Trang chủMultimediaẢnhNgắm những địa danh nổi tiếng của Hà Nội qua góc nhìn...

Ngắm những địa danh nổi tiếng của Hà Nội qua góc nhìn Flycam

Chú thích ảnh
Hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm) nằm giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội, là điểm kết nối của những khu phố cổ nổi tiếng như: Phố Hàng Đào, phố Hàng Ngang, phố Lương Văn Can và những khu phố như: Tràng Thi, Tràng Tiền, Bà Triệu, Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng. Vị trí này tạo điều kiện thuận lợi cho người dân Thủ đô và du khách dạo chơi quanh hồ, khám phá các địa danh nổi tiếng lân cận và tìm hiểu về nét văn hóa đặc trưng của khu phố cổ xung quanh.
Chú thích ảnh
Toà nhà Godard được xây dựng lần đầu năm 1901 thời Pháp thuộc. Ở thập kỷ 60 thế kỷ trước, đây được xem như  cửa hàng bách hoá lớn nhất miền Bắc. Hiện nay, toà nhà có tên là Trung tâm thương mại Tràng Tiền, nằm ở ngã tư Hàng Bài-Đinh Tiên Hoàng-Tràng Tiền-Hàng Khay.
Chú thích ảnh
Được người Pháp thiết kế và xây dựng từ năm 1894-1899, Sở Bưu điện Hà Nội mang phong cách kiến trúc tân cổ điển; sau ngày giải phóng, được gọi là Bưu điện Hà Nội. Nay dù đã đổi tên thành “VNPT Hà Nội” nhưng tòa nhà Bưu điện Hà Nội luôn gắn với văn hóa, lịch sử Thủ đô từ hơn trăm năm nay. Không chỉ là một địa danh, nơi đây đã trở thành “di sản” trong lòng người Hà Nội.
Chú thích ảnh
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là nơi gìn giữ thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chú thích ảnh
Cột cờ Hà Nội (Kỳ đài Hà Nội) được xây dựng từ thế kỷ 19, trên nền đất cũ của thành Tam Môn đời Lê trong Hoàng thành Thăng Long. Đây cũng chính là điểm dừng chân đầu tiên trong các tour tham quan Hoàng thành Thăng Long. Ngày nay, Cột cờ nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, trên đường Điện Biên Phủ, đối diện với Vườn hoa Lê Nin. Không chỉ là di tích có ý nghĩa quan trọng về mặt lịch sử, Cột cờ còn là một trong những điểm đến hút khách du lịch.
Chú thích ảnh
Tháng 12/2002, các chuyên gia đã tiến hành khai quật trên tổng diện tích 19.000m2 tại trung tâm chính trị Ba Đình – Hà Nội. Cuộc khai quật khảo cổ học lớn nhất Việt Nam và của cả Đông Nam Á này đã phát lộ những dấu vết của Hoàng thành Thăng Long trong tiến trình lịch sử trải dài 13 thế kỷ với các di tích và tầng văn hóa chồng xếp lên nhau. Đến 6 giờ 30 phút ngày 1/8/2010, Ủy ban di sản thế giới đã thông qua Nghị quyết công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là Di sản Văn hóa thế giới. Đây là niềm tự hào của không chỉ của riêng Thủ đô Hà Nội mà còn của cả đất nước Việt Nam.
