Trang chủNewsThế giớiNga cảnh báo về viện trợ F-16 cho Ukraine, Thái Lan chưa...

Nga cảnh báo về viện trợ F-16 cho Ukraine, Thái Lan chưa bầu được thủ tướng



Báo Mỹ tiết lộ ý định bất ngờ của ông Zelensky, Hàn Quốc-Australia thảo luận tổ chức Đối thoại 2+2 … là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.

(07.13) Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và người đồng cấp Mỹ Joe Biden cùng lãnh đạo một số nước NATO tại Hội nghị thượng đỉnh của liên minh ngày 12/7 ở Vilnus, Lithuania. (Nguồn: New York Times)
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và người đồng cấp Mỹ Joe Biden cùng lãnh đạo một số nước NATO tại Hội nghị thượng đỉnh của liên minh ngày 12/7 ở Vilnus, Lithuania. (Nguồn: New York Times)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

* Nga: Máy bay chiến đấu F-16 ở Ukraine là mối đe dọa “hạt nhân”: Ngày 13/7, Bộ Ngoại giao Nga dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov quả quyết: “Chúng tôi sẽ coi việc Các lực lượng vũ trang Ukraine có các hệ thống như vậy (máy bay chiến đấu F-16) là mối đe dọa từ phương Tây trong lĩnh vực hạt nhân”.

Trước đó, một số nước phương Tây đã để ngỏ khả năng chuyển giao máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine trong năm sau. Tuy nhiên, hiện chưa rõ thời điểm cụ thể và quốc gia nào sẽ chuyển giao phương tiện chiến đấu này cho Kiev. (AFP)

* Ukraine bắn hạ nhiều UAV và tên lửa Nga: Ngày 13/7, người phát ngôn Lực lượng Không quân Ukraine, ông Yuriy Ignat cho biết: “Đêm ngày 12/7, chúng tôi có một chiến dịch phòng không thành công khi bắn hạ 20 máy bay không người lái (UAV) Shahed, đồng thời đánh chặn hai tên lửa hành trình Kalibr”. Đây là đêm thứ ba liên tiếp trong đợt tấn công vào Kiev và một số nơi khác ở Ukraine. (AFP)

* Báo Mỹ: Ông Zelensky từng dọa không dự họp Hội đồng Ukraine-NATO: Ngày 13/7, New York Times dẫn lời một quan chức giấu tên tiết lộ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky từng dọa sẽ không dự cuộc họp đầu tiên của Hội đồng Ukraine-NATO. Bài báo viết: “Mặc dù ông Zelensky đã giảm bớt các tuyên bố công khai của mình trong ngày 12/7, nhưng ngay từ tối 11/7, ông Zelensky đã đe dọa không tham dự cuộc họp đầu tiên của Hội đồng Ukraine-NATO”.

Cụ thể, nhà lãnh đạo này và các đối tác Đông Âu “kỳ vọng nhiều hơn” từ Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đặc biệt là xác định thời điểm cụ thể để Kiev gia nhập liên minh quân sự này. Tổng thống Zelensky cho rằng lập trường của NATO đã “xúc phạm” Ukraine. Trước đó, trong thông cáo chung hôm 11/7, các nước thành viên đã xác nhận ý định đơn giản hóa thủ tục gia nhập NATO cho Ukraine. Tuy nhiên, họ cũng không nêu thời điểm cụ thể để Ukraine chính thức trở thành thành viên liên minh, nhấn mạnh triển vọng này chỉ có thể trở thành hiện thực sau khi xung đột kết thúc. (New York Times)

* Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ Ukraine thông qua hợp tác với Ba Lan: Ngày 13/7, trả lời phỏng vấn nhật báo Rzeczpospolita (Ba Lan) trước thềm chuyến thăm Warsaw, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol nêu rõ: “Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ Ukraine thông qua hợp tác chặt chẽ với Ba Lan, một trong những quốc gia tham gia hỗ trợ Kiev hàng đầu ở châu Âu”. Ông nhấn mạnh, Seoul sẽ tăng cường hỗ trợ cho Kiev, trong đó có các dự án tái thiết ở Ukraine.

