Trang chủNewsChính trịNgăn chặn tham nhũng 'từ sớm, từ xa'

Ngăn chặn tham nhũng ‘từ sớm, từ xa’

Năm 2024, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được triển khai với quyết tâm chính trị rất cao, đạt nhiều kết quả quan trọng, để lại dấu ấn tốt, lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội. Tuy nhiên công tác này cần tiếp tục được đẩy mạnh hơn nữa.

ảnh trên 3
Phiên họp của Quốc hội về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 sáng 26/11. Ảnh: Quang Vinh.

Tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng chưa chuyển biến

Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 cho thấy, trong năm 2024, các Cơ quan điều tra trong lực lượng Công an nhân dân đã thụ lý điều tra 1.538 vụ án với 3.897 bị can phạm tội về tham nhũng. Đã đề nghị truy tố 856 vụ án với 2.686 bị can. Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã điều tra 23 vụ án với 70 bị can; đề nghị truy tố 11 vụ án với 57 bị can. Viện kiểm sát Nhân dân các cấp đã thụ lý giải quyết 1.186 vụ với 3.869 bị can, đã giải quyết 1.006 vụ với 3.242 bị can. Tòa án Nhân dân các cấp đã giải quyết sơ thẩm 1.154 vụ với 3.201 bị cáo về các tội phạm tham nhũng; Đã xét xử 917 vụ với 2.418 bị cáo…

Tuy nhiên Chính phủ cũng thẳng thắn nhìn nhận, việc khắc phục những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật còn chậm so với yêu cầu thực tiễn đặt ra. Một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng chưa được triển khai thực hiện toàn diện. Tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm, không dám làm chậm được khắc phục. Việc truy bắt đối tượng bỏ trốn ra nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn. Giá trị tài sản phải thu hồi trong các vụ án tham nhũng, tiêu cực còn tồn đọng lớn.

Theo đánh giá của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, tình trạng vi phạm việc thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động, vi phạm việc thực hiện quy tắc ứng xử, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ vẫn diễn ra ở nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị. Kết quả thực hiện chuyển đổi vị trí công tác để phòng ngừa tham nhũng ở một số địa phương còn thấp.

Chưa kể, việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn còn hạn chế. Tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp chưa được khắc phục triệt để; vẫn còn tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong thực thi công vụ. Đặc biệt, công tác phát hiện, xử lý tham nhũng còn hạn chế…

Thượng tá Lê Phi Long, Phó trưởng phòng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) cho rằng, việc tự phát hiện tham nhũng tại một số cơ quan vẫn còn là khâu yếu. “Sau khi triển khai các biện pháp nghiệp vụ thấy phần lớn nhiều cơ quan để xảy ra tham nhũng rất nghiêm trọng nhưng các cơ quan đều không phát hiện được” – ông Long nói.

Tham nhũng như hạt ngô, lãng phí có thể như bắp ngô

Bà Lê Thị Nga – Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội cũng cho rằng, tài sản phải thu hồi trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế vẫn còn tồn đọng lớn. Tình trạng cán bộ, công chức trong các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án dân sự vi phạm các quy định về phòng chống tham nhũng, tiêu cực bị xử lý hình sự diễn ra còn nhiều.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Quốc Văn – Viện trưởng Viện Chiến lược và khoa học thanh tra, Thanh tra Chính phủ, trong năm 2024 nhiều vụ án tham nhũng tiêu cực nghiêm trọng phức tạp, dư luận xã hội quan tâm nhất là các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo dõi, được tích cực đẩy nhanh tiến độ xác minh điều tra.

Tuy nhiên ông Văn nhìn nhận, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực còn nhiều khó khăn vướng mắc. Đơn cử, một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng chưa được triển khai thực hiện toàn diện. Một số nơi, người đứng đầu chưa quan tâm thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động công vụ. Công tác giám định, định giá tài sản có chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn một số trường hợp chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và tiến độ. Giá trị tài sản phải thu hồi trong các vụ án tham nhũng, tiêu cực còn tồn đọng lớn, nhiều tài sản có tranh chấp quyền sở hữu chưa được các cơ quan có thẩm quyền làm rõ về pháp lý, gây khó khăn cho thi hành án.

Thượng tá Lê Phi Long cho hay, tình hình tham nhũng về kinh tế diễn biến phức tạp, xảy ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, thậm chí trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, có sự đan xen khu vực công và khu vực tư trong các lĩnh vực kinh tế trọng điểm ngày càng rõ nét.

Từ thực tiễn công tác đấu tranh, ông Long cho biết, nổi lên là các sai phạm lớn trong các lĩnh vực: đất đai, đấu thầu, xây dựng cơ bản, đầu tư tài chính, ngân hàng, đăng kiểm, đăng ký, cấp phép các dự án… với tính chất mức độ thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng, có sự cấu kết móc nối giữa cán bộ thoái hoá biến chất với doanh nghiệp, tổ chức để trục lợi gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Theo ông Long, công tác phòng, chống tham nhũng còn khó khăn nhất định như: một số văn bản pháp luật có liên quan đến phòng, chống tham nhũng còn có sự bất cập. Quản lý nhà nước ở nhiều lĩnh vực còn sơ hở để tội phạm lợi dụng. Do đó tới đây sẽ tham mưu cho các cơ quan tiến hành nghiên cứu, sửa đổi bổ sung các bộ luật liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng như: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự để đấu tranh phòng chống tội phạm tham nhũng.

