Trang chủChính trịNgoại giaoNga phàn nàn về thỏa thuận ngũ cốc, hàng Trung Quốc sang...

Nga phàn nàn về thỏa thuận ngũ cốc, hàng Trung Quốc sang Mỹ ít nhất 17 năm, Đức từ chối yêu cầu của Intel


Nga cân nhắc rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen, khối lượng hàng hóa Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2006, xuất khẩu của Nhật Bản kém nhất nhóm G7… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Kinh tế thế giới nổi bật (9-15/6): Nga phàn nàn về thỏa thuận ngũ cốc, hàng Trung Quốc sang Mỹ ít nhất 17 năm, Đức từ chối yêu cầu của Intel
Nền kinh tế thế giới vẫn đang trong tình trạng không ổn định và tăng trưởng trong hai năm tới sẽ chậm lại. (Nguồn: Getty Images)

Kinh tế thế giới

WB cảnh báo kinh tế toàn cầu vẫn trong tình trạng không ổn định

Trang The New York Times trích dẫn báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 6/6 cảnh báo rằng, nền kinh tế toàn cầu vẫn đang trong tình trạng không ổn định và tăng trưởng trong hai năm tới sẽ chậm lại do lãi suất tăng cao làm giảm tiêu dùng và đầu tư doanh nghiệp, đồng thời đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính.

Trong báo cáo “Triển vọng kinh tế toàn cầu” mới nhất, WB đã nhấn mạnh sự khó khăn mà các nhà hoạch định chính sách toàn cầu đang đối mặt, trong khi họ đang cố gắng kiềm chế lạm phát bằng cách tăng lãi suất, đồng thời đối mặt với tác động kéo dài từ đại dịch và sự biến động liên tục trong chuỗi cung ứng do xung đột ở Ukraine.

WB dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm từ 3,1% năm 2022 xuống còn 2,1% trong năm nay. Con số này cao hơn so với dự báo 1,7% đưa ra hồi tháng Một, song tốc độ tăng trưởng chỉ ở mức 2,4% vào năm 2024, thấp hơn so với dự báo trước đây của WB là 2,7%.

Ông Ayhan Kose, Phó kinh tế trưởng của WB cho biết, nền kinh tế thế giới đang trải qua “sự suy giảm đồng thời và rõ rệt” và 65% các quốc gia có tăng trưởng kinh tế trong năm nay sẽ thấp hơn so với năm trước. Việc quản lý tài chính không tốt trong các quốc gia thu nhập thấp phụ thuộc vào việc vay nợ đã làm tình hình trở nên phức tạp hơn.

Theo dữ liệu của WB, có 14 trong số 28 quốc gia thu nhập thấp đang gặp khó khăn do nợ hoặc đang đối mặt với nguy cơ bị rơi vào khó khăn do nợ. Ngân hàng này ước tính thu nhập của các quốc gia nghèo nhất trong năm 2024 sẽ giảm 6% so với năm 2019.

WB cũng nhận thấy nền kinh tế các nước phát triển cũng bị chậm lại. Ở Mỹ, dự báo tăng trưởng là 1,1% trong năm nay và 0,8% vào năm 2024.

Trung Quốc là một ngoại lệ rõ ràng trong xu hướng này khi dự báo tăng trưởng kinh tế quốc gia châu Á trong năm nay sẽ là 5,6%, và năm sau sẽ là 4,6%.

Lạm phát được dự báo sẽ tiếp tục chậm lại trong năm nay, nhưng WB cho rằng đến năm 2024, nhiều quốc gia vẫn sẽ có mức lạm phát cao hơn mục tiêu mà các ngân hàng trung ương đặt ra. (TTXVN)

Kinh tế Mỹ

* Ngày 8/6, Bộ Thương Mại Mỹ cho biết, khối lượng hàng hóa mà nước này nhập khẩu từ Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2006. Đáng chú ý, tỷ trọng của Trung Quốc trong kim ngạch nhập khẩu của Mỹ tiếp tục giảm, xuống 15,4% trong tháng 4, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2006.