Về quan hệ song phương, ông Yoon nhận định: “Mối quan hệ đối tác giữa Hàn Quốc và Ba Lan hiện vượt ra ngoài khuôn khổ kinh tế và thương mại”. Nhà lãnh đạo này đánh giá Ba Lan đã trở thành một trong các đối tác thặng dư thương mại lớn nhất của Hàn Quốc, chủ yếu nhờ vào xu hướng tăng trưởng xuất khẩu công nghiệp quốc phòng. Ông hy vọng hợp tác quốc phòng song phương sẽ được mở rộng hơn nữa để bao trùm cả lĩnh vực nghiên cứu và phát triển chung.

Ba Lan, quốc gia có chung đường biên giới với Ukraine, đã đi đầu trong những nỗ lực vận động hành lang nhằm áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga và thể hiện lập trường ủng hộ về chính trị, kinh tế và quân sự mạnh mẽ cho Kiev. (Yonhap)

* Bộ trưởng Australia hoài nghi việc gửi máy bay chiến đấu cho Ukraine: Ngày 12/7, phát biểu trên đài ABC News (Australia), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng nước này Richard Marles nói: “Máy bay trở thành một vấn đề phức tạp hơn nhiều. Tình hình liên quan đến máy bay khá phức tạp, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục đối thoại với Ukraine xung quanh vấn đề này”. Theo ông, những gì Canberra cung cấp và triển khai cần phải “thiết thực và tạo ra sự khác biệt”.

Trong khi đó, các chuyên gia dự báo bất kỳ thỏa thuận nào về việc Australia gửi máy bay chiến đấu đến Ukraine đều sẽ xảy tranh cãi liên quan đến ngoại giao và hậu cần, cũng như khó có thể đạt được kết quả cuối cùng một cách nhanh chóng.

Trước đó, bên lề Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Lithuania, Australia đã cam kết gửi thêm cho Ukraine 30 xe bộ binh bọc thép Bushmaster trị giá 67 triệu USD. Tuy nhiên, chính quyền Kiev cũng yêu cầu được biết thông tin về tình trạng của hàng chục máy bay chiến đấu F-18 đã nghỉ hưu của Australia, loại máy bay có thể mang lại sức mạnh lớn trước ưu thế hiện tại của không quân Nga. (ABC News)

TIN LIÊN QUAN
Gia hạn thỏa thuận ngũ cốc: Nga nói chưa nghe thấy bất kỳ đề xuất mới nào, ý tưởng của LHQ là gì?

Đông Nam Á

* Thái Lan chưa bầu được thủ tướng: Chiều ngày 13/7, Quốc hội Thái Lan, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Wan Muhamad Noor Matha, đã bỏ phiếu để bầu thủ tướng. Ông Pita Limjaroenrat, lãnh đạo đảng Tiến bước (MFP), là ứng cử viên thủ tướng duy nhất được đề cử.

Sau khi kết thúc phiên tranh luận buổi chiều, từng nghị sĩ và thượng nghị sĩ được gọi tên đã bỏ phiếu miệng bầu thủ tướng. Kết quả, ông Pita đã giành được 322 phiếu ủng hộ, 182 phiếu chống và 197 phiếu trắng. Theo Hiến pháp Thái Lan, ứng viên cần có tối thiểu 376/750 phiếu để đứng ra thành lập một chính phủ mới.

Nhận định về kết quả này, Chủ tịch Quốc hội Thái Lan Wan Muhamad Noor Matha cho biết ông Pita vẫn có thể được đề cử vài lần nữa. Dự kiến, lịch bầu thủ tướng tiếp theo sẽ được Quốc hội triệu tập ngày 19 và 20/7 tới. (Bangkok Post)

* Hàn Quốc cam kết mở rộng quan hệ đối tác với ASEAN: Ngày 13/7, trong cuộc họp với các bộ trưởng ngoại giao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Jakarta, Ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin cho hay Seoul có kế hoạch “làm sâu sắc và mở rộng quan hệ đối tác của chúng tôi với ASEAN” thông qua Sáng kiến Đoàn kết Hàn Quốc-ASEAN (KASI).