Chú thích ảnh
Tọa lạc tại phía Nam của kinh thành Thăng Long, quần thể di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám là nơi tập trung những kiến trúc đặc sắc như hồ Văn, vườn Giám và Văn Miếu (nơi thờ Khổng Tử) – Quốc Tử Giám (trường đại học đầu tiên của Việt Nam); và cũng là nơi thờ 3 vị vua anh minh của dân tộc: Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lê Thánh Tông.
Chú thích ảnh
Trước đây, Văn Miếu Quốc Tử Giám là nơi đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, địa điểm này là nơi khen tặng những học sinh xuất sắc; là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến “cầu may” trước mỗi kỳ thi.
Chú thích ảnh
Năm 1884, Nhà thờ Lớn được thiết kế và khởi công xây dựng bởi giám mục Puginier. Đến năm 1887 thì hoàn thiện và làm lễ khánh thành vào đúng dịp Giáng sinh. Đến nay, Nhà thờ Lớn đã gắn bó với người dân Thủ đô trong gần 2 thế kỷ; là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của cộng đồng Công giáo Hà Nội và là điểm đến thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Chú thích ảnh
Năm 1804, triều đình nhà Nguyễn đã cho xây dựng một khu chợ ở phía Nam sông Tô Lịch để tiện cho việc giao thương buôn bán của tàu thuyền. Đến năm 1889, sau khi sông Tô Lịch và hồ Thái Cực bị lấp, chính quyền Pháp đã quy hoạch và dồn hàng quán vào một khu đất trống ở phường Đồng Xuân. Năm 1890, người Pháp xây chợ với tổng diện tích 6.500 m2; năm 1990, chợ được sửa chữa lại chỉ còn 3 dãy giữa và xây 3 tầng. Năm 1995, chợ Đồng Xuân được xây sửa lại với đầy đủ hệ thống cứu hỏa, thông khí và thoát hiểm; diện tích lên đến 14.000m2 với khoảng 2.000 gian hàng. Nơi đây trở thành khu chợ hiện đại và sầm uất nhất Thủ đô Hà Nội. 
Chú thích ảnh
Ô Quan Chưởng hay còn gọi là Đông Hà Môn (cửa phường Đông Hà), được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749) triều đại nhà Lê. Đến năm Gia Long thứ 3 (1804), cửa ô được xây dựng lại, mở rộng quy mô như hiện tại. Đông Hà Môn được đổi tên thành Ô Quan Chưởng là để tưởng nhớ công lao của một viên Chưởng cơ và đội quân 100 binh lính do ông chỉ huy đã anh dũng chiến đấu với quân Pháp để bảo vệ thành Hà Nội. Ô Quan Chưởng là cửa ô duy nhất còn lại của Hà Nội, in đậm dấu ấn lịch sử kinh thành Thăng Long.

