Trang chủChính trịNgoại giaoNga kịp Nhật Bản về số lò phản ứng hạt nhân, Trung...

Nga kịp Nhật Bản về số lò phản ứng hạt nhân, Trung Quốc dẫn đầu thị trường vàng, xuất khẩu Hàn Quốc ấn tượng

Công suất điện hạt nhân toàn cầu đã đạt mức cao kỷ lục, Nga bắt kịp Nhật Bản về số lò phản ứng hạt nhân, Trung Quốc vươn lên dẫn đầu thị trường vàng, tội phạm mạng khiến doanh nghiệp tại Đức thiệt hại lớn… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Kinh tế thế giới nổi bật (23-29/8): Nga kịp Nhật Bản về số lò phản ứng hạt nhân, Trung Quốc dẫn đầu thị trường vàng, xuất khẩu Hàn Quốc ấn tượng
Nhà máy điện hạt nhân Rostov tại Nga. (Nguồn: TASS)

Kinh tế thế giới

Trung Quốc-Nga thúc đẩy công suất điện hạt nhân toàn cầu cao kỷ lục

Công suất điện hạt nhân toàn cầu đã đạt mức cao kỷ lục, trong đó Trung Quốc và Nga chiếm phần lớn các lò phản ứng mới của thế giới.

Theo Diễn đàn Công nghiệp nguyên tử Nhật Bản và các nguồn khác, thế giới có 436 lò phản ứng đang hoạt động tính đến tháng 6/2024. Tổng công suất của các lò phản ứng đạt gần 416 GW, vượt so với mức kỷ lục trước đó là 414 GW vào năm 2018.

Các lò phản ứng mới đi vào hoạt động tại Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc và Ấn Độ trong một năm tính đến tháng 6/2024 có tổng công suất 4,53 GW. Chỉ một lò phản ứng công suất 1 GW tại Nga ngừng hoạt động trong thời gian này.

Trung Quốc đạt tốc độ phát triển nhanh cả về công suất và công nghệ. Trung Quốc và Nga chiếm 60% trong số gần 70 lò phản ứng được xây dựng trong thập niên qua, trong đó Trung Quốc xây dựng 39 lò phản ứng. Lò phản ứng thứ 56 của nước này đã đi vào hoạt động vào tháng 5/2024 tại nhà máy điện hạt nhân Fangchenggang ở khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.

Điện hạt nhân là một phần của nỗ lực cắt giảm khí thải và ô nhiễm không khí tại Trung Quốc, quốc gia phụ thuộc vào các nhà máy điện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất 70% lượng điện.

Trong khi đó, Nga đã bắt kịp Nhật Bản về số lò phản ứng. Trong số 33 lò phản ứng của Nga, 9 lò đã bắt đầu hoạt động trong thập niên qua. Nga có thêm 10 lò phản ứng đang xây ứng và trên 20 lò đang trong giai đoạn lập kế hoạch, khi nước này muốn giảm mức tiêu thụ khí đốt tự nhiên, mặt hàng xuất khẩu chính.

Mỹ

* Tập đoàn công nghệ Mỹ IBM đang đóng cửa phần lớn các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Trung Quốc, trở thành một trong số những công ty Mỹ rời khỏi thị trường này trong bối cảnh bất đồng thương mại giữa Washington và Bắc Kinh gia tăng. Hơn 1.000 người đã mất việc, chủ yếu tại một số văn phòng ở các thành phố tại Trung Quốc đại lục và hai đơn vị tập trung vào nghiên cứu.

Theo hai nguồn tin, một số nhân viên IBM bị ảnh hưởng tại Trung Quốc được quyền lựa chọn chuyển đến các quốc gia khác, trong khi nhiều người được nhận trợ cấp thôi việc dựa trên thời hạn làm việc nếu họ đồng ý với các gói ưu đãi nghỉ việc trong vòng ba tuần. Hồ sơ doanh nghiệp Trung Quốc cho thấy IBM có hơn 7.500 nhân viên tại quốc gia này, với một văn phòng lớn ở thành phố Đại Liên.