Ông nhấn mạnh: “Một phần của những nỗ lực này sẽ đạt đến đỉnh cao trong thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Hàn Quốc năm tới, nhân kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ đối thoại”. (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Bầu cử Campuchia và Thái Lan: Bên đã tỏ, bên chưa tường

Nam Thái Bình Dương

* Hàn Quốc và Australia xem xét tổ chức Đối thoại 2+2: Ngày 13/7, một số nguồn tin cho biết Hàn Quốc đang xem xét khả năng tổ chức Đối thoại 2+2 với Australia tháng 10/2023. Mới đây, Ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin đã tiến hành tham vấn song phương với người đồng cấp Australia Penny Wong bên lề hội nghị cấp cao ASEAN. Theo giới chức Seoul, Hàn Quốc và Australia nhất trí tăng cường hợp tác song phương và liên lạc chiến lược nhằm hỗ trợ hòa bình và thịnh vượng ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Tìm kiếm đột phá cho sức mạnh không quân, Ukraine muốn có lô máy bay chiến đấu F-18 của Australia

Đông Bắc Á

* G7 chỉ trích Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo: Tuyên bố chung ngày 13/7 của ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) nhấn mạnh: “Chúng tôi… chỉ trích mạnh mẽ nhất việc Triều Tiên phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa khác vào ngày 12/7… Những vụ phóng này làm dấy lên mối đe dọa nghiêm trọng tới hòa bình và ổn định của khu vực và quốc tế, đồng thời làm suy yếu cơ chế không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu”. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Triều Tiên xác nhận thử ICBM Hwasong-18

Trung Á

* Armenia chỉ trích tình trạng phong tỏa Karabakh trước hòa đàm: Ngày 13/7, phát biểu tại cuộc họp nội các, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan nhấn mạnh: “Liên quan đến việc phong tỏa bất hợp pháp Hành lang Lachin và cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng sâu sắc, phán quyết mang tính ràng buộc của Tòa Trọng tài quốc tế (ICJ) đã tạo ra khả năng đoàn kết quốc tế lớn hơn nhằm ngăn chặn chính sách thanh trừng sắc tộc của Azerbaijan tại Karabakh”.

Người đứng đầu chính phủ Armenia cũng thông báo vòng đàm phán tiếp theo giữa ông với Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev sẽ được tổ chức ngày 15/7 tại Brussels dưới sự trung gian của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel.

Trong tuần này, Azerbaijan cho biết đã tạm thời đóng con đường duy nhất nối khu vực ly khai của mình với Armenia, đồng thời cáo buộc chi nhánh Armenia của Tổ chức Chữ thập Đỏ buôn lậu. Động thái này đã làm dấy lên mối quan ngại về một cuộc khủng hoảng nhân đạo tại khu vực Nagorno-Karabakh đầy bất ổn, nơi theo giới chức khu vực li khai này, đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực và người dân địa phương không được tiếp cận dịch vụ y tế. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Mỹ hối thúc Armenia-Azerbaijan tiếp bước trên con đường đối thoại

Châu Âu

* Đoàn xe Wagner di chuyển về hướng Moscow: Ngày 13/7, viết trên kênh Telegram, phóng viên chiến trường Alexander Kots nêu rõ: “Lực lượng quân sự tư nhân Wagner dường như đã bắt đầu tái triển khai từ các trại dã chiến. Một đoàn xe dài không có thiết bị hạng nặng đang di chuyển dọc theo đường cao tốc M4 về phía Moscow, có cảnh sát tháp tùng”.

Các xe buýt gắn biển số Belarus được nhìn thấy xuất hiện trong đoàn xe, điều này có thể chỉ ra điểm đến của Wagner. Tuy nhiên, hiện chưa có thông tin chính thức về kế hoạch tái triển khai lực lượng này.

Trước đó một ngày, Bộ Quốc phòng Nga thông báo đã hoàn tất việc tiếp nhận vũ khí, trang thiết bị các đơn vị Wagner, Theo đó, hơn 2.000 trang thiết bị, vũ khí, bao gồm xe tăng chiến đấu chủ lực, hệ thống phóng tên lửa đa nòng, pháo tự hành, hệ thống phòng không và các xe chiến đấu nhiều loại đã được bàn giao. Quân đội Nga cũng tiếp nhận 20.000 vũ khí loại nhỏ và 2.500 tấn đạn dược. (Avia pro)

* Thượng viện Czech phê chuẩn Hiệp đnh hợp tác quốc phòng với Mỹ: Ngày 13/7, với số phiếu tán thành 66/72, Thượng viện Czech đã phê chuẩn Hiệp định Czech-Mỹ về hợp tác quốc phòng (DCA).

Phát biểu sau cuộc bỏ phiếu, Bộ trưởng Quốc phòng Czech Jana Cernochova nhấn mạnh trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine diễn ra không xa biên giới nước này, “việc tăng cường hợp tác quốc phòng với Mỹ là vì lợi ích an ninh của Czech”.

