Trang chủNewsThế giớiNga ngụy trang tàu chiến, Ukraine muốn ‘định hình’ xung đột?

Nga ngụy trang tàu chiến, Ukraine muốn ‘định hình’ xung đột?



Ukraine bắn hạ tên lửa đạn đạo Nga, Nhật Bản “sửa” phát ngôn của Tổng thống Mỹ, EU trừng phạt bổ sung Iran… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.

(06.23) Tàu Khu trục Đô Đốc Essen của Hải quân Nga trên Biển Đen. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga)
Tàu Khu trục Đô Đốc Essen của Hải quân Nga trên Biển Đen. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

* Hải quân Nga ngụy trang cho tàu chiến của Hạm đội Biển Đen: Trang mạng Naval News (Mỹ) dẫn hình ảnh vệ tinh từ Planet Labs (Mỹ) ngày 23/6 cho biết Hải quân Nga đã bắt đầu sơn ngụy trang cho các tàu ở Biển Đen.

Cụ thể, mũi và đuôi tàu khu trục nhỏ đa năng Đô đốc Essen thuộc Hạm đội Biển Đen của Nga đã được sơn tối màu phủ lên trên lớp sơn xám tiêu chuẩn. “Đô đốc Essen” là tàu khu trục thứ hai thuộc Dự án 11356R “Petrel”. Tàu này thuộc sư đoàn tàu nổi số 30 và là một trong các tàu mạnh nhất của Hạm đội Biển Đen.

Dự kiến việc ngụy trang như vậy có thể đánh lừa người điều khiển các xuồng không người lái “cảm tử” của Ukraine. Các thiết bị này sử dụng máy ảnh để xác định mục tiêu, do đó lớp ngụy trang có thể khiến chúng nhầm lẫn. (Naval News)

* Nga phủ nhận khả năng dùng vũ khí hạt nhân ở Ukraine: Ngày 22/6, phát biểu trên các phương tiện truyền thông đại chúng về thông tin cho rằng Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Ukraine, Đại sứ Anatoly Antonov nói: “Suy đoán về việc Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật là vô lý. Lời lẽ khiêu khích và thiển cận của giới lập pháp Mỹ chỉ góp phần làm leo thang căng thẳng và làm tăng nguy cơ tình hình trượt sang ranh giới còn nguy hiểm hơn”.

Trước đó, ngày 22/6, Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham cho biết các nhà lập pháp đang đưa ra một nghị quyết coi việc Nga sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine là một cuộc tấn công nhằm vào Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Nhận định về thông tin này, ông Antonov đã chỉ trích này là một “sáng kiến điên rồ” khác, đồng thời lưu ý rằng việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga ở Belarus được thực hiện trên cơ sở pháp lý. Ông nói: “Chúng tôi đã không vi phạm một nghĩa vụ quốc tế nào và đã làm chính xác những gì người Mỹ đã làm nhiều thập kỷ: Triển khai bom hạt nhân trên lãnh thổ của đồng minh châu Âu”. (Sputnik)

* Ukraine bắn hạ 13 tên lửa hành trình của Nga: Ngày 23/6, trên phương tiện truyền thông, không quân Ukraine nêu rõ: “Chúng tôi đã phá hủy 13 tên lửa hành trình của họ trong ngày…. Lần tấn công nêu trên nhằm vào một sân bay quân sự ở Khmelnytskyi… Loạt vụ phóng này được thực hiện bằng 4 máy bay ném bom Tu-95MS vào khoảng nửa đêm ngày 22/6 từ Biển Caspi”. Ukraine cũng tuyên bố đã bắn hạ một máy bay không người lái (UAV) trinh sát của Nga đêm qua. (AFP)

* Ukraine tiến quân ở phía Nam, chặn Nga ở phía Đông? Ngày 23/6, phát biểu trên truyền hình Ukraine, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hanna Maliar nêu rõ: “Chúng tôi đã có những cuộc đụng độ khốc liệt ở hướng Kupiansk và Lyman, nhưng các binh sĩ của chúng tôi đã chặn đứng đối thủ ở đó”.

Quan chức quốc phòng Ukraine cho rằng hoạt động quân sự của họ ở miền Nam đang diễn ra đúng kế hoạch và các lực lượng của họ đang tiến lên, bất chấp nhiều rào cản như các bãi mìn hay hỏa lực từ phía bên kia. Bà khẳng định: “Đúng, mọi thứ đang diễn ra từ từ, nhưng các lực lượng của chúng ta đang giành được chỗ đứng ở các biên giới này và đang tiến lên một cách vững chắc”.

