Trang chủChính trịNgoại giaoNga đang sở hữu ‘bom tấn’ thách thức hệ thống thanh toán...

Nga đang sở hữu ‘bom tấn’ thách thức hệ thống thanh toán toàn cầu của phương Tây

Các quốc gia thành viên Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) đang tiến triển rất tốt trên con đường hướng tới phi USD hóa nhờ thứ “vũ khí” thời cách mạng công nghệ này.

Nga và Trung Quốc sở hữu ‘bom tấn’ thách thức hệ thống thanh toán toàn cầu của phương Tây
Nga sở hữu ‘bom tấn’ thách thức hệ thống thanh toán toàn cầu của phương Tây. (Nguồn: mapamundi)

Hệ thống thanh toán kỹ thuật số BRICS Bridge “sẽ là một quả bom tấn thách thức hệ thống thanh toán toàn cầu do phương Tây đang chi phối”, là tuyên bố mới đây của Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga (Thượng Viện) Valentina Matviyenko.

Không cần đồng USD của Mỹ

Bà Matviyenko – người được biết là nữ chính trị gia hàng đầu ở Nga cho biết, khối kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới đã đạt được tiến bộ đáng kể trên nền tảng thanh toán kỹ thuật số độc lập BRICS Bridge, như một phần trong nỗ lực cách mạng hóa các giao dịch tài chính toàn cầu.

Tại một cuộc họp báo hồi đầu tháng Tám, bà Valentina Matviyenko cho biết, “việc tạo ra một hệ thống thanh toán tài chính độc lập “BRICS Bridge” trên một nền tảng chung vững chắc, hiện đang được thảo luận trong BRICS. Tôi đã nói chuyện với cả Ngân hàng Trung ương và Bộ Tài chính, mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp. Vấn đề này đang được thảo luận với các đồng nghiệp từ các ngân hàng trung ương và bộ tài chính của tất cả các quốc gia BRICS, bao gồm cả các quốc gia thành viên mới”.

Tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS được tổ chức tại Johannesburg vào năm 2023, 6 quốc gia mới gồm Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã được kết nạp thêm vào khối (ban đầu có Nga, Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ, Nam Phi), cho thấy tầm ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Nhóm kinh tế này trên trường thế giới.

Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga cho biết thêm, Moscow – với vai trò là chủ tịch BRICS 2024 đóng vai trò là một trong những động lực chính thúc đẩy sự phát triển của BRICS Bridge. “Nếu thành công, chắc chắn đây sẽ là một quả bom tấn nổ trên hệ thống thanh toán toàn cầu, theo nghĩa tốt nhất”.

Khẳng định, nền tảng thanh toán kỹ thuật số độc lập BRICS Bridge “không còn chỉ là ý tưởng, mà trong thực tế nó đang tiến triển tốt”, bà Matviyenko cập nhật thêm thông tin, các bước tiến tiếp theo của BRICS Bridge có thể tiếp tục được xem xét tại Hội nghị thượng đỉnh của các quốc gia thành viên BRICS ở Kazan, vào tháng 10 tới. “Có thể nó sẽ được các thành viên nhóm chấp thuận ngay, hoặc ít nhất là các cuộc thảo luận sẽ quyết định được thời điểm chính thức và “diện mạo” hoàn thiện của BRICS Bridge”, bà nói.

Nhu cầu tạo ra một hệ thống thanh toán nội khối BRICS đã trở nên quan trọng đối với Nga và các đối tác thương mại của nước này, trong bối cảnh các lệnh trừng phạt cũ kéo dài nhiều năm và liên tiếp bị phương Tây bổ sung các lệnh trừng phạt mới, trong đó là việc Nga chính thức bị ngắt kết nối với SWIFT (Hệ thống liên ngân hàng quốc tế về truyền thông tin và thanh toán toàn cầu).

Bà Matviyenko cho biết, Ngân hàng Nga đã phát triển hệ thống thanh toán riêng của mình và nhiều nền kinh tế khác đã tham gia vào quá trình này. “Điều này cho thấy có ánh sáng ở cuối mọi đường hầm”.

Một trong những diễn biến lớn nhất trên “mặt trận” này của BRICS diễn ra vào tháng 7 vừa qua, khi Ấn Độ và Nga công bố quan hệ đối tác mới, theo đó các hệ thống thanh toán tương ứng của họ – RuPay của Ấn Độ và MIR của Nga – sẽ được tích hợp để cho phép các giao dịch xuyên biên giới liền mạch mà không cần đồng USD của Mỹ.

Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Matviyenko cũng tận dụng cơ hội này, để chỉ ra rằng, vị thế của đồng USD đã giảm sút trong những năm gần đây, trong bối cảnh nợ quốc gia của Mỹ không ngừng tăng và ngày càng có nhiều nền kinh tế lựa chọn thực hiện các giao dịch chung bằng đồng tiền quốc gia của họ.

Tất nhiên, không phải tương lai gần

“Tôi hy vọng, hệ thống do BRICS sáng tạo ra sẽ trở thành xu hướng – một nền tảng thanh toán quốc tế mà không chỉ các quốc gia BRICS, mà nhiều nền kinh tế khác cũng sẽ tham gia sau này”, bà Matviyenko nói, đồng thời lưu ý rằng, vấn đề phát triển một nền tảng thanh toán cũng đang được Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) thảo luận.

Về BRICS Bridge, đây là một hệ thống thanh toán độc lập hoạt động bằng tiền kỹ thuật số và blockchain – lần đầu tiên được tiết lộ hồi tháng Hai, khi Bộ Tài chính Nga thông báo rằng, Ngân hàng Nga, cùng với một số đối tác BRICS, đang hợp tác để tạo ra nền tảng thanh toán đa phương BRICS Bridge, như một phần trong nỗ lực cải thiện hệ thống tiền tệ toàn cầu – nhấn mạnh đến nhu cầu về một giải pháp thay thế của BRICS cho hệ thống thanh toán SWIFT để giảm sự phụ thuộc vào các tổ chức phương Tây và đơn giản hóa các giao dịch không dùng đồng USD.

“Cuối năm nay, Bộ Tài chính Nga và Ngân hàng Trung ương Nga, cùng với các đối tác trong nhóm sẽ soạn thảo một báo cáo gửi tới các nhà lãnh đạo của các quốc gia BRICS về việc cải thiện hệ thống tiền tệ và tài chính quốc tế, trong đó sẽ bao gồm một loạt các sáng kiến ​​và khuyến nghị”, Bộ Tài chính Nga cho biết.

Theo đó, xuất phát từ thực tế nhằm cải thiện hệ thống thanh toán, nền tảng BRICS Bridge là một trong những sáng kiến được đề xuất. Mục tiêu chính là tạo nên một nền tảng thanh toán kỹ thuật số đa phương tiện, sẽ giúp đưa thị trường tài chính của các quốc gia thành viên BRICS lại gần nhau hơn và tăng kim ngạch thương mại trong khối.

Theo Bộ Tài chính Nga, việc các quốc gia thành viên BRICS mới dần hội nhập vào hoạt động của các quỹ tài chính và tăng cường hợp tác ở cấp độ chuyên gia được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2024.

Như thông tin được Trợ lý Điện Kremlin Yury Ushakov cho biết hồi tháng Ba, về các kế hoạch của khối, ông gọi việc phát triển hệ thống thanh toán BRICS là “Thỏa thuận dự phòng” và cho biết “việc tạo ra một hệ thống thanh toán BRICS độc lập là một mục tiêu quan trọng trong tương lai, dựa trên các công cụ tiên tiến như công nghệ kỹ thuật số và blockchain”.

“Điều quan trọng nhất là hệ thống này này thuận tiện cho chính phủ, người dân và doanh nghiệp, cũng như tiết kiệm chi phí và không liên quan đến chính trị”, ông Ushakov cho biết.

Ông Yury Ushakov lưu ý, trong Tuyên bố Johannesburg năm 2023, các nhà lãnh đạo BRICS đã xác định việc các thành viên trong khối cần tăng cường thanh toán bằng đồng tiền quốc gia và củng cố mạng lưới ngân hàng đại lý để đảm bảo cho các giao dịch quốc tế. Bước tiếp theo chủ yếu liên quan đến việc sử dụng các loại tiền tệ khác với đồng USD”.

Hồi tháng 7, bên lề Diễn đàn Hòa bình thế giới lần thứ 12 tại Bắc Kinh (Trung Quốc), Đại sứ Nga tại Trung Quốc Igor Morgulov cho biết, khối lượng giao dịch của Nga bằng tiền tệ quốc gia với các quốc gia BRICS không ngừng tăng lên. Trong đó, kim ngạch thương mại Nga – Trung Quốc đã đạt 240 tỉ USD và 92% các giao dịch thanh toán được thực hiện bằng đồng Ruble và Nhân dân tệ.

