Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNgăn bạo lực học đường bằng cách dạy học sinh biết kiềm...

Ngăn bạo lực học đường bằng cách dạy học sinh biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực


Nếu không kiểm soát được bản thân, dẫn đến những phản ứng tiêu cực sẽ gây ra hậu quả khó lường. Vậy làm thế nào để giúp học sinh biết cách kiểm soát những cảm xúc tiêu cực, trước mắt nhằm hạn chế tình trạng bạo lực học đường?

Giáo viên tâm lý chỉ cách ứng xử thông minh bằng cảm xúc trí tuệ

Theo các chuyên gia tâm lý, lúc này “khổ chủ” cần đến cách ứng xử thông minh, gọi là cảm xúc trí tuệ. Trí tuệ cảm xúc là kỹ năng hiểu biết cảm xúc bản thân, hiểu và nhận biết cảm xúc của người khác; kỹ năng điều khiển cảm xúc bản thân hướng vào việc có ích, kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc người khác. Kiểm soát tốt cảm xúc bản thân sẽ giúp học sinh hóa giải những cơn tức giận, tạo ra sự thăng bằng về tâm lý, thúc đẩy và tạo ra năng lượng tích cực cho bản thân.

Ngăn bạo lực học đường bằng cách dạy học sinh biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực  - Ảnh 1.

Cô Nguyễn Thị Hường, giáo viên tư vấn tâm lý của Trường THPT Tây Thạnh, TP.HCM trong buổi sinh hoạt chuyên đề hướng dẫn học sinh về kỹ năng quản lý cảm xúc

Thay đổi hành động để cảm xúc luôn tươi mới là giải pháp hữu hiệu đầu tiên. Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Hường, giáo viên tư vấn tâm lý của Trường THPT Tây Thạnh, TP.HCM, có hai dạng hoàn cảnh mà học sinh thường bị tác động. 

Một là, học sinh bị ảnh hưởng lâu dài, sự việc đã xảy ra từ 1 đến 2 tuần, hoặc dài hơn. Hai là, những tác động tiêu cực tức thời đến học sinh. Với trường hợp thứ nhất, lời khuyên cho học sinh là phải biết dừng lại những suy nghĩ tiêu cực. Chuyển cảm xúc tiêu cực của mình thành những suy nghĩ tích cực. Hãy biết thay đổi hành động, sẽ dẫn đến thay đổi cảm xúc. Khi các em thay đổi hành động mới, cảm xúc cũng trở nên tươi mới, tích cực hơn.

Với hoàn cảnh thứ hai, thạc sĩ Hường khuyên: “Khi cơn giận đến đột ngột, chúng ta cần có những cách để kiểm soát cơn giận ngay lập tức”. 

4 cách kiểm soát cơn giận

  1. Phản ứng chậm lại một nhịp: Hít thở sâu, nuốt nước bọt, quay mặt đi chỗ khác, uống nước, nhắm chặt mắt, nắm chặt tay…
  2. Bùng nổ cảm xúc an toàn: Bóp chặt chai nước, cạnh bàn, song sắt cửa sổ, vo tờ giấy… Tất cả những vật vô hại ở gần bạn nhất để giải phóng năng lượng của đôi tay lên các vật vô hại. Có thể bùng nổ bằng ngôn ngữ bằng cách nói ra cảm xúc của bản thân “tôi tức giận, tôi khó chịu, tôi thất vọng”, hoặc la hét ở chỗ vắng vẻ.
  3. Bùng nổ trong tưởng tượng: Nhắm mắt lại, tưởng tượng mình phản ứng, sau đó mở mắt, mỉm cười và thở dài. 
  4. Khóc: Một chiếc van an toàn để xả cảm xúc, nam sinh cũng có thể khóc nhưng đừng để nước mắt nhấn chìm lý trí.

Chúng ta không thể thay đổi và kiểm soát những tác động của cuộc sống đến chúng ta nhưng chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát thái độ của mình đối với những sự việc tác động đó. Hãy biết tận dụng những cơn bão giận dữ để rèn luyện cho mình bản lĩnh chế ngự cảm xúc, tính cách của chúng ta sẽ trưởng thành hơn trong bão táp.

Học sinh nêu cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực

Trong tiết hoạt động trải nghiệm – hướng nghiệp tại Trường THPT Tây Thạnh, giáo viên đưa ra câu hỏi: “Làm sao để quản lý cảm xúc tiêu cực của bản thân và làm chủ mối quan hệ bạn bè?”. Học sinh đã nêu nhiều giải pháp rất hay, giúp hạn chế tối đa những tình huống “bom nổ chậm”, dẫn đến xung đột bất thường.

Ngăn bạo lực học đường bằng cách dạy học sinh biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực  - Ảnh 3.

Trí tuệ cảm xúc là kỹ năng hiểu biết cảm xúc bản thân, hiểu và nhận biết cảm xúc của người khác; kỹ năng điều khiển cảm xúc bản thân hướng vào việc có ích, kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc người khác

ẢNH MINH HỌA: ĐÀO NGỌC THẠCH

Một nữ sinh lớp 11 cho rằng: “Khi bản thân em gặp những tình huống căng thẳng, khó kiểm soát, em thường nghĩ đến gia đình, bố mẹ em. Nhờ tình cảm bố mẹ em mà em sẽ kiềm chế hết sức, không ứng xử bạo động, vì nếu không sẽ làm phiền đến bố mẹ mình”. Theo tâm lý sư phạm, đây là giải pháp lấy “điểm tựa tinh thần”.

