Trang chủNewsThời sựNga có thể làm gì để dập tắt ngọn lửa chiến tranh?

Nga có thể làm gì để dập tắt ngọn lửa chiến tranh?


Theo bài viết trên trang web của Câu lạc bộ thảo luận Valdai, khi thảo luận về vai trò của Nga ở Trung Đông, có thể nhận thấy 3 điểm nổi bật. Thứ nhất, mối liên hệ của Moscow với khu vực có lịch sử lâu đời, từ nhiều thế kỷ trước, chủ yếu thông qua Cơ đốc giáo và Hồi giáo. Thứ hai, Nga có mối quan hệ mạnh mẽ và cân bằng với tất cả các bên tham gia chủ chốt trong khu vực: các nước Arập, Iran, Israel và Thổ Nhĩ Kỳ. Thứ ba, hợp tác giữa Moscow và Washington là phương thức tốt nhất để tăng cường an ninh trong khu vực.

Về mối liên hệ với khu vực, Nga đã có mối quan hệ văn hóa và lịch sử sâu sắc với các dân tộc Hồi giáo trong nhiều thế kỷ, khi vai trò của Nga ở Trung Đông gia tăng kể từ thế kỷ 19. Ban đầu, mối quan hệ này liên quan đến việc bảo vệ các cộng đồng Cơ đốc giáo chính thống. Sang thế kỷ 20, Moscow đã hỗ trợ cho người Arập trong cuộc chiến chống chủ nghĩa thực dân và sau đó là trong cuộc xung đột với Israel.

Về quan hệ của Nga với các nước chủ chốt trong khu vực, Moscow đã dần củng cố quan hệ với hầu hết các nước cộng hòa Arập từ những năm 1950. Mối quan hệ của Moscow với các chế độ quân chủ này không hoàn toàn thân thiện cũng không hoàn toàn thù địch. Hơn nữa, mặc dù Liên Xô đã trở thành một trong những quốc gia đầu tiên công nhận Israel vào năm 1948, nhưng mối quan hệ của nước này với Tel Aviv dần xấu đi do Israel xích lại gần phương Tây.

Trung Đông: Nga có thể làm gì để dập tắt ngọn lửa chiến tranh?
Hai cuộc xung đột đồng thời ở Gaza và Liban, cuộc tấn công tên lửa vào Israel của Iran đang khiến “lò lửa” Trung Đông nóng rực trong khi các giải pháp và sáng kiến ngoại giao trở nên mờ nhạt hơn bao giờ hết. Ảnh: AP

Bước đột phá thực sự đối với Moscow diễn ra vào năm 1955, khi chính quyền cách mạng non trẻ ở Ai Cập, do thất vọng vì Mỹ từ chối cung cấp vũ khí, đã tìm đến Liên Xô. Từ năm 1955 đến năm 1972, khi các cố vấn quân sự Liên Xô được yêu cầu rời khỏi Ai Cập, Moscow đã phát triển mối quan hệ cực kỳ chặt chẽ không chỉ với Ai Cập mà còn với Syria, Iraq, Algeria, Yemen và Libya. Không còn nghi ngờ gì nữa, sự hỗ trợ của Moscow dành cho các nước Arập trong cuộc xung đột với Israel đã đóng một vai trò quan trọng trong việc củng cố vị thế của các nước Arập ở cấp độ quốc tế. Cũng trong thời gian đó, quan hệ của Moscow với Iran, Israel và Thổ Nhĩ Kỳ gặp nhiều vấn đề do mối liên kết của họ với phương Tây thời Chiến tranh lạnh.

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Nga đã cố gắng duy trì mối quan hệ hữu nghị, mặc dù gián đoạn khoảng 15 năm sau chuyến thăm của Tổng thống Ai Cập Sadat tới Jerusalem, với hầu hết các nước cộng hòa Arập. Moscow đã biến mối quan hệ từng lạnh nhạt với các chế độ quân chủ này thành những mối quan hệ cùng có lợi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả hợp tác năng lượng và quân sự.

