Trang chủChính trịNgoại giaoNga "mở rộng cửa chốt đơn’ thêm 9 quốc gia đối tác...

Nga “mở rộng cửa chốt đơn’ thêm 9 quốc gia đối tác mới, 4 nước khác đang chờ, Trung Quốc lên tiếng

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ca ngợi cơ chế đối tác quốc gia BRICS là “một cột mốc quan trọng khác’, nâng cao vị thế và tiếng nói trên trường quốc tế của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới, khi Điện Kremlin công bố thêm 9 quốc gia trở thành đối tác BRICS.

BRICS+: Nga mở cửa ‘chốt đơn’ thêm 9 quốc gia đối tác mới, 4 nước khác đang chờ, Trung Quốc lên tiếng. (Nguồn: Getty Images)
BRICS+: Nga mở cửa ‘chốt đơn’ thêm 9 quốc gia đối tác mới, 4 nước khác đang chờ, Trung Quốc lên tiếng? (Nguồn: Getty Images)

Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc mới đây đã ca ngợi cơ chế quốc gia đối tác BRICS là “một cột mốc quan trọng khác” trong quá trình phát triển BRICS, sau khi trợ lý Điện Kremlin Yury Ushakov (ngày 23/12) cho biết, Moscow đã nhận được xác nhận từ một số quốc gia rằng – họ đã sẵn sàng trở thành đối tác của BRICS, điều đó có nghĩa là các quốc gia đối tác sẽ được cấp quy chế đối tác BRICS kể từ ngày 1/1/2025.

Việc bổ sung các quốc gia đối tác BRICS là một sự kiện mang tính bước ngoặt khác, sau sự kiện mở rộng tư cách thành viên BRICS (tháng 1/2024). Sự kiện này đã khẳng định khả năng “củng cố hợp tác rộng lớn hơn của nhóm BRICS”, đồng thời cho thấy “sự trỗi dậy tập thể của Nam Bán cầu trong bối cảnh địa chính trị phức tạp hiện nay”, theo quan điểm của các chuyên gia Trung Quốc mà tờ Global Times tiếp cận và phỏng vấn.

Ngoài ra, theo kỳ vọng từ các chuyên gia và truyền thông Trung Quốc, dự kiến ​​vào năm 2025, cơ chế BRICS sẽ được xây dựng tốt hơn và nội dung phong phú hơn, đóng vai trò lớn hơn trong việc thúc đẩy hơn nữa thế giới đa cực, bình đẳng và có trật tự cũng như toàn cầu hóa kinh tế toàn diện mang lại lợi ích cho tất cả mọi người.

Luôn “mở cửa” đón người cùng chí hướng

Quy chế “quốc gia đối tác” mới đã được phê duyệt tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS vào tháng 10, do Nga tổ chức tại Kazan. Quy chế này quy định việc tham gia thường xuyên của các đối tác vào các phiên họp đặc biệt của hội nghị thượng đỉnh BRICS và các cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao, cũng như các sự kiện cấp cao khác. Các quốc gia đối tác cũng có thể đóng góp vào các tài liệu kết quả của nhóm, RT của Nga đưa tin.

Trợ lý tổng thống Nga Yury Ushakov đã chính thức xác nhận 9 quốc gia sẽ chính thức gia nhập BRICS với tư cách là các quốc gia đối tác vào ngày 1/1/2025 và BRICS tiếp tục “mở cửa” cho các đối tác có cùng chí hướng.

“Tính đến thời điểm này, Nga đã nhận được xác nhận sẵn sàng trở thành quốc gia đối tác BRICS từ Belarus, Bolivia, Indonesia, Kazakhstan, Cuba, Malaysia, Thái Lan, Uganda và Uzbekistan. Từ ngày 1/1/2025, họ sẽ chính thức nhận được quy chế là quốc gia đối tác BRICS… Nhưng chúng tôi hy vọng, trong tương lai gần sẽ có thêm phản hồi từ 4 quốc gia khác nữa – những quốc gia mà chúng tôi cũng đã gửi lời mời”, ông Ushakov nói với các hãng truyền thông, Tass đưa tin.

Trợ lý Điện Kremlin cũng cho biết thêm, hơn 20 quốc gia, ngoài các quốc gia đối tác được lựa chọn, đang thể hiện sự quan tâm đến một cuộc đối thoại với nhóm BRICS, Tass cho biết trong một báo cáo.

Bình luận về xác nhận của phía Nga, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết, “Hồi tháng 10, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 16 tại Kazan và đạt được sự đồng thuận quan trọng với các nhà lãnh đạo của các quốc gia BRICS khác về việc thành lập một cơ chế quốc gia đối tác, đây là một cột mốc khác trong quá trình phát triển BRICS sau sự mở rộng thành viên mang tính lịch sử”.