 

Chú thích ảnh
Ga Hà Nội (trước đây gọi là ga Hàng Cỏ) do Pháp xây dựng và khánh thành năm 1902 cùng với cầu Long Biên. Trải qua hai cuộc khánh chiến chống Pháp và chống Mỹ, ga Hà Nội luôn là một đầu mối giao thông vận tải quan trọng của nước Việt Nam ta nói chung, của Thủ đô Hà Nội nói riêng.
Chú thích ảnh
Theo đồ án quy hoạch, ga Hà Nội được xây dựng lại với chức năng là ga trung tâm tàu khách và tàu liên vận quốc tế đi tất cả các hướng; là ga trung tâm của tuyến đường sắt đô thị; là trung tâm về giao thông vận tải đa phương thức bao gồm mạng lưới đường bộ, đường sắt, thương mại, kinh doanh, văn hoá… của Thủ đô.
Chú thích ảnh
Cầu Long Biên khánh thành vào năm 1902, cùng với ga Hà Nội. Cây cầu thuộc đường Quốc lộ 1 cũ bắc qua sông Hồng, thay thế cho bến đò Ngọc Lâm từ thế kỷ 19. Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc chữ ghi thời gian thi công và nhà thầu xây dựng: 1899 – 1902 – Daydé & Pillé – Paris). 
Chú thích ảnh
Trong thời kì Mỹ ném bom miền Bắc (1965-1972), cầu đã nhiều lần bị đánh sập hoặc hư hại, vì thế đa số các đoạn cầu Long Biên hiện nay là do Việt Nam xây lại trong thập niên 1970, chứ không phải là chiếc cầu nguyên bản nữa. Cầu Long Biên là một trong hai cây cầu ở Việt Nam được tổ chức lưu thông ngược chiều (đi trái phần đường).
Chú thích ảnh
Ban đầu, cầu Long Biên chỉ được thiết kế cho đường sắt đơn. Đến năm 1914, do nhu cầu vận tải đường bộ ngày càng gia tăng nên chính quyền thuộc địa đã có ý định mở rộng thêm làn đường bộ trên cầu. Việc thi công đường ô tô hai bên cầu được bắt đầu vào năm 1922 và được khánh thành lại vào năm 1924. Sau hơn 1 thế kỷ tồn tại, cầu hiện đang xuống cấp và hạn chế các phương tiện có trọng tải lớn đi qua.
Chú thích ảnh
Năm 1954, đất nước còn đang chịu cảnh Bắc Nam chia cắt. Miền Bắc bước vào giai đoạn xây dựng Xã hội chủ nghĩa, miền Nam vẫn gánh chịu chiến tranh. Bấy giờ, những cán bộ viên chức Miền Nam chọn một nơi công cộng để tụ họp, tổ chức sinh hoạt hàng tháng, từ đó Công viên Thống Nhất được xây dựng dựa trên sự lao động tự nguyện của người Hà Nội với mong muốn đất nước sớm có ngày thống nhất. Có một thời gian, Công viên Thống Nhất mang tên công viên Lê Nin (1980–2003). Từ khi vườn hoa Chi Lăng được đặt tên công viên Lê Nin, công viên Thống Nhất mới dùng lại tên cũ.
Chú thích ảnh
Khi thành lập năm 1956, các thế hệ giảng viên và cán bộ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội luôn tận tụy làm việc, cống hiến để  “phát triển con người, đào tạo nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, sáng tạo công nghệ và chuyển giao tri thức, phục vụ xã hội và đất nước”. Sự đóng góp lớn lao của Người Bách khoa – đội ngũ hàng trăm ngàn cựu sinh viên, những người đã và đang nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế – xã hội, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp và giáo dục; làm nên danh tiếng của trường ngày nay. Tháng 12/2022, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội được chuyển thành Đại học Bách khoa Hà Nội, theo quyết định của Chính phủ; đánh dấu một mốc chuyển mình trong phát triển.
Chú thích ảnh
Cầu Chương Dương bắc qua sông Hồng, trên Quốc lộ 1 cũ nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên. Đây là cây cầu lớn lần đầu tiên hoàn toàn do phía Việt Nam tự thiết kế và thi công mà không cần có sự trợ giúp kỹ thuật của các kỹ sư nước ngoài. Hiện trên hai đầu nhịp cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc tên cầu và thời gian thi công: Cầu Chương Dương – 10/1983 – 6/1985.
