Trang chủNewsKhoa học - Công nghệNếu thời tiết bất thường duy trì tới tháng 8, thế giới...

Nếu thời tiết bất thường duy trì tới tháng 8, thế giới ở trạng thái chưa từng có


video-element" data-id="BcqwZ/JE1rkCPk8oefRWDwa_b_ca_b_c">

Video giải thích đơn giản về biến đổi khí hậu. (Video: TED/Chuyển ngữ: Thành Long)

Tháng 3 vừa qua là tháng thứ 10 liên tiếp xô đổ kỷ lục nóng trong dữ liệu lịch sử được loài người ghi nhận. Gavin Schmidt, giám đốc Viện Nghiên cứu Vũ trụ Goddard của NASA, nhận xét rằng các kỷ lục mới cách kỷ lục cũ tới 0,2 độ C. Ông đồng thời viết trong một bài báo gần đây trên tạp chí Nature rằng năm 2023 đã thực sự khiến các nhà khoa học “vò đầu bứt tai” khi cố gắng dự đoán khí hậu trong tương lai.

Schmidt đã liệt kê một số nguyên nhân chính gây ra nhiệt độ bất thường: Hiệu ứng El Niño, sự suy giảm các hạt sulfur dioxide làm mát khí quyển do kiểm soát ô nhiễm, hậu quả từ vụ phun trào núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha’apai ở Tonga vào tháng 1/2022 và sự gia tăng của bức xạ gần cực đại Mặt trời.

Nhưng dựa trên các phân tích sơ bộ, ông cho biết những yếu tố trên không đủ để giải thích cho mức tăng 0,2 độ C: “Nếu nhiệt độ bất thường không ổn định trở lại vào tháng 8, thì thế giới sẽ ở trạng thái chưa từng biết tới. Nói cách khác, sự ấm lên của hành tinh đang làm thay đổi căn bản cách thức hoạt động của hệ thống khí hậu, sớm hơn nhiều so với dự đoán của các nhà khoa học”.

Tại sao lại là tháng 8 năm nay?

Mốc thời gian tháng 8 mà Schmidt đưa ra không phải võ đoán mà dựa trên dữ liệu quá khứ từ các kỳ El Niño trước đây. Để hiểu được ý của ông, cần hiểu rằng El Niño là một hiện tượng khí hậu đặc trưng bởi nhiệt độ bề mặt nước biển ấm hơn mức trung bình ở khu vực trung tâm và phía đông Thái Bình Dương. Nó thường diễn ra với khoảng thời gian không nhất quán – từ 2 đến 7 năm một lần và có thể ảnh hưởng đáng kể đến các kiểu thời tiết trên toàn thế giới.

Người dân dưới cái nắng thiêu đốt ở Rome mùa hè năm 2023. (Ảnh: Reuters)

Người dân dưới cái nắng thiêu đốt ở Rome mùa hè năm 2023. (Ảnh: Reuters)

Tháng 8 này có thể là một mốc quan trọng để đánh giá sự bất thường về nhiệt độ, nhất là khi El Niño đã kết thúc gần đây theo thông tin của Cục khí tượng Australia. Đến tháng 8, ảnh hưởng của El Niño sẽ tiêu tan hoặc giảm đi đáng kể. Do đó, nếu các bất thường về nhiệt độ vẫn tồn tại hoặc trở nên trầm trọng hơn sau tháng 8, tức là đang tồn tại các yếu tố khác diễn ra, có khả năng dẫn đến sự thay đổi trong các mô hình khí hậu hoặc sự xuất hiện của các hiện tượng khó dự đoán khác về khí hậu.

Nói tóm lại, thời tiết cao kỷ lục gần 1 năm qua có thể là do tác động của El Niño gây ra, tương tự như năm 2016. Tuy nhiên, nếu nhân tố chính không phải El Niño, thì có lẽ ấm lên toàn cầu đã tiến vào trạng thái “báo động đỏ”.