Với thắng lợi của cuộc Cách mạng Iran năm 1979, Moscow đã có thể hàn gắn quan hệ với Tehran. Kể từ đó, các mối quan hệ nhìn chung đã được cải thiện, và sự hợp tác gia tăng, đặc biệt là ở Syria. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Moscow đã có thể thiết lập mối quan hệ tốt đẹp hơn với cả Israel và Thổ Nhĩ Kỳ. Rõ ràng là trong thập kỷ qua, quan hệ với cả hai nước này – dù đôi khi bị gián đoạn – đã đạt đến mức cao lịch sử. Như vậy, mối quan hệ của Moscow với các bên tham gia chủ chốt trong khu vực đã được cải thiện rõ rệt so với thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Nga trong việc tăng cường an ninh ở Trung Đông

Thứ nhất, Moscow có lợi thế là mối quan hệ lịch sử lâu đời với các nước Trung Đông. Điều này luôn mang lại cho Nga sự hiểu biết sâu sắc và toàn diện vượt trội về một khu vực nằm gần biên giới với Nga và ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia của Nga.

Thứ hai, lợi thế này được củng cố bởi thực tế là, không giống như Mỹ, Moscow có quan hệ tốt với tất cả các bên tham gia chủ chốt trong khu vực. Trung Quốc cũng có lợi thế này, nhưng tỏ ra miễn cưỡng trong việc can dự với bất kỳ sáng kiến nào liên quan đến an ninh và ưu tiên tập trung vào thúc đẩy lợi ích kinh tế của mình.

Thứ ba, với việc mối quan hệ giữa Nga và Mỹ đang xấu đi do cuộc xung đột ở Ukraine, gần như khó có thể hình dung được bất kỳ sự hợp tác nào giữa hai nước ở Trung Đông trong thời gian tới. Tuy nhiên, bất chấp tình trạng tồi tệ trong quan hệ Mỹ-Nga, Moskcow vẫn có thể đóng góp quan trọng cho an ninh và ổn định ở Trung Đông, đồng thời mở đường cho giải pháp một khi hợp tác với Mỹ được khôi phục. Vai trò như vậy của Nga ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách, khi xét tới hậu quả sâu rộng và nghiêm trọng của tình hình thảm khốc ở Gaza và sự leo thang gần đây ở Liban.

Với cuộc chiến ở Gaza, mô hình cho một giải pháp khu vực đã thay đổi. Không còn là “Arập đối đầu với Israel” nữa, mà là phần còn lại của thế giới được chia thành nhóm người theo dõi từ bên ngoài và nhóm người ủng hộ một trong các bên ở mức độ này hay mức độ khác. Giờ đây, gần như toàn bộ cộng đồng quốc tế đang chống lại Israel và chỉ có một số ít bên ủng hộ nước này, bao gồm cả Mỹ. Nhưng ngay cả vấn đề này cũng có những thay đổi. Có thể nhận thấy điều đó khi tham khảo các nghị quyết được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua từ tháng 10/2023, trong đó mới nhất là vào ngày 18/9 (Nghị quyết ES-10/24 theo ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế, khi đó chỉ có 14 quốc gia bỏ phiếu ủng hộ Israel, 43 phiếu trắng và 124 phiếu chống lại nước này).

Nga có thể làm gì ở Trung Đông?

Tất nhiên, sẽ không thể có được một bước đột phá trong các vấn đề đang gây khó khăn cho khu vực, cho đến khi Nga-Mỹ khôi phục được sự hiểu biết lẫn nhau và hợp tác dưới hình thức nào đó. Vậy thì Nga có thể làm gì để cải thiện tình hình an ninh trong khu vực?

Thứ nhất, mối quan hệ của Nga với Israel chưa bao giờ tốt hơn, bất chấp những bước thụt lùi tạm thời do xung đột ở Ukraine. Điều đáng tiếc là dưới thời Chính quyền Israel hiện tại, triển vọng giải quyết vấn đề Hamas, chưa kể đến vấn đề Israel chiếm đóng các vùng lãnh thổ của Syria và Liban, là gần như bằng không. Mục tiêu tối đa có thể đạt được là một lệnh ngừng bắn, hỗ trợ nhân đạo, tạo điều kiện cho người dân Gaza trở về nhà và dỡ bỏ các biện pháp đang làm leo thang tình hình ở Bờ Tây. Ngoài ra, ưu tiên hàng đầu là nhanh chóng ngăn chặn các cuộc tấn công của Israel vào Liban và đảm bảo sự ổn định của biên giới Israel-Liban.

