Trang chủDestinationsĐắk LắkNga và Ukraine cạnh tranh sự ủng hộ ngoại giao ở châu...

Nga và Ukraine cạnh tranh sự ủng hộ ngoại giao ở châu Phi


16:01, 06/06/2023

Cuộc cạnh tranh ngoại giao giữa Nga và Ukraine đang diễn ra quyết liệt ở châu Phi, trong đó cả hai bên có cùng một mục tiêu: thu hút sự ủng hộ của các nước châu Phi.

Cách xa tiền tuyến ở Ukraine, một cuộc cạnh tranh khác đang diễn ra giữa Moskva và Kiev, một cuộc tranh giành ngoại giao thay vì vũ khí, theo bình luận của hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ mới đây.

Anadolu cho rằng cuộc cạnh tranh ngoại giao giữa Nga và Ukraine trên hiện đang diễn ra ở châu Phi, trong đó cả hai bên có cùng một mục tiêu: thu hút sự ủng của các nước châu Phi. Do đó, các ngoại trưởng Nga và Ukraine đều thực hiện chuyến công du tới châu lục này vào cuối tuần trước.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã có chuyến thăm bất ngờ tới Kenya, nền kinh tế lớn nhất Đông Phi, trước thềm hội nghị thượng đỉnh các bộ trưởng ngoại giao BRICS kéo dài hai ngày tại Nam Phi.





Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (trái) và người đồng cấp Nam Phi Nadeli Pandor tại Pretoria, tháng 1/2023. Ảnh: AFP
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (trái) và người đồng cấp Nam Phi Nadeli Pandor tại Pretoria, tháng 1/2023. Ảnh: AFP

Trong khi đó, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đã đến thủ đô Abuja của Nigeria, cùng với những điểm dừng chân khác ở Mozambique, Rwanda và Ethiopia. 

Đó là chuyến thăm thứ 4 của ông Lavrov tới châu Phi kể từ khi cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra vào tháng 2 năm ngoái, trong khi ông Kuleba thực hiện chuyến thăm thứ hai tới lục địa này.

Cuộc xung đột Nga – Ukraine đã chứng kiến sự xuất hiện của một số chiến tuyến trên khắp thế giới. Các quốc gia phương Tây, chủ yếu là Mỹ và các đồng minh, ủng hộ mạnh mẽ Kiev, viện trợ dưới mọi hình thức cả vật chất, tài chính và tinh thần.

Tuy nhiên, nhiều nước trong số còn lại của thế giới vẫn duy trì lập trường trung lập về cuộc xung đột ở Ukraine – trong đó có các quốc gia châu Phi.

Các nhà phân tích chính trị ở châu Phi cũng nhận ra những lý do khiến Moskva và Kiev ngày càng tăng cường tiếp cận lục địa này.

Dirk Kotze, Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Nam Phi ở Pretoria, nói: “Những chuyến thăm này nhằm mục đích nhận được sự ủng hộ ngoại giao của châu Phi, đặc biệt là cho các cuộc bỏ phiếu trong tương lai tại Liên hợp quốc”.

Ông Kotze giải thích: Nhiều nước châu Phi đã bỏ phiếu trắng khi Đại hội đồng Liên hợp quốc tổ chức bỏ phiếu vào năm ngoái về cuộc xung đột, nói rằng quan điểm trung lập phù hợp với chính sách đối ngoại không liên kết của họ.

Do đó, thay đổi quan điểm trên có lẽ là ưu tiên hàng đầu của Ukraine. Ông Kuleba, nhà ngoại giao hàng đầu của Ukraine, đã thừa nhận điều đó trong chuyến công du gần đây của mình, khẳng định rằng các quốc gia châu Phi phải nhận ra rằng “sự trung lập không phải là câu trả lời”. Ông cũng nhấn mạnh rằng Ukraine muốn hỗ trợ và giúp đỡ từ châu Phi.





Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba (trái) trong chuyến thăm tới Ethiopia. Ảnh: Pravda
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba (trái) trong chuyến thăm tới Ethiopia. Ảnh: Pravda

Phát biểu tại Ethiopia nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Liên minh châu Phi, Ngoại trưởng Kuleba cho biết chuyến thăm của ông là một dấu hiệu cho thấy “cam kết thực sự của Kiev đối với một kỷ nguyên quan hệ mới” giữa Ukraine và châu Phi.