Số liệu trên có thể đã phản ánh việc các doanh nghiệp Mỹ tìm kiếm các lựa chọn thay thế các nhà sản xuất Trung Quốc thời gian gần đây, trong nỗ lực đa dạng hóa các đối tác thương mại. (TTXVN)

Kinh tế Trung Quốc

* Sự khởi sắc của thị trường dầu mỏ toàn cầu khi Trung Quốc mở cửa trở lại đã dần hạ xuống. Thay vào đó là nhận thức rằng, việc phục hồi nền kinh tế sau ba năm “thắt chặt” vì đại dịch sẽ là một công việc khó khăn hơn nhiều so với suy nghĩ ban đầu của các nhà quản lý và giới thương nhân.

Trung Quốc là nước mua dầu thô lớn nhất thế giới. Mặc dù, nhập khẩu dầu thô của nước này đã tăng trở lại trong năm nay, nhưng nhu cầu thực tế vẫn còn yếu, cho thấy sự phục hồi diễn ra tương đối chậm chạp.

Sau những tín hiệu khả quan về tăng trưởng kinh tế trong quý I/2023, những tháng gần đây, nền kinh tế Trung Quốc đang đình trệ, ảnh hưởng đến triển vọng giá của dầu mỏ. (Bloomberg)

* Hãng Tân Hoa Xã ngày 12/6 dẫn lời một quan chức của Ủy ban Phát triển và cải cách quốc gia đưa tin, các nguồn năng lượng nhiên liệu phi hóa thạch của Trung Quốc hiện đã vượt 50% tổng công suất phát điện lắp đặt của nước này.

Các nguồn điện phi hóa thạch, như điện gió và điện Mặt trời, chiếm 50,9% tổng công suất lắp đặt của Trung Quốc, có nghĩa là nước này đã hoàn thành mục tiêu mà chính phủ đề ra vào năm 2021 là đến năm 2025 nâng công suất năng lượng tái tạo vượt công suất nhiên liệu hóa thạch.

Trung Quốc đã dành nhiều nguồn lực cho việc xây dựng công suất năng lượng tái tạo trong những năm gần đây. Nước này đã xây các nhà máy thủy điện, điện gió và năng lượng Mặt trời lớn ở phía Tây với mục tiêu trước năm 2030 có thể bắt đầu giảm lượng khí thải carbon. (Reuters)

Kinh tế châu Âu

* Hiệp hội sản xuất ô tô châu Âu (Acea) vừa đưa ra cảnh báo ngành ô tô của châu lục có thể mất 4,3 tỷ Euro (4,6 tỷ USD) và giảm sản lượng gần 500.000 xe điện trừ phi Liên minh châu Âu (EU) đồng ý trì hoãn việc áp thuế giữa khối và Vương quốc Anh.

Acea cho biết Trung Quốc sẽ hưởng lợi lớn nhất nếu EU không chấp thuận yêu cầu của Anh trì hoãn việc áp dụng thuế mới sang năm 2027 thay vì năm 2024. (TTXVN)

* Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 12/6 cho biết, EU sẽ tăng gấp đôi khoản đầu tư của khối này vào các dự án vì mục tiêu phát triển bền vững trong khu vực Mỹ Latinh.

Tuyên bố trước báo giới tại Brasilia khi bắt đầu chuyến công du Mỹ Latinh, bà Ursula von der Leyen khẳng định, EU là nhà đầu tư chính trong khu vực. Khoản đầu tư dự kiến lên tới 10 tỷ Euro (khoảng 10,756 tỷ USD) của EU cho Mỹ Latinh vào năm 2027 là khoản đầu tư quốc tế nằm trong khuôn khổ chương trình Global Gateway. Các nguồn lực này sẽ được bổ sung bằng các khoản đầu tư khác từ các nước thành viên EU và các công ty tư nhân. (TTXVN)

* Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 13/6 cho biết đang cân nhắc khả năng Nga rút khỏi Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen.