Những “giọt nước tràn ly” của khí hậu

Tại sao kỷ lục nhiệt độ liên tiếp trong thời gian qua lại đáng báo động đến vậy? Đó là vì nhiệt độ bề mặt toàn cầu trong tháng 3 vừa qua cao hơn 0,1 độ C so với kỷ lục trước đó trong 1 tháng, được thiết lập vào năm 2016. Và quan trọng nhất là, đã cao hơn 1,68 độ C so với mức trung bình thời tiền công nghiệp (tính đến năm 1850 theo định nghĩa).

Trong 12 tháng qua, nhiệt độ trung bình toàn cầu cao hơn 1,58 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Tức là, ít nhất trong ngắn hạn, nhiệt độ toàn cầu đã vượt quá mức chuẩn 1,5 độ C được đặt làm mục tiêu trong Thỏa thuận khí hậu Paris. Tuy nhiên, mốc này không bị coi là đã bị phá vỡ trừ phi đã diễn ra liên tiếp trên quy mô thập kỷ. Mốc 1,5 độ C này được biết tới rộng rãi là một điểm tới hạn.

Trong số 1.200 kịch bản phỏng đoán về nhiệt độ năm 2100, chỉ có 230 trong số đó nằm dưới mức tăng 1,5 độ C, còn cao nhất có thể tăng tới 5 độ C. (Đồ họa: WP)

Trong số 1.200 kịch bản phỏng đoán về nhiệt độ năm 2100, chỉ có 230 trong số đó nằm dưới mức tăng 1,5 độ C, còn cao nhất có thể tăng tới 5 độ C. (Đồ họa: WP)

Để hiểu một cách nôm na về điểm tới hạn, hãy tưởng tượng trò tháp gỗ jenga – một trò chơi phổ biến trên thế giới. Một khi tháp đã đạt độ cao quá lớn, việc rút các thanh gỗ phía dưới trở nên vô cùng khó khăn. Tới một thời điểm quyết định, chỉ cần một thanh gỗ bị rút ra sẽ khiến toàn bộ cấu trúc đổ sụp xuống. Yếu tố quyết định này được gọi là “tipping point”, hay điểm tới hạn – thành ngữ tiêu biểu trong tiếng Việt là “Giọt nước tràn ly”.

Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu IPCC, điểm tới hạn là các ngưỡng quan trọng mà hệ thống sẽ phải tổ chức lại khi vượt quá, thường là đột ngột và không thể đảo ngược. Việc tăng lên 1,5°C sẽ tạo ra hiệu ứng domino – gây ra những thay đổi quan trọng trong các hệ thống Trái đất và tăng cường thay vì giảm bớt sự nóng lên – dẫn đến những hậu quả chồng chất đối với nền kinh tế và xã hội.

Dưới đây là một vài ví dụ nữa về những điểm tới hạn của hệ thống Trái đất:

Dải băng Tây Nam Cực tan rã

Dải băng Tây Nam Cực (WAIS) là 1 trong 3 khu vực tạo nên Nam Cực. Hai vùng còn lại là Đông Nam Cực và Bán đảo Nam Cực, với dãy núi xuyên Nam Cực phân chia phía đông và phía tây.

Mặc dù nhỏ hơn nhiều so với khối băng phía đông, WAIS vẫn đủ băng để nâng mực nước biển toàn cầu lên khoảng 3,3 mét. Do đó, ngay cả việc mất một phần băng tại đây cũng đủ để thay đổi đáng kể các đường bờ biển trên khắp thế giới.

Rừng Amazon bị hủy diệt

Amazon trong thảm họa cháy rừng năm 2019. (Ảnh: Getty)

Amazon trong thảm họa cháy rừng năm 2019. (Ảnh: Getty)

Amazon là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới. Trải dài trên 9 quốc gia ở Nam Mỹ, nó có diện tích gấp đôi Ấn Độ. Thảm thực vật tươi tốt là nơi trú ẩn của hàng triệu loài thực vật, côn trùng, chim và động vật.