Sau hội nghị thượng đỉnh này, Trung Quốc đã tích cực làm việc với Nga – quốc gia chủ tịch BRICS và các quốc gia BRICS khác, về mục tiêu triển khai cơ chế này. Bà Mao Ninh xác nhận thông tin về 9 quốc gia đối tác BRICS mới và cho biết thêm về quan điển của Bắc Kinh rằng, “cùng với việc các quốc gia đối tác tham gia vào gia đình BRICS, hợp tác BRICS đã được nâng lên một tầm cao mới – đưa cơ chế BRICS có tính đại diện lớn hơn, đồng thời chứng kiến ​​sức hấp dẫn và ảnh hưởng ngày càng tăng, trở thành nền tảng chính để thúc đẩy tình đoàn kết và hợp tác giữa các nước Nam Bán cầu”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng cho biết, Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với các thành viên BRIC và các nước đối tác khác để theo đuổi tinh thần cởi mở, bao trùm và hợp tác cùng có lợi, mở rộng hợp tác thực tế trong nhiều lĩnh vực, thúc đẩy mở rộng hơn sự phát triển chất lượng cao của hợp tác BRICS, xây dựng nên một cộng đồng chung tương lai cho nhân loại.

Giám đốc Viện các nước đang phát triển Wang Youming, tại Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc ở Bắc Kinh, phân tích thêm, 9 quốc gia, từ châu Âu, Á, Phi và Mỹ Latinh – đại diện rộng hơn cho các khu vực trên thế giới và nới rộng “vòng tay bạn bè”, sẽ giúp các nước Nam bán cầu cùng nhau nâng cao vị thế và tiếng nói trên trường quốc tế.

GS. Wang cũng nhận định, việc 9 quốc gia đối tác gia nhập thành công vào gia đình BRICS cũng cho thấy ứng dụng thành công cơ chế “BRICS+” do Trung Quốc đề xuất trong quá trình phát triển nhóm.

Vai trò của Trung Quốc trong sự phát triển của BRICS?

Trong khi đó, nhìn nhận vấn đề ở một góc khác, Giáo sư Wang Yiwei tại Khoa Quan hệ quốc tế, Đại học Nhân dân Trung Quốc cho rằng, sự phổ biến ngày càng tăng của BRICS và sự trỗi dậy tập thể của Nam bán cầu đang diễn ra, làm nổi bật nhu cầu của các nền kinh tế mới nổi về một trật tự thế giới công bằng hơn và cải cách hệ thống quản trị toàn cầu.

Chuyên gia Wang lưu ý rằng, hiện chủ nghĩa dân túy đang thịnh hành ở một số nước phương Tây và họ ngày càng trốn tránh trách nhiệm của mình trong các vấn đề quốc tế, hạn chế thực hiện các cam kết. Mặt khác, các lệnh trừng phạt mà Mỹ và các đồng minh áp đặt đối với Nga đã khiến nhiều quốc gia nhận ra rằng, thứ cuối cùng họ có thể phải nhận là vũ khí và logic cơ bản đằng sau nó là bạo lực và không có thiện chí.

Không giống như một số nhóm do phương Tây thành lập, BRICS được thành lập mà không nhấn mạnh vào đối đầu về ý thức hệ, thay vào đó, lời kêu gọi của Nam Bán cầu cho thấy mục tiêu về tính bao trùm, phát triển chung và hợp tác cùng có lợi, GS. Wang Youming cho biết.

Theo cách tiếp cận không đối đầu, bao trùm và cởi mở của BRICS, không có áp lực nào buộc các nước Nam Bán cầu phải đứng về phe nào. Chẳng hạn, Quy định của Ngân hàng Phát triển Mới (trước đây gọi là Ngân hàng Phát triển BRICS) cho biết rõ, các thành viên BRICS có cổ phần và quyền biểu quyết ngang nhau, bất kể sự khác biệt về trọng lượng kinh tế của họ.

Tổng kết năm 2024, thế giới đã được chứng ​​nhiều đột phá và thành tựu lớn của BRICS. Nhưng theo GS. Wang Youming, trong bối cảnh xung đột địa chính trị đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, sự trỗi dậy và phát triển của BRICS có triển vọng thay đổi cục diện thế giới, nhưng có thể chưa được đánh giá cao, thậm chí bị bỏ qua.