Trung Quốc

* Theo Giám đốc điều hành Hội đồng Vàng thế giới (WGC) David Tait, thị trường vàng Trung Quốc từ chỗ đi sau đã vươn lên vị trí dẫn đầu và được dự báo sẽ đóng vai trò lớn hơn trên toàn cầu trong những năm tới.

Ông Tait cho rằng, nhờ tăng trưởng kinh tế mạnh trong những thập niên qua, Trung Quốc giành được vị trí dẫn đầu trên thị trường vàng thế giới. Trong 10 năm liên tiếp, Trung Quốc là nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới. Và trong 15 năm liên tiếp, nước này đứng đầu thế giới về sản xuất vàng.

* Theo báo cáo Triển vọng thị trường thương mại (CMO) năm 2024 của Trung Quốc do Boeing công bố, quốc gia Đông Bắc Á này sẽ tăng gấp đôi quy mô đội bay thương mại vào năm 2043 khi ngành hàng không mở rộng và hiện đại hóa để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng đường hàng không ngày càng gia tăng.

Theo CMO, đội bay thương mại của Trung Quốc sẽ tăng trưởng 4,1% mỗi năm, từ 4.345 máy bay lên 9.740 máy bay vào năm 2043 và tốc độ tăng trưởng lưu lượng hành khách hàng năm của nước này là 5,9%, vượt mức trung bình toàn cầu 4,7%.

Châu Âu

* Liên minh châu Âu (EU) hôm 22/8 tuyên bố sẽ gửi thêm 122 triệu Euro (135 triệu USD) viện trợ nhân đạo cho 3 quốc gia ở vùng Sừng châu Phi là Ethiopia, Somalia và Nam Sudan.

Tuyên bố nêu rõ, trong số các khoản viện trợ bổ sung này, 42 triệu Euro sẽ được chuyển đến Ethiopia, 40 triệu Euro cho Somalia và 40 triệu Euro cho Nam Sudan, nâng tổng số tiền viện trợ của EU cho các quốc gia này lên hơn 421 triệu Euro cho đến nay. Theo Ủy ban châu Âu, hơn 70 triệu người ở khu vực Sừng châu Phi đang cần hỗ trợ nhân đạo ngay lập tức.

* Kết quả cuộc khảo sát công bố ngày 28/8 cho thấy, tội phạm mạng và các hành vi phá hoại khác đã khiến các doanh nghiệp tại Đức thiệt hại khoảng 267 tỷ Euro (298 tỷ USD) trong 12 tháng qua, tăng 29% so với năm trước đó.

Hiệp hội Kỹ thuật số Bitkom của Đức đã khảo sát khoảng 1.000 công ty thuộc mọi lĩnh vực và phát hiện rằng 90% có thể sẽ hứng chịu nhiều vụ tấn công mạng hơn trong 12 tháng tới. Khoảng 70% số công ty bị nhắm mục tiêu cho rằng các vụ tấn công là do tội phạm có tổ chức gây ra, trong khi 81% báo cáo bị đánh cắp dữ liệu, bao gồm dữ liệu khách hàng, dữ liệu truy cập và mật khẩu, cũng như các tài sản trí tuệ như bằng sáng chế.

* Hãng sản xuất ô tô Thụy Điển Volvo ngày 23/8 thông báo kế hoạch đầu tư 700 triệu USD vào dự án xây dựng nhà máy sản xuất xe tải hạng nặng tại bang miền Bắc Nuevo León của Mexico nhằm tăng cường sự hiện diện tại thị trường Bắc Mỹ.

Thông cáo cùng ngày của Volvo cho biết, nhà máy sẽ được xây dựng trên khu vực có diện tích 160.000 m2 tại thành phố Ciénega de Flores cách thủ phủ Monterrey của Nuevo Leon 30 km. Dự kiến nhà máy sẽ bắt đầu vận hành vào đầu năm 2026, thu hút 2.500 lao động trực tiếp cùng hàng ngàn lao động gián tiếp hoạt động trong chuỗi cung ứng và hậu cần.

* Unite, tổ chức công đoàn lớn thứ hai của Anh, đang kêu gọi chính phủ nước này áp mức thuế tài sản khẩn cấp 1% đối với tài sản của giới siêu giàu để trang trải cho mức tăng lương 10% cho người lao động ở khu vực công.