Tuy nhiên, nếu tình trạng phá rừng và ấm lên toàn cầu tiếp tục diễn ra, sự sinh tồn của “lá phổi xanh” này sẽ như cá nằm trên thớt. Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Communications cho thấy, một khi bị đạt điểm tới hạn, rừng nhiệt đới Amazon có thể chuyển sang xa van trong vòng khoảng 50 năm nữa. Các tác giả cho biết phát hiện này dựa trên một mô hình thực nghiệm.

Tác động của việc mất rừng nhiệt đới Amazon sẽ được cảm nhận ở cấp độ địa phương và toàn cầu. Ngoài việc là một thảm họa sinh thái đối với động vật hoang dã, thiệt hại về kinh tế xã hội đối với khu vực có thể lên tới 900 – 3.600 tỷ USD trong khoảng thời gian 30 năm.

Sự xóa sổ các rạn san hô

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science năm 2007 đã kết luận rằng nồng độ trong khí quyển “trên 500 ppm có vẻ cực kỳ nguy hiểm đối với các rạn san hô và hàng chục triệu người trực tiếp phụ thuộc vào chúng, ngay cả trong những hoàn cảnh lạc quan nhất”. Mức CO2 hiện đã vượt quá 410 ppm và được dự đoán sẽ vượt quá 500 ppm vào năm 2100 trong gần như tất cả các kịch bản giảm thiểu phát thải nghiêm ngặt nhất trong thế kỷ này.

San hô tại Samoa thuộc Mỹ, tháng 12/2014... (Ảnh: XL Catlin Seaview Survey)

San hô tại Samoa thuộc Mỹ, tháng 12/2014… (Ảnh: XL Catlin Seaview Survey)

... và tháng 8/2015. (Ảnh: XL Catlin Seaview Survey)

… và tháng 8/2015. (Ảnh: XL Catlin Seaview Survey)

Năm 2016, nghiên cứu đầu tiên so sánh tác động lan rộng của biến đổi khí hậu ở mức nhiệt độ nóng lên 1,5 độ C và 2 độ C đã cảnh báo rằng 90% rạn san hô nhiệt đới sẽ “có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng do tẩy trắng bởi nhiệt độ gây ra từ năm 2050 trở đi” ở mức 1,5 độ C. Nghiên cứu cho biết, đối với 2 độ C, nguy cơ này tăng lên 98% các rạn san hô.

Việc mất đi các rạn san hô trên diện rộng sẽ có sức tàn phá khủng khiếp đối với hệ sinh thái, nền kinh tế và con người. Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), “Mặc dù chỉ bao phủ chưa đến 0,1% đáy đại dương, nhưng các rạn san hô lại là nơi sống của hơn 1/4 tổng số loài cá biển”. IUCN cho biết thêm, các rạn san hô cũng “trực tiếp là sinh kế hơn 500 triệu người trên toàn thế giới cần dựa vào chúng để sinh sống hàng ngày, chủ yếu ở các nước nghèo”.

Hậu quả sẽ ra sao?

Ngoài những hậu quả nêu trên, điều gì sẽ xảy ra khi ngưỡng 1,5 độ C hoàn toàn bị xô đổ? Các nhà nghiên cứu khí hậu cho biết hệ quả nghiêm trọng nhất sẽ xảy ra dưới dạng các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Hạn hán dự kiến sẽ trở nên tồi tệ hơn và kéo dài hơn. Nước biển ấm hơn tức là số lượng các cơn bão mạnh dự kiến sẽ tăng lên, và có cường độ mạnh hơn khi tiếp cận các bờ biển. Cháy rừng sẽ trở nên dữ dội hơn do khí hậu nóng hơn và môi trường khô hạn. Các tảng băng tan sẽ khiến một số vùng ven biển đông dân cư chìm trong nước.