“Chúng tôi đang rời bỏ không gian do đồng USD thống trị và phát triển cơ chế, cũng như công cụ cho một hệ thống tài chính thực sự độc lập”, RIA Novosti dẫn lời Đại sứ Morgulov.

Nhấn mạnh rằng, BRICS đang đi theo hướng thiết lập một đồng tiền chung, tuy nhiên, Đại sứ Morgulov thẳng thắn chia sẻ, việc tạo ra đồng tiền chung BRICS là xu hướng tất yếu, nhưng không nên mong đợi những thay đổi trong tương lai gần.





Nguồn: https://baoquocte.vn/nga-dang-so-huu-bom-tan-thach-thuc-he-thong-thanh-toan-toan-cau-cua-phuong-tay-286063.html

Cùng chủ đề

Dòng chảy năng lượng bị chặn ở Ukraine, kinh tế Nga liệu có ‘đóng băng’?

Với hơn 22.000 km đường ống dẫn khí đốt tự nhiên, Ukraine đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của châu Âu trong nhiều thập kỷ. Nhưng dòng chảy khí đốt của Nga khó có thể chảy qua “lục địa già” trong mùa Đông năm nay nếu thỏa thuận trung chuyển khí đốt giữa Moscow và Kiev không được gia hạn vào tháng 12 tới. ...

Dồn lực phản công ở Kursk, lực lượng Ukraine tổn thất loạt khí tài đắt đỏ

Trong cuộc họp báo ngày 15 tháng 9, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, các Lữ đoàn cơ giới số 22, 41, 61 và 115; Lữ đoàn xe tăng số 17; Lữ đoàn tấn công đường không số 82 và 95; Lữ đoàn phòng thủ lãnh...

Nga tấn công Kharkiv, 1 người thiệt mạng, 42 người bị thương

Ảnh: REUTERS/Vyacheslav Madiyevskyy.Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy phát biểu, vụ tấn công này đã nhấn mạnh thực tế Ukraine cần các đối tác phương Tây cung cấp thêm vũ khí và hệ thống phòng không cũng như được cho phép tấn công các mục tiêu sâu...

Trung Quốc phản đối Mỹ tăng thuế, Nga tập trận ném bom chiến lược, Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ tay súng IS

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 16/9.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá vàng nhẫn làm nên lịch sử, thế giới ‘nhảy múa’, nhắm thẳng mốc 3.000 USD, xuất hiện làn sóng chốt lời

Giá vàng hôm nay 17/9/2024, giá vàng nhẫn và thế giới “dắt tay nhau” tăng mạnh lên mức cao kỷ lục mọi thời đại. Nhà đầu tư đang chốt lời, ngưỡng 3.000 USD/ounce đang được “để mắt”.

Lực mua từ các thị trường tăng, kỳ vọng tiêu nội địa cán mốc giá mới

Giá tiêu hôm nay 17/9/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 152.000 - 156.000 đồng/kg.

Ngoại trưởng Triều Tiên thăm Nga, Trung Quốc phát triển UAV chiến đấu tàng hình mới, Houthi bắn hạ UAV đa nhiệm của Mỹ

Nga tuyên bố sẽ tiếp tục chiến dịch tại Ukraine, Mỹ vận hành tàu ngầm tấn công hạt nhân mới, Malaysia bắt gần 300 người nhập cư bất hợp pháp, Phó Thủ tướng Italy đối mặt án tù vì từ chối tàu di cư … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Những bước cần chuẩn bị trước khi nâng cấp iPhone lên hệ điều hành iOS 18

Trước khi nâng cấp chiếc iPhone của mình lên hệ điều hành iOS 18 mới, người dùng cần lưu ý một số điều sau đây để có thể tránh bất kỳ sự cố không mong muốn nào xảy ra.

“Thiện chí” của Ấn Độ

Một lô hàng nặng 35 tấn trị giá 1 triệu USD, gồm các mặt hàng viện trợ nhân đạo từ Ấn Độ đã được vận chuyển bằng chuyên cơ đến Hà Nội vào đêm qua, 15/9.

Bài đọc nhiều

Thị trường nội địa tăng liên tiếp trong 4 tuần, thế giới triển vọng tích cực

Giá tiêu hôm nay 16/9/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 152.000 – 156.000 đồng/kg.

Giá cà phê tăng “không điểm dừng”, thị trường đang mua quá mức, dự báo về một đợt điều chỉnh giá mạnh?