Nhận định “lãng phí là vấn đề rất lớn”, ông Long cho rằng thời gian tới cần tập trung xử lý lãng phí gắn liền với tham nhũng, tiêu cực để đảm bảo hiệu quả đồng bộ hơn. Trong đó, nghiên cứu đề xuất phối hợp với các bộ, ngành cùng cấp ủy, chính quyền các cấp đẩy mạnh xây dựng văn hoá liêm chính, văn hoá thực hành tiết kiệm chống lãng phí, vì lãng phí là rất lớn. “Tham nhũng như hạt ngô thì lãng phí có thể như bắp ngô”- ông Long nói.

Cùng với đó, theo ông Long, cần đẩy mạnh kiểm soát quyền lực trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt. Phát huy vai trò của nhân dân trong phòng ngừa xã hội đối với hành vi tham nhũng, nắm tình hình để ngăn chặn tham nhũng từ sớm, từ xa. Ngoài phòng, chống tham nhũng trong khu vực công thì tới đây cần tập trung đẩy mạnh phòng chống tham nhũng trong khu vực tư theo quy định của pháp luật.



Nguồn: https://daidoanket.vn/ngan-chan-tham-nhung-tu-som-tu-xa-10296132.html

Cùng chủ đề

Tinh gọn tổ chức bộ máy sẽ làm từ trên xuống, mục tiêu phấn đấu hoàn thành trong quý I/2025

Ngày 3/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, đơn vị bầu cử số 1, tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV và lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Chủ tịch TPHCM theo dõi, chỉ đạo giải quyết dự án chống ngập 10 nghìn tỷ đồng

Chủ tịch TPHCM Phan Văn Mãi được phân công theo dõi 10 dự án lớn tồn đọng, trong đó có dự án chống ngập gần 10 nghìn tỷ đồng để giải quyết vướng mắc, sớm đưa vào sử dụng nhằm phòng, chống lãng phí. UBND TPHCM vừa ban hành văn bản phân công Thường trực UBND TP theo dõi, chỉ đạo giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử...

Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Trung ương làm việc với Bộ Ngoại giao về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Chiều 2/12, tại Hà Nội, Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực do Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao.

Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Trung ương làm việc với Bộ Ngoại giao về phòng, chống phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu...

Chiều 2/12, tại Hà Nội, Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực do Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hưng Yên

(NLĐO) - Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết việc tinh gọn bộ máy phải hoàn thành và báo cáo Trung ương phương án sắp xếp, kiện toàn trong quý I-2025 ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bạc Liêu quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh Bạc Liêu đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn nhà tạm, nhà dột nát. Đa dạng cách làmThị xã Giá Rai là địa...

Bản tin Mặt trận sáng 9/12

Bản tin Mặt trận sáng 9/12 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Chủ tịch Đỗ Văn Chiến gặp mặt Đoàn đại biểu Câu lạc bộ Tân Trào Tuyên Quang; Nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong hoạt động Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên; Vai trò của Ban công tác Mặt trận trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; Ra mắt ứng dụng...

Dự án 500 kV mạch 3 Quảng Trạch

Sáng 8/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác đầu tư xây dựng các dự án đường dây tải điện 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) đến Phố Nối (tỉnh Hưng Yên). ...

Vai trò của Ban công tác Mặt trận trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

Chiều 8/12, tại Kiên Giang, Cụm thi đua UBMTTQ Việt Nam các tỉnh miền Tây Nam Bộ tổ chức hội nghị tọa đàm trao đổi kinh nghiệm vai trò của Ban công tác Mặt trận trong xây dựng nông thôn mới(NTM), đô thị văn minh. ...

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến gặp mặt Đoàn đại biểu Câu lạc bộ Tân Trào Tuyên Quang

Ngày 8/12, tại Hà Nội, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu Câu lạc bộ Tân Trào Tuyên Quang tới thăm cơ quan UBTƯ MTTQ Việt Nam. Thay mặt Đảng đoàn,...

Bài đọc nhiều

Bộ Nội vụ nói về ‘chính sách đối với cán bộ thuộc diện tinh gọn sau sắp xếp’

Bộ Nội vụ đang nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách đủ mạnh và vượt trội để làm cơ sở tiến hành sắp xếp, tinh giản đội ngũ cán bộ công chức sau sắp xếp. Chiều 7/12, tại cuộc...

Đề xuất chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Ủy ban nhân dân TPHCM vừa có tờ trình gửi HĐND thành phố về quy định chế độ hỗ trợ thêm đối với trường hợp nghỉ do tinh giản biên chế, nghỉ do dôi dư sắp xếp đơn vị hành chính; nghỉ công tác trước tuổi do không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội; nghỉ công tác trước tuổi không thuộc diện...