Một số hậu quả của biến đổi khí hậu do nhiệt độ toàn cầu nóng lên đã bắt đầu xuất hiện, thể hiện rõ qua các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra trong những năm gần đây.

Ngay vừa qua, Dubai chứng kiến lượng mưa trong 1 ngày bằng tổng lượng mưa của 2 năm bình thường. Theo báo cáo của Tổ chức Khí tượng Thế giới, các chu trình nước toàn cầu đã trở nên “ngày càng thất thường” do nhiệt độ ấm lên.

Xe cộ chìm trong nước sau trận mưa lịch sử giữa tháng 4 ở thành phố sa mạc. (Ảnh: Getty)

Xe cộ chìm trong nước sau trận mưa lịch sử giữa tháng 4 ở thành phố sa mạc. (Ảnh: Getty)

Trong một nghiên cứu trên Science, các tác giả cảnh báo rằng nhiệt độ tăng có thể đã đẩy hành tinh vượt ra khỏi “trạng thái khí hậu an toàn”. Họ phát hiện ra rằng 5 điểm tới hạn – bao gồm sự sụp đổ của dải băng ở Tây Nam Cực và sự tan băng đột ngột của lớp băng vĩnh cửu – đã ở ngay trước mắt.

Nếu nhiệt độ tăng lên 1,5 độ C, nghiên cứu phát hiện ra rằng 4 yếu tố tới hạn gây biến đổi khí hậu sẽ trở nên “có khả năng cao xảy ra” và 6 yếu tố nữa sẽ “có thể xảy ra”. 

“Bất thường” về nhiệt độ là gì?

Số liệu chính mà các nhà khoa học sử dụng để theo dõi sự nóng lên toàn cầu là sự bất thường về nhiệt độ (anomaly). Số liệu này được so sánh với nhiệt độ lịch sử. Trong nghiên cứu khí hậu, sự bất thường về nhiệt độ được coi là thước đo quan trọng vì chúng cho chúng ta biết về những thay đổi theo thời gian.

Sự bất thường này phải được đo tương đối với một chuẩn nhiệt độ cơ sở. Đường cơ sở này thường được thiết lập bằng cách lấy trung bình dữ liệu nhiệt độ trong nhiều thập kỷ. Điểm bất thường dương cho thấy nhiệt độ ấm hơn so với đường cơ sở, trong khi điểm bất thường âm cho thấy điều kiện mát hơn.

Nhân loại đang làm gì?

Nhân loại đang phải đối mặt với một thách thức quan trọng trong việc kiềm chế sự nóng lên toàn cầu để đáp ứng mục tiêu dưới 1,5 độ C đặt ra trong Thỏa thuận Paris. Mặc dù có một số dấu hiệu tiến bộ tích cực, chẳng hạn như tăng cường đầu tư vào giảm nhẹ khí thải và tăng cường năng lượng tái tạo, quỹ đạo tổng thể vẫn chưa đủ để đạt được mục tiêu. Lượng khí thải nhà kính đang ở mức cao kỷ lục, tỷ lệ phá rừng vẫn ở mức báo động và việc xây dựng các nhà máy điện đốt than vẫn tiếp tục.

Tính cấp bách của tình hình là rõ ràng: nhiệt độ toàn cầu đang trên đà vượt 1,5°C trong vòng một thập kỷ, với xu hướng phát thải hiện nay cho thấy sự nóng lên 2,4–2,6 độ C vào năm 2100. Việc trì hoãn hành động đã khiến việc đạt được các mục tiêu trong Thỏa thuận chung Paris ngày càng khó khăn.

Nếu việc giảm phát thải bắt đầu vào năm 1992 khi Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu được ký kết thì sẽ có nhiều thời gian hơn để hạn chế sự nóng lên. Nhưng với tình hình hiện nay, cần có hành động quyết liệt trong thập kỷ tới để tránh vượt quá 1,5 độ C.

