Trang chủNewsThế giớiNga nêu bước tiến ở Zaporizhzhia, Trung Quốc nói về ‘ngã ba...

Nga nêu bước tiến ở Zaporizhzhia, Trung Quốc nói về ‘ngã ba đường’ với Mỹ



Lãnh sự quán Trung Quốc ở Odessa bị hư hại, các nước phản ứng về thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.

(07.20) Mỹ cảnh báo khả năng Nga tấn công tàu dân sự ở Biển Đen sau khi thỏa thuận ngũ cốc hết hạn. (Nguồn: Reuters)
Mỹ cảnh báo khả năng Nga tấn công tàu dân sự ở Biển Đen sau khi thỏa thuận ngũ cốc với Ukraine hết hạn. (Nguồn: Reuters)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

* Nga thông báo giành nhiều thắng lợi tại Zaporizhzhia: Ngày 20/7, TASS (Nga) dẫn lời Chỉ huy Tiểu đoàn Storm Z cho hay Các lực lượng vũ trang Nga (VS RF) đã chiếm giữ một số thành trì của Các lực lượng vũ trang Ukraine (VSU) ở tỉnh Zaporizhzhia.

Nguồn tin nói: “Gần làng Kamenskoye, tỉnh Zaporizhzhia, các chiến binh của chúng tôi đã tiến được khoảng 500m và chiếm giữ một số thành trì”. Theo ông, phía VSU đã chịu tổn thất nghiêm trọng về nhân sự. (TASS)

* Nga phá thủy lôi của Ukraine ở Biển Đen: Ngày 19/7, Bộ Quốc phòng Nga thông báo đã phá một quả thủy lôi Ukraine trôi dạt ở phía Tây Nam của Biển Đen. Cụ thể, Hạm đội Biển Đen đã phát hiện quả thủy lôi trên khi nó trôi nổi cách eo biển Bosporus khoảng 180 km về phía Đông Bắc.

Bộ Quốc phòng Nga cho hay: “Theo quyết định của chỉ huy tàu, một trực thăng Ka-27 đã được triển khai. Phi hành đoàn của máy bay này đã phá hủy quả thủy lôi bằng súng máy”. Trước đó, các lực lượng Nga đã phát hiện thủy lôi của Ukraine gần các tuyến đường biển ở khu vực Tây Bắc Biển Đen và cảnh báo về mối đe dọa với các tàu dân sự. (TASS)

* Ukraine nêu ý định của Nga khi tấn công Odessa: Ngày 19/7, viết trên Twitter, Cố vấn cấp cao của Tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak cho hay các cuộc tấn công cảng chính của Ukraine ở Biển Đen phản ánh thái độ của Nga đối với vấn đề an ninh lương thực. Quan chức này nêu rõ: “Mục tiêu chính (của Nga) là phá hủy khả năng vận chuyển ngũ cốc của Ukraine”. (Reuters)

* Tòa lãnh sự quán Trung Quốc bị hư hại khi Nga tấn công Odessa: Ngày 20/7, viết trên Telegram, Thống đốc khu vực Oleh Kiper thông báo một tòa nhà của lãnh sự quán Trung Quốc đã bị hư hại sau đợt tấn công tên lửa và máy bay không người lái Nga. Một bức ảnh về tòa nhà cho thấy các cửa sổ bị vỡ. (Reuters)

* Mỹ: Nga âm mưu tấn công tàu dân sự ở Biển Đen: Ngày 19/7, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng Adam Hodge cho biết: “Quân đội Nga có thể mở rộng mục tiêu nhằm vào các cơ sở ngũ cốc của Ukraine, bao gồm cả các cuộc tấn công nhằm vào tàu dân sự. Một nỗ lực có sự phối hợp để bào chữa cho bất kỳ cuộc tấn công nào vào tàu dân sự ở Biển Đen và đổ lỗi cho Ukraine thực hiện các cuộc tấn công này”.

Trước đó cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố do thỏa thuận ngũ cốc, hay Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen đã hết hiệu lực, từ 00h00 ngày 20/7 giờ Moscow (4h00 cùng ngày giờ Việt Nam), Nga sẽ coi tất cả các tàu đi đến các cảng Ukraine trên Biển Đen là tàu chở hàng quân sự.

Thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cũng nhấn mạnh các quốc gia có cờ treo trên những con tàu này sẽ được cho là có liên quan đến xung đột ở Ukraine và đứng về phía chính quyền Kiev. (AFP/TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Nga-Ukraine: Tướng Ukraine tuyên bố giành lại Bakhmut với ít tổn thất hơn 10 lần; Nga triệu tập đại biện lâm thời Anh

* Ông Tập Cận Bình: Quan hệ Trung-Mỹ đang ở ngã ba đường: Ngày 20/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiếp cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger. Theo nhà lãnh đạo này, quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington “đang đứng trước ngã ba đường” và đã đến lúc hai bên cần đưa ra lựa chọn. Ông Tập nhấn mạnh: “Trung Quốc sẵn sàng cùng phía Mỹ tìm ra con đường đúng đắn để 2 nước cùng hòa thuận và thúc đẩy quan hệ song phương đạt tiến bộ vững chắc”.

Về phần mình, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger nói: “Mối quan hệ giữa hai nước chúng ta là vấn đề hòa bình thế giới và sự tiến bộ của xã hội loài người”.

Chuyến thăm của ông tới Trung Quốc diễn ra vào thời điểm hai nước đang bắt tay ngăn mối quan hệ song phương, vốn đã ở mức thấp lịch sử, không bị lún sâu hơn nữa. Trước đó, ông Kissinger đã gặp nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Vương Nghị và Bộ trưởng Quốc phòng nước này Lý Thượng Phúc. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Hợp tác kinh tế-thương mại cùng có lợi là nhân tố ‘bất biến’ trong quan hệ Mỹ-Trung

Đông Nam Á

* Thủ tướng Thái Lan kêu gọi người dân kiềm chế: Ngày 20/7, phó phát ngôn chính phủ Thái Lan Rachada Dhnadirek dẫn lời Thủ tướng sắp mãn nhiệm Prayut Chan-o-cha cho biết ông đang theo sát diễn biến tình hình chính trường nước này. Bà Rachada nói: “Vì chính phủ lâm thời có nhiệm vụ gìn giữ hòa bình và ổn định trong nước, ông (Prayut) mong muốn tất cả các bên bày tỏ quan điểm chính trị của mình một cách hòa bình, trong khuôn khổ pháp quyền và không có bạo lực… Họ không nên phá hoại nền kinh tế, thương mại hoặc đầu tư trong bối cảnh đến cuối năm nay, lượng du khách nước ngoài đến Thái Lan có thể đạt tới 35 triệu lượt người”.

Bà Rachada khẳng định, Thủ tướng Prayut hiểu sự thất vọng của người dân ủng hộ lãnh đạo đảng Tiến bước (MFP) Pita Limjaroenrat và kêu gọi người dân đưa Thái Lan tiến lên một cách dân chủ, bên cạnh chế độ quân chủ. Ông tin rằng, đất nước sớm có một nhà lãnh đạo mới để mọi người có thể làm việc cùng nhau.

Trước đó, hàng trăm người tập trung bên ngoài tòa nhà Quốc hội Thái Lan để bày tỏ sự ủng hộ ông Pita khi Quốc hội Thái Lan nhóm họp để bầu thủ tướng mới hôm 19/7. Tuy nhiên, việc Tòa án Hiến pháp Thái Lan đình chỉ tạm thời tư cách nghị sĩ của ông Pita do một vụ kiện liên quan tới chính trị gia này, song song quyết định của Quốc hội về hủy đề cử thủ tướng của chính trị gia MFP đã làm dấy lên làn sóng tức giận.

Trước tình hình đó, Tối ngày 19/7, hàng trăm người cũng đã tập trung tại Đài tưởng niệm Dân chủ để bày tỏ sự tức giận khi nỗ lực giành quyền lực của ông Pita Limjaroenrat bị cản trở. Những người tuần hành đã thắp nến và thay phiên nhau chỉ trích các nghị sĩ tại Thượng viện và Tòa án Hiến pháp Thái Lan. (Bangkok Post)

TIN LIÊN QUAN
Bầu Thủ tướng Thái Lan: Quốc hội sắp triệu tập cuộc họp chung

Đông Bắc Á

* Xuất khẩu của Trung Quốc sang Triều Tiên giảm mạnh: Ngày 20/7, Dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy kim ngạch xuất khẩu của nước này sang Triều Tiên tháng trước đã giảm 6,6% so với tháng Năm, mặc dù vẫn cao gấp 8 lần so với tháng 6/2022, thời điểm Triều Tiên ghi nhận hàng chục nghìn ca mắc Covid-19 mỗi ngày và đã đóng cửa biên giới.