Tổng thống Putin nêu rõ, trên thực tế, hầu hết số ngũ cốc của Ukraine được chuyển đến các quốc gia thịnh vượng tại EU, chứ không đến các nước châu Phi, và điều này trái với thỏa thuận. Ông nhấn mạnh, trong trường hợp rút khỏi Sáng kiến, Nga sẽ cung cấp miễn phí cho các nước nghèo nhất lượng ngũ cốc tương đương số lượng ngũ cốc do Ukraine cung cấp. (Reuters)

* Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner đã công khai từ chối yêu cầu của hãng công nghệ Intel về các khoản trợ cấp cao hơn dành cho nhà máy sản xuất chip trị giá 17 tỷ Euro (18 tỷ USD), dự kiến sẽ xây dựng tại Đức, với lý do chính phủ nước này không đủ khả năng chi trả.

Năm 2022, Intel thông báo đã chọn thành phố Magduburg ở miền Trung nước Đức làm nơi triển khai xây dựng một khu phức hợp sản xuất chip mới. Chính phủ Đức trước đó đã đồng ý hỗ trợ 6,8 tỷ Euro. Nhưng do chi phí năng lượng và xây dựng cao hơn dự kiến, nên Intel đang đề nghị nâng gói hỗ trợ lên khoảng 10 tỷ Euro. (Reuters)

* Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết, người dân nước này sẽ phải trả ít tiền hơn để mua thực phẩm từ tháng tới, sau khi ông nhận được cam kết từ 75 công ty thực phẩm, trong đó có Unilever, để giảm giá hàng trăm sản phẩm.

Theo ông Le Maire, các công ty này cùng nhau cung cấp 80% thực phẩm cho người Pháp, có thể phải đối mặt với các biện pháp áp phạt tài chính nếu họ không tuân thủ quy định. (Reuters)

* Báo cáo mới nhất của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển (UNCTAD) cho hay, xuất khẩu của Anh ở mức yếu kém nhất so với các nước thành viên Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) trừ Nhật Bản trong một thập niên qua. Số liệu này được dự báo sẽ làm gia tăng áp lực khiến chính phủ phải xem xét lại thỏa thuận thương mại thời hậu Brexit với EU.

Số liệu của UNCTAD cho hay, giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Anh ở mức 813 tỷ Bảng vào năm 2012 và trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2021 chỉ tăng 6%, lên 862,6 tỷ Bảng, do tác động của việc Anh rời khỏi EU.

Trong khi đó, Canada, Pháp, Đức, Italy và Mỹ đều có mức tăng xuất khẩu hai chữ số, lần lượt là 10,2%, 16,1%, 22,7%, 15,9% và 13,8%. Chỉ có Nhật Bản có kết quả xuất khẩu yếu kém hơn Anh, với giá trị thương mại đạt 917,5 tỷ Bảng vào năm 2021, tăng 0,5 % so với năm 2012. (The Guardian)

Kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc

* Theo kết quả một cuộc khảo sát dự báo hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản do Bộ Tài chính và Văn phòng Nội các nước này công bố ngày 13/6, chỉ số tâm lý kinh doanh (Business Sentiment Index – BSI) của các doanh nghiệp nước này trên toàn bộ ngành nghề trong quý II là +2,7, lần đầu tiên đạt chỉ số dương sau hai quý âm.

Như vậy, đa số các doanh nghiệp của Nhật Bản lạc quan về tình hình kinh doanh của mình sau một thời gian dài chịu tác động của dịch Covid-19. (TTXVN)

Kinh tế thế giới nổi bật (9-15/6): Nga phàn nàn về thỏa thuận ngũ cốc, hàng Trung Quốc sang Mỹ ít nhất 17 năm, Đức từ chối yêu cầu của Intel
Trong tháng 5/2023, số lượng việc làm mới của Hàn Quốc đã tăng chậm lại trong tháng thứ hai liên tiếp, nguyên nhân được cho là bắt nguồn từ những bất ổn kinh tế kéo dài. (Nguồn: Getty Images)

* Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ nhóm họp vào tuần tới. Mặc dù xác nhận không đưa ra dự báo lạm phát sau cuộc họp, nhưng BoJ có khả năng sẽ “đánh tín hiệu” rằng lạm phát đang vượt các dự đoán ban đầu.

