Trang chủNewsThế giớiNga từng đồng ý đảm bảo an ninh cho Ukraine như Điều...

Nga từng đồng ý đảm bảo an ninh cho Ukraine như Điều 5 hiến chương NATO?


Trả lời phỏng vấn truyền thông trong nước ngày 19.4, Ngoại trưởng Lavrov lần đầu hé lộ chi tiết nội dung của một thỏa thuận được xem là nền tảng để chấm dứt chiến sự giữa Nga và Ukraine mà hai bên suýt đạt được trong cuộc đàm phán ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, hồi tháng 3.2022.

Theo ông Lavrov, một phần trong dự thảo thỏa thuận mang tên “Thông cáo Istanbul” khi đó là các cam kết đảm bảo an ninh cho Ukraine, trong đó Nga cũng đóng vai trò là một “bên đảm bảo”. Ngoại trưởng Nga tiết lộ các cam kết này “vô cùng nghiêm túc”, ngang bằng với Điều 5 hiến chương NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương).

“Những hình thức đảm bảo nào có trong văn kiện Istanbul này? Cuối cùng, chúng tôi đã sẵn sàng chấp nhận, như phái đoàn Ukraine mong muốn, rằng những đảm bảo này vô cùng nghiêm túc. Đúng vậy, giới hạn của mức độ nghiêm túc này được định nghĩa trong Điều 5 của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương”, ông Lavrov cho biết trong cuộc phỏng vấn với Sputnik và 2 đài phát thanh của Nga, đề cập đến thỏa thuận được xem là hiến chương của NATO.

Nga từng đồng ý đảm bảo an ninh cho Ukraine như Điều 5 hiến chương NATO?- Ảnh 1.

Ông Lavrov trong cuộc phỏng vấn với truyền thông Nga ngày 19.4

CHỤP MÀN HÌNH SPUTNIK

Tuy nhiên, ông Lavrov cũng cho hay các cam kết này đi kèm với một số điều kiện, bao gồm việc chúng sẽ không được áp dụng cho vùng Donbass hay bán đảo Crimea. Nếu các khu vực này bị tấn công, thỏa thuận giữa Nga và Ukraine sẽ bị hủy bỏ ngay lập tức. Nga đã đơn phương sáp nhập Crimea vào năm 2014 cũng như các tỉnh thuộc vùng Donbass ở miền đông Ukraine vào năm 2022.

Điều 5 hiến chương NATO quy định rằng bất cứ hành động tấn công hoặc đe dọa nào nhằm vào một trong các thành viên của NATO đều sẽ bị coi là nhằm vào toàn bộ liên minh và cho phép họ tiến hành biện pháp phòng vệ tập thể.

Hạ viện Mỹ đưa ra gói 95 tỉ USD để bỏ phiếu viện trợ cho Ukraine, Israel

Ukraine từ lâu đã theo đuổi mục tiêu gia nhập liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu nhưng đến nay vẫn chưa thể hiện thực hóa mục tiêu. Trong khi đó, Nga kiên quyết phản đối NATO kết nạp Ukraine và muốn Kyiv trung lập về quân sự.

Ngoại trưởng Lavrov cũng tiết lộ rằng một điều khoản khác trong dự thảo “Thông cáo Istanbul” yêu cầu không có căn cứ quân sự trên lãnh thổ Ukraine, cũng như không có cuộc tập trận nào có sự tham gia của nước thứ ba ở Ukraine, “trừ khi có sự đồng ý của tất cả các bên bảo đảm, bao gồm Nga và Trung Quốc”.

Tuy nhiên, theo nhà ngoại giao hàng đầu của Nga, các nhà đàm phán của Ukraine đã bất ngờ đưa ra đề xuất thay đổi một số điều khoản vào phút cuối. Chẳng hạn, trong điều khoản liên quan đến việc tập trận với nước ngoài, Kyiv muốn thay đổi cụm từ “trừ khi tất cả các bên đảm bảo đồng ý” thành “trừ khi đa số các bên đảm bảo đồng ý”. Vì chuyện này, hai bên cuối cùng đã không đạt được thỏa thuận tại Istanbul, theo ông Lavrov.

Đến tháng 5.2022, nỗ lực đàm phán hòa bình giữa hai bên sụp đổ, và đến nay vẫn chưa được khôi phục.

Kyiv không lập tức bình luận về những tiết lộ của ông Lavrov.



Source link

Cùng chủ đề

Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Ngày 7/11, Bộ Ngoại giao Brazil bày tỏ tin tưởng vào tiến trình hòa đàm giữa Chính phủ Colombia và Lực lượng quân đội giải phóng quốc gia (ELN).

T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng và phát triển công nghiệp phụ trợ năng lượng

Với việc hợp tác cùng các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng của Trung Quốc để nghiên cứu đầu tư nhà máy sản xuất pin lưu trữ và phát triển dự án Khu công nghiệp...

Giới chính trị Ukraine “gây áp lực” lên tổng thống đàm phán hòa bình?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 8/11/2024: Giới chính trị Ukraine ép tổng thống đàm phán hòa bình với Nga khi các thông tin từ chiến trường và Mỹ bất lợi Tổng thống Volodymir Zelensky cần bắt đầu đàm phán để giải quyết xung đột với Nga. Điều này đã được Phó Chủ tịch Verkhovna Rada Yevgeny Shevchenko công bố với báo giới. Theo đó, phương Tây sẽ buộc ông Zelensky phải ra...