Trong một diễn biến khác, người đứng đầu tập đoàn Wagner (Nga), ông Yevgeny Prigozhin cho hay: “Trên thực địa… quân đội Nga đang rút lui ở mặt trận Zaporizhzhia và Kherson. Các Lực lượng Vũ trang Ukraine (VSU) đang đẩy lùi quân đội Nga”. (Reuters/AFP)

* Ukraine: Chiến dịch phản công sẽ ‘định hình’ lại xung đột: Ngày 23/6, viết trên Twitter, Cố vấn của Tổng thống Ukraine, ông Mykhailo Podolyak khẳng định: “Phản công không phải là mùa mới của chương trình trên Netflix. Không cần phải mong đợi hành động và mua bỏng ngô. Các hoạt động tấn công của VSU vẫn tiếp tục ở một số khu vực. Các hoạt động hệ thống đang được tiến hành để thiết lập lại tình hình”.

Ông cho rằng khoảng thời gian mà Ukraine cần để thuyết phục các đối tác phương Tây cung cấp vũ khí cần thiết, đã tạo cơ hội cho quân đội Nga đào sâu và củng cố các tuyến phòng thủ của họ. Đồng thời, ông cũng thừa nhận: “Việc phá vỡ mặt trận của Nga ngày nay đòi hỏi một cách tiếp cận hợp lý và cân bằng. Tính mạng của một người lính là giá trị quan trọng nhất đối với Ukraine ngày nay”. (Reuters)

* Báo Mỹ: Chiến dịch phản công của Ukraine không diễn ra như kỳ vọng: Ngày 22/6, CNN dẫn lời một quan chức phương Tây nhận định các đợt phản công của Kiev “chưa đáp ứng được kỳ vọng ở bất kỳ hướng nào”. Theo đó, Nga đã xây dựng nhiều tuyến phòng thủ vững chắc, với khả năng đẩy lùi hiệu quả những đợt tấn công của của VSU với sự trợ giúp của tên lửa cùng nhiều bãi mìn. (CNN)

* Mỹ, Ấn Độ ủng hộ “toàn vẹn lãnh thổ” của Ukraine: Ngày 22/6 tại Washington D.C., thông cáo chung sau cuộc họp cùng ngày giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi “kêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế, nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”. (AFP/Reuters)

* Thủ tướng Israel nêu quan điểm về vấn đề Ukraine: Ngày 23/6, trả lời phỏng Jerusalem Post (Israel), Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết vũ khí phương Tây cung cấp cho Ukraine được phát hiện gần biên giới của Nhà nước Do Thái.

Về lập trường của Chính phủ Israel liên quan tới tình hình Ukraine, ông nêu rõ: “Israel đang ở trong một tình huống đặc biệt, khác với Ba Lan, Đức, Pháp hay bất kỳ quốc gia phương Tây nào đang hỗ trợ Ukraine. Trước hết, chúng tôi có biên giới quân sự gần gũi với Nga. Các phi công của chúng ta đang bay sát cánh cùng các phi công Nga trên bầu trời Syria.

Theo tôi, điều quan trọng là chúng ta duy trì quyền tự do hành động trước nỗ lực của Iran nhằm đặt quân đội ở biên giới phía Bắc của chúng ta…Thứ hai, chúng tôi lo ngại rằng bất kỳ hệ thống được gửi tới Ukraine có thể rơi vào tay Iran và được sử dụng để chống lại chúng tôi…”. (Jerusalem Post)

TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Ukraine: Kiev mang lại sự ổn định và bảo vệ thế giới khỏi hỗn loạn

* Mỹ muốn siết chặt xuất khẩu chất bán dẫn với Trung Quốc: Ngày 22/6, các nguồn thạo tin cho biết, Washington có kế hoạch mở rộng phạm vi kiểm soát hoạt động xuất khẩu chất bán dẫn với Bắc Kinh. Một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ được cho là đã báo với Nhật Bản và Hà Lan về kế hoạch nêu trên.