Tuy nhiên, quan chức này khẳng định DCA “không trao cho các lực lượng vũ trang Mỹ quyền ở lại lãnh thổ Czech”, nhắc lại rằng “việc lưu trú của các binh sĩ hoặc đơn vị cụ thể của Mỹ phải được chính phủ và quốc hội Czech chấp thuận”.

DCA dài khoảng 40 trang, đề cập nhiều lĩnh vực có thể liên quan đến khả năng hiện diện của quân đội Mỹ tại Czech hoặc hợp tác giữa lực lượng vũ trang hai nước tại Czech. Theo kế hoạch, sau khi được Thượng viện phê chuẩn, tài liệu này sẽ tiếp tục được Hạ viện Czech thông qua một lần nữa vào ngày 19/7 tới, trước khi được đệ trình lên Tổng thống Petr Pavel để xem xét kí phê chuẩn chính thức.

Hiện hầu hết các thành viên NATO đều đã kí thỏa thuận quốc phòng hoặc văn bản tương tự với Mỹ. Czech là nước duy nhất ở phía Đông NATO chưa làm điều này. (TTXVN)

* Tổng thống MỹPhần Lan hội đàm về quan hệ song phương: Ngày 13/7, phát biểu trước hội đàm với người đồng cấp chủ nhà Sauli Niinisto tại Helsinki, Phần Lan, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định hai nước chia sẻ chung các giá trị dân chủ. Ông nhấn mạnh Phần Lan sẽ mang lại “giá trị phi thường” cho NATO và: “Tôi nghĩ rằng chưa bao giờ NATO lại mạnh mẽ như ở hiện tại. Cùng nhau, chúng ta đại diện cho những giá trị dân chủ chung”.

Về phần mình, Tổng thống Niinisto cho biết, Phần Lan đang “bước vào một kỷ nguyên mới và an toàn hơn” khi gia nhập NATO. Đồng thời, ông cho rằng người đồng cấp Mỹ đã “tạo ra sự đoàn kết” tại Hội nghị thượng đỉnh Vilnus, vốn tập trung vào vấn đề Ukraine.

Theo Văn phòng Tổng thống Phần Lan, trong cuộc hội đàm chính thức, hai nhà lãnh đạo thảo luận về hợp tác an ninh, môi trường và công nghệ. Thủ tướng Phần Lan dự kiến có cuộc hội đàm chính thức với Tổng thống Biden.

Sau cuộc hội đàm, hai tổng thống sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh với lãnh đạo các quốc gia Bắc Âu gồm Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy và Iceland. Đây là hội nghị thượng đỉnh lần thứ ba của lãnh đạo năm nước Bắc Âu với Tổng thống Mỹ, sau các hội nghị năm 2013 tại Stockholm và 2016 tại Washington. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Mới gia nhập NATO, Phần Lan tuyên bố trục xuất 9 nhà ngoại giao Nga

Trung Đông-Châu Phi

* Hội nghị thượng đỉnh các quốc gia láng giềng của Sudan: Ngày 13/7, Hội nghị thượng đỉnh các quốc gia láng giềng của Sudan đã khai mạc tại thủ đô Cairo, Ai Cập để thảo luận giải pháp cho cuộc xung đột đang diễn ra giữa Lực lượng vũ trang Sudan (SAF) và Các Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) ở Sudan.

Hội nghị do Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi chủ trì, với sự tham dự của lãnh đạo các nước Chad, Cộng hòa Trung Phi, Eritrea, Ethiopia, Libya và Nam Sudan.

Trong một tuyên bố, lãnh đạo nước chủ nhà cho biết, các đại biểu tham hội nghị sẽ nỗ lực thúc đẩy các cơ chế hiệu quả để giải quyết cuộc xung đột ở Sudan một cách hòa bình, cùng với các nỗ lực khác của khu vực và quốc tế. Tổng thống El-Sisi nhấn mạnh, xung đột ở Sudan đã phá hủy các thể chế và tác động tiêu cực đến tình hình nhân đạo tại đây. Nhà lãnh đạo Ai Cập kêu gọi các bên xung đột ở Sudan ngừng leo thang căng thẳng, khởi động tiến trình đàm phán và mở các hành lang an toàn để bảo đảm người dân Sudan được tiếp cận hàng cứu trợ nhân đạo.

Cũng tại hội nghị, Tổng thống Eritrea Isaias Afwerki đã lên tiếng bác bỏ sự can thiệp của nước ngoài vào Sudan. Đồng thời, ông nêu rõ “không có lý do nào biện minh cho điều này trong xung đột hiện nay ở Sudan”.