Một chiến lược được đề xuất là tạm thời vượt quá mốc 1,5°C và sau đó giảm nhiệt độ vào nửa sau của thế kỷ thông qua các công nghệ loại bỏ carbon. Tuy nhiên, việc triển khai các giải pháp này ở quy mô lớn là một thách thức và tốn kém. Các công nghệ phát thải carbon âm, chẳng hạn như thu hồi và lưu trữ carbon, vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu và có thể gây ra những hậu quả không lường trước được.

Phát thải carbon trên đầu người ở các nước năm 2022, đơn vị tấn. (Ảnh: OWD)

Phát thải carbon trên đầu người ở các nước năm 2022, đơn vị tấn. (Ảnh: OWD)

Để hạn chế khí thải, việc chuyển đổi nhanh chóng khỏi nhiên liệu hóa thạch là bắt buộc. Công nghệ năng lượng sạch phải được triển khai với tốc độ chưa từng có, đặc biệt là trong ngành điện, nơi năng lượng tái tạo cần chiếm phần lớn sản lượng vào năm 2050. Ngoài ra, nỗ lực giảm khí thải từ các ngành khác, như công nghiệp nặng và giao thông vận tải, là rất quan trọng.

Để duy trì sự nóng lên toàn cầu ở mức không quá 1,5 độ C, lượng khí thải cần phải giảm 45% vào năm 2030 và đạt mức ròng 0 vào năm 2050. Đáng tiếc là thực trạng hiện nay không đi theo hướng có lợi. Theo Liên Họp Quốc, cam kết mà các chính phủ đưa ra cho đến nay vẫn chưa đạt được mức yêu cầu.

Tình hình các quốc gia hiện tại – dành cho 195 Bên tham gia Thỏa thuận chung Paris – sẽ dẫn đến mức tăng đáng kể gần 9% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu vào năm 2030, so với mức của năm 2010.

Mặc dù đầu tư vào khí hậu toàn cầu ngày càng tăng, quy mô tài trợ vẫn chưa đáp ứng được mức cần thiết để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế ít carbon. Các chính phủ phải chuyển hướng các nguồn tài chính từ trợ cấp nhiên liệu hóa thạch sang các sáng kiến năng lượng sạch.

Cuối cùng, thành công trong việc kiềm chế hiện tượng nóng lên toàn cầu phụ thuộc vào ý chí chính trị và hành động khẩn cấp của các chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân trên toàn thế giới. Nếu không có các biện pháp kiên quyết, nhân loại có nguy cơ thua cuộc trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, gây ra những hậu quả nặng nề cho hành tinh và các thế hệ tương lai.

Thạch Anh



Nguồn

Cùng chủ đề

Lần đầu tiên trong lịch sử tuyết rơi trên sa mạc Al-Jawf ở Ả Rập Xê-út

Ngày 8/11, khu vực Al-Jawf của Ả Rập Xê-út, nơi nổi tiếng với cái nóng sa mạc khắc nghiệt, chứng kiến ​​tuyết rơi lần đầu tiên trong lịch sử. Hiện tượng bất thường này đã biến cảnh quan khô cằn thường thấy như thành xứ sở thần tiên phủ đầy tuyết, khiến cả người dân địa phương và các chuyên gia trên toàn thế giới ngạc nhiên.Video tuyết rơi ở khu vực Al-Jawf, Ả Rập Xê-út. (Nguồn: Instagram/navaskcalukkal)Các chuyên...

Tăng cường thể chế phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam

Chào mừng Ngày Đô thị Việt Nam, chiều 8/11, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức Diễn đàn Phát triển bền vững đô thị Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Nhà là nơi bắt đầu: Tăng cường thể chế phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam”.

Chính sách tài chính công thích ứng biến đổi khí hậu

Hậu quả của biến đổi khí hậu đã và đang gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động kinh tế ở nhiều nơi trên thế giớiNgày 8/11/2024, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý Nhà nước UEH thuộc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã phối hợp với Học viện Tài chính, Viện Chiến lược và Chính sách tài khoá và Trường đại học Nha Trang tổ chức Hội thảo quốc gia năm...

