Ảnh: Sputnik/Sergei Savostyanov/Reuters sưu tầm.
Trước đó, hôm 10/7, Mỹ tuyên bố có thể bắt đầu triển khai tên lửa tầm xa tại Đức bắt đầu từ năm 2026 nhằm chuẩn bị cho kế hoạch triển khai dài hạn, bao gồm các loại tên lửa SM-6, Tomahawk và các loại vũ khí siêu thanh thử nghiệm.
Trong bài phát biểu trước các thủy thủ tới từ Nga, Trung Quốc, Algeria và Ấn Độ nhân ngày tôn vinh lực lượng Hải quân Nga tại St Petersburg, Tổng thống Putin đưa ra cảnh báo quyết định này của Mỹ có thể châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng tên lửa tương tự như thời kỳ chiến tranh lạnh.
Tổng thống Putin cho biết: “Thời gian bay của những tên lửa này tới mục tiêu tại lãnh thổ của Nga khoảng 10 phút và trong tương lai chúng có thể mang đầu đạn hạt nhân. Để đáp trả quyết định này từ Mỹ, nước Nga sẽ thực hiện các biện pháp tương tự và triển khai vũ khí xung quanh các quốc gia đồng minh của Mỹ tại châu Âu và các khu vực khác trên thế giới”. Năm 2022, ông Putin đã phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Ukraine và các nước phương Tây cam kết chống lại Nga, sau khi Nga giành quyền kiểm soát khoảng 18% lãnh thổ Ukraine, bao gồm Crimea, và một số khu vực tại 4 vùng miền Đông Ukraine.
Chiến tranh Lạnh
Các nhà ngoại giao Nga và Mỹ cho biết quan hệ hai nước đang ở mức vô cùng tồi tệ, thậm chí tình hình còn tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962. Cả Moscow và Washington đã hối thúc giảm leo thang khủng hoảng nhưng hành động của cả hai bên đều trái ngược.
Ông Putin khẳng định Mỹ đang làm gia tăng căng thẳng và đã triển khai hệ thống tên lửa Typhon tại Đan Mạch và Philippines. Tổng thống Nga cũng so sánh kế hoạch này với quyết định của NATO về triển khai các bệ phóng tên lửa Pershing II tại Tây Âu vào năm 1979.
“Tình hình hiện nay tương tự những diễn biến trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, khi Mỹ triển khai tên lửa tầm xa Pershing đến châu Âu”, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết hôm 28/7, trong lễ kỷ niệm ngày truyền thống hải quân Nga tại St. Petersburg, đề cập đến kịch bản Mỹ đưa tên lửa tầm xa đến Đức.
Pershing II là hệ thống tên lửa được thiết kế với đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ không cố định, và đã được triển khai tại Tây Đức vào năm 1983.
Nguyễn Quang Minh (Theo Reuters)
Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/nga-canh-bao-ve-nguy-co-khung-hoang-ten-lua-kieu-chien-tranh-lanh-20424072909001736.htm