Kể từ ngày 15/5, Sudan đã chứng kiến các cuộc giao tranh đẫm máu giữa SAF và RSF ở Khartoum và các khu vực khác, với hai bên cáo buộc nhau khơi mào xung đột. Nhiều nước đã sơ tán công dân khỏi thủ đô Sudan. Cho đến nay, Mỹ và Saudi Arabia đã nỗ lực làm trung gian hòa giải giữa hai bên. Tuy nhiên, các lệnh ngừng bắn song phương thường bị vi phạm hoặc chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. (AP)





Nguồn

Cùng chủ đề

Ném chất nổ làm hơn 50 người thương vong giữa hội chợ Thái Lan

Bangkok Post ngày 14.12 đưa tin cảnh sát Thái Lan vừa bắt giữ 2 nghi phạm thiếu niên sau vụ tấn công bằng chất nổ vào hội chợ thường niên khiến hơn 50 người thương vong. ...

Có gì trong cuộc hội đàm mới nhất giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ủng hộ Thái Lan gia nhập BRICS và đăng cai tổ chức các cuộc họp của các tổ chức khu vực, chẳng hạn như Đối thoại hợp tác châu Á (ACD) và Hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC).

Israel và Iran tiếp tục “ăn miếng, trả miếng”, Mỹ quyết định một việc liên quan đến quân sự

Mỹ đã quyết định điều phi đội F-16 đóng tại Đức đến Trung Đông trong bối cảnh căng thẳng Israel và Iran từng bước leo thang.

WB lập quỹ hỗ trợ, Ukraine huấn luyện phiến quân chống lại Wagner, Nga phản công giai đoạn 2 ở tỉnh Kursk

Ban điều hành Ngân hàng thế giới (WB) ngày 10/10 bỏ phiếu thông qua việc thành lập một quỹ trung gian tài chính (FIF) để hỗ trợ Ukraine, trong bối cảnh Kiev và Moscow giao tranh khốc liệt.

Thủ tướng Thái Lan muốn phát triển quan hệ với Việt Nam lên tầm cao mới

(Dân trí) - Nhấn mạnh Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng của Thái Lan tại khu vực Đông Nam Á, nữ Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra mong muốn sớm phát triển quan hệ với Việt Nam lên tầm cao mới. Thông điệp này được Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đưa ra trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Thủ đô Vientiane (Lào) ngày 9/10, nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN. Hài...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề trọng tâm: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, tăng cường bình đẳng giới trong chuyển đổi số trong phát triển kinh tế. Sáng 18/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải...

Bao giờ thi học kỳ I năm học 2024-2025?

Theo hướng dẫn về Khung thời gian năm học 2024-2025 của Bộ GD&ĐT, các trường trên cả nước sẽ kết thúc học kỳ I trước ngày 18/1/2025.

Tổng thống Argentina yêu cầu Venezuela trả tự do cho binh sĩ bị bắt giữ

Tổng thống Argentina Javier Milei ngày 17/12 đã yêu cầu chính quyền Venezuela trả tự do ngay lập tức cho một binh sĩ Argentina bị bắt hồi đầu tháng.

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

HĐBA ra thông cáo về tình hình Syria, kêu gọi các láng giềng kiềm chế, UNHCR hối thúc bảo vệ dân thường

Cuộc xung đột ở Syria vẫn chưa kết thúc ngay cả sau khi Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ.

Bài đọc nhiều

Nga điều tra vụ tướng quân đội thiệt mạng, ông Assad có tuyên bố đầu tiên, Thụy Sỹ sắp tổ chức hội nghị hoà...

Trung Quốc bác bỏ cáo buộc liên quan đến Hoàng tử Anh, Hàn Quốc áp thêm trừng phạt Nga, Triều Tiên, EU cấp thêm 1 tỷ USD cho Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến Syria, Iran bán đấu giá tàu chở dầu bị tịch thu… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Tàu chiến Mỹ quay lại căn cứ Ream ở Campuchia sau 8 năm

Hôm nay (13.12), Bộ Quốc phòng Campuchia thông báo về chuyến thăm căn cứ hải quân Ream vào tuần sau của tàu tác chiến ven bờ USS Savannah thuộc Hải quân Mỹ, đánh dấu sự quay lại của tàu chiến Mỹ sau 8...

