tên lửa hành trình Nga đã bay vào không phận nước này 39 giây. "Ba Lan sẽ yêu cầu Liên bang Nga giải thích vụ xâm phạm không phận", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ba Lan Pawel Wronski cho biết hôm nay, kêu gọi Moskva "dừng tập kích lãnh thổ Ukraine và tập trung giải quyết rắc rối trong nước".Động thái diễn...

Mới nhất

Ngộ độc cơm gà ở Nha Trang: Cấp nhiều dữ liệu cho công an, kiểm tra camera quán

Theo ông Trịnh Ngọc Hiệp - phó giám đốc Sở Y tế Khánh Hòa, cơ quan chuyên môn của sở đã cung cấp cho cơ quan điều tra số liệu, thông tin các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân."Sở cũng sẽ phối hợp...

Ấn tượng Đoàn Việt Nam tại Liên hoan Thanh niên Thế giới 2024

NDO - “Việt Nam, Hồ Chí Minh! Việt Nam, Hồ Chí Minh!”. Vẫy tay chào Đoàn Việt Nam, người xem đứng hai bên đường hát theo ca khúc ca ngợi đất nước, con người và vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Áo xanh Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tạo nên...

Mở ra cơ hội phát triển cho du lịch Hà Nội

Việc khai thác lợi thế sẵn có về vị trí, địa hình, hạ tầng, dịch vụ sẽ mở ra những cơ hội lớn để thúc đẩy phát triển du lịch thể thao, thu hút ngày càng nhiều hơn du khách đến Hà Nội.

Chuyện về Bánh mì” nhân kỷ niệm ngày “Bánh mì Việt Nam

Tham gia chia sẻ tại sự kiện "Chuyện về Bánh mì" có TS. Vũ Thế Long - Chuyên gia nghiên cứu Ẩm thực; ông Lê Văn Thao - Nhà báo,...

Mới nhất