Trang chủDestinationsHà NamNga tuyên bố cấm xuất khẩu gạo 'tạm thời'

Nga tuyên bố cấm xuất khẩu gạo ‘tạm thời’



Chính phủ Nga cho biết biện pháp này nhằm ổn định thị trường trong nước.

Nga tuyên bố cấm xuất khẩu gạo tạm thời
Nga tuyên bố cấm xuất khẩu gạo ‘tạm thời’. Ảnh: Getty Images

Theo đài RT, Nga đã tạm dừng xuất khẩu gạo cho đến cuối năm nay để hỗ trợ thị trường nội địa.

“Chính phủ đã tạm thời cấm xuất khẩu gạo thô và gạo đã qua chế biến. Hạn chế sẽ có hiệu lực cho đến ngày 31/12/2023,” trang Telegram của chính phủ Nga đăng tuyên bố cho biết. “Quyết định được đưa ra để duy trì sự ổn định trên thị trường nội địa.”

Lệnh cấm trên không áp dụng cho các thành viên của Liên minh Kinh tế Á-Âu (gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan) hoặc Nam Ossetia và Abkhazia.

Hơn nữa, gạo vẫn có thể được vận chuyển ra nước ngoài để viện trợ nhân đạo, hoặc quá cảnh qua lãnh thổ Nga.

Đầu tuần này, Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đã áp dụng một biện pháp tương tự, cấm bán gạo trắng không phải gạo basmati ra nước ngoài. New Delhi cho biết động thái này sẽ “đảm bảo có đủ hàng” và “làm dịu đà tăng giá ở thị trường nội địa”.

Nước Nga vốn nổi tiếng với lúa mì, nhưng gạo vẫn được trồng, chủ yếu ở các vùng phía tây nam nước này, gần biên giới với Azerbaijan, Georgia và Kazakhstan. Ngoài ra, có một phần sản lượng nhỏ ở miền đông nước Nga dọc biên giới với Trung Quốc và Triều Tiên. Khoảng 73% sản lượng gạo của Nga được trồng ở vùng Krasnodar.

Loại gạo chính được trồng ở Nga là gạo Nhật Japonica, một loại hạt tròn có thể dùng để làm sushi và có chất lượng tương đương với gạo hạt tròn của Ai Cập. Các giống khác được trồng ở Nga còn có gạo Osman, một loại ngũ cốc trung bình tương tự như Osmancik và Calrose của Thổ Nhĩ Kỳ. Theo cập nhật từ Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng lúa gạo của Nga năm 2022 ​​đạt 846.000 tấn, giảm 21% so với năm trước đó.

Do sự sụt giảm trong sản xuất và cũng như để trả đũa các biện pháp trừng phạt kinh tế, chính phủ Nga đã cấm xuất khẩu gạo từ ngày 1/7 đến ngày 1/12/2022. Lệnh cấm xuất được gia hạn thêm sáu tháng vào cuối năm ngoái và đã kết thúc vào ngày 30/6 vừa qua, trước khi được ban hành trở lại.

Mặc dù sự vắng mặt của Nga trên thị trường xuất khẩu gạo Japonica không gây ra quá nhiều lo ngại đối với những người mua loại gạo này, nhưng nó đã tạo ra những cơ hội mới cho các nhà xuất khẩu ngũ cốc. Tình trạng này có thể buộc người mua phải cân nhắc các nguồn nhâp khẩu khác, đặc biệt là Ấn Độ, Việt Nam và Myanmar – theo đánh giá của trang S&P Global.

Thu Hằng/Báo Tin tức

Source link

Cùng chủ đề

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông tham dự, chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Bình Phước

Sáng 15/11, tại TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề "Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, tự lực, tự cường, hội nhập và phát triển bền vững".Thực hiện Kế hoạch số 180-KH/BDV-TW ngày 09/9/2024 của Ban Dân vận Trung ương, mới đây, ngày 13/11 Đoàn khảo sát Trung ương đã tiến...

Sau điều chỉnh thời gian, dự án đường 100 tỷ đồng ở Quảng Nam điều chỉnh tăng vốn

Sau khi được điều chỉnh thời gian thực hiện vào năm 2023, đến nay Dự án đường tránh phía Tây thị trấn Ái Nghĩa tiếp tục điều chỉnh vốn từ 100 tỷ đồng lên 148 tỷ đồng. Sau điều chỉnh thời gian, dự án đường 100 tỷ đồng ở Quảng Nam điều chỉnh tăng vốnSau khi được điều chỉnh thời gian thực hiện vào năm 2023, đến nay Dự án đường tránh phía Tây thị trấn Ái Nghĩa tiếp tục...