Bang Texas, Mỹ thành lập quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược

Ngày 12/12, cơ quan lập pháp bang Texas đã đưa ra dự luật, cho phép bang lớn thứ hai của Mỹ này bắt đầu xây dựng quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược, nhận thuế, phí và quyên góp bằng Bitcoin. Đồng tiền điện tử Bitcoin. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Phát biểu trên mạng xã hội X, Hạ nghị sĩ Giovanni Capriglione cho biết đã đệ trình một dự luật tại cơ quan lập pháp bang Texas, nhằm thành lập quỹ dự...

Nga nói sắp đạt mục tiêu tại Ukraine

Giám đốc Cơ quan Tình báo nước ngoài Nga (SVR) Sergei Naryshkin cho biết Moscow sắp đạt mục tiêu tại Ukraine và quân đội Kyiv đang bên bờ sụp đổ. ...

Nga công bố vaccine có thể tiêu diệt hoàn toàn các khối u

Một loại vaccine ung thư được sáng chế ở Nga có thể tiêu diệt hoàn toàn các khối u. Theo Bộ Y tế Nga, sau các thử nghiệm tiền lâm sàng mang lại an toàn và hiệu quả cao, vaccine ung thư dự kiến sẽ được công bố và tiến hành thử nghiệm lâm sàng cùng các nhóm nghiên cứu vào đầu năm 2025. Theo bác sĩ đầu ngành ung thư của Bộ Y tế Nga Andrey Kaprin, EnteroMix - tên...

Cùng chuyên mục

Tổng thống Argentina yêu cầu Venezuela trả tự do cho binh sĩ bị bắt giữ

Tổng thống Argentina Javier Milei ngày 17/12 đã yêu cầu chính quyền Venezuela trả tự do ngay lập tức cho một binh sĩ Argentina bị bắt hồi đầu tháng.

Trung Quốc nghiên cứu phát triển kỹ thuật mới để chiết xuất uranium từ nước biển

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng sáp để tạo ra các hạt gel gốc nước có khả năng tách uranium khỏi nước biển, một giải pháp mới nhằm cung cấp năng lượng cho các nhà máy điện hạt nhân từ đại...

HĐBA ra thông cáo về tình hình Syria, kêu gọi các láng giềng kiềm chế, UNHCR hối thúc bảo vệ dân thường

Cuộc xung đột ở Syria vẫn chưa kết thúc ngay cả sau khi Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ.

Mỹ giải mã hiện tượng UAV bí ẩn

Tổng thống Mỹ Joe Biden và các cơ quan chính phủ đang trấn an người dân sau liên tiếp các vụ phát hiện máy bay không người lái (UAV) bí ẩn gần đây trên lãnh thổ Mỹ. ...

Trung Quốc lập kỷ lục thế giới mới về đi bộ ngoài không gian

Các phi hành gia trên tàu vũ trụ Thần Châu 19 của Trung Quốc đã hoàn thành chuyến đi bộ ngoài không gian với thời gian dài nhất thế giới. ...

Mới nhất

Sơn La đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP góp phần xây dựng nông thôn mới

Trong những năm qua, tỉnh Sơn La đã tập trung đẩy mạnh triển khai Chương trình OCOP nhằm tạo nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, có thương hiệu, vừa góp phần giảm nghèo, vừa thúc đẩy xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Mường La là huyện có diện tích vùng trồng cây ăn quả lớn của...

Chân dung 6 Phó chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam khóa IX

Hội nghị lần thứ nhất Ủy ban Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã hiệp thương cử 6 cá nhân giữ chức Phó chủ tịch T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam khóa IX. Chiều 17.12, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội) đã diễn ra Hội nghị lần thứ...

Làm rõ vụ nam sinh lớp 10 bị kéo vào nhà vệ sinh đánh hội đồng, nhập viện

Nam sinh lớp 10 đi học về bị nhóm người lạ mặt và học sinh lớp 11 kéo vào nhà vệ sinh của trường đánh hội đồng ngất xỉu, phải nhập viện cấp cứu. ...

An Khang triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Chuỗi nhà thuốc An Khang - một thành viên của Thế Giới Di Động - đã thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe, tặng quà miễn phí cho người dân khó khăn. ...

Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn thăm, chúc mừng Hội thánh Tin lành Việt Nam

Kinhtedothi - Ngày 18/12, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã thăm, chúc mừng Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) tại phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024. Thay mặt lãnh đạo TP Hà Nội, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn gửi lời...

Mới nhất