Làm sao để vốn xanh “tự tìm đến”? (Bài 3)

Nếu các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân có cùng tầm nhìn và định hướng phát triển bền vững, tập trung vào sự minh bạch, giữ gìn cho môi trường, họ sẽ có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn tín dụng xanh và nhận được sự hỗ trợ xứng...

Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Bầu cử Mỹ khép lại với những lo ngại từ giới chuyên gia rằng Washington có thể suy giảm cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đấu giá đất Hoài Đức cao nhất 109,3 triệu đồng/m2, gấp gần 15 lần giá khởi điểm

Khoảng 17h40 chiều nay, phiên đấu giá 32 lô đất tại khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức đã kết thúc.Kết quả, lô LK06-09 diện tích 148m2 có giá trúng cao nhất là 109,3 triệu đồng/m2, tương đương hơn 16,1 tỷ đồng/lô. Mức giá này cao gấp gần 15 lần giá khởi điểm.Lô thấp nhất có giá 79,3 triệu đồng/m2, cao gấp 10,8 lần giá khởi điểm.Đáng chú ý, trong phiên đấu giá hôm nay có...

Mua trả chậm – giá trị mới nhất Thế Giới Di Động mang đến khách hàng

Ngay từ khi thành lập, Thế Giới Di Động luôn lấy khách hàng làm trung tâm và không ngừng đưa ra các chương trình mới mẻ, thiết thực. Điển hình như khi thị trường Việt còn chưa phổ biến thói quen mua phần mềm chính hãng, hệ thống đã tiên phong hợp tác cùng Microsoft để cài đặt sẵn Windows bản quyền trên tất cả laptop bán ra, mang lại trải nghiệm an toàn và ổn định hơn,...

Điện Kremlin bác thông tin Tổng thống Putin điện đàm với ông Trump

Ngày 11/11, Sputnik dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nêu rõ, không hề có cuộc điện đàm nào giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sau cuộc bầu cử vừa qua."Đây là ví dụ rõ ràng nhất về những thông tin được truyền thông Mỹ đăng tải, kể cả nguồn uy tín", ông Peskov nói thêm.Người phát ngôn Điện Kremlin nhấn mạnh, thông tin trên không đúng sự thật...

Cao thủ MMA Lý Văn Huỳnh gặp võ sĩ Nam Phi ở LION Championship 19

LION Championship 19 (LC 19) chứng kiến cuộc đối đầu được chờ đón đặc biệt giữa hai tay đánh đứng khét tiếng nhất hạng cân 77kg: Lý Văn Huỳnh và Armando De Crescenzo nhằm chọn ra nhà vô địch. Sự kiện sẽ diễn ra từ lúc 19h30 ngày 16/11.Trở lại sau mùa giải 2023 vắng bóng, Lý Văn Huỳnh (The Champ MMA) nhanh chóng thể hiện sức mạnh với cú knockout Lưu Nhân Nghĩa tại sự kiện LC...

ĐBQH: Phòng khám gắn mác quốc tế, bác sĩ ‘dỏm’ bủa vây bệnh nhân

Đặt vấn đề chất vấn tại Kỳ họp 8, Quốc hội khoá XV diễn ra chiều nay (11/11), đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) nêu thực trạng các cơ sở y tế tư nhân, phòng khám, phòng mạch, bác sĩ gắn mác có yếu tố nước ngoài... treo bảng hiệu điều trị nhiều loại bệnh, trong đó không ít bác sĩ không có bằng cấp cũng như giấy phép hành nghề, bệnh nhân không biết đâu mà...