Ông Kuleba nói: “Chúng tôi đến để nói chuyện bình đẳng và làm việc với tư cách là đối tác”, đồng thời nhấn mạnh rằng “với tư cách là một trong những quốc gia sáng lập Liên hợp quốc, Ukraine luôn bảo vệ và thúc đẩy lợi ích của các quốc gia châu Phi”.

Là một phần của nỗ lực ngoại giao, ông Kuleba tuyên bố tại Mozambique rằng Ukraine sẽ sớm thành lập Đại sứ quán tại thủ đô Maputo, một bước quan trọng trong “chuyến thăm đầu tiên trong lịch sử quan hệ song phương” giữa hai nước.

Một tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết việc mở Đại sứ quán là một quyết định phù hợp với “sự phục hồi của quan hệ Ukraine-châu Phi”.

Mametlwe Sebei, người đứng đầu Liên đoàn Công nhân Công nghiệp Nam Phi nhận định, rõ ràng là cả Nga và Ukraine đều đang tranh giành sự ủng hộ của châu Phi tại Liên hiệp quốc.

“Nhưng họ cũng đang nhắm đến nhiều vấn đề hơn nữa. Họ coi châu Phi không chỉ là thị trường tiêu dùng mà còn là nguồn nguyên liệu thô cho các ngành năng lượng xanh sắp tới”, ông Sebei nói.

Về sự ủng hộ dành cho Nga ở lục địa này, ông Sebei cho biết nhiều quốc gia châu Phi có quan điểm thông cảm với Moskva “vì di sản chống thực dân của nước này từ thời Liên Xô”, bất chấp thực tế rằng “nước Nga ngày nay đã thay đổi”.

Ông Sebei cũng cho rằng các cường quốc phương Tây đang sử dụng Ukraine như một bình phong trong nỗ lực nhằm làm giảm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở châu Phi.

Đó là một điểm mà Ngoại trưởng Kuleba dường như trực tiếp giải quyết trong bài phát biểu của mình ở Ethiopia, khi ông nhấn mạnh rằng “ủng hộ Ukraine không phải là thân phương Tây hay chống phương Tây”.

Ông Kuleba cũng nói về “chiến lược châu Phi đầu tiên” của Ukraine, đặc biệt là cách nước này “tăng cường đối thoại chính trị với nhiều quốc gia ở lục địa” và thậm chí có kế hoạch “tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Ukraine – châu Phi lần đầu tiên”.

Về phần mình, Giáo sư Kotze chỉ ra rằng Kiev có nhiều cơ hội để phát triển ở châu Phi, nhưng “sẽ mất thời gian cho Ukraine” vì “Nga đã có truyền thống hợp tác với các quốc gia châu Phi, bán vũ khí cho một số nước và thậm chí giúp đỡ một số nước trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của họ”.

Theo TTXVN/Tintuc

 





Source link

Cùng chủ đề

Đóng góp hiệu quả vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước

Kế thừa và phát huy truyền thống ngoại giao trong lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc, từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, dìu dắt, đối ngoại, ngoại giao Việt Nam, trong đó có đối ngoại Đảng, đã vươn lên tầm vóc mới, vinh dự mang danh hiệu “ngoại giao Thời đại Hồ Chí Minh”. Đối...

Lan tỏa mạnh mẽ thông điệp, hình ảnh Việt Nam hòa bình, hợp tác, phát triển

Chiều 31/10, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại Nguyễn Trọng Nghĩa đã làm việc với Đoàn Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài năm 2024. Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa gặp mặt Trưởng Cơ quan đại...

Nga cáo buộc Hàn Quốc làm gia tăng căng thẳng, kêu gọi ngoại giao

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết Nga coi việc Hàn Quốc điều máy bay không người lái bay qua Triều Tiên là hành vi vi phạm chủ quyền nghiêm trọng và can thiệp vào công việc nội bộ nhằm phá hoại hệ thống nhà nước...

