Một nhóm nhà khoa học ở Đại học Tổng hợp Liên bang Bắc Kavkaz (NCFU), Nga đã phát triển phương pháp bào chế vi nang nhằm đưa vitamin, lợi khuẩn và các chất có lợi khác trực tiếp vào ruột. Công nghệ này còn làm cho thực phẩm có thêm dưỡng chất, thành phần và những nguyên tố vi lượng hữu ích.
Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Tổng hợp Liên bang Bắc Kavkaz (NCFU), thói quen ăn uống của con người hiện đại thường dẫn đến tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu. Để giải quyết vấn đề này, các chuyên gia đang phát triển nhiều phương pháp làm giàu thực phẩm, một trong số đó là vi nang hóa - một phương pháp phổ biến để tạo các thành phần hữu ích.
Cụ thể, các nhà khoa học thiết kế ra một máy đóng gói tạo ra các viên vi nang có kích thước siêu nhỏ (khoảng 0,099mm/viên). Mỗi viên nang được làm từ hai lớp vỏ hình trụ: phần trên được gọi là nắp, phần dưới gọi là thân. Bên trong phần thân có thể đặt chiết xuất có hoạt tính sinh học, hoặc các sinh vật axit lactic, nấm men lên men lacto để cung cấp chất có ích cho cơ thể.
Còn phần vỏ có tên gọi chitosan - một polymer sinh học có nguồn gốc từ vỏ của các loài giáp xác như tôm, cua. Qua đó, chitosan có nhiều tính năng quan trọng như khả năng tạo màng, hạn chế mất nước, tính tự phân hủy, kháng khuẩn, phù hợp để tạo ra các vi nang.
Theo các chuyên gia, việc đưa vào cơ thể các hoạt chất dược liệu và hoạt chất sinh học trong viên nang có nhiều ưu điểm hơn so với các phương pháp khác. Những ưu điểm chính là liều lượng chính xác và khả năng bảo vệ thuốc khỏi môi trường axit dạ dày, sau đó giải phóng thuốc trong ruột.
Liên quan tới việc áp dụng công nghệ tạo ra các thực phẩm thông minh, mới đây các nhà nghiên cứu Nhật Bản cũng đã thông qua việc chiếu ánh sáng cận hồng ngoại trong thời gian ngắn (0,1 giây), các loại trái cây sẽ trở nên tươi ngon, tăng thời gian bảo quản.Đây là phát minh mới nhất do Viện Nghiên cứu Shikoku (Tập đoàn Điện lực Shikoku, Nhật Bản) sáng chế nhằm tránh lãng phí thực phẩm, cũng như giúp trái cây tươi ngon hơn.
Theo đó, công nghệ có tên gọi iR Fresh, hoạt động bằng cách kích thích các khí khổng (stoma) trên bề mặt trái cây và rau củ đóng lại, ngừng mất nước. Từ đó, tăng cường khả năng chống oxy hóa để ức chế sự phát triển, sinh sôi của vi khuẩn.
Theo Sở hữu trí tuệ
Nguồn: https://doanhnghiepvn.vn/cong-nghe/nga-phat-trien-cong-nghe-tao-ra-thuc-pham-thong-minh/20250201030711045
Bình luận (0)