Theo dữ liệu trên, các chuyến hàng xuất khẩu từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đến Triều Tiên trong tháng trước trị giá 154,7 triệu USD. Trung Quốc chủ yếu xuất khẩu sang Triều Tiên tóc và len đã qua xử lý để sử dụng làm tóc giả, do nhu cầu về mặt hàng này cao gần gấp ba lần so với mặt hàng xếp hạng thứ hai là gạo. Đáng chú ý, diammonium hydrogen phosphate, một loại phân bón được sử dụng rộng rãi, vốn nằm trong số hai mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Trung Quốc sang Triều Tiên tháng Năm và tháng Tư, đã rớt khỏi top 10 vào tháng Sáu. (Reuters)

* Mỹ cố gắng đưa binh sĩ vượt biên sang Triều Tiên trở về: Ngày 20/7, Đặc phái viên Mỹ về các vấn đề Triều Tiên Sung Kim cho biết, Washington đang tích cực tham gia vào việc đưa một binh sĩ xứ cờ hoa vượt biên sang Triều Tiên trở về. Trước đó, ông Travis King, binh sĩ Mỹ, đã vượt biên trái phép vào Triều Tiên vài ngày trước và hiện được cho là đang bị phía Bình Nhưỡng giam giữ. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Hàn Quốc lên tàu ngầm hạt nhân Mỹ, gửi một thông điệp đến Triều Tiên

Châu Âu

* Nga lo ngại việc Ba Lan củng cố biên giới với Belarus: Ngày 20/7, Điện Kremlin đã bày tỏ thái độ về trước việc phía Ba Lan tăng cường an ninh dọc biên giới với Belarus sau khi lực lượng Wagner hiện diện gần khu vực này. Phát biểu với báo giới, người phát ngôn Tổng thống Nga Dmitry Peskov nêu rõ: “Tất nhiên đó là nguyên nhân gây lo ngại. Sự gây hấn của Ba Lan là có thật. Thái độ thù địch như vậy đối với Belarus và Nga đòi hỏi sự chú ý cao độ (từ phía chúng tôi)”.

Trước đó, Warsaw đã thông báo cử 500 cảnh sát đến tăng cường an ninh ở biên giới để đối phó với số lượng người di cư vượt biên ngày càng tăng, và khả năng có sự hiện diện của Wagner. Về phần mình, Bộ Quốc phòng Belarus tuyên bố các binh sĩ của tập đoàn Wagner đã bắt đầu huấn luyện các lực lượng đặc biệt của Belarus tại một khu vực quân sự chỉ cách biên giới với Ba Lan vài km. (Reuters)

* Nga triệu Đại biện lâm thời Anh tại Moscow: Ngày 20/7, RIA (Nga) cho biết Bộ Ngoại giao Nga đã triệu Đại biện lâm thời Anh tại Moscow. Trước đó một ngày, Giám đốc Cơ quan tình báo hải ngoại Anh (MI6) Richard Moore nhận định cuộc nổi dậy của lực lượng Wagner tại Nga cho thấy “rạn nứt sâu sắc” ở Điện Kremlin, đồng thời kêu gọi người dân nước này làm gián điệp cho Anh. (Reuters)

* Liên minh châu Âu gia hạn lệnh trừng phạt Nga: Ngày 20/7, Hội đồng châu Âu (EC) tuyên bố sẽ kéo dài các biện pháp trừng phạt của khối với Nga thêm 6 tháng (tới ngày 31/1/2024) do xung đột tại Ukraine. Thông báo nêu rõ: “Những biện pháp trừng phạt này, lần đầu tiên được đưa ra vào năm 2014 để đáp trả hành động của Nga gây bất ổn tình hình ở Ukraine, đã được gia hạn đáng kể kể từ tháng 2/2022, nhằm đáp trả hành động của Nga với Ukraine”. (Reuters)

* Thỏa thuận ngũ cốc: Ông Putin nêu thiệt hại lớn, Pakistan kêu gọi, Đức ra sức “cứu”? Ngày 19/7, phát biểu trong cuộc họp Chính phủ, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết: “Văn bản này (thỏa thuận ngũ cốc) đã gây tổn thất và thiệt hại trực tiếp cho các nhà sản xuất nông nghiệp Nga và doanh nghiệp sản xuất phân bón. Do ngũ cốc của Nga giảm 30-40% trên thị trường toàn cầu, thiệt hại của nông dân đã lên tới 1,2 tỷ USD. Các nhà sản xuất phân bón trong nước cũng đã lỗ tới 1,6 tỷ USD. Hiện chi phí nhập khẩu phụ tùng thay thế thiết bị của họ đã tăng 40% và mức tăng chi phí trong các giao dịch tài chính là khoảng 10%”.