Theo khảo sát từ hãng truyền thông Reuters của Anh, nền kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng mạnh hơn dự kiến 2,7% trong quý I/2023 nhờ sự mở rộng vốn mạnh mẽ và nhu cầu nội địa vững chắc. Tuy nhiên, trong tháng Tư, lạm phát tiêu dùng lõi của nước này đạt 3,4%, giữa bối cảnh giá cả tiếp tục tăng, làm dấy lên nghi ngờ về quan điểm của BoJ rằng lạm phát sẽ từ từ quay trở lại dưới 2% vào nửa cuối năm tài chính hiện tại, kết thúc vào tháng 3/2024. (Reuters)

* Trong tháng 5/2023, số lượng việc làm mới của Hàn Quốc đã tăng chậm lại trong tháng thứ hai liên tiếp, nguyên nhân được cho là bắt nguồn từ những bất ổn kinh tế kéo dài.

Theo số liệu của Cục Thống kê Hàn Quốc, số lượng người có việc làm trong tháng 5/2023 lên tới 28,83 triệu người, tăng khoảng 351.000 người so với một năm trước.

Số lượng việc làm mới tính theo năm của Hàn Quốc đã chậm lại trong 9 tháng liên tiếp tính đến tháng 2/2023. Trong tháng 3/2023, Hàn Quốc ghi nhận mức tăng 469.000 việc làm so với cùng kỳ năm 2022, tiếp đó trong tháng 4/2023 là 354.000 việc làm. (TTXVN)

Kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi

* Tổng thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Kao Kim Hourn đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số nhằm thúc đẩy kết nối và tăng trưởng kinh tế của các nước thành viên ASEAN.

Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn chính thức Antara của Indonesia, ông Kao nói, ASEAN cần đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.

Tổng thư ký ASEAN cho rằng, nền kinh tế số đã được phát triển ở từng quốc gia thành viên, đặc biệt là về thanh toán hoặc giao dịch trực tuyến. Do vậy, theo ông, hợp tác cấp khu vực là điều cần thiết để phát triển và tận dụng các cơ hội để nền kinh tế kỹ thuật số có thể đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế ở ASEAN. Ông cũng cho biết, theo ước tính sơ bộ, nền kinh tế ASEAN sẽ tăng thêm 1.000 tỷ USD nếu các nước thành viên tiếp tục phát triển nền kinh tế kỹ thuật số. (TTXVN)

* Indonesia đang cố gắng thuyết phục các công ty Pháp đầu tư vào dự án xây dựng thủ đô quốc gia (IKN) Nusantara tại tỉnh Đông Kalimantan, đặc biệt là trong những dự án sử dụng hỗn hợp.

Ngày 12/6, Cơ quan quản lý IKN Nusantara đã đưa Đại sứ Pháp tại Indonesia Fabien Penone và khoảng 20 doanh nghiệp Pháp hoạt động trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, công nghệ thành phố thông minh, vật liệu thân thiện với môi trường… tới thăm đại dự án nêu trên.

Trong thông cáo, người đứng đầu Cơ quan quản lý IKN Nusantara – ông Bambang Susantong – cho biết: “Đoàn doanh nghiệp Pháp đến từ mọi lĩnh vực, không chỉ với tư cách là nhà đầu tư, mà còn để kinh doanh”, đề cập các dự án hỗn hợp. (TTXVN)

* Bộ trưởng Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Malaysia Chang Lih Kang cho biết, nước này đang nỗ lực thúc đẩy thiết lập cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao hệ sinh thái dành cho xe điện. Mục tiêu của Malaysia là thị phần của xe điện sẽ đạt 15% vào năm 2030 và 38% vào năm 2040, song nước này hiện thiếu một hệ sinh thái hoàn chỉnh để hỗ trợ mục tiêu. (TTXVN)





Nguồn

Cùng chủ đề

Trừng phạt Nga hay chiến dịch “tấn công kinh tế” tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới?