Những mâu thuẫn xung đột dù nhỏ nhặt giữa học sinh với nhau, nếu không giải quyết rốt ráo, lâu ngày sẽ “bùng cháy to hơn”. Một học sinh cho biết: “Tự chính bản thân em sẽ nói chuyện trực tiếp với bạn. Không chia phe, kết nhóm trên mạng xã hội vì sẽ tạo ra mâu thuẫn lớn hơn. Khi em và bạn không tìm ra tiếng nói chung, thì tìm đến thầy cô, nhà trường và cha mẹ. Bằng mọi giá phải giải quyết dứt điểm mâu thuẫn, nếu không hậu quả sẽ khó lường”.

Có một giải pháp nhiều học sinh cho là hiệu quả, là đặt mình vào hoàn cảnh người khác. Như vậy sẽ dễ cảm thông cho bạn hơn. “Chúng ta hay trách người, nhưng nếu nghĩ kỹ lại, nhiều khi chính ta là người đáng trách”, một học sinh nêu quan điểm.

Mời bạn đọc tham gia diễn đàn: Giải pháp nào cho vấn nạn bạo lực học đường?

Nhằm đi tìm nguyên nhân cốt lõi đồng thời có được những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường, Báo Thanh Niên mở diễn đàn “Giải pháp nào cho vấn nạn bạo lực học đường?”. Chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý độc giả.

Bạn đọc có thể gửi bài viết, ý kiến về địa chỉ [email protected]. Những bài viết chọn đăng sẽ nhận được nhuận bút theo quy định. Cảm ơn bạn đọc tham gia diễn đàn.



Source link

Cùng chủ đề

Nhóm học sinh cấp 2 dùng gậy bóng chày đánh gãy mũi thiếu niên gây phẫn nộ

Ngày 28/11, Công an Quận 1, TP.HCM đang hoàn tất hồ sơ để xử lý vụ việc nhóm học sinh cấp 2 dùng gậy bóng chày tấn công người gây phẫn nộ dư luận.Trước đó, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh nhóm thiếu niên mặc đồng phục học sinh tham gia đánh nhau. Trong video, một nam sinh sử dụng gậy bóng chày đánh liên tiếp vào đầu và mặt một thiếu niên mặc áo...

Hiệu trưởng bị kỷ luật cảnh cáo vì để học sinh đánh nhau

Ông Võ Hữu Trân, Hiệu trưởng Trường THCS Trung Hiếu ở Vĩnh Long bị kỷ luật cảnh cáo vì để xảy ra bạo lực học đường, trong đó nhiều vụ học sinh đánh nhau, xúc phạm thầy, cô giáo. Ngày 27/11, ngành chức năng huyện Vũng Liêm (tỉnh Vĩnh Long) vừa công bố quyết định kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Võ Hữu Trân, Hiệu trưởng Trường THCS Trung Hiếu. Theo đó, ông Trân bị kỷ luật...

Kỷ luật cảnh cáo hiệu trưởng vì để xảy ra bạo lực học đường

Hiệu trưởng một trường THCS ở Vĩnh Long bị kỷ luật cảnh cáo vì để xảy ra bạo lực học đường, có hành vi che giấu sự việc, không báo cáo cấp trên. ...

Khởi tố 3 nam sinh lớp 12 ở Quảng Bình mang dao vào trường đâm bạn học

Ngày 21/11, Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, Công an huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) vừa tống đạt các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 3 học sinh lớp 12 có hành vi đánh nhau, sử dụng hung khí gây thương tích tại Trưởng THPT Quang Trung (huyện Quảng Trạch).Cơ quan Công an xác định, khoảng 7h30 ngày 4/11, T.A.D (SN 2007, ở thôn 5, xã Quảng Kim, huyện Quảng Trạch) và...

Bạo lực học đường, 2 nữ sinh bị đâm

Chỉ mâu thuẫn nhỏ trong giờ giải lao mà bạo lực học đường đã xảy ra khi 2 nam sinh đã dùng vật nhọn đâm 2 nữ sinh bị thương, trong đó 1 nữ sinh phải chuyển viện tuyến trên cứu chữa vì...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

TP.HCM chính thức đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba

Sở GD-ĐT TP.HCM đã chính thức gửi văn bản góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT của Bộ GD-ĐT. Trong đó đề xuất cụ thể về việc...

Đầm dự tiệc nhẹ nhàng nhưng sang trọng dịp cuối năm

Cuối năm là mùa rộn rã với vô số các buổi tiệc - từ những bữa tiệc nhẹ...

Khó khăn thì thích nghi!

Tôn vinh nghề thêu Hà Nội qua bộ sưu tập áo dài ‘Đường thêu của mẹ’

Bộ sưu tập áo dài (BST) Đường thêu của mẹ ra mắt vào thời điểm chào đón năm...