Cùng ngày, Bộ trưởng Nông nghiệp Nga Dmitry Patrushev thông báo nước này đã thu hoạch hơn 21 triệu tấn ngũ cốc tại 35 khu vực. Ông cũng lưu ý rằng xứ bạch dương dự kiến thu hoạch 123 triệu tấn ngũ cốc năm nay.

Trong khi đó, bên lề hội nghị Ngoại trưởng Liên minh châu Âu (EU) ở Brussels, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock đã chỉ trích Nga cố tình sử dụng ngũ cốc như một thứ vũ khí gây bất lợi cho thế giới. Bà nêu rõ: “Hàng trăm nghìn người, thậm chí hàng triệu người đang cần ngũ cốc của Ukraine. Đó là lý do chúng tôi đang làm việc với tất cả các đối tác để đưa ngũ cốc trong các hầm chứa ở Ukraine ra ngoài, tránh bị hỏng trong vài tuần tới và đến được tay người cần trên thế giới”.

Trong khi đó, ngày 20/7, phát biểu trong chuyến thăm hai ngày tới Pakistan, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba kêu gọi khôi phục sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen để ứng phó tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu. Về phần mình, người đồng cấp Pakistan Bilawal Bhutto Zardari đã tán thành ý kiến của phía Ukraine và cho biết ông có thể đưa vấn đề này ra Liên hợp quốc. (Reuters/TASS/TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Nga nêu rõ những ‘suy đoán và sai lầm’ về thỏa thuận ngũ cốc; Đức đề xuất tuyến đường ‘đoàn kết’

Trung Đông-Châu Phi

* Palestine hối thúc Israel ngừng mở rộng khu định cư: Ngày 20/7, người phát ngôn Tổng thống Palestine, ông Nabil Abu Rudeineh khẳng định, ngừng mở rộng các khu định cư và chấm dứt sự chiếm đóng của Israel trên các vùng lãnh thổ của Palestine là gói giải pháp để đạt được hòa bình và ổn định trong khu vực; bằng không, “toàn bộ khu vực sẽ ở một ngã tư lịch sử và chiến lược nguy hiểm”.

Trước đó, ngày 19/7, Đài Phát thanh Israel cho biết trong cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Benjamin Netanyahu được cho là đã cam kết đình chỉ xây dựng khu định cư cho đến cuối năm 2023. Tuy nhiên, ngay sau đó, Văn phòng Thủ tướng Israel đã dứt khoát bác bỏ thông tin này. (Tân hoa xã)

* Iraq trục xuất Đại sứ Thụy Điển: Ngày 20/7, Iraq đã yêu cầu Đại sứ Thụy Điển tại Baghdad rời khỏi lãnh thổ Iraq, đồng thời tuyên bố Baghdad đã triệu hồi Đại biện lâm thời của mình tại Thụy Điển. Trước đó, Văn phòng Thủ tướng Iraq Mohammed Shia Al-Sudani nêu rõ: “Chính phủ Iraq đã thông báo cho Chính phủ Thụy Điển thông qua kênh ngoại giao rằng bất kỳ sự tái diễn nào liên quan đến đốt kinh Qur’an trên đất Thụy Điển sẽ dẫn đến việc cắt đứt quan hệ”.

Về phần mình, cùng ngày, Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom tuyên bố, nước này sẽ triệu Đại biện lâm thời Iraq tại Stockholm sau khi người biểu tình tức giận trước kế hoạch đốt kinh Qur’an lần thứ hai trên đất Thụy Điển, đã xông vào và phóng hỏa bên trong khuôn viên Đại sứ quán Thụy Điển ở Baghdad. (AFP)

* Nam Phi: Ông Putin từ chối gây nguy hạicho Thượng đỉnh BRICS: Ngày 20/7, phát biểu tại họp báo của Bộ Quan hệ và Hợp tác quốc tế tại thành phố Johannesburg, Đại sứ lưu động của Nam Phi tại châu Á và khối BRICS Anil Sooklal cho biết theo quyết định “tập thể”, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ tham gia trực tuyến vào thảo luận. Ông nói: “Tổng thống Putin hiểu tình thế tiến thoái lưỡng nan mà Nam Phi phải đối mặt. Ông ấy không muốn gây nguy hại cho hội nghị thượng đỉnh. Ông ấy không muốn tạo ra vấn đề cho Nam Phi”.