Chỉ số Quyền lực châu Á 2024: Việt Nam thăng hạng về ảnh hưởng ngoại giao và văn hoá

Theo Viện nghiên cứu Lowy, chỉ số quyền lực của Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia hạng trung, sự cải thiện lớn nhất của đất nước hình chữ S trong năm 2024 là sức ảnh hưởng về ngoại giao và văn hóa. Tình hữu nghị Việt Nam - Cuba là tấm gương trong quan hệ quốc tế và ngoại giao nhân dân ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Huyện Krông Pắc: Thêm 9 buôn được tiếp cận tín dụng ưu đãi

16:56, 16/08/2023 Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Krông Pắc đang triển khai mở rộng địa bàn và nguồn vốn thực hiện chương trình tín dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn kể từ ngày 8/8/2023 theo Quyết định 17/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, ngoài 3 xã Ea Hiu, Ea Yiêng và Vụ Bổn, huyện Krông Pắc sẽ có thêm 9 buôn đặc biệt khó khăn của các xã khu...

Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh: Nâng tầm trí tuệ (kỳ 2)

08:00, 16/08/2023 Kỳ 2: Phát triển nguồn nhân lực: Còn những “điểm nghẽn” Gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, vị trí, vai trò đội ngũ trí thức tỉnh Đắk Lắk đã được nâng cao, tăng về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, việc xây dựng đội...

Đề xuất phương án mở thêm lớp 10 cho học sinh có nhu cầu theo học tại các cơ sở giáo dục

15:34, 16/08/2023 Sáng 16/8, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp đánh giá công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 – 2024 trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh chủ trì cuộc họp. Tham dự có đại diện các sở, ngành, địa phương, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX), trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh. Các đại biểu tham dự cuộc họp. Theo báo...

Lãi suất giảm, tín hiệu tích cực cho tín dụng

08:36, 14/08/2023 Thời gian gần đây, các ngân hàng thương mại (NHTM) liên tục điều chỉnh biểu lãi suất huy động. Điều này nhằm hướng đến khả năng tiếp cận vốn giá rẻ cho nhiều đối tượng. Nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay Từ đầu năm đến nay, nhiều NHTM đã liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Theo khảo sát của phóng viên, có hơn 13 ngân hàng điều chỉnh biểu lãi suất, giảm từ 0,1 ...

Chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp

Phiên họp thứ 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: 12:28, 15/08/2023 Sáng 15/8, trong khuôn khổ chương trình Phiên họp thứ 25, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp. Phiên chất vấn được kết nối trực tuyến với 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành trong cả nước. Tham...

Bài đọc nhiều

(E-magazine) Dấu ấn Công an xã chính quy

10:27, 09/05/2023     Hơn 3 năm triển khai Đề án bố trí công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã, lực lượng này đang từng bước khẳng định được vị trí, vai trò "hạt nhân" trong công tác bảo đảm an ninh trật tự (ANTT), an toàn xã hội ở cơ sở...     Xã Ea Sol (huyện Ea H’leo) là địa bàn giáp ranh với thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), có 3.530 hộ, 15.809 khẩu thuộc 13 dân...

“Dừng cưỡi… hãy cười cùng voi”

08:34, 14/05/2023 Thay vì cưỡi trên lưng những chú voi như trước, giờ đây du khách khi đến với sản phẩm du lịch voi Đắk Lắk sẽ tham gia những hoạt động tương tác thân thiện với voi như: cho voi ăn, chụp hình cùng voi… Cười cùng voi Là nơi cung cấp loại hình du lịch đặc trưng – cưỡi voi rất thu hút du khách khi đến với Đắk Lắk, tuy nhiên, trước sự giảm sút của đàn voi...

Huyện Krông Pắc: Phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với 156,3 ha thuộc Dự án cao tốc Khánh...

17:34, 06/07/2023 Thực hiện công tác giải phóng mặt bằng Dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột, đến nay, UBND huyện Krông Pắc đã thẩm định và phê duyệt các phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (gọi tắt là phương án) với tổng diện tích 156,3 ha, đạt 70% diện tích theo kế hoạch. Cụ thể, trong đợt 1, UBND huyện Krông Pắc đã phê duyệt phương án...

10 võ sĩ tuyển boxing Đắk Lắk được phong cấp kiện tướng, vận động viên cấp 1

17:28, 12/06/2023   ↵ Liên đoàn Quyền Anh Việt Nam vừa quyết định phong cấp kiện tướng, vận động viên cấp 1 cho các võ sĩ đoạt thành tích cao tại giải Vô địch boxing các đội mạnh toàn quốc năm 2023 diễn ra tại Đắk Lắk vào tháng 4/2023. Võ sĩ Đặng Thị Thúy Kiều (bên phải) đoạt huy chương vàng tại giải Vô địch boxing các đội mạnh toàn quốc 2023. 7 võ sĩ được phong cấp 1 gồm: Trần Thị...