Cụ thể, kế hoạch này nhằm mục đích khớp với những hạn chế mới của Nhật Bản. Theo đó, Tokyo sẽ bổ sung 23 thiết bị vào danh sách hạn chế hiện nay bắt đầu từ tháng Bảy. Danh sách sửa đổi sẽ vượt ra ngoài gói hạn chế hiện tại của Mỹ, hiện bao gồm các loại thiết bị tiên tiến khác nhau trong lĩnh vực làm sạch, in thạch bản và khắc, vốn rất cần trong công tác sản xuất các loại chip cao cấp nhất. (Kyodo)

* Mỹ, Trung Quốc có trách nhiệm phối hợp với nhau: Ngày 23/6, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nhấn mạnh: “Với tư cách là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, chúng ta có trách nhiệm phối hợp với nhau trong các vấn đề toàn cầu. Đó là điều chúng ta có thể làm và là điều thế giới mong đợi ở chúng ta”. Phát biểu trên được quan chức Mỹ đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh ở Paris về Giảm nợ cho các Nước nghèo và Giải ngân cho lĩnh vực Khí hậu, hoạt động có sự góp mặt của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường cùng một số nhà lãnh đạo khác. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Mỹ lên tiếng sau bình luận về Chủ tịch Trung Quốc

Đông Nam Á

* Campuchia thông qua luật mới về điều kiện tranh cử: Ngày 23/6, Quốc hội Campuchia đã thông qua đạo luật cấm bất kỳ ai không bỏ phiếu trong bầu cử quốc gia sắp tới ra tranh cử tại bầu cử trong tương lai. Cụ thể, Bộ trưởng Nội vụ Campuchia Sar Kheng cho biết bất kỳ ai không đi bỏ phiếu “mà không có lý do chính đáng… sẽ mất quyền tranh cử trong 4 cuộc bầu cử liên tiếp”. Như vậy, Luật sẽ cấm các ứng viên tham gia bầu cử Thượng viện năm 2024, bầu cử thành phố năm 2024, bầu cử cấp xã năm 2027 và tổng tuyển cử năm 2028.

Dự kiến, người dân Campuchia sẽ bỏ phiếu trong tổng tuyển cử tháng Bảy tới. Hiện đảng của Thủ tướng Hun Sen hầu như không có ứng viên nào, trong khi phe đối lập chính không đáp ứng điều kiện để tranh cử. (AFP)

* Philippines: Chìm tàu cá, nhiều người thương vong: Ngày 23/6, lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines đã thông tin về vụ việc chìm tàu đánh cá Genesis 2 tại vùng biển cách đảo chính Mindanao 337 km về phía Đông.

Theo đó, 14/23 thành viên của thủy thủ đoàn đã được các tàu đánh cá khác cứu ngay sau đó. Ông Joseph Dacuyan, quan chức thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines ở tỉnh Davao Oriental, cho biết: “Lúc đó sóng rất mạnh, những ngư dân ngày đã rất ngạc nhiên và không lường trước được sóng sẽ mạnh như vậy”. Do đó, con tàu đã “chìm chỉ trong vòng vài phút” sau khi bắt đầu ngập nước.

Hiện các lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể của hai ngư dân ngày 22 và 23/6. Tuy nhiên, thuyền trưởng và sáu thuyền viên vẫn đang mất tích. Lực lượng chức năng đang điều tra nguyên nhân vụ việc và tiếp tục nhiệm vụ tìm kiếm người mất tích. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Philippines: Cháy phà trên biển khi chở 120 hành khách và thủy thủ đoàn

Đông Bắc Á

* Nhật Bản và Pháp nhất trí tăng cường quan hệ đối tác quốc phòng: Ngày 22/6, Chính phủ Nhật Bản Ngoại trưởng nước này Hayashi Yoshimasa và người đồng cấp Pháp Catherine Colonna tái khẳng định các nỗ lực hợp tác chung để đối phó với sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.

Ông Hayashi và bà Colonna cũng cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng song phương thông qua việc tiến hành các hoạt động như tập trận chung giữa Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản với quân đội Pháp. Hai bên cũng nhất trí rằng song phương sẽ thành lập nhóm công tác để giải quyết các vấn đề an ninh kinh tế.