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã vượt ra ngoài chiến tuyến của chiến hào, quân đội và xe tăng, nó đã lan rộng đến một "chiến trường" của các thỏa thuận và ngoại giao, mối quan hệ của các chủ ngân hàng, công ty bảo hiểm và luật sư, các nhà cung cấp dầu, vi mạch và siêu du thuyền...

Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ...

Mỹ trừng phạt hàng chục ngân hàng Nga, Israel sắp tấn công cơ sở hạt nhân của Iran, Ba Lan báo động nguy cơ xung đột toàn cầu, Trung Quốc kêu gọi kiềm chế sau vụ Nga thử tên lửa siêu thanh, Bình Nhưỡng cảnh báo chiến tranh hạt nhân… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Trừng phạt Nga hay cuộc “chiến tranh kinh tế” tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Trong cuốn sách mới xuất bản phản ánh chi tiết "cuộc chiến kinh tế" của phương Tây nhằm chống lại Nga, nhà báo kinh tế quyền lực của hãng Bloomberg Stephanie Baker đã viết, "tôi tin nó cũng khốc liệt không thua kém cuộc xung đột quân sự đang diễn ra trên thực địa".

Trung Quốc “ra đòn” mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Ngày 22/11, Trung Quốc thông báo mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU).

Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở...

Đại sứ quán Canada và Mỹ tại Kiev đóng cửa, Hàn Quốc nối lại cung cấp đạn pháo cho Ukraine, Tổng thống Biden xóa khoản nợ 4,7 tỷ USD cho Ukraine, Nga tuyên bố bắn hạ tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua...là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trừng phạt Nga hay chiến dịch “tấn công kinh tế” tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới?

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã vượt ra ngoài chiến tuyến của chiến hào, quân đội và xe tăng, nó đã lan rộng đến một "chiến trường" của các thỏa thuận và ngoại giao, mối quan hệ của các chủ ngân hàng, công ty bảo hiểm và luật sư, các nhà cung cấp dầu, vi mạch và siêu du thuyền...

Iran tập trận quy mô lớn, huy động hơn 60.000 quân tình nguyện, trưng bày vũ khí hiện đại

Iran trưng bày một số thiết bị bay không người lái quân sự cũng như thiết bị phòng thủ trong cuộc tập trận.

Tự nhiên như ‘hơi thở’

Một cách tự nhiên, đa phương như trở thành “hơi thở”, len lỏi trong mọi khía cạnh của đời sống quốc tế.

Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức...

Moscow cho rằng, để giải quyết xung đột ở Ukraine, tất cả các chìa khóa đều có sẵn ở Washington, nhưng nước Nga chỉ trông cậy vào chính mình.

Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Baoquocte.vn. Theo nhiều chuyên gia, Luật Thủ đô (sửa đổi) góp phần đưa Hà Nội thành trung tâm lớn về giáo dục, đào tạo chất lượng cao.

Bài đọc nhiều

Thị trường bật tăng, nông dân phấn khởi, kỳ vọng về một vụ bội thu, được mùa, được giá

Giá tiêu hôm nay 23/11/2024 tại thị trường trong nước bất ngờ tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.500 – 140.200 đồng/kg.

Thị trường kém sôi động, công nghệ chế biến hồ tiêu Việt Nam đã tiếp cận tiêu chuẩn của thế giới

Giá tiêu hôm nay 21/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.500 – 140.000 đồng/kg.

Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng thế giới đã được đẩy lên một ngưỡng kháng cự quan trọng 2.650 USD/ounce. Giá vàng trong nước duy trì chuỗi 4 phiên tăng giá liên tiếp, bám sát diễn biến thị trường vàng thế giới. Xu hướng tăng giá đang trở lại, giới đầu cơ lại ráo riết săn hàng?

Khát vọng về “chân trời tăng trưởng và phát triển mới” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc

Chiều nay (21/11), Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc năm 2024 đã diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc, Hà Nội. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự và phát biểu.