Hy vọng cắt giảm lãi suất của Fed khiến cho chỉ số đồng USD sụt giảm và thúc đẩy thị trường hàng hóa mua vào. Tuy nhiên, điều đó cũng khiến các chuyên gia cảnh báo về lượng mua khống nhiều, thị trường vào vùng mua quá mức, do đó sẽ có đợt điều chỉnh giá xuống trước khi tăng trở lại.

Chuyên gia dự báo sốc về mức tăng trưởng kinh tế của đất nước đông dân nhất thế giới

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) Shaktikanta Das nhận định, quốc gia Nam Á này có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế bền vững lên đến 8% trong trung hạn.

Giá vàng nhẫn làm nên lịch sử, thế giới ‘nhảy múa’, nhắm thẳng mốc 3.000 USD, xuất hiện làn sóng chốt lời

Giá vàng hôm nay 17/9/2024, giá vàng nhẫn và thế giới “dắt tay nhau” tăng mạnh lên mức cao kỷ lục mọi thời đại. Nhà đầu tư đang chốt lời, ngưỡng 3.000 USD/ounce đang được “để mắt”.

Giá xăng dầu hôm nay 16/9: Phục hồi nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 16/9, theo Oilprice, lúc 5h30 ngày 16/9 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent và WTI cùng tăng nhẹ, xấp xỉ 30 cent.

Cùng chuyên mục

Giá vàng nhẫn làm nên lịch sử, thế giới ‘nhảy múa’, nhắm thẳng mốc 3.000 USD, xuất hiện làn sóng chốt lời

Giá vàng hôm nay 17/9/2024, giá vàng nhẫn và thế giới “dắt tay nhau” tăng mạnh lên mức cao kỷ lục mọi thời đại. Nhà đầu tư đang chốt lời, ngưỡng 3.000 USD/ounce đang được “để mắt”.

Lực mua từ các thị trường tăng, kỳ vọng tiêu nội địa cán mốc giá mới

Giá tiêu hôm nay 17/9/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 152.000 - 156.000 đồng/kg.

Tổng thống Argentina xử lý “bom nợ” bằng liệu pháp sốc

Ngày 15/9, Tổng thống Argentina Javier Milei trình bày dự thảo ngân sách năm 2025 trước Quốc hội, nhấn mạnh mục tiêu xóa bỏ thâm hụt tài chính lâu năm của quốc gia.

Hơn 300 doanh nghiệp đại diện cho 12 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Vietnam Cycle 2024

Triển lãm Quốc tế Xe hai bánh Việt Nam lần thứ 9 (Vietnam Cycle 2024) sẽ diễn ra từ 26-28/9 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC),TP. Hồ Chí Minh, quy tụ các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp Xe đạp – Xe điện và linh phụ kiện từ khắp nơi trên thế giới để hợp tác, tìm hiểu các xu hướng mới và khám phá hành trình cho tương lai xanh.

Áp thuế khủng lên xe điện Trung Quốc, lộ điểm yếu “chí mạng” của Mỹ, Bắc Kinh vẫn đang dẫn đầu

Sau khi chính quyền Tổng thống Joe Biden mạnh tay tăng thuế quan đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc, một số mẫu xe vẫn rẻ hơn so với các xe điện của Mỹ. Điều này cho thấy những thách thức lớn mà xe điện của Mỹ đang phải đối mặt.

Mới nhất

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương

NDO - Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị số 34/CT-TTg về việc xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương. Chỉ thị nêu: Trong thời gian qua, việc triển khai các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, Chiến lược phát triển Chính phủ...

Giá dầu thế giới đồng loạt tăng

Giá xăng dầu hôm nay 17/9/2024 Ghi nhận trên Oilprice lúc 5h ngày 17/9/2024 (theo giờ Việt Nam), giá dầu WTI ở mốc 70,50 USD/thùng, tăng 2,10% (tương đương tăng 1,44 USD/thùng). Giá dầu WTI trên...

Việt Nam cần thích ứng với hoàn cảnh mới

“Chúng ta đã đi cùng thế giới văn minh, nỗ lực chia sẻ những giá trị tốt đẹp của nhân loại. Tuy nhiên, chúng ta tiến hành cải cách, chuyển sang kinh tế thị trường đến nay cấu trúc và cơ chế thị trường vẫn còn nhiều hạn chế” - TS. Trần Đình Thiên nói. Nền tảng kinh tế thị...

Vĩnh Long kỷ niệm 111 năm ngày sinh Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa

Đến dự có Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long Bùi Văn Nghiêm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời cùng lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long qua các thời kỳ, chính quyền địa phương và người thân của Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa. Tại buổi lễ, các đại biểu đã...

Mới nhất