Bất động sản Hạ Long phát triển hướng đến đón dòng khách cao cấp

Sự xuất hiện của ngày càng nhiều các dự án biệt thự, căn hộ hạng sang cho thấy xu hướng phát triển bất động sản đón trọn dòng khách cao cấp của Hạ Long những năm gần đây. Bất động sản Hạ Long phát triển hướng đến đón dòng khách cao cấpSự xuất hiện của ngày càng nhiều các dự án biệt thự, căn hộ hạng sang cho thấy xu hướng phát triển bất động sản đón trọn dòng khách...

Doanh nghiệp chọn đường tắt, mở rộng kinh doanh bằng M&A theo chiều ngang

Để mở rộng kinh doanh, không ít doanh nghiệp niêm yết chọn đường tắt là gia tăng nợ vay để tài trợ nguồn vốn thực hiện các thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) trong cùng lĩnh vực. Doanh nghiệp chọn "đường tắt", mở rộng kinh doanh bằng M&A theo chiều ngangĐể mở rộng kinh doanh, không ít doanh nghiệp niêm yết chọn đường tắt là gia tăng nợ vay để tài trợ nguồn vốn thực hiện các thương...

Cổ phiếu MZG của công ty chuyên về giấy tái chế chào sàn Upcom

Tính đến hết phiên sáng 12/11, phiên chào sàn Upcm của cổ phiếu MZG, ghi nhận mức tăng gần 7%, đạt 12.700 đồng/cp. Tính đến hết phiên sáng 12/11, phiên chào sàn Upcm của cổ phiếu MZG, ghi nhận mức tăng gần 7%, đạt 12.700 đồng/cp. Sáng 12/11/2024, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã diễn ra lễ đánh cồng khai trương phiên giao...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam – Ngôi chùa lớn nhất thế giới

Quần thể du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam là điểm du lịch tâm linh đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các bạn trẻ và Phật tử trên cả nước. Tham khảo kinh nghiệm du lịch ở ngôi chùa lớn nhất thế giới được mệnh danh “Hạ Long trên cạn” trong bài viết. Tam Chúc là chốn bình yên lý tưởng cho những ai muốn tạm rời xa phố xá ồn ào (Nguồn ảnh: Sưu tầm) Quần thể du...

Cùng chuyên mục

Cá kho niêu làng Vũ Đại

Cá kho Vũ Đại - đặc sản Hà Nam đã có từ rất lâu đời, chỉ cần thưởng thức một lần là nhớ mãi. Món cá kho làng Vũ Đại được chế biến theo công thức riêng, mang đậm hương vị truyền thống. Cá kho Vũ Đại hay còn được biết tới với cái tên cá kho Đại Hoàng, có nguồn gốc từ Lý Nhân, Hà Nam. Món đặc sản Hà Nam này đã có từ khá lâu. Theo lời kể từ...

Giữ gìn và phát huy làn điệu hát Dậm Quyển Sơn

Hát Dậm hay còn gọi là hát Dặm - loại hình múa hát độc đáo chỉ có ở làng Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Trải qua hàng trăm năm, hát dặm với những nét độc đáo riêng vẫn được người dân Thi Sơn bảo tồn và lưu giữ từ đời này qua đời khác. Đến nay những làn điệu hát dặm đã được các nghệ nhân đem đi giới thiệu tại nhiều quốc gia...

Mới nhất

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế

(MPI) - Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, chiều ngày 12/11/2024, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau: có 426 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng...

Vị trí số 1 gây bất ngờ!

Số 1 là một quốc gia Châu Á. ...

Hội nghị kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất khẩu tỉnh Long An

Ngày 14-11, UBND tỉnh Long An phối hợp Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu tỉnh Long An năm 2024. ...

Gia Lai chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà máy may và gia công chế biến gỗ hơn 35,6 tỷ đồng

Chiều 14/11, tại huyện Chư Păh, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đã trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà máy may và gia công chế biến gỗ cho 3 nhà đầu tư: Cellutane Company Limited (Nhật Bản), Công ty TNHH Một thành viên Cellutane Việt Nam và ông Yagi Sho...

Mới nhất