Chú thích ảnh
Những năm 80 của thế kỷ XX, cả Hà Nội chỉ có cầu Long Biên bắc qua sông Hồng. Trong khi đó, cầu Thăng Long còn đang dở dang và dù có xong thì nó cũng không chia sẻ được nhiều do vị trí quá xa trung tâm. Do vậy, dựng ngay một cây cầu để vào trung tâm Hà Nội là ưu tiên số một; lúc khởi công, công trình được mang tên “Cầu treo mùa xuân”. Vào ngày 30/6/1985, cầu Chương Dương khánh thành, vượt tiến độ 12 tháng, chấm dứt hoàn toàn cảnh tắc nghẽn trên cầu Long Biên.
Chú thích ảnh
Chùa Trấn Quốc ban đầu có tên là chùa Khai Quốc, xây dựng vào năm 541 thuộc thời Tiền Lý. Lúc đó, chùa nằm gần bờ sông Hồng. Bởi vậy, khi đê sạt lở vào năm 1615 (đời vua Lê Trung Hưng), chùa được di dời vào phía trong đê Yên Phụ.
Chú thích ảnh
Đến thế kỉ 17, chúa Trịnh cho đắp đê Cố Ngự (nay là đường Thanh Niên) để nối với đảo Kim Ngưu. Chùa đổi tên thành chùa Trấn Quốc vào đời vua Lê Hy Tông (1681 – 1705), với ý nghĩa mong muốn đây sẽ là nơi giúp dân xua đi thiên tai, đem lại cuộc sống bình yên cho toàn dân. Và cái tên đó được sử dụng cho tới ngày nay.
Chú thích ảnh
Năm 2016, báo Daily Mail ở Anh xếp chùa vào trong số 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới. Năm 2017, trang web du lịch: wanderlust.co.uk đã xếp ngôi chùa này vào vị trí thứ ba trong 10 ngôi chùa “đẹp nhất trên toàn thế giới” vì hài hòa với môi trường xung quanh.
Chú thích ảnh
Nằm gọn trên đảo nhỏ ở hồ Trúc Bạch, ngôi đền Thủy Trung Tiên còn có tên gọi khác là đền Cẩu Nhi, được bao xung quanh bởi những hàng cây xanh cổ thụ um tùm. Nơi này gắn liền với truyền thuyết hai mẹ con chó hóa thần và được cho là có nguồn gốc từ thời nhà Lý.
Chú thích ảnh
Đền Cẩu Nhi được xây dựng từ những năm 50 của thế kỷ 19, vốn là nơi thờ Mẫu Thoải chứ không phải thờ Thần Chó. Đến năm 1982, đền Cẩu Nhi bị phá đi, đến năm 1985 lại được phục hồi lại, trở thành hiện trạng như hiện nay. Đền Cẩu Nhi nằm trong quần thể di tích đền Quán Thánh, chùa Trấn Quốc.
Chú thích ảnh
Trước kia, để ra được đền Cẩu Nhi, người ta phải đi bằng xuồng, thuyền. Hiện nay, ở đây được xây dựng một chiếc cầu đá bắc qua gò nhỏ nổi trên hồ Trúc Bạch. Đền được đổi sang cái tên là Thủy Trung Tiên, nhưng người dân địa phương vẫn quen gọi nơi đây với cái tên cũ.
Chú thích ảnh
Đường Thanh Niên vốn là con đập được người dân đắp vào đầu thế kỷ thứ 17, với mục đích giữ cá nuôi trong hồ Trúc Bạch. Lúc đầu mang tên “Cố Ngự” (giữ vững), sau được đọc chệch thành “Cổ Ngư.” Đường dài gần 1 km, bắt đầu từ dốc Yên Phụ tới ngã ba Quán Thánh – Thụy Khuê.
Chú thích ảnh
Những năm 1957 – 1959, sau khi thanh niên Thủ đô góp sức làm đường Cổ Ngư và một số công trình khác to đẹp hơn, Chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ý đổi tên thành đường Thanh Niên để ghi nhận và cổ vũ sự đóng góp công sức của thế hệ trẻ.
Chú thích ảnh
Đường Thanh Niên từ lâu đã được mệnh danh là “Con đường tình yêu”, “Con đường đẹp nhất Hà Nội” với lòng đường đẹp, vỉa hè thoáng rộng và những hàng cây xanh mát quanh năm.
Trung Nguyên/Báo Tin tức
Nguồn:https://baotintuc.vn/anh/ngam-nhung-dia-danh-noi-tieng-cua-ha-noi-qua-goc-nhin-flycam-20241010001922077.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia ăn sáng và làm việc với Hội đồng tư vấn Kinh doanh ASEAN