Đề xuất của Unite là áp thuế 1% trên giá trị tài sản của những người có khối tài sản hơn 4 triệu Bảng (khoảng 5,28 triệu USD). Bằng cách này, Unite cho biết chính phủ sẽ thu được 25 tỷ Bảng mỗi năm để chi cho các khoản đầu tư vào các dịch vụ công và tránh phải quay lại chính sách “thắt lưng buộc bụng”.

* Mới đây, Thủ tướng Anh Sir Keir Starmer đã phát đi tín hiệu rằng chính phủ sẽ tăng thuế vào tháng 10 trong Ngân sách mùa Thu. Trước đó, chính phủ đã loại trừ khả năng tăng thuế thu nhập, bảo hiểm quốc gia và VAT, vốn chiếm phần lớn thu nhập của chính phủ.

Cụ thể, trong bài phát biểu mới đây tại Phố Downing, Thủ tướng Starmer cũng tái khẳng định: “Liên quan đến người lao động – thuế thu nhập, bảo hiểm quốc gia, VAT – chúng tôi sẽ không tăng thuế”. Bên cạnh đó, Thủ tướng Starmer cũng nhắc lại thông điệp trước cuộc bầu cử rằng chính phủ phải thoát khỏi ý tưởng rằng đòn bẩy duy nhất là tăng thuế và tăng chi tiêu. Cho đến nay, ông Starmer chưa từng nêu rõ loại thuế nào có thể tăng trong Ngân sách mùa Thu.

Nhật Bản và Hàn Quốc

* Giá bán buôn tại Nhật Bản của thịt bò Wagyu đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6/2020, khi nhu cầu giảm mạnh. Trong khi giá chưa có dấu hiệu phục hồi, các nông dân lại đối mặt với khó khăn giữa bối cảnh chi phí ngày càng gia tăng. Nhu cầu đối với thịt bò Wagyu cao cấp đã yếu đi rõ rệt trong thời kỳ lạm phát, khiến một số siêu thị ngừng bán sản phẩm này hoàn toàn.

Giá bán buôn trung bình của thịt bò Wagyu hạng A5 đã giảm xuống 2.377 Yen (16,13 USD) cho mỗi kilogram trên thị trường Tokyo vào tháng 7/2024, giảm 7% so với cùng kỳ năm trước. Mức giá này đã giảm liên tục trong 5 tháng qua và là mức thấp nhất của 4 năm.

* Dữ liệu của Bộ Nội vụ Nhật Bản công bố ngày 23/8 cho thấy, giá tiêu dùng (CPI) lõi của nước này trong tháng 7/2024 đã tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước, đồng thời ghi nhận tháng tăng thứ ba liên tiếp do chi phí năng lượng tăng lên sau khi chính phủ chấm dứt trợ cấp

Mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng lõi toàn quốc, không tính thực phẩm tươi sống biến động, “nối dài” mức tăng 2,6% hồi tháng 6/2024. Tỷ lệ lạm phát đã duy trì ở mức hoặc trên mục tiêu 2% của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) kể từ tháng 4/2022. CPI lõi, loại bỏ cả năng lượng và thực phẩm tươi sống, đã tăng 1,9%.

Kết quả này nêu bật tình hình lạm phát đang diễn ra, mà đã gây sức ép lên các hộ gia đình Nhật Bản. Đồng Yen suy yếu cũng đã đẩy giá nhập khẩu từ thực phẩm đến năng lượng tăng.

* Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc ngày 26/8 cho biết, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Hàn Quốc đạt mức cao nhất trong số 10 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới.

Từ tháng 10/2023, xuất khẩu của Hàn Quốc đang duy trì đà tăng vững chắc, là đầu tàu kéo tăng trưởng toàn bộ nền kinh tế.

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho biết, trong vòng 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu của Hàn Quốc tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước, vượt trội so với mức tăng 4,7% của Trung Quốc và 1,8% của Mỹ.

* Một báo cáo gần đây cho thấy, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) là công cụ hữu ích tại nơi làm việc đối với phần lớn thanh niên ở Hàn Quốc và thanh niên nước này đứng đầu trong danh sách ưa thích AI so với các quốc gia khác.

