Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNếu thi trượt, hãy học cách đứng lên và bước tiếp...

Nếu thi trượt, hãy học cách đứng lên và bước tiếp…

Kỳ thi vào lớp 10, thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển đại học cũng không đủ sức quyết định cuộc đời bạn. Nếu thi trượt, hãy học cách đứng dậy và bước tiếp…

Tương lai mỗi người không quyết định bởi một kỳ thi...
Các thí sinh tham gia kỳ thi vào lớp 10. (Ảnh minh họa: VNE)

Trên mạng xã hội những ngày vừa qua, nhiều bậc cha mẹ đã chia sẻ kết quả điểm số vào lớp 10 của con em mình. Có phụ huynh vui mừng, phấn khởi vì con đạt được kết quả cao, nhưng cũng có những phụ huynh thất vọng vì con không đạt được điểm số như kỳ vọng. Không ít người cho rằng, điểm thi vào lớp 10 không quyết định tất cả, bởi hành trình học tập của các con vẫn còn ở phía trước.

Chiều 3/7, TP. Hồ Chí Minh công bố điểm chuẩn lớp 10. Trước đó, chiều 1/7, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đã công bố điểm chuẩn vào lớp 10. Nhiều bạn trẻ sẽ được vào ngôi trường mình muốn, cũng có không ít bạn sẽ lỡ hẹn. Bộ GD&ĐT cũng đã công bố đáp án các môn thi tốt nghiệp THPT 2024. Các sĩ tử đang nín thở chờ đợi điểm thi tốt nghiệp, cũng như điểm chuẩn xét tuyển vào đại học…

Thực tế, sau mỗi kỳ thi, có không ít câu chuyện buồn như trẻ bỏ nhà đi vì làm bài không được như ý muốn, bị trầm cảm, thậm chí tự tử vì thi trượt… là hồi chuông cảnh báo đối với các bậc phụ huynh vì áp lực thi cử. Ở lứa tuổi học sinh dễ tổn thương, dễ buồn, luôn muốn thể hiện bản thân cũng như giá trị của mình, dễ bị sốc nếu như kết quả thi không như mong muốn. Nếu thi trượt, các em dễ rơi vào tình trạng chán nản, thất vọng và chôn vùi trong cảm giác thua cuộc. Các em sẽ sớm vượt qua nếu nhận được sự hỗ trợ tâm lý, động viên từ gia đình, nhưng cũng có em cảm thấy cô đơn, thua cuộc và khó vượt qua cú sốc thi trượt.

Nhiều chuyên gia tâm lý khuyến cáo, đừng để con trẻ phải gánh trên vai áp lực quá lớn từ cha mẹ. Sự kỳ vọng của cha mẹ là động lực nhưng cũng là áp lực quá lớn đối với những đứa trẻ. Học là việc cả đời, có nhiều ngã rẽ, nhiều lựa chọn phù hợp cho các em. Dù thi trượt cấp 3 hay không thể vào được trường đại học như mong muốn không sao cả, bởi các em còn nhiều con đường, lựa chọn khác.

Có thể nói, cuộc đời một con người sẽ phải trải qua biết bao nhiêu kỳ thi. Tương lai của mỗi người không bao giờ bị ảnh hưởng, tác động bởi một kỳ thi. Thi vào lớp 10, thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển đại học hay bất kỳ cuộc thi nào khác cũng không thể quyết định cuộc đời bạn. Bạn trẻ mới là người quyết định cuộc đời của chính mình. Nỗ lực, có mục tiêu và đam mê mới là thứ góp phần quyết định thành công.

Sau kỳ thi, các em cần điểm tựa, sự cảm thông, sự thấu hiểu từ cha mẹ. Phụ huynh hãy là chỗ dựa tinh thần của con em mình, đừng để bạn trẻ khi mới bước vào ngưỡng cửa cuộc đời đã cảm thấy đánh mất niềm tin vào bản thân, cảm thấy bản thân vô giá trị chỉ vì thi trượt. Hãy để các em có quyền được… thi trượt. Bên cạnh đó, các bạn trẻ hãy học và làm những gì mình thích và không ngừng cố gắng.