Đang cá thể hóa trách nhiệm các cá nhân có liên quan đến vụ án tại Công ty cây xanh Công Minh

Về diễn biến điều tra liên quan đến Công ty TNHH cây xanh Công Minh, theo Người phát ngôn Bộ Công an, hiện cơ quan điều tra đang yêu cầu các cơ quan trong hội đồng giám định của 16 tỉnh, thành phố tiến hành giám định tài sản với 413 dự án. ...

Tập trung cho tăng tốc, bứt phá, về đích thắng lợi năm 2024

Thủ tướng chỉ rõ phiên họp Chính phủ tháng 11 cần tổ chức thực hiện để đạt thắng lợi năm 2024, tạo đà, tạo thế, tạo lực, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 phấn đấu tăng trưởng GDP đạt từ 8%. ...

Phụ nữ Việt Nam tiếp tục làm rạng danh đất Việt

Chiều 6/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã có cuộc gặp mặt thân mật với đoàn đại biểu phụ nữ cao tuổi tiêu biểu đại diện cho trên 9 triệu phụ nữ cao tuổi toàn quốc trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa, ấm no, hạnh phúc, do Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam và Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phối hợp tổ chức lựa chọn, tôn...

Cùng chuyên mục

Dự án 500 kV mạch 3 Quảng Trạch

Sáng 8/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác đầu tư xây dựng các dự án đường dây tải điện 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) đến Phố Nối (tỉnh Hưng Yên). ...

Đề xuất chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Ủy ban nhân dân TPHCM vừa có tờ trình gửi HĐND thành phố về quy định chế độ hỗ trợ thêm đối với trường hợp nghỉ do tinh giản biên chế, nghỉ do dôi dư sắp xếp đơn vị hành chính; nghỉ công tác trước tuổi do không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội; nghỉ công tác trước tuổi không thuộc diện...

Sau khi sắp xếp-tinh gọn, tổ chức bộ máy sẽ giảm 5 bộ và 4 cơ quan

Tổ chức bộ máy của Chính phủ khóa XV và khóa XVI (nhiệm kỳ 2026-2031) được tinh gọn (giảm 5 Bộ); có 4 cơ quan thuộc Chính phủ (giảm 4 cơ quan thuộc Chính phủ). Ngày 6/12/2024, Phó Thủ tướng...

Bộ Nội vụ nói về ‘chính sách đối với cán bộ thuộc diện tinh gọn sau sắp xếp’

Bộ Nội vụ đang nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách đủ mạnh và vượt trội để làm cơ sở tiến hành sắp xếp, tinh giản đội ngũ cán bộ công chức sau sắp xếp. Chiều 7/12, tại cuộc...

Ông Nguyễn Khắc Thận được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình

Chiều ngày 7/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng dự hội nghị. ...

Mới nhất

Người gieo ấm no hạnh phúc cho bà con thôn Phú Túc

Giữa những ngọn núi ở thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng, già làng Đinh Văn Trí như một biểu tượng sống động của sự cống hiến trọn đời cho quê hương. Ở tuổi 80, ông vẫn không ngừng nỗ lực để mang lại những thay đổi tích cực từ kinh tế, xã hội đến...

Quy trình làm gốm thủ công làng Thanh Hà – Một tác phẩm nghệ thuật từ đôi bàn tay khéo léo

Làng gốm Thanh Hà nổi tiếng với những sản phẩm gốm sứ tinh xảo, mang đậm nét truyền thống. Để tạo ra những tác phẩm ấy, người nghệ nhân đã trải qua một quy trình sản xuất tỉ mỉ và công phu. Người nghệ nhân dùng bàn xoay hoặc khuôn để tạo hình cho sản phẩm. Các sản phẩm gốm...

Tăng “sức nóng” cho du lịch mùa đông

Mùa đông vốn được coi là thời gian thấp điểm của ngành du lịch. Tuy nhiên, những năm gần đây, xu hướng du lịch đã có nhiều thay đổi, “mùa nào cũng là mùa du lịch”. Nắm được xu hướng này, ngành...

Không gian trưng bày sản phẩm OCOP và nông sản đặc trưng của tỉnh Lai Châu

(Dân trí) - Trong khuôn khổ Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu 2024, không gian trưng bày sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) và các nông sản đặc trưng của tỉnh là điểm nhấn nổi bật, thu hút đông đảo du khách tham gia. Đây là dịp để quảng bá những sản phẩm tinh...

Người mẹ Pháp tìm gia đình Việt cho con gái 9 tuổi

Bà Valerie (55 tuổi), người mẹ Pháp thiết tha tìm lại mẹ ruột VN cho cô con gái 9 tuổi Thylia - bé gái năm nào bị để lại ở Bệnh viện Phụ sản T.Ư (Hà Nội). Phía sau hành trình 'mẹ tìm mẹ' cho con là câu chuyện đầy xúc động. Trong căn nhà ở vùng ngoại ô Paris,...

Mới nhất