Thứ hai, Nga cũng có thể góp sức ở những địa bàn nước này trực tiếp tham gia, cụ thể là Syria, Libya, Sudan và Iran. Tình hình ở cả Libya và Sudan đều không thể giải quyết nhanh chóng do sự chia rẽ nội bộ sâu sắc dường như ngăn cản việc đạt được bất kỳ sự hiểu biết lẫn nhau nào. Moscow có quan hệ tốt với tất cả các bên liên quan, dù là ở địa phương hay khu vực, chủ yếu là với Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE). Nga cũng có liên lạc với các bên xung đột.

Syria và Iran nằm trong nhóm đặc biệt, mặc dù vì những lý do khác nhau. Nhưng quan trọng hơn, các nước này được kết nối với nhau, vì các bên tham gia chính ở Syria là Ankara và Tehran. Vấn đề loại bỏ sự hiện diện của Iran và Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria là rất quan trọng đối với sự ổn định lâu dài của đất nước, cũng như đối với mối quan hệ giữa Ankara và Tehran với các nước Arập.

Thứ ba, các vấn đề ưu tiên của Nga luôn là an ninh khu vực ở Trung Đông và chống phổ biến vũ khí hạt nhân. Mối quan hệ của Nga với Iran cũng có thể được tận dụng để giải quyết các vấn đề an ninh khu vực và toàn cầu. Để đạt được điều này, cần phải nối lại đàm phán với Iran theo hình thức P5+1, cũng như khởi động lại nỗ lực hình thành hệ thống an ninh khu vực. Việc thiết lập hệ thống như vậy đòi hỏi quá trình phức tạp và lâu dài và sẽ không thể thực hiện được trong tương lai gần.



Nguồn: https://congthuong.vn/chien-su-trung-dong-nga-co-the-lam-gi-de-dap-tat-ngon-lua-chien-tranh-353466.html

Cùng chủ đề

Tin đồn ‘ông Putin cho con trai đến Ukraine chiến đấu’ có chính xác?

Một số bài viết trên mạng xã hội những ngày qua lan truyền hình ảnh kèm thông tin Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cho con trai ra tiền tuyến trong chiến sự Ukraine. ...

Các nước NATO cân nhắc triển khai quân đội tới Ukraine

(Dân trí) - Các nhà lãnh đạo châu Âu đang xem xét khả năng triển khai quân đội tới Ukraine như một phần của thỏa thuận ngừng bắn với Nga, theo Washington Post. Báo Washington Post ngày 20/12 đưa tin, các cuộc thảo luận về việc triển khai quân đội của các nước thành viên NATO ở châu Âu tới Ukraine được cho là đang ở giai đoạn đầu.Các cuộc thảo luận diễn ra khi các thành viên NATO cân...

Ukraine tiếp tục dùng vũ khí Mỹ tấn công tầm xa, Nga trả đũa

Bộ Quốc phòng Nga ngày 20.12 tuyên bố đã tiến hành cuộc đáp trả đối với việc Ukraine sử dụng tên lửa do Mỹ và Anh cung cấp tấn công lãnh thổ Nga mới đây. ...

Nga không kích đáp trả dữ dội nhiều mục tiêu quân sự ở Ukraine

(CLO) Quân đội Nga đã tiến hành một loạt các cuộc tấn công trả đũa vào các mục tiêu quân sự ở Ukraine sau khi Kiev thực hiện cuộc tấn công tên lửa vào khu vực Rostov của Nga, sử dụng vũ khí do Mỹ và Vương quốc Anh cung cấp....