Công ty Samsung Electronics đã công bố báo cáo “Hiệu ứng AI-Preneur năm 2024” để tìm hiểu cách Thế hệ Z sử dụng công nghệ tiên tiến để thúc đẩy công việc ra sao. Báo cáo nghiên cứu cho thấy 80% thanh niên ở Hàn Quốc phụ thuộc vào AI như một nguồn lực hữu ích cho công việc. Xếp sau Hàn Quốc là 61% thanh niên Đức, 59% ở Anh, 56% ở Mỹ và 55% ở Pháp.

Tham gia cuộc khảo sát có 5.048 tại năm quốc gia, trong đó có 1.021 người ở Hàn Quốc.

ASEAN và các nền kinh tế mới nổi

* Chính phủ Indonesia và Hạ viện nước này trong Dự thảo ngân sách quốc gia 2025 (RAPBN) đã đồng ý giảm một phần ngân sách trợ giá nhiên liệu với mục tiêu đảm bảo phân bổ nguồn lực quốc gia hiệu quả hơn.

Khối lượng nhiên liệu được trợ cấp, bao gồm dầu hỏa và dầu diesel, sẽ giảm xuống còn 19,41 triệu kilolitre (kl), giảm so với mục tiêu năm 2024 là 19,58 triệu kl. Mức giảm này là một phần trong kế hoạch rộng hơn nhằm phân phối trợ cấp có mục tiêu và hiệu quả hơn vào năm 2025.

Chính phủ muốn đảm bảo những khoản trợ cấp nhiên liệu này sẽ mang lại lợi ích cho những người dân nghèo.

* Ngày 27/8, Giám đốc Văn phòng chiến lược và chính sách thương mại của Thái Lan, ông Poonpong Naiyanapakorn, cho biết xuất khẩu của nước này trong tháng 7/2024 tăng 15,2% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 25,7 tỷ USD, là mức tăng trưởng cao nhất kể từ tháng 3/2022.

Trong khi đó, nhập khẩu trong tháng 7/2024 trị giá khoảng 27 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước, dẫn đến thâm hụt thương mại 1,37 tỷ USD.

Nếu không tính nhập khẩu dầu, vàng và hàng hóa chiến lược, xuất khẩu của Thái Lan trong tháng 7/2024 vẫn tăng 9,3%.

* Chính phủ Malaysia đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình triển khai kế hoạch tăng lương cho 1,6 triệu công chức. Theo Tiến sỹ Goh Lim Thye, giảng viên Khoa Kinh tế, Đại học Malaya (Malaysia), mặc dù việc tăng lương là điều cần thiết để giải quyết tình trạng lương ở khu vực công thấp hơn so với khu vực tư nhân, song chính sách này chắc chắn sẽ gây thêm áp lực lên ngân sách quốc gia và mục tiêu giảm thâm hụt tài chính của chính phủ.

Tuy nhiên, Tiến sỹ Goh cũng nhận định, điều quan trọng là không phải tất cả 1,6 triệu công chức đều tự động được hưởng lợi từ việc tăng lương. Nguồn tài chính sẽ được phân phối một cách có chọn lọc, đảm bảo chỉ những công chức có hiệu suất làm việc cao mới được hưởng lợi.

Ngoài ra, chính phủ cũng đã triển khai một số biện pháp như mở rộng cơ sở tính thuế, giảm trợ cấp, cắt giảm chi tiêu không cần thiết để có thêm nguồn tài chính, hướng tới mục tiêu đạt mức thâm hụt ngân sách 4,3% vào năm 2024 và 3% vào năm 2025.





Nguồn: https://baoquocte.vn/kinh-te-the-gioi-noi-bat-23-298-nga-kip-nhat-ban-ve-so-lo-phan-ung-hat-nhan-trung-quoc-dan-dau-thi-truong-vang-xuat-khau-han-quoc-an-tuong-284292.html

Cùng chủ đề

Dòng chảy năng lượng bị chặn ở Ukraine, kinh tế Nga liệu có ‘đóng băng’?