 (Video) Đoàn kết, vững tin theo Đảng – Báo Đắk Lắk điện tử

https://baodaklak.vn/video/202306/video-doan-ket-vung-tin-theo-dang-8b21d73/ Source link

Cùng chuyên mục

Bảo lưu và phục dựng nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê

Nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê là một phần không thể thiếu trong kho tàng văn hóa dân tộc. Những tác phẩm điêu khắc bằng gỗ, ngà voi, sừng trâu... mang đậm dấu ấn của một nền văn minh lâu đời, phản ánh quan niệm về cuộc sống, vũ trụ và tâm linh của người Ê đê. Tuy nhiên, trước những tác động của thời gian, tự nhiên và sự thay đổi của xã hội, việc bảo...

Một thoáng Buôn Ma Thuột

Buôn Ma Thuột, thành phố của tỉnh Đắk Lắk, là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Tây Nguyên. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với những cánh rừng bạt ngàn, những ngọn núi hùng vĩ mà còn mang đậm bản sắc văn hóa của người Ê đê, Ba Na. Buôn Ma Thuột sở hữu khí hậu mát mẻ quanh năm, cảnh quan thiên nhiên đa dạng với những hồ nước trong xanh, những thác nước...

Những cây công nghiệp chủ lực của đồng bào Ê đê Buôn Ma Thuật

Buôn Ma Thuật được biết đến là vùng đất thiên nhiên hùng vĩ, cái nôi của văn hóa được gìn giữ qua nhiều thế hệ mang đậm nét đặc trưng của người Ê-đê với những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo. Đây là vùng đất đỏ Bazan có thiên nhiên ưu đãi, trù phú, khí hậu ôn hòa. Người dân nơi đây bên cạnh trồng lúa nước còn trồng các cây công nghiệp,...

Cồng Chiêng trong Văn hoá & Lễ hội của người Ê-đê

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là “kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể” của nhân loại. Cồng chiêng được người Ê đê coi là linh hồn của dân tộc bởi nó chứa đựng những giá trị lớn trong đời sống tinh thần, phong tục nghi lễ suốt cuộc đời. Tiếng chiêng như sợi dây tâm linh nối kết con người với các đấng siêu nhiên, giúp con người...

Bảo tồn ngôi nhà dài của người Ê đê

Để bảo tồn cồng chiêng hay hát kể sử thi, người dân tộc Ê đê còn phải bảo tồn không gian sống - một trong những văn hóa đặc trưng của người Ê đê. Người Ê đê có tập quán sống chung 3 hoặc 4 thế hệ trong một ngôi nhà lớn. Nhà dài chính là sự phản ánh tiêu biểu cho chế độ mẫu hệ của người Ê đê. Trải qua nhiều biến động về kinh tế và xã...

Mới nhất

Đặc sắc Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh 2024

Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 có quy mô 100 gian hàng với hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh đến...

Phấn đấu hiện thực khát vọng xây dựng Đại học Đà Nẵng trở thành Đại học Quốc gia

(ĐCSVN) – Tại buổi Lễ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã ghi nhận, đánh giá cao những thành tựu, kết quả nổi bật của Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) trên chặng đường 30 năm qua; đồng thời mong muốn các bộ, ngành Trung ương, các địa phương và TP Đà Nẵng tiếp tục dành cho ĐHĐN sự...

Triệt phá đường dây ma túy từ Campuchia, thu giữ 58kg tang vật

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC04) Công an tỉnh Tây Ninh thông tin đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt giam Phạm Văn Tiến (36 tuổi) và Đặng Thanh Tuấn (44 tuổi) - cùng ngụ tại tỉnh Đồng Nai, về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.Qua...

Israel đã phá hủy cơ sở nghiên cứu vũ khí hạt nhân tuyệt mật của Iran?

Cuộc tấn công của Israel vào Iran ngày 26.10 đã phá hủy một cơ sở nghiên cứu vũ khí hạt nhân tuyệt mật...

Mới nhất