Về xung đột Nga-Ukraine, ông Hayashi và bà Colonna khẳng định Tokyo và Paris sẽ duy trì các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Moscow. Hiện Ngoại trưởng Hayashi Yoshimasa đang có chuyến công tác châu Âu từ ngày 20-24/6. (Kyodo)

* Nhật Bản phản ứng với phát ngôn của Tổng thống Mỹ về chính sách quốc phòng: Ngày 23/6, Chính phủ Nhật Bản đã gửi phản hồi tới chính quyền Mỹ sau khi ông chủ Nhà Trắng khẳng định chính mình đã thuyết phục các nhà lãnh đạo xứ sở mặt trời mọc tăng cường năng lực quốc phòng. Theo đó, Tokyo được cho là đã phản hồi rằng “quyết định tăng chi tiêu quốc phòng là do tự Nhật Bản thực hiện”.

Trước đó cùng ngày, đài NHK (Nhật Bản) đưa tin trong buổi nói chuyện với người ủng hộ tại Califonia ngày 20/6, ông Biden tuyên bố chính mình đã thuyết phục Nhật Bản tăng ngân sách quốc phòng. Nhà lãnh đạo này cho rằng Nhật Bản đã không tăng ngân sách quốc phòng trong “một thời gian dài”. Tuy nhiên, ông khẳng định rằng trong ba cuộc gặp khác nhau với Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio trong ba dịp khác nhau, bao gồm tại Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima, ông thuyết phục ông Kishida rằng “phải làm điều gì đó khác biệt”.

Ngoài ra, tại một sự kiện vận động tranh cử khác hôm 19/6, ông Joe Biden cho biết đã cố gắng thuyết phục Nhật Bản thay đổi thái độ của nước này đối với Hàn Quốc, ngân sách quốc phòng và sự can dự của nước này vào châu Âu. (Yomiuri)

TIN LIÊN QUAN
Nhật Bản-Pháp tăng cường tập trận chung

Châu Âu

* NATO hoàn thành cuộc tập trận trên không châu Âu: Ngày 23/6, NATO đã kết thúc cuộc tập trận không quân lớn nhất từ trước đến nay ở châu Âu. Phát biểu trên kênh NTV (Đức), Tư lệnh không quân nước này Ingo Gerhartz nêu rõ: “Chúng tôi muốn chứng tỏ rằng 25 quốc gia khác nhau này có thể hoạt động cùng nhau ngay từ ngày đầu tiên và chúng tôi đã làm được điều đó”. Ông cũng đánh giá cuộc tập trận là một “thành công hoàn toàn” ở cấp độ tổ chức và chiến thuật.

Trước đó, cuộc tập trận “Air Defender 23” do Đức dẫn đầu đã quy tụ khoảng 250 máy bay quân sự từ 25 quốc gia NATO và các nước đối tác, bao gồm Nhật Bản và Thụy Điển. Có tới 10.000 quân nhân tham gia cuộc tập trận nhằm tăng cường khả năng tương tác và sẵn sàng phòng vệ trước máy bay không người lái và tên lửa hành trình, trong trường hợp xảy ra vụ tấn công trong lãnh thổ NATO. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Kosovo tuyên bố sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán tại Brussels

Châu Mỹ

* Cuba tái khẳng định quan hệ với Nga: Trao đổi với báo giới ngày 23/6, Thứ trưởng Ngoại giao Cuba Gerardo Peñalver cho biết hai bên đã tái khẳng định quan hệ thông qua một loạt thỏa thuận then chốt liên quan đến việc cung cấp dầu mỏ, bán lúa mì và nối lại các chuyến bay bị đình chỉ do tình hình Ukraine. Theo ông, các thỏa thuận nêu trên và nỗ lực mới khác giữa hai nước đồng minh truyền thống đang cùng đối mặt với lệnh trừng phạt kinh tế từ Mỹ là kết quả của chuyến thăm gần đây của Thủ tướng Cuba Manuel Marrero tới Nga.

Ông Peñalver, người tháp tùng đoàn, khẳng định “đã có tiến triển trong đối thoại chính trị cấp cao, xét đến việc cả hai nước đều là đồng minh chiến lược và đang chịu tác động của các biện pháp cưỡng chế đơn phương”.