Ukraine thừa nhận khó giành lại lãnh thổ, cần sự đảm bảo an ninh của phương Tây

(CLO) Tổng thống Volodymyr Zelenskyy thừa nhận rằng Ukraine không đủ khả năng quân sự để giành lại các vùng lãnh thổ mà Nga đã kiểm soát. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bạc phục hồi trở lại sau nhiều phiên giảm liên tiếp

Giá bạc hôm nay (22/12), biến động từ đồng USD, giá bạc trong nước và thế giới đều tăng trở lại. Giá bạc hôm nay tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý, giá bạc niêm yết ở mức 1.098.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.132.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Ngoài ra, theo khảo sát tại các địa điểm giao dịch khác ở Hà Nội, giá bạc có xu hướng tăng, hiện được niêm yết ở...

Giá dầu giảm 3% trong tuần

Giá xăng dầu hôm nay 22/12/2024: Giá dầu thế giới đã giảm 3% trong tuần qua do đồng USD tăng mạnh và lo ngại về nhu cầu của Trung Quốc Giá xăng dầu hôm nay ngày 22/12/2024 Ghi nhận trên Oilprice lúc 4h30 ngày 22/12/2024 (theo giờ Việt Nam), giá dầu WTI ở mốc 69,58 USD/thùng, tăng 0,12% (tương đương tăng 0,08USD/thùng). ...

Giá tiêu trong nước hôm nay giảm nhẹ

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 22/12/2024, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 22/12. Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay được cập nhật lúc 4h30 sáng ngày 22/12/2024 như sau, giá tiêu trong nước duy trì ổn định và giảm nhẹ so với phiên giao dịch trước, mức giảm 500 -...

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho hàng trăm người dân nghèo

Hơn 300 người dân vùng cao Gia Lai vui mừng khi được các bác sĩ khám, cấp thuốc miễn phí. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm chia sẻ những khó khăn với bà con. Ngày 21/12, hơn 300 người dân có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách ở trên địa bàn xã Ia Lâu (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã được các bác sĩ trẻ của Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai...

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, quá trình tinh gọn bộ máy sẽ là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm vị trí việc làm mới phù hợp hơn với năng lực. Tinh gọn bộ máy là chủ trương lớn, đang quyết liệt được triển khai nhằm hướng tới việc nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống hành chính. Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Lịch thi đấu Việt Nam – Myanmar hôm nay: Thầy trò HLV Kim Sang-sik không được phép thua

Đội tuyển VN dưới sự dẫn dắt của HLV Kim Sang-sik không được phép thua Myanmar ở trận đấu cuối bảng B giải AFF Cup 2024 diễn ra lúc 20 giờ tối nay (21.12) trên sân Việt Trì (Phú Thọ; trực tiếp trên VTV5, FPT Play) Trận ra mắt của Xuân Son trong màu áo đội tuyển Trận hòa 1-1 hú vía tại Philippines khiến kế hoạch sớm đoạt ngôi đầu bảng B của đội tuyển VN (7 điểm) bị ảnh hưởng...

HLV Kim Sang-sik làm điều giống ông Troussier, đội hình Việt Nam gặp Philippines dần bật mí?

Trước trận gặp đội tuyển Philippines ở lượt đấu thứ 4 AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik đang tỏ ra rất tự tin. Bằng chứng là những buổi tập gần nhất, nhà cầm quân người Hàn Quốc sẵn sàng dùng áo bib để chia nhóm cho đội tuyển Việt nam. Dưới thời HLV Park Hang-seo, bóng đá Việt Nam đạt được nhiều thành công ở cấp đội tuyển quốc lẫn đội U.23, Olympic. Tuy nhiên, trong các buổi tập, ông Park Hang-seo chỉ chia áo bib cho đội...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Dự đoán kết quả AFF Cup 2024 – đội tuyển Việt Nam đấu Myanmar: Sẽ chiến thắng!

Đội tuyển Việt Nam được đặt niềm tin vào chiến thắng trước đội tuyển Myanmar ở lượt trận cuối bảng B, AFF Cup 2024 diễn ra hôm nay. Niềm tin chiến thắng 20 giờ hôm nay trên sân Việt Trì (Phú Thọ), đội tuyển Việt Nam tiếp đón đội tuyển Myanmar ở lượt trận cuối bảng B, AFF Cup 2024 trong khi ở trận cùng giờ, đội tuyển Indonesia đối đầu Philippines. Nguyễn Xuân Son sẵn sàng "cháy" hết mình cùng đội tuyển Việt Nam trước Myanmar ẢNH: VFF Cục...