Ngoại trưởng Nga lần đầu đến EU kể từ khi xung đột Ukraine bùng nổ

Đây là chuyến thăm đầu tiên của Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tới quốc gia thuộc Liên minh châu Âu kể từ khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022.Đại sứ quán Malta tại Nga cho biết quyết định tổ chức cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng OSCE ở Malta vào ngày 5 - 6/12 "áp dụng cho tất cả thành viên, bao gồm cả Liên bang Nga"."Các phái đoàn...

Ukraine đưa ra “đề nghị nóng” để đàm phán hòa bình với Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/10/2024: Ukraine đưa ra “đề nghị nóng” để đàm phán hòa bình với Nga khi sẵn sàng chấp nhận lãnh thổ mốc năm 2022. Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine Andriy Ermak vừa tuyên bố, Ukraine sẽ sẵn sàng quay trở lại biên giới thực tế thời điểm kể từ đầu năm 2022. Đây chính là điều Kiev đưa ra để sẵn sàng đàm phán với phía Nga. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tái hiện lịch sử Việt Nam qua hình ảnh nhân vật

Đây là cuốn sách minh họa đặc biệt 264 nhân vật lịch sử, do...

Set đồ đồng bộ, điểm nhấn cho phong cách mùa đông

Sự dễ dàng, thuận tiện, vừa tiết kiệm thời gian vừa nhanh đạt đến chuẩn mực của cái...

Ukraine tự sản xuất 100 tên lửa đầu tiên, dự báo chiến sự leo thang

Ukraine tuyên bố đã sản xuất được 100 tên lửa nội địa đầu tiên, trong khi ước tính số đạn pháo do Nga sản xuất nhiều hơn 30% so với tất cả các nước Liên minh châu Âu cộng lại. ...

Bài đọc nhiều

NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

Ngày 8/11, Hàn Quốc bắn một tên lửa đạn đạo đất đối đất Hyunmoo-II ra Biển Hoàng Hải sau loạt vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên.

Ông Biden hứa chuyển giao quyền lực hòa bình và trật tự cho ông Trump

Trong bài phát biểu với cả nước, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố ông sẽ đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực một cách hòa bình và trật tự cho Tổng thống đắc cử Donald Trump. ...

Đây là Hội nghị có thể quyết định tương lai châu Âu trong nhiều thập kỷ

Ngày 7/11, tại thủ đô Budapest của Hungary đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ năm.

Mỹ điều thêm chiến đấu cơ F-15 đến Trung Đông

Quân đội Mỹ cho biết các máy bay chiến đấu F-15 của nước này đã đến Trung Đông vào ngày 7.11 sau khi Washington tuyên bố triển khai thêm vũ khí tới khu vực này để cảnh báo Iran. ...

Cùng chuyên mục

Ukraine tự sản xuất 100 tên lửa đầu tiên, dự báo chiến sự leo thang

Ukraine tuyên bố đã sản xuất được 100 tên lửa nội địa đầu tiên, trong khi ước tính số đạn pháo do Nga sản xuất nhiều hơn 30% so với tất cả các nước Liên minh châu Âu cộng lại. ...

Nhà Trắng thông báo ngày ông Biden gặp ông Trump tại Phòng Bầu Dục

Nhà Trắng vừa thông thông báo ngày Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ gặp Tổng thống đắc cử Donald Trump tại Nhà Trắng sau khi ông Biden cam kết chuyển giao quyền lực có trật tự. ...

Ukraine tấn công nhà máy hóa chất của Nga, Tổng thống Zelensky điện đàm với Tổng thống đắc cử Donald Trump

Theo một nguồn tin từ Cơ quan An ninh Ukraine (SBU), Kiev đã tấn công nhà máy hóa chất Aleksinsky của Nga – cơ sở sản xuất thuốc nổ, đạn dược và vũ khí ở khu vực Tula - bằng thiết bị bay không người lái vào ban đêm.

Mới nhất

Bất ngờ với bóng đèn 16 triệu màu, tiết kiệm điện tại Ngày hội Việt Nam Xanh

Gian hàng Signify thu hút đông đúc khách tham quan tại ngày hội Việt Nam Xanh với dàn bóng đèn triệu sắc màu. Đặc biệt, các sản phẩm bóng đèn tại ngày hội được giảm giá đến 50% nhằm khuyến khích tiêu dùng bền vững. ...

Nà Tăm hướng đến giảm nghèo bền vững

Tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương về thổ nhưỡng, khí hậu, những năm gần đây, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Nà Tăm, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đã linh hoạt lồng ghép các dự án, chương trình giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS. Từ đó, từng bước nâng cao đời sống người dân,...

Ca sĩ Thanh Hương đưa chuyện tình Chí Phèo

Sau khi tham gia chương trình “Sàn chiến giọng hát 2024", Thanh Hương quyết định đánh dấu mốc mới trên con đường ca hát chuyên nghiệp với MV “Chuyện của Chí...

Ngăn chặn ngộ độc rượu dịp cuối năm

Trong những năm gần đây, tình trạng sử dụng rượu không rõ nguồn gốc, rượu giả, hoặc rượu tự nấu không được kiểm định an toàn đã trở thành một vấn đề đáng lo ngại. Trong những năm gần đây, tình trạng sử dụng rượu không rõ nguồn gốc, rượu giả, hoặc rượu tự nấu không được kiểm định...

Chuyến công tác của Thủ tướng thành công tốt đẹp trên nhiều phương diện

(ĐCSVN) - Tối ngày 8/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, Hội nghị cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya -...

Mới nhất