Theo đặc phái viên TTXVN, ngày 10/10, nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 44 - 45 tại Thủ đô Viêng Chăn (Lào), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và Thủ tướng Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet đã có cuộc ăn sáng giao lưu đặc biệt với Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC). Tại sự kiện, các Thủ tướng và...

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sáng 10/10, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.   Dự lễ viếng có Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị,...

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Singapore họp thường niên lần đầu tiên

Theo Đặc phái viên TTXVN, ngày 9/10, tại thủ đô Viêng Chăn, Lào, nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị cấp cao liên quan, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Singapore Lawrence Wong đã hội đàm lần đầu tiên trong khuôn khổ cuộc gặp thường niên giữa hai Thủ tướng. Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Singapore Lawrence Wong. Ảnh: Dương Giang/TTXVN Tại Hội đàm, Thủ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra

Trong chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Vientiane (Lào), tối 9/10/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra.  TTXVN/Báo Tin tức Nguồn:https://baotintuc.vn/thoi-su/thu-tuong-pham-minh-chinh-gap-thu-tuong-thai-lan-paetongtarn-shinawatra-20241009200318414.htm

Hà Nội – Dấu ấn 25 năm Thành phố vì Hòa bình

Ngày 16/7/1999, Hà Nội là thành phố châu Á đầu tiên vinh dự được UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố vì Hòa bình”. 25 năm trôi qua, Hà Nội đã không ngừng phát triển, mạnh mẽ vươn lên, đạt những thành tựu đáng tự hào, không chỉ xứng đáng với danh hiệu cao quý mà còn phát huy danh hiệu này, đóng góp tích cực trong công cuộc phát triển Thủ đô thời kỳ hội nhập hiện nay.   TTXVN/Báo...

Bài đọc nhiều

Lớn lên nhờ tình thương của xã hội, nay Đức thành sinh viên ĐH Nông lâm Huế

“Năm 3 tuổi, cha mẹ mình chia tay rồi mỗi người một ngả, đều có gia đình mới. Mình ở với dì ruột đến năm 6 tuổi thì được đưa vào Trung tâm bảo trợ trẻ em. Và nay mình trở thành sinh viên Trường đại học Nông lâm Huế". Trong cơn mưa nặng hạt, tân sinh viên Nguyễn Đức (Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế) vẫn trân mình ướt sũng để làm việc tại trại nuôi tôm...

“Phấn đấu đưa Việt Nam thành quốc gia tiên phong trong an sinh xã hội”

(Dân trí) - "Chúng tôi đang chuyển dần từ lo an sinh xã hội cho một bộ phận yếu thế sang chủ trương huy động tất cả mọi người tham gia và thụ hưởng chính sách xã hội", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ. Chiều 9/10, bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 tại Thủ đô Vientiane (Lào), Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã có buổi làm...

Tăng lương, phụ cấp, miễn học phí cho con nhà giáo

Ngày 8.10, tiếp tục phiên họp 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần thứ 2 với dự án luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp 8 sắp tới. Báo cáo về việc tiếp thu, giải trình ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) và thẩm tra sơ bộ của các ủy ban QH với dự án luật nhà giáo,  cho hay về chính sách đối với...

TPHCM hỗ trợ 4 tỷ đồng đưa máy bay C-119 về sân bay Tà Cơn

(Dân trí) - Nhằm phát huy giá trị di tích lịch sử, TPHCM quyết định hỗ trợ Quảng Trị 4 tỷ đồng để đưa máy bay C-119 từ Đồng Nai về trưng bày tại Di tích lịch sử Quốc gia sân bay Tà Cơn. Chiều 8/10, lãnh đạo Trung tâm Quản lý di tích và Bảo tàng Quảng Trị thông tin, UBND TPHCM đã quyết định hỗ trợ 4 tỷ đồng để sửa chữa, hồi phục, tháo rã và vận...

LPBank là một trong những ngân hàng đầu tiên triển khai dịch vụ mở tài khoản thanh toán trực tuyến trên VNeID của Bộ...

Ngày 03/10/2024, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) và Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (Trung tâm RAR) - Bộ Công an thực hiện Lễ ký kết Hợp đồng cung cấp dịch vụ & Triển khai tính năng mở tài khoản LPBank trên ứng dụng VNeID. Với sự hợp tác này, LPBank là một trong những ngân hàng đầu tiên được Bộ Công an cho phép sử dụng thông...