Giá vàng tiếp tục tăng nhanh, cuộc săn hàng giá hời bắt đầu, chưa có lý do để điều chỉnh dự báo về vàng

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng thế giới đã được đẩy lên một ngưỡng kháng cự quan trọng 2.650 USD/ounce. Giá vàng trong nước duy trì chuỗi 4 phiên tăng giá liên tiếp, bám sát diễn biến thị trường vàng thế giới. Xu hướng tăng giá đang trở lại, giới đầu cơ lại ráo riết săn hàng?

Cùng chuyên mục

Trừng phạt Nga hay chiến dịch “tấn công kinh tế” tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới?

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã vượt ra ngoài chiến tuyến của chiến hào, quân đội và xe tăng, nó đã lan rộng đến một "chiến trường" của các thỏa thuận và ngoại giao, mối quan hệ của các chủ ngân hàng, công ty bảo hiểm và luật sư, các nhà cung cấp dầu, vi mạch và siêu du thuyền...

Việt Nam ưu tiên củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Hội kiến Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định Việt Nam luôn dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia. Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun...

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Trường Đại học Quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Đại học Quốc gia Malaya - Ảnh: TTXVN Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học Quốc gia Malaya (Malaysia). Phát biểu chào mừng, GS.TS. Dató Seri Noor Azuan Abu Osman, Hiệu trưởng Trường Đại học quốc gia Malaya bày tỏ tự hào và vinh dự được...

Giá cà phê tăng vọt phiên cuối tuần, robusta tiến sát ngưỡng 5.000 USD, điểm khác thường ở thị trường trong nước?

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/11, Việt Nam xuất khẩu trên 1,17 triệu tấn cà phê, kim ngạch xuất khẩu 4,7 tỉ USD, giảm 13,5% về lượng nhưng tăng 38,1% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu robusta là chủ lực, đạt 964.610 tấn, kim ngạch 3,48 tỉ USD.

Chế độ trừng phạt của EU đối với Nga cần được xem xét lại, nếu không sẽ phá hủy nền kinh tế châu Âu

Phát biểu trên đài phát thanh quốc gia Kossuth Radio ngày 22/11, Thủ tướng Hungary Viktor Orban tuyên bố, Liên minh châu Âu (EU) phải từ bỏ chính sách trừng phạt Nga do xung đột ở Ukraine, hoặc có nguy cơ gây ra sụp đổ về kinh tế.

Mới nhất

Doanh nghiệp Việt gặp khó khi phát triển bền vững

Theo thống kê, hơn 97% tổng số doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam vẫn đang loay hoay tìm lối đi trong việc cân bằng giữa chi phí và trách nhiệm bền vững. ...

Thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc

Theo thông tin từ Bộ Công thương, từ ngày 2/12 đến ngày 6/12/2024, Cục Xúc tiến thương mại phối hợp Cục Xuất nhập khẩu tổ chức Đoàn giao dịch thương mại mặt hàng gạo tại thị trường Trung Quốc.   Gạo Việt Nam còn nhiều tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Theo đó, giới thiệu trực tiếp về thương...

Thay đổi thần tốc sẽ diễn ra trong ngày đầu ông Trump nhậm chức

Chỉ vài giờ sau khi nhậm chức Tổng thống, ông Donald Trump sẽ triển khai một loạt chính sách như đã hứa trong chiến dịch tranh cử, gồm cả trục xuất quy mô lớn những người nhập cư trái phép. Ông Trump. Ảnh: EPA/EFE Hãng tin NBC News dẫn tin từ nhóm chuyển giao của ông Trump cho biết như vậy....

Biến động ở REE: ‘Nữ tướng’ Mai Thanh rời ghế chủ tịch, sếp mới là đại diện quỹ ngoại

Ông Alain Xavier Cany - đại diện của quỹ ngoại Platinum Victory - trở thành chủ tịch HĐQT mới của REE thay bà Nguyễn Thị Mai Thanh. ...

Thạc sĩ 8X làm Bí thư Tỉnh uỷ Bình Phước

Bà Tôn Ngọc Hạnh - Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được Bộ Chính trị điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước. Chiều nay (22/11), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của...

Mới nhất