Cùng chuyên mục

Tàu không số trong ký ức anh hùng Hồ Đắc Thạnh: 3 lần chi viện quê hương

Mỗi lần chỉ huy tàu không số chở vũ khí chi viện chiến trường miền Nam, đi qua vùng biển miền Trung, lòng vị thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh (quê Phú Yên) lại trĩu nặng. Nhiều lần ông chỉ về đất liền rồi nói với đồng đội, đôi khi tự nói với chính mình: "Phía mặt trời lặn, nơi đó là quê hương tôi". Ông ước ao được một lần nhận lệnh chở vũ khí về chi viện cho...

Metro định tuyến lại đường đi học, đi làm

Ngày 22-12-2024 không chỉ đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hạ tầng giao thông của TP.HCM mà sẽ là ngày mới được chờ đợi bấy lâu, ngày thay đổi cuộc sống của bao người, bao gia đình. Sáng nay (22-12) các nhà ga thuộc tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên bắt đầu đón khách - Ảnh: C.TUẤN Tuyến đường 20km từ Thủ Đức vào khu vực trung tâm TP sẽ rất gần với metro và các...

Viết tiếp trang sử hào hùng trong thời kỳ mới

Hôm nay, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vui mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12), trong bối cảnh công cuộc đổi mới đất nước đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, cả nước đang nỗ lực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Quân đội từ...

FIFA: Thấy Xuân Son là biết Xuân sang

Ngay sau chiến thắng tưng bừng của ĐT Việt Nam trước Myanmar, trang fanpage của LĐBĐ Thế giới (FIFA) đã gửi lời chúc mừng đầy hóm hỉnh đến Xuân Son. Tuyển Việt Nam tiếp đón Myanmar ở trận đấu cuối cùng vòng bảng ASEAN Cup 2024 (AFF Cup) với việc tung ra sân chân sút nhập tịch Nguyễn Xuân Son. Hơn ai hết, tiền đạo gốc Brazil là người háo hức đến mức nào khi được khoác lên mình màu áo đỏ,...

Quân đội Nhân dân Việt Nam: Những mốc son trong chặng đường 80 năm xây dựng và phát triển

Trong hành trình 80 năm xây dựng và phát triển, Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam anh hùng đã để lại nhiều dấu ấn nổi bật đối với lịch sử của đất nước và quốc tế. LỜI TÒA SOẠN Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), báo VietNamNet trân trọng gửi tới quý độc giả những bài...

Mới nhất

Chiến sĩ Lữ đoàn 242 vững tay súng, chắc tinh thần người lính Bộ đội Cụ Hồ

(Dân trí) - Các chiến sĩ Tiểu đoàn Cô Tô, Lữ đoàn 242 (Quân khu 3) vẫn luôn tích cực tập luyện không kể ngày hay đêm, bảo vệ vững chắc tuyến đảo Đông Bắc của Tổ quốc. Đóng quân trên địa bàn biên giới, biển, đảo, có vị trí đặc biệt quan trọng, Tiểu đoàn đảo Cô Tô thuộc...

Quân đội Nhân dân Việt Nam: Những mốc son trong chặng đường 80 năm xây dựng và phát triển

Trong hành trình 80 năm xây dựng và phát triển, Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam anh hùng đã để lại nhiều dấu ấn nổi bật đối với lịch sử của đất nước và quốc tế. LỜI TÒA SOẠN Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm...

Ngoại giao văn hóa: 2024 là năm “bội thu” của ngoại giao văn hóa Việt Nam

Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa. Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, ông Lăng Đức Quyền (Ling...

Quân đội nhân dân Việt Nam: Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang

80 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và chiến thắng, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn là lực lượng nòng cốt cùng toàn Đảng, toàn dân làm nên những chiến thắng vĩ đại. Bản chất cao đẹp, truyền thống hào hùng Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban...

Mới nhất