Cùng chuyên mục

Sau 9 tháng tăng trưởng, du lịch Việt có thể “cán mốc” đón 17 triệu du khách

Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố rủi ro, song các chuyên gia ngành du lịch Việt vẫn cho rằng toàn ngành có khả năng cán mốc đón 17 triệu khách quốc tế sau mùa cao điểm cuối năm nay.   Với lượng khách quốc tế đến được các chuyên gia đánh giá tăng trưởng tích cực 9 tháng qua, đa số các thị trường đã phục hồi hoàn toàn, thậm chí một số thị trường còn tăng...

Hơn 500 bức tranh của học sinh Hà Nội mừng kỷ niệm ngày Giải phóng Thủ đô

(Dân trí) - Nhân kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô, sáng nay, hơn 2.600 học sinh Hà Nội tham gia triển lãm nghệ thuật với hàng trăm bức tranh, ảnh chụp, mô hình, clip… 70 bức tranh được chọn lọc từ hơn 500 tác phẩm để đấu giá làm từ thiện (Ảnh: M. Hà). Triển lãm nghệ thuật "Hà Nội ngàn năm văn hiến anh hùng - Thành phố vì hòa bình" do Trường Ngôi sao Hà Nội...

Lời hẹn của chiến sỹ Thủ đô: “Hà Nội ơi, chúng tôi hẹn ngày chiến thắng trở về”

Ngày 10/10/1954, các chiến sỹ Trung đoàn Thủ đô vinh dự cùng Đại đoàn quân Tiên phong dẫn đầu các cánh quân trở về tiếp quản Thủ đô, giữ trọn lời hẹn với Hà Nội.

Toàn cảnh Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(Dân trí) - Sáng 10/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia đã diễn ra Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Sáng 10/10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và TP Hà Nội tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm...

Nữ thủ khoa Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chia sẻ bí quyết đạt điểm SAT gần tuyệt đối

GD&TĐ -  Với 1590/1600 điểm SAT, Vân Hà trở thành thủ khoa đầu vào Đại học Kinh tế Quốc dân theo diện xét tuyển bằng chứng chỉ SAT/ACT. Đỗ Thị Vân Hà, cựu học sinh Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Hải Dương). Ảnh LN.   Không chỉ đạt điểm SAT cao, Đỗ Thị Vân Hà, cựu học sinh Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Hải Dương) còn gây ấn tượng với mọi người khi đạt IELTS 8.5 điểm. Gia đình là nguồn động viên lớn...

Mới nhất

MEDLATEC Việt Nam ký kết hợp tác với Liên đoàn Lao động huyện Mê Linh chăm sóc sức khỏe người lao động

Sáng 8/10, trong khuôn khổ Hội nghị công bố các Quyết định thành lập và Ra mắt Công đoàn cơ sở thành lập trong 9 tháng đầu năm 2024, tại Trụ sở Liên đoàn...

Giống lúa mới của chiến sĩ Biên cương Hướng Phùng làm nên những mùa vàng no ấm

Xã Hướng Phùng có 1.638 hộ gồm 6.125 nhân khẩu, trong đó, tỷ lệ đồng bào dân tộc Vân Kiều chiếm trên 55% và hộ nghèo, cận nghèo chiếm hơn 35%. Là địa phương có diện tích ruộng lúa nước 155,1ha và hơn 5ha trồng hoa màu, song do nhiều nguyên nhân khác nhau nên năng suất thấp, sản...

Vòng tròn đá bí ẩn ở Ai Cập có thể là đài quan sát thiên văn lâu đời nhất thế giới

TPO - Nabta Playa ở Ai Cập là vòng tròn đá cổ đại mà các nhà nghiên cứu nghi ngờ đã được sử dụng để xác định ngày hạ chí, báo hiệu mưa sắp đến. Đài quan sát thiên văn Nabta Playa 7.500 năm tuổi có thể là đài quan...

Toàn cảnh Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(Dân trí) - Sáng 10/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia đã diễn ra Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Sáng 10/10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy...

Mới nhất