Tuy nhiên, Đại sứ Sooklal cho biết, bất chấp sự vắng mặt của ông Putin, Nam Phi tự tin rằng các đàm phán sẽ “thành công”. Quan chức này cho biết, nhà lãnh đạo Nga “sẽ tham gia đầy đủ vào tất cả các cuộc thảo luận”.

Việc ông Putin có thể đến dự Thượng đỉnh BRICS trực tiếp đã đặt ra tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Nam Phi trước cuộc họp ngày 22-24/8 tới. Bởi lẽ, hiện ông là mục tiêu bắt giữ của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC). Nam Phi với tư cách là thành viên ICC, sẽ phải chấp hành lệnh nếu chính trị gia này tới đây. (TTXVN)





Nguồn

Cùng chủ đề

Nga vật lộn giải quyết ô nhiễm sau vụ tràn dầu ở Biển Đen

(CLO) Vụ tràn dầu ở Biển Đen đã gây ô nhiễm nặng nề và đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển. Đây là một trong những thảm họa sinh thái tồi tệ nhất trong nhiều năm qua ở khu vực này. ...

Hai tàu chở dầu của Nga gặp nạn ở biển Đen

Hai tàu chở dầu của Nga chìm ở biển Đen.RT dẫn thông báo của Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga nêu rõ, các tàu chở dầu gặp nạn mang tên Volganeft 212 và Volganeft 239, một trong hai đã chìm ngoài khơi eo biển Kerch, vùng biển nối giữa biển Đen với biển Azov.Volganeft 212 và Volganeft 239 trước khi gặp sự cố đã phát đi tín hiệu khẩn cấp và yêu cầu hỗ trợ do biển động mạnh,...

Chính phủ Mỹ ký thỏa thuận khoa học với Trung Quốc, phe Cộng hòa phản đối

Hôm nay (13.12), chính phủ Mỹ đương nhiệm đã ký gia hạn thỏa thuận hợp tác khoa học với Trung Quốc, bất chấp phản đối từ đảng Cộng hòa vốn cho rằng lẽ ra quyền quyết định phải chờ đến khi Nhà Trắng...

Trung leo thang thương chiến ngành bán dẫn

Mỹ và Trung Quốc đang tăng tốc 'ăn miếng trả miếng' lẫn nhau trong lĩnh vực bán dẫn giữa bối cảnh thương chiến hai bên chưa có hồi kết. ...

Trung Quốc đối phó thế nào với cuộc chiến thương mại 2.0 dưới thời ông Trump?

Mùa hè năm 2018, khi cựu Tổng thống Donald Trump phát động cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh, nền kinh tế Trung Quốc đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Thậm chí có những dự báo Trung Quốc có thể sớm vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.Tuy nhiên, đến năm 2024, với sự trở lại ngoạn mục của ông Trump sau cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, tình hình kinh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thường trực Ban Bí thư làm việc với các cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc về Nghị quyết 18

Tính đến ngày 23/12, toàn bộ các cơ quan, Ban Đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng được giao chủ trì xây dựng Đề án đã hoàn thiện và gửi Đề án về Ban Chỉ đạo Trung ương.

Tiếp đà tăng nhẹ tại miền Nam và miền Trung; Thị trường thịt heo toàn cầu đang có sự điều chỉnh sản xuất

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tiếp đà tăng nhẹ tại miền Nam và miền Trung, miền Bắc tạm chững giá. Theo khảo sát, heo hơi trên cả nước đang có giá dao động từ 63.000 - 69.000 đồng/kg.

Phát huy sức mạnh mềm văn hóa trong thời kỳ hội nhập

Sức mạnh mềm không còn là một khái niệm mà đã và đang dần trở thành chiến lược phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới.

Điểm mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Từ năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ có nhiều điểm mới so với những năm trước.

Một đồng minh Mỹ lùi kế hoạch mở Đại sứ quán tại Cuba

Hàn Quốc, một đồng minh thân thiết của Mỹ tại Đông Bắc Á, đã lùi ngày dự kiến mở Đại sứ quán tại Cuba từ cuối năm nay sang đầu năm 2025.

Bài đọc nhiều

Bộ trưởng Quốc phòng Đức cảnh báo Tổng thống Putin đang tiến hành tấn công hỗn hợp và Berlin là mục tiêu đặc biệt

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết Nga đang thực hiện các cuộc tấn công hỗn hợp nhằm vào Đức.