Cụ thể, Nga cam kết tiếp tục cung cấp nhiên liệu cho đảo quốc Caribbean trong thời điểm phức tạp đối với La Havana. Đồng thời, hãng hàng không Aeroflot (Nga) sẽ nối lại các chuyến bay giữa hai nước từ ngày 1/7. Ông Peñalver cũng nêu khả năng Cuba mua lúa mì và phân bón của Nga nhờ các phương thức thanh toán mới, cũng như việc hai bên đã đạt được một khuôn khổ để các doanh nhân Nga thâm nhập thị trường Cuba thông qua các khoản đầu tư trực tiếp. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Vượt mọi khó khăn, quan hệ Nga-Cuba tiếp tục được mở rộng

Trung Đông-Châu Phi

* EU trừng phạt bổ sung Iran cấp UAV cho Nga: Ngày 23/6, Liên minh châu Âu (EU) đã bổ sung 4 tổ chức của Iran vào danh sách các thực thể trực tiếp hỗ trợ tổ hợp công nghiệp và quân sự của Nga, cáo buộc họ cung cấp UAV cho Moscow. Ngoài ra, EU đã thêm một số thực thể của nước thứ ba vào danh sách trên, với lý do những thực thể này lách các hạn chế thương mại liên quan Moscow. Tính đến này, tổng cộng, 87 thực thể của các quốc gia khác nhau đã được bổ sung vào danh sách trừng phạt mới nhất này của EU. (Sputnik)





Nguồn

Cùng chủ đề

Tập Cận Bình muốn Mỹ và Trung Quốc cùng hợp tác khi gặp Joe Biden

(CLO) Hôm thứ Bảy (16/11), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp Tổng thống sắp mãn nhiệm Mỹ Joe Biden trong khoảng hai giờ bên lề Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 ở Lima, Peru. ...

Chủ tịch nước Trung Quốc gặp Tổng thống Mỹ, nhấn mạnh muốn hợp tác với ông Trump

Trước khi ông Donald Trump quay lại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 16.11 đã gặp lần cuối tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)...

Tổng thống Biden không muốn cạnh tranh Mỹ-Trung dẫn đến xung đột, Bắc Kinh hướng tới sự chung sống hòa bình lâu dài

Cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nền kinh tế hàng đầu thế giới diễn ra 2 tháng trước khi ông Trump nhậm chức vào tháng 1 năm tới.

‘Hậu trường’ cuộc gặp lịch sử Biden-Trump tại Nhà Trắng

Cuộc gặp lịch sử của ông Trump và ông Biden tại Nhà Trắng. Cuộc gặp đầu tiên tại Nhà Trắng giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống đắc cử Donald Trump sau chiến thắng toàn diện của ông Trump trong cuộc bầu cử năm 2024 đã có khả năng trở thành một sự kiện khó xử. Nhưng trái với dự đoán, những gì diễn ra lại là những lời nói nhẹ nhàng và nụ cười trước ngọn lửa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thành phố Hồ Chí Minh tích cực chuẩn bị để tăng tốc bước vào kỷ nguyên mới

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh tại “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” liên khu phố 10, 11 thuộc phường An Phú Đông, quận 12 được tổ chức vào ngày 17/11.

Tương lai tươi sáng cho thị trường tiền điện tử ở Mỹ

Triển vọng về một nhiệm kỳ Tổng thống mới của ông Trump đã đưa bitcoin, loại tiền điện tử phổ biến nhất tăng hơn 25% trong một tuần và lần đầu tiên vượt mốc 90.000 USD ngày 13/11.

Apple trình làng công nghệ mới đáng chú ý ở mẫu MacBook Pro M4

Apple sử dụng công nghệ Quantum Dot cho tất cả các phiên bản của MacBook Pro M4, mang lại chất lượng hình ảnh tốt hơn, độ chính xác màu sắc cải thiện và gam màu rộng hơn.

Sau phán quyết không có lợi, Nga dừng cung cấp khí đốt cho Áo

OMV, nhà cung cấp năng lượng lớn nhất của Áo chiếm khoảng 40% lượng khí đốt của Nga qua Ukraine tương đương 17 triệu m3 mỗi ngày.

Sở hữu tên lửa siêu vượt âm

Ngày 17/11, Ấn Độ chính thức tuyên bố thử nghiệm thành công tên lửa siêu vượt âm tầm xa đầu tiên.

Bài đọc nhiều

EU ra án phạt gần 800 triệu euro với Meta

Liên minh châu Âu (EU) ngày 14.11 đã phạt Công ty Meta (trụ sở tại Mỹ) gần 800 triệu euro với cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền. ...