Bài đọc nhiều

Cảnh báo khẩn cấp đến người dùng nồi chiên không dầu

Cuộc điều tra gần đây cho thấy hai mẫu nồi chiên không dầu thương hiệu Trung Quốc phổ biến đã theo dõi chủ sở hữu của chúng. Điều này cho thấy các hành vi theo dõi người dùng không còn chỉ tồn tại ở trên smartphone mà mở rộng ra nhiều thiết bị thông minh khác.Các ứng dụng liên quan đến nồi chiên không dầu đã bị phát hiện có khả năng nghe lén và chia sẻ dữ...

Cận cảnh vệ tinh Starlink tái nhập Trái đất, nổ tung như pháo hoa

Người dân Mỹ ngỡ ngàng thấy vệ tinh Starlink rơi thành từng mảnh xuống Trái đất.Cuối tuần vừa rồi, dân đam mê thiên văn khắp vùng Tây Nam nước Mỹ đã phát hiện một quả cầu lửa vỡ tung tóe trên bầu trời đêm. Nhưng hóa ra ngôi sao băng này là nhân tạo chứ không phải là một phần của ba trận mưa sao băng tự nhiên đang diễn ra.Theo Fox, hàng chục tin báo từ Colorado,...

Tàu vũ trụ bay lên Mặt Trăng thế nào, mất bao lâu?

19h34 ngày 23/8 (giờ Hà Nội), tàu vũ trụ không người lái Chandrayaan-3 của Ấn Độ hạ cánh thành công xuống cực nam của Mặt Trăng sau hành trình bay kéo dài 41 ngày. Sứ mệnh này giúp Ấn Độ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới thực hiện hạ cánh tàu vũ trụ xuống cực nam Mặt Trăng, nơi con người chưa từng đặt chân tới.Một trong những câu hỏi lớn được đặt ra, là...

Cách chặn quảng cáo trên youtube đơn giản mà hiệu quả

Bị làm phiền bởi những đoạn quảng cáo khi đang xem video Youtube trên tivi, điện thoại khiến người dùng không khỏi khó chịu. Chặn quảng cáo Youtube trên tivi nói chung và các dòng Android tivi nói riêng giúp bạn thoải mái hơn khi xem video mà không bị ngắt quãng, tiết kiệm thời gian hơn. Dưới đây là cách chặn quảng cáo trên youtube đơn giản mà hiệu quả ai cũng có thể áp dụng.Cách chặn...

5 tiên tri Stephen Hawking để lại, một điều có thể xảy ra trong 9 năm nữa

Stephen Hawking (8/1/1942 - 14/3/2018) là nhà vật lý lý thuyết, nhà vũ trụ học và tác giả người Anh. Ông là người có nhiều đóng góp cho nền khoa học của thế giới. Tờ Guardian gọi Stephen Hawking là “Ngôi sao sáng nhất trong ngành vũ trụ học hiện đại”.Ông là tác giả của A Brief History of Time (Lược sử thời gian), một trong những cuốn sách phổ thông về khoa học nổi tiếng nhất mọi...

Cùng chuyên mục

Mua trả chậm – giá trị mới nhất Thế Giới Di Động mang đến khách hàng

Ngay từ khi thành lập, Thế Giới Di Động luôn lấy khách hàng làm trung tâm và không ngừng đưa ra các chương trình mới mẻ, thiết thực. Điển hình như khi thị trường Việt còn chưa phổ biến thói quen mua phần mềm chính hãng, hệ thống đã tiên phong hợp tác cùng Microsoft để cài đặt sẵn Windows bản quyền trên tất cả laptop bán ra, mang lại trải nghiệm an toàn và ổn định hơn,...

TSMC ‘kẹt cứng’ giữa cuộc chiến vi mạch Mỹ-Trung

Theo Reuters, từ 11/11, TSMC sẽ tạm dừng việc vận chuyển một số loại chip tiên tiến phục vụ AI cho một số khách hàng Trung Quốc đại lục. Việc này được cho là do yêu cầu từ Bộ Thương mại Mỹ áp đặt lệnh hạn chế xuất khẩu đối với các sản phẩm đó.Cụ thể, nguồn tin trong ngành cho biết hạn chế xuất khẩu bao gồm một số loại chip tiên tiến, có thiết kế cao...