Thực tế, trong 18 năm kể từ khi thành lập, BRICS đã tiếp tục phát triển và lớn mạnh, chiếm gần một nửa dân số thế giới, hơn 30% trọng lượng kinh tế thế giới và đóng góp hơn 50% vào tăng trưởng kinh tế thế giới. Không chỉ chào đón các thành viên mới trong những lần mở rộng mang tính lịch sử, năm 2024, ít nhất 34 quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm muốn tham gia BRICS, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết tại cuộc họp cấp cao BRICS vào đầu tháng 9. Các quốc gia trong danh sách chờ thậm chí có cả Thổ Nhĩ Kỳ – một thành viên của NATO.

Brazil sẽ đảm nhiệm chức chủ tịch BRICS 2025 vào ngày 1/1. Được biết, phương châm cho hội nghị thượng đỉnh tiếp theo tại Brazil sẽ là “Tăng cường hợp tác ở Nam bán cầu để quản trị toàn diện và bền vững hơn”.

GS. Wang Youming của Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc Wang Youming kỳ vọng, sẽ có nhiều dấu ấn nổi bật hơn, cơ chế BRICS sẽ được xây dựng tốt hơn với nội dung phong phú hơn, trong hợp tác BRICS vào năm 2025; đánh dấu rõ ràng những động lực lớn hơn của nhóm. Chẳng hạn, xây dựng được một hệ thống tài chính quốc tế đa dạng, thể hiện rõ các nỗ lực toàn cầu nhằm giảm nghèo và xóa bỏ sự phân cực giữa Bắc và Nam bán cầu, các vấn đề nhức nhối toàn cầu như biến đổi khí hậu, có khả năng sẽ nằm trong chương trình nghị sự của cơ chế BRICS.

Về vai trò của Trung Quốc trong BRICS, các chuyên gia Trung Quốc đều đề cập vai trò lãnh đạo tích cực của nước này. Trung Quốc là nền kinh tế lớn nhất trong số các nước BRICS, với tiềm năng là một thị trường khổng lồ. Ngoài ra, trong lĩnh vực số hóa, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi xanh và các lĩnh vực công nghệ cao khác, Trung Quốc đều đang thể hiện sức mạnh công nghệ không thua kém Mỹ – và điều này rất được các thành viên BRICS quan tâm.

Vị chuyên gia Trung Quốc cũng nhấn mạnh thêm rằng, Bắc Kinh luôn ủng hộ một thế giới đa cực công bằng và có trật tự, toàn cầu hóa kinh tế bao trùm và luôn tuân thủ tiêu chí này trong hợp tác BRICS.

Theo GS. Wang Youming, vai trò lãnh đạo của Bắc Kinh cũng được phản ánh trong thực tế là Trung Quốc đã tích cực phối hợp tất cả các bên để đạt được sự đồng thuận và thực hiện Tuyên bố Hội nghị thượng đỉnh BRICS tháng 10/2024.

Chẳng hạn, Bắc Kinh gần đây đã thành lập Trung tâm phát triển và hợp tác trí tuệ nhân tạo Trung Quốc-BRICS và sẽ thành lập hàng loạt “đầu não quan trọng” Trung tâm nghiên cứu quốc tế về tài nguyên biển sâu BRICS, Trung tâm hợp tác phát triển các đặc khu kinh tế của Trung Quốc tại các nước BRICS, Trung tâm năng lực công nghiệp BRICS của Trung Quốc và Mạng lưới hợp tác hệ sinh thái số BRICS. Trung Quốc đang rất hoan nghênh và chào mời sự tham gia tích cực của tất cả các bên quan tâm.

Một điều mà GS. Wang Youming tâm đắc rằng – Trung Quốc luôn lên tiếng bảo vệ lợi ích của Nam Bán cầu trong khuôn khổ BRICS, hoàn toàn khác với tư duy đối đầu và bá quyền của một số nước phát triển.





Nguồn: https://baoquocte.vn/brics-nga-mo-rong-cua-chot-don-them-9-quoc-gia-doi-tac-moi-4-nuoc-khac-dang-cho-trung-quoc-len-tieng-298821.html

Cùng chủ đề

40 đại biểu được tập huấn phát triển nguồn nhân lực, nghiệp vụ, kỹ năng tiêu thụ sản phẩm OCOP

Ngày 17-12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh tổ chức lớp tập huấn phát triển nguồn nhân lực về nghiệp vụ, kỹ năng tiêu thụ sản phẩm OCOP thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024. Đại biểu thảo luận tại buổi tập huấn. Tham gia lớp tập huấn có 40 đại biểu là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất,...