Chính phủ mới Syria muốn Nga ‘xem xét lại’ hiện diện quân sự

Chính phủ chuyển tiếp Syria cho rằng các động thái quân sự gần đây của Nga mơ hồ và kêu gọi Moscow xem xét lại hiện diện quân sự tại Syria. ...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

‘Nhiều trẻ đánh mất tuổi thơ vì phải còng lưng luyện chữ đẹp’

Khi con trai mới lên lớp 3, chị Phạm Thị Lý (35 tuổi, Nam Định) liên tục nhận được lời ngỏ từ ban phụ huynh lớp về việc cho con tham gia lớp luyện viết chữ đẹp.Nguồn cơn đến từ việc cô chủ nhiệm phàn nàn trong lớp có nhiều học sinh viết rất xấu. Do đó, ban phụ huynh đã lên kế hoạch tổ chức chức một lớp luyện chữ, gia đình nào có nhu cầu sẽ...

Học, thực tập tại nước ngoài trở thành học phần của sinh viên

Trường đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) đã xây dựng chương trình đào tạo, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để các bạn tiếp cận nền giáo dục phát triển, học tập xuyên quốc gia. ...

Phụ huynh đỗ ô tô đón con gây hỗn loạn cổng trường: Chúng ta đang dạy trẻ điều gì?

Sáng nào đưa con đi học muộn hơn thường lệ vài phút là thể nào tôi cũng đến công ty muộn cả nửa tiếng vì cảnh nháo nhào, tắc đường ngay cổng trường - nơi có vài chiếc ô tô án ngữ. Tôi có 2 con, học ở hai trường cấp 1 và cấp 2 khá gần nhau tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Vì đi làm xa nên tôi thường chở các cháu đến trường khá sớm và...

Pickleball đã xuất hiện trong trường học ở Hà Nội

Pickleball - môn thể thao thời thượng đã bất ngờ xuất hiện tại ngôi trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội. Những ngày qua, sân trường THPT Phan Đình Phùng thêm phần sôi động, náo nhiệt với sự xuất hiện của môn thể thao Pickleball. Trong giờ ra chơi, học sinh thay vì ngồi trong lớp đã tích cực hơn trong việc xuống sân hay hòa mình vào bầu không khí sôi động để cổ vũ cho bạn bè. Nhà trường...

Cùng chuyên mục

TP.HCM chính thức đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba

Sở GD-ĐT TP.HCM đã chính thức gửi văn bản góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT của Bộ GD-ĐT. Trong đó đề xuất cụ thể về việc...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Quy trách nhiệm hiệu trưởng

Trước việc Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đào tạo "chui" lớp văn bằng 2 ngôn ngữ Anh, Bộ GDĐT khẳng định hiệu trưởng trường này có trách nhiệm liên quan. ...

Cô giáo tình nguyện ngày ngày đưa trò tới lớp

Những chuyến xe đưa đón của cô giáo Nguyễn Thị Minh Hòa (Trường THPT Ông Ích Khiêm, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) đã giúp hành trình neo giữ con chữ của cô học trò khuyết tật bớt gian nan và mặc cảm. Suốt hai...

TP.HCM đề xuất miễn học phí cho học sinh các cấp: Phụ huynh ‘bất ngờ mà vui quá’

Sở GD-ĐT TP.HCM vừa hoàn thành dự thảo nghị quyết về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh THPT công lập, ngoài công lập, học viên giáo dục thường xuyên THPT từ năm học 2025 - 2026. ...

Mới nhất

Quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng theo định hướng xã hội...

(MPI) - Trong 95 năm qua, Đảng ta nỗ lực không ngừng, bám sát tình hình thực tiễn trong nước và thế giới để ban hành các quyết sách, chiến lược đúng đắn, sáng tạo đưa cách mạng Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh để có những thắng lợi vĩ đại, vinh quang,...

Khẩn trương tham mưu việc tinh gọn bộ máy, góp phần tăng tốc, bứt phá vượt các mục tiêu Đại hội XIII của Đảng

Sáng 16/12, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và trực tuyến tới các điểm cầu trên cả nước. ...

Ủy ban Olympic quốc tế kì vọng ở thể thao điện tử

Với tầm nhìn hướng tới tương lai và kế hoạch kinh tế chiến lược, Ủy ban Olympic quốc tế đã phê duyệt tổ chức kì Thế vận hội thể thao điện tử đầu tiên. Theo đó, Ả Rập Xê Út sẽ tổ...

Đầu tư năng lượng quốc tế đang đợi đổ vào Việt Nam

Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam Julien Guerrier cho biết nhiều nguồn đầu tư năng lượng quốc tế đang đợi đổ vào Việt Nam. ...

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy thăm, chúc mừng Giáo phận Hưng Hóa nhân dịp Giáng sinh 2024

Kinhtedothi - Sáng 17/12, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đến thăm, chúc mừng Giáo phận Hưng Hóa (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) nhân dịp lễ Giáng sinh 2024 và chuẩn bị chào đón năm mới 2025. Thay mặt lãnh đạo TP Hà Nội, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn...

Mới nhất