Cận cảnh vệ tinh Starlink tái nhập Trái đất, nổ tung như pháo hoa

Người dân Mỹ ngỡ ngàng thấy vệ tinh Starlink rơi thành từng mảnh xuống Trái đất.Cuối tuần vừa rồi, dân đam mê thiên văn khắp vùng Tây Nam nước Mỹ đã phát hiện một quả cầu lửa vỡ tung tóe trên bầu trời đêm. Nhưng hóa ra ngôi sao băng này là nhân tạo chứ không phải là một phần của ba trận mưa sao băng tự nhiên đang diễn ra.Theo Fox, hàng chục tin báo từ Colorado,...

Lên mạng đăng tin tìm vật nuôi, bất ngờ thành ‘con mồi’ của những kẻ lừa đảo

Mới đây, Trung tâm cứu trợ động vật thành phố Dallas (Texas, Hoa Kỳ) đã đưa ra cảnh báo về một nhóm đối tượng giả mạo kênh truyền thông của trung tâm trên các nền tảng mạng xã hội, chủ động tiếp cận nạn nhân là những người có vật nuôi, thú cưng bị đi lạc để chiếm đoạt tài sản. Ban đầu, các đối tượng tạo lập tài khoản với ảnh đại diện là logo của trung tâm...

Chưa có chip 2 nm, ASML đã bán thiết bị khắc chip 1 nm

Hiện tại, hai cái tên đứng đầu ngành đúc chip thế giới theo thứ tự là TSMC và Samsung Foundry. Cả hai đều bắt đầu ứng dụng công nghệ quang khắc siêu cực tím (EUV) vào sản xuất chip từ năm 2019, mở đường cho các node dưới 7 nm.Hiểu một cách nôm na, tiến trình càng nhỏ thì bóng bán dẫn trên chip càng nhỏ, năng lực xử lý và tiết kiệm năng lượng càng cao, nên...

Mới nhất

Triển khai hàng trăm mũi thi công tại dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành

(ĐCSVN) – Theo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, chủ đầu tư dự án thành phần 3, Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành, gói thầu 5.10 - thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai...

Lệnh trừng phạt từ Mỹ đưa chỉ số bán dẫn Trung Quốc lên cao nhất trong 3 năm

Chỉ số bán dẫn của Trung Quốc tăng lên mức cao nhất trong 3 năm vào hôm nay (11/11), khi thị trường tin rằng lệnh trừng phạt thương mại từ Mỹ có thể đẩy nhanh nỗ lực tự cung cấp của Bắc Kinh. ...

Phát hiện virus mới có thể tiêu diệt siêu vi khuẩn kháng thuốc

Các nhà khoa học Australia vừa phát hiện virus mới có thể tiêu diệt siêu vi khuẩn kháng thuốc, mở ra hướng đi mới trong cuộc chiến chống kháng kháng sinh. ...

Đấu giá đất Hoài Đức cao nhất 109,3 triệu đồng/m2, gấp gần 15 lần giá khởi điểm

Khoảng 17h40 chiều nay, phiên đấu giá 32 lô đất tại khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức đã kết thúc.Kết quả, lô LK06-09 diện tích 148m2 có giá trúng cao nhất là 109,3 triệu đồng/m2, tương đương hơn 16,1 tỷ đồng/lô. Mức giá này cao gấp gần 15 lần giá khởi điểm.Lô thấp nhất có...

Thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa Thủ đô Hà Nội với Argentina

Tham dự buổi tiếp có Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền và lãnh đạo các sở, ban, ngành TP Hà Nội. Bày tỏ vui mừng chào đón Đoàn đại biểu Đảng Công lý (PJ) đến thăm và làm việc tại Thành ủy Hà Nội, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong chúc Đoàn có...

Mới nhất