Huế vào top 100 thành phố có ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới

  Huế và 2 thành phố lớn của Việt Nam được vinh danh trong top 100 thành phố có nền ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới của chuyên trang ẩm thực TasteAtlas. Chuyên trang ẩm thực nổi tiếng TasteAtlas vừa công bố kết quả TasteAtlas Awards 2024 - 2025 về danh sách 100 thành phố có ẩm thực ngon nhất thế giới. Đáng chú ý, Việt Nam có 3 thành phố góp mặt trong danh sách. Huế, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh...

Thúc đẩy kết nối các giá trị di sản từ Văn Miếu – Quốc Tử Giám đến Dinh Độc Lập

 Hội trường Thống Nhất và Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã ký kết văn bản ghi nhớ hợp tác giữa hai bên, góp phần đưa hai di tích quốc gia đặc biệt này được nhiều người biết đến.   Ông Trần Hữu Phước, Quyền Giám đốc Hội trường Thống Nhất, phát biểu tại Diễn đàn - Ảnh: VGP/Anh Lê Ngày 19/10, Hội trường Thống Nhất, Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học...

Phố Hàng Mã lột xác sau Noel, “lên đồ” đón Tết Nguyên Đán

Dù mới qua Lễ Giáng sinh, nhưng những cửa hàng trên phố Hàng Mã (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã thay áo mới, tấp nập khách mua bán đồ Tết Nguyên đán 2025. Laodong.vn Nguồn:https://laodong.vn/photo/pho-hang-ma-lot-xac-sau-noel-len-do-don-tet-nguyen-dan-1441246.ldo

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Y tế và Unilever Việt Nam phối hợp tổ chức hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024

“Cùng nhau thực hiện các cam kết trong phòng, chống đại dịch; cùng hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch trong tương lai”

Chương trình nghị sự bận rộn của đối ngoại Ấn Độ

Chưa đầy một tuần nữa bước vào năm 2025, Ấn Độ đã bắt tay vào việc hoạch định hoạt động đối ngoại trong năm mới.

Apple gặp thách thức lớn trong việc sản xuất iPhone không viền

Apple vẫn đang cố gắng phát triển một chiếc iPhone với màn hình tràn viền hoàn toàn, đánh dấu bước tiến lớn nhất mà công ty đạt được.

Gỡ bỏ ngay ứng dụng độc hại này khỏi smartphone của bạn

McAfee - một trong những hãng bảo mật hàng đầu thế giới đã phát hiện một ứng dụng độc hại có chứa mã gián điệp trên Amazon Appstore.

Đáng sợ hơn cả suy thoái, kinh tế Nga có thể đối mặt với điều gì?

Các nhà kinh tế nói với Business Insider rằng, kinh tế Nga không sụp đổ nhưng nước này sẽ phải đối mặt với tình hình khó khăn vào năm 2025 nếu tiếp tục duy trì chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Bài đọc nhiều

Lý do Ấn Độ không còn mua dầu từ Nga nhiều nhất

Trong tháng 11/2024, khối lượng dầu thô mà Ấn Độ nhập khẩu của Nga đã giảm, trong khi quốc gia Nam Á tăng cường mua hàng từ Trung Đông. Nga để mất thị phần dầu mỏ tại Ấn Độ vào tay các nhà xuất khẩu Trung Đông. (Nguồn: Bloomberg) Những tháng trước đó, Ấn Độ, nước nhập khẩu dầu...

Xây nhịp cầu hợp tác tin cậy giữa doanh nghiệp Việt Nam-Đài Loan (Trung Quốc)

Nhằm kết nối, thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp của hai bên, TS. Ngô Phẩm Trân, doanh nhân Việt kiều tại Đài Loan, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam-Đài Loan, đã phối hợp với một số hiệp hội nghề nghiệp tại đây tổ chức hai chương trình Hội thảo xúc tiến đầu tư vào Việt Nam tại thành phố Đào Viên và thành phố Đài Trung, thu hút hơn 100 doanh nghiệp của Đài Loan tham dự.

Ủy ban người Việt nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Chủ tịch nước quyết định tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao theo Quyết định số 1524/QĐ-CTN ngày 23/12/2024. Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài nhận Huân chương Lao động hạng Nhất vì những thành tích xuất sắc, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, các hoạt động từ thiện nhân đạo, củng...

Tìm lại ký ức và tình thầy trò Trung – Việt

66 năm trước, đã có hơn 20 học viên Việt Nam đến học tập tại Học viện Gốm sứ Cảnh Đức Trấn, Trung Quốc. Cuối tháng 11/2024, khi tham dự hội thảo quốc tế "Hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa: Kinh nghiệm của Việt Nam và Trung Quốc" tại Đà Nẵng, ông Vương Văn Hoa, Viện trưởng Học viện Chủ nghĩa Marx của trường mang theo nhiệm vụ đặc biệt từ các giảng viên cao tuổi: tìm...