Với hơn 22.000 km đường ống dẫn khí đốt tự nhiên, Ukraine đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của châu Âu trong nhiều thập kỷ. Nhưng dòng chảy khí đốt của Nga khó có thể chảy qua “lục địa già” trong mùa Đông năm nay nếu thỏa thuận trung chuyển khí đốt giữa Moscow và Kiev không được gia hạn vào tháng 12 tới. ...

Nghiên cứu kinh nghiệm thế giới để đề xuất phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về tháo gỡ khó khăn cho các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi. Tại thông báo kết luận dẫn đánh giá và dự báo của các tổ chức nghiên cứu kinh tế thế giới, trong trường hợp FED giảm lãi suất, nền kinh tế Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng trên 7% trong giai đoạn tới.  Do đó,...

Bầu cử Mỹ vào giai đoạn nước rút, Washington tung “đòn” mới với Trung Quốc, doanh nghiệp công nghệ “dậy sóng”

Ngày 13/9, chính phủ Mỹ có quyết định mới về việc tăng thuế đối với xe điện và một số loại hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Bộ Công Thương được giao nghiên cứu kinh nghiệm thế giới để đề xuất làm điện hạt nhân

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về việc tháo gỡ khó khăn cho các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi.Phát triển điện hạt nhân để bổ sung điện nềnTheo các đánh giá và dự báo của các tổ chức nghiên cứu kinh tế thế giới, trong trường hợp...

Khoản tiền lớn từ Trung Quốc “chảy” vào Nga, lộ diện thách thức của Mỹ trong cạnh tranh với Bắc Kinh

Báo cáo của Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ (GAO) cho biết, Trung Quốc chi tiêu nhiều gấp 9 lần so với Mỹ cho các dự án hạ tầng trên toàn cầu trong 8 năm qua.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá vàng nhẫn làm nên lịch sử, thế giới ‘nhảy múa’, nhắm thẳng mốc 3.000 USD, xuất hiện làn sóng chốt lời

Giá vàng hôm nay 17/9/2024, giá vàng nhẫn và thế giới “dắt tay nhau” tăng mạnh lên mức cao kỷ lục mọi thời đại. Nhà đầu tư đang chốt lời, ngưỡng 3.000 USD/ounce đang được “để mắt”.

Lực mua từ các thị trường tăng, kỳ vọng tiêu nội địa cán mốc giá mới

Giá tiêu hôm nay 17/9/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 152.000 - 156.000 đồng/kg.

Ngoại trưởng Triều Tiên thăm Nga, Trung Quốc phát triển UAV chiến đấu tàng hình mới, Houthi bắn hạ UAV đa nhiệm của Mỹ

Nga tuyên bố sẽ tiếp tục chiến dịch tại Ukraine, Mỹ vận hành tàu ngầm tấn công hạt nhân mới, Malaysia bắt gần 300 người nhập cư bất hợp pháp, Phó Thủ tướng Italy đối mặt án tù vì từ chối tàu di cư … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Những bước cần chuẩn bị trước khi nâng cấp iPhone lên hệ điều hành iOS 18

Trước khi nâng cấp chiếc iPhone của mình lên hệ điều hành iOS 18 mới, người dùng cần lưu ý một số điều sau đây để có thể tránh bất kỳ sự cố không mong muốn nào xảy ra.

“Thiện chí” của Ấn Độ

Một lô hàng nặng 35 tấn trị giá 1 triệu USD, gồm các mặt hàng viện trợ nhân đạo từ Ấn Độ đã được vận chuyển bằng chuyên cơ đến Hà Nội vào đêm qua, 15/9.

Bài đọc nhiều

Tiếp tục duy trì ổn định; Nhóm cổ phiếu chăn nuôi đang “vào sóng” hậu bão số 3

Nhìn chung, giá heo hơi đang duy trì ổn định trong khoảng 62.000 - 67.000 đồng/kg sau khi điều chỉnh tăng 1.000 đồng/kg tại một số địa phương trên cả nước.

Thị trường nội địa tăng liên tiếp trong 4 tuần, thế giới triển vọng tích cực

Giá tiêu hôm nay 16/9/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 152.000 – 156.000 đồng/kg.