Món ‘trà thiêng’ giúp thổ dân tìm 4 trẻ em trong rừng Amazon

Đêm thứ 39 tại khu trại, Manuel Ranoque thực hiện nghi lễ uống trà thiêng "yagé" của người bản địa Amazon, nhằm "khai mở nhãn lực" tìm đám trẻ. Đêm 8/6, nhóm thổ dân mệt mỏi tụ hợp ở khu lán trại, xung quanh là cây cối cao vút và thảm thực vật dày đặc giữa rừng già Amazon. Họ cùng các binh sĩ Colombia đã liên tục tìm kiếm 4 em bé bị lạc trong rừng suốt 39...

Liên hợp quốc kêu gọi các bên tham chiến tại Sudan bảo đảm an toàn viện trợ nhân đạo

Chương trình Lương thực thế giới (WFP) ngày 14/11 đã kêu gọi đảm bảo an toàn cho việc vận chuyển viện trợ lương thực đến các bang Bắc Darfur và Nam Kordofan của Sudan.

Cùng chuyên mục

Ukraine tố Nga phóng hơn 200 tên lửa và UAV; Ba Lan điều động lực lượng

Giới chức Ukraine cáo buộc Nga hôm nay 17.11 tiến hành cuộc tấn công bằng tên lửa và UAV lớn nhất kể từ tháng 8. ...

Sở hữu tên lửa siêu vượt âm

Ngày 17/11, Ấn Độ chính thức tuyên bố thử nghiệm thành công tên lửa siêu vượt âm tầm xa đầu tiên.

Thủ tướng Mali kêu gọi đoàn kết, thúc đẩy hoàn tất quá trình chuyển tiếp

Quá trình chuyển giao quyền lực ở Mali bị trì hoãn khiến Thủ tướng dân sự của Mali, ông Choguel Kokalla Maiga, ngày 16/11 đã lên tiếng.

Italy chở viện trợ nhân đạo đến Dải Gaza, cam kết hỗ trợ hạ nhiệt xung đột

Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Italy, ngày 16/11, một máy bay của không quân Italy đã chở hơn 15 tấn viện trợ nhân đạo đến Gaza để hỗ trợ người dân nơi đây.

Mỹ phản ứng trước thông tin lính Triều Tiên tại Nga; Trung Quốc khẳng định lập trường về Ukraine

Tổng thống Mỹ Joe Biden bày tỏ mối quan ngại về thông tin Triều Tiên đã triển khai một lực lượng đáng kể tới miền Tây nước Nga để tham gia chiến đấu trong cuộc xung đột với Ukraine.

Mới nhất

Khi nào nên thay đổi smartphone Android?

Vòng đời các dòng smartphone Android ngày nay đã tăng lên đáng kể, nhưng tùy nhu cầu sử dụng, có thể bạn vẫn cần thay mới thiết bị sau mỗi khoảng thời gian. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu khi nào thì nên thay đổi smartphone Android và những dấu hiệu bạn cần chú ý...

Nhiều dự án khởi nghiệp khả thi góp mặt ở Ngày hội thanh niên Cần Thơ

Ngày hội thanh niên Cần Thơ năm nay tạo cầu nối giúp ý tưởng, dự án khởi nghiệp của bạn trẻ Cần Thơ đi vào thực tiễn và tạo ra lợi nhuận kinh tế. ...

Chưa từ bỏ tham vọng World Cup, Indonesia nhập tịch thêm 3 cầu thủ Hà Lan

Tờ Bola (Indonesia) xác nhận tin tức chủ tịch Liên đoàn bóng đá Indonesia (PSSI) – ông Eric Thohir đang tiến hành các thủ tục cần thiết để cho nhập tịch thêm 3 cầu thủ. Cả ba trường hợp này đều là cầu thủ quốc tịch Hà Lan, đang chơi bóng tại Hà Lan và có gốc Indonesia...

Chưa bao giờ nhà ở xã hội được nhà nước hỗ trợ tốt như hiện nay

Trong chương trình "Vì 1 triệu mái ấm gia đình Việt" do Tập đoàn Hoàng Quân tổ chức ngày 17-11, các khách mời đã chia sẻ về cơ hội sở hữu, thuê mua nhà ở xã hội trong bối cảnh các luật mới đã có hiệu lực. ...

Kỳ vọng xuất nhập khẩu 2025 bứt phá

DNVN - Năm 2024 dần khép lại với những tín hiệu khả quan của xuất nhập khẩu, mở ra kỳ vọng lớn cho năm 2025. Sự gia tăng mạnh mẽ trong kim ngạch xuất...

Mới nhất