Giá vàng vững bước đi lên, căng thẳng địa chính trị “thổi lửa”, thị trường “sáng cửa” tăng

Giá vàng hôm nay 27/12/2024 ghi nhận thị trường thế giới được thúc đẩy bởi căng thẳng địa chính trị. Theo giới chuyên gia, thị trường vàng sẽ duy trì trạng thái cân bằng, giao dịch chủ yếu mang tính cầm chừng trước thềm năm mới.

Cùng chuyên mục

Đáng sợ hơn cả suy thoái, kinh tế Nga có thể đối mặt với điều gì?

Các nhà kinh tế nói với Business Insider rằng, kinh tế Nga không sụp đổ nhưng nước này sẽ phải đối mặt với tình hình khó khăn vào năm 2025 nếu tiếp tục duy trì chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Sự đồng hành của các cơ quan đại diện sẽ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tự tin bước ra ‘biển lớn’

Baoquocte.vn. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, sự thách thức mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phải đối mặt là rất lớn cần có vai trò đồng hành của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Miền Bắc tiếp đà giảm, miền Nam tăng, giữ heo không xuất chuồng đợi Tết, sẽ gây tăng giá ảo

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay biến động không đồng nhất tại các khu vực. Hiện tại, heo hơi trên cả nước đang có giá dao động từ 64.000 - 69.000 đồng/kg. Nên xuất bán thịt heo đúng theo lịch trình và thời gian đã định, không nên cố tình giữ lại để đẩy giá lên cao, vì điều này có thể gây ra hiện tượng tăng giá ảo.

Đếm ngược thời điểm Ukraine “buông tay” Nga, Tổng thống Putin nói “không còn thời gian”

Ngày 26/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, không còn thời gian trong năm nay để ký một thỏa thuận vận chuyển khí đốt mới với Ukraine.

Trung Âu và Moldova ‘ngồi trên đống lửa’ khi điều này sắp xảy ra, Nga sẵn sàng làm một việc dù ‘gần như không...

Khi Ukraine khóa van khí đốt của Nga, các quốc gia Trung Âu có thể nhập khẩu LNG thông qua nước thứ ba, dù chi phí cao hơn, trong khi đó, Moldova lại không may mắn như vậy.

Mới nhất

Kẹt xe ‘trùng trùng, lớp lớp’ đường cửa ngõ TPHCM ngày gần cuối năm

Hàng nghìn xe chôn chân, nhích từng mét trên đường Trường Chinh, theo hướng vào trung tâm TPHCM để đến chỗ làm, trường học ngày cuối năm. Hàng nghìn xe chôn chân, nhích từng mét trên đường Trường Chinh, theo hướng vào trung tâm TPHCM để đến chỗ làm, trường học ngày cuối năm. ...

Quyền Tổng thống Hàn Quốc Han Duck-soo bị luận tội

Quốc hội Hàn Quốc hôm nay 27.12 thông qua kiến nghị luận tội quyền Tổng thống Han Duck-soo do đảng Dân chủ đối...

“Mở khóa” thị trường Halal: Đúc kết từ 27 năm kinh nghiệm xuất khẩu của Vinamilk

Quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu ước đạt 7.700 tỷ USD vào năm 2025, dự kiến sẽ tăng lên 10.000 tỷ USD vào năm 2028. Vậy ngoài “chứng nhận”, đâu là điều doanh nghiệp cần để khai thác hiệu quả tiềm năng của thị trường này? Với hơn 27 năm kinh nghiệm xuất khẩu, Vinamilk là một trong số ít doanh...

Du lịch Phú Quốc nhộn nhịp với hơn 30 chuyến bay quốc tế mỗi ngày

Những ngày cuối năm, từ cảng biển đến cảng hàng không quốc tế Phú Quốc chật kín khách quốc tế, khách Việt cũng tìm kiếm “đảo ngọc” cho kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. “Thật là một màn trình diễn tuyệt vời, thậm chí còn hấp dẫn hơn cả ở Las Vegas”, ông Selcuk Iscimen - Giám đốc điều hành công...

FIFA và AFC nói về chiến thắng nghẹt thở của tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) và Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) đã bình luận về chiến thắng nghẹt thở của tuyển Việt Nam trước Singapore ở bán kết lượt đi AFF Cup 2024 vào tối 26/12. Đội tuyển Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn trước Singapore trong trận bán kết lượt đi AFF...

Mới nhất