Bão số 3 gây thiệt hại ước tính 40.000 tỷ đồng, tăng trưởng GRDP năm 2024 của nhiều địa phương có thể giảm trên...

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, cơn bão số 3 đã tác động toàn diện tới tình hình kinh tế - xã hội của nước ta.

8 tháng đầu năm 2024, đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam vào Hà Lan chiếm hơn 37% tổng vốn

Trong 8 tháng năm 2024, có 25 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam.

Giá vàng nhẫn làm nên lịch sử, thế giới ‘nhảy múa’, nhắm thẳng mốc 3.000 USD, xuất hiện làn sóng chốt lời

Giá vàng hôm nay 17/9/2024, giá vàng nhẫn và thế giới “dắt tay nhau” tăng mạnh lên mức cao kỷ lục mọi thời đại. Nhà đầu tư đang chốt lời, ngưỡng 3.000 USD/ounce đang được “để mắt”.

Cùng chuyên mục

Giá vàng nhẫn làm nên lịch sử, thế giới ‘nhảy múa’, nhắm thẳng mốc 3.000 USD, xuất hiện làn sóng chốt lời

Giá vàng hôm nay 17/9/2024, giá vàng nhẫn và thế giới “dắt tay nhau” tăng mạnh lên mức cao kỷ lục mọi thời đại. Nhà đầu tư đang chốt lời, ngưỡng 3.000 USD/ounce đang được “để mắt”.

Lực mua từ các thị trường tăng, kỳ vọng tiêu nội địa cán mốc giá mới

Giá tiêu hôm nay 17/9/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 152.000 - 156.000 đồng/kg.

Tổng thống Argentina xử lý “bom nợ” bằng liệu pháp sốc

Ngày 15/9, Tổng thống Argentina Javier Milei trình bày dự thảo ngân sách năm 2025 trước Quốc hội, nhấn mạnh mục tiêu xóa bỏ thâm hụt tài chính lâu năm của quốc gia.

Hơn 300 doanh nghiệp đại diện cho 12 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Vietnam Cycle 2024

Triển lãm Quốc tế Xe hai bánh Việt Nam lần thứ 9 (Vietnam Cycle 2024) sẽ diễn ra từ 26-28/9 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC),TP. Hồ Chí Minh, quy tụ các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp Xe đạp – Xe điện và linh phụ kiện từ khắp nơi trên thế giới để hợp tác, tìm hiểu các xu hướng mới và khám phá hành trình cho tương lai xanh.

New Zealand góp 1 triệu NZD giúp Việt Nam hồi phục sau bão Yagi

Theo Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam, chính phủ nước này mới công bố khoản đóng góp 1 triệu đô la New Zealand (NZD) nhằm hỗ trợ các nỗ lực của Việt Nam khắc phục hậu quả nặng nề của cơn bão Yagi. Khoản viện trợ này sẽ được chuyển qua các tổ chức phi chính phủ là đối tác ứng phó thảm họa của New Zealand và các cơ quan của Liên Hợp quốc tại Việt...

Mới nhất

Sập giàn giáo tại dự án cầu chui cao tốc Tuyên Quang

Theo thông tin ban đầu, khi đang đổ bê tông mặt cầu chui, giàn giáo đỡ sắt thép bất ngờ bị sập khiến một công nhân bị thương nặng. Nạn nhân là anh T.V.T (SN 1988, trú huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La). Ngay sau khi tai nạn xảy ra, anh T được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện...

Phát Đạt bác thông tin huy động 3.500 tỉ đồng qua trái phiếu

Ngày 16-9, nhiều kênh thông tin lan truyền thông tin Công ty cổ phần phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán: PDR) huy động 3.490 tỉ đồng qua kênh trái phiếu.Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 16-9, đại...

Trường học tan hoang, 17 trường không thể khôi phục

TPO - Theo Bộ GD&ĐT, sau khi bão lũ đi qua, công cuộc dọn dẹp, tái thiết trường lớp được giáo viên các trường gấp rút triển khai nhằm đón học sinh đi học trở lại. Thực tế, thiệt hại về trường lớp rất nặng nề. Có 17 trường không thể khôi phục.  99 trường/điểm trường...

Mới nhất