Ông Trump kiện chính phủ Mỹ về việc thanh lý vật liệu xây tường biên giới

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump kiến nghị tòa án can thiệp việc chính phủ nước này đã bán các vật liệu xây dựng bức tường biên giới với Mexico vốn không sử dụng đến. ...

Thổ Nhĩ Kỳ gửi thông điệp cứng rắn tới chính quyền Syria mới lẫn Mỹ

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan tuyên bố Ankara sẽ làm 'bất cứ điều gì cần thiết' để đảm bảo an ninh của nước này nếu chính quyền Syria mới không thể giải quyết mối quan ngại về nhóm người Kurd mà...

Đại sứ Anh tại Mỹ mới được bổ nhiệm từng “vạ miệng” với ông Trump

Chính trị gia kỳ cựu Công đảng Anh Peter Mandelson, người vừa được bổ nhiệm làm Đại sứ Anh tại Mỹ, gặp phản ứng vì từng có những nhận xét không hay về Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump.

Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Tổng thống Nga Vladimir Putin tái khẳng định điều kiện đàm phán hiệp định hòa bình với Ukraine, EU cam kết với Kiev, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân đội, xả súng tại Mỹ, sóng gió trên chính trường Canada… là những ảnh ấn tượng trong tuần do Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Cùng chuyên mục

Một đồng minh Mỹ lùi kế hoạch mở Đại sứ quán tại Cuba

Hàn Quốc, một đồng minh thân thiết của Mỹ tại Đông Bắc Á, đã lùi ngày dự kiến mở Đại sứ quán tại Cuba từ cuối năm nay sang đầu năm 2025.

American Airlines hoãn chuyến bay toàn nước Mỹ do lỗi kỹ thuật

Một sự cố kỹ thuật đã khiến các chuyến bay của hãng hàng không American Airlines của Mỹ phải tạm hoãn trong thời gian ngắn, giữa lúc cao điểm đi lại mùa Giáng sinh. ...

Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị “ngủ quên”, hy vọng một phép màu

Ukraine từng dẫn đầu thế giới trong ngành chế tạo tên lửa. Trước nỗi lo phải "tự đứng trên chân mình", Kiev đang có những tính toán thận trọng để lấy lại phong độ trong ngành công nghiệp này. Tuy nhiên, mọi thứ sẽ không dễ dàng như trước.

Hàn Quốc chính thức trở thành ‘xã hội siêu già’

Bộ Nội vụ và An toàn Hàn Quốc thống kê nước này hiện có hơn 10 triệu người từ 65 tuổi, chiếm khoảng 20% dân số. ...

Giải độc đắc Mega Millions 1 tỉ USD chờ chủ vào đêm Giáng sinh

Đối với người chơi xổ số Mỹ, vận may lên đến 1 tỉ USD đang chờ đợi họ vào đêm Giáng sinh năm nay, và ai cũng có cơ hội trúng số ngang nhau. ...

Mới nhất

Quán cà phê ở TPHCM có bếp củi, giàn bầu: Khách chạy 1 tiếng đến chụp ảnh

(Dân trí) - Tiệm cà phê ở quận Phú Nhuận (TPHCM) thu hút đông đảo giới trẻ đến chụp ảnh nhờ bố trí một căn nhà 3 gian kiểu miền Tây ngay trong quán, cùng với nhiều đồ vật, tiểu cảnh gợi nhớ lại ký ức xưa. Từ Long An chạy xe máy hơn 1 tiếng để chụp hình quán...

Thường trực Ban Bí thư làm việc với các cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc về Nghị quyết 18

Tính đến ngày 23/12, toàn bộ các cơ quan, Ban Đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng được giao chủ trì xây dựng Đề án đã hoàn thiện và gửi Đề án về Ban Chỉ đạo Trung ương.

Vé số trúng độc đắc Vietlott hơn 135 tỷ đồng bán ra ở Đà Nẵng

Tấm vé số trúng độc đắc Vietlott trị giá hơn 135 tỷ đồng trong kỳ quay số mở thưởng lần thứ 1130 của loại hình xổ số Power 6/55 diễn ra tối 24/12 được bán ra tại Đà Nẵng. Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) thông tin, trong kỳ quay số mở thưởng lần thứ 1130 của...

Agribank vinh dự đạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024

Tối ngày 24/12/2024, tại Hà Nội, Agribank được vinh danh Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024. Đây là giải thưởng nhằm tôn vinh các doanh nghiệp mạnh, có quy mô, uy tín trên thị trường, hoạt động kinh doanh phát triển bền vững, đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Tham...

Mới nhất