Hơn thế, dù vào được trường cấp 3 như mong muốn hay bước chân vào giảng đường đại học mà bạn mơ ước thì đó vẫn chưa đủ để giúp bạn thành công. Những kiến thức, kỹ năng chuyên ngành mới là điều kiện cần. Ngoài trường học, còn nhiều con đường khác giúp ta có được kiến thức để thành công. Nhưng điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ năng lực của bản thân. Nếu thi trượt hãy học cách đứng lên và bước tiếp…

Có chuyên gia giáo dục cho rằng, kết quả thi chỉ là “một lát cắt ngang” trên hành trình học tập của học sinh. Việc đỗ – trượt phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kiến thức, kỹ năng, tâm lý, sự chuẩn bị của học sinh vào thời điểm thi và ngay cả việc lựa chọn các nguyện vọng.

Vấp ngã có thể sẽ giúp con rút ra kinh nghiệm, có thêm động lực để học tập tốt hơn trong 3 năm THPT và cả sự chuẩn bị cho kỳ thi tại các bậc học cao hơn. Điều quan trọng hơn cả việc đỗ – trượt là việc học sinh được học tập trong môi trường phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân. Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn trường học cho con.

Cha mẹ hãy lựa chọn những môi trường giúp con phát triển năng lực, xây dựng đúng định hướng và lộ trình để con có khả năng phát huy những năng lực, thế mạnh của bản thân. Thay vì chỉ quan tâm đến điểm số và thứ hạng, cha mẹ cũng nên tìm hiểu về chương trình đào tạo, phương pháp giáo dục, đội ngũ giáo viên… của các trường để lựa chọn mô hình và môi trường phù hợp nhất cho con phát triển.

Thay vì, tỏ ra thất vọng nếu con thi trượt, cha mẹ nên lắng nghe trước sở thích, nguyện vọng của con. Từ vốn sống của mình, cha mẹ chia sẻ, cung cấp cho con những thông tin cơ bản, những đỏi hỏi đặc biệt của nghề nghiệp, khích lệ những năng lực nổi trội của con.

“Tôi không thất bại. Tôi chỉ tìm ra 10.000 cách nhưng chưa thành công” . Đó là câu nói nổi tiếng của Thomas Edison – nhà phát minh vĩ đại của mọi thời đại. Phải đến lần 10.001, ông mới tìm ra đúng vật liệu làm sợi dây tóc bóng đèn.

Khi được định hướng đúng đắn dựa trên sở thích và năng lực của bản thân, khi có sự chia sẻ, cảm thông từ gia đình, chắc chắn mỗi bạn trẻ sẽ giải tỏa được những áp lực trước, trong và sau mỗi kỳ thi. Khi có động lực từ bên trong, các em sẽ có trách nhiệm hơn với mọi quyết định của mình.

GS. Trương Nguyện Thành từng nhấn mạnh, năng lực của một người không phải ở điểm số, càng không nên đo lường bằng điểm số. Nếu lấy thước đo thi đỗ, bằng cấp, thành tích để yêu cầu một đứa trẻ cái gì cũng thành công là kỳ vọng quá hão huyền. “Thà rằng, tôi tiêm cho con mũi ‘vaccine thất bại’ ở thời trung học để khi vấp phải thất bại ở ngoài đời sẽ biết cách ứng phó, đứng dậy được, sẽ không gục ngã”, GS. Trương Nguyện Thành nói.

Cha mẹ hãy nghĩ rằng, thất bại là cơ hội để dạy cho con bài học làm thế nào để đứng dậy. Bởi không ai rút được bài học gì từ thành công, bạn chỉ học được bài học từ thất bại mà thôi. Trong cuộc đời mỗi người có bao nhiêu cuộc thi, trải qua nhiều thử thách. Nếu cho rằng con người thành công hay thất bại chỉ vì một cuộc thi, cho rằng cuộc thi quyết định cuộc đời của đứa con mình, đó là một sai lầm…





Nguồn: https://baoquocte.vn/neu-thi-truot-hay-hoc-cach-dung-len-va-buoc-tiep-277273.html

Cùng chủ đề

Phấp phỏng chờ công bố quy chế tuyển sinh chính thức

Năm 2025 là năm đầu tiên học sinh lớp 9 và lớp 12 thi theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Thời điểm hiện tại, hai đối tượng học sinh này đang chịu áp lực rất lớn từ những thay đổi của chương trình cũng như điều chỉnh trong quy chế tuyển sinh. Những lời đồn đoán về môn thi thứ 3 - kỳ thi lớp 10 cũng như nhiều luồng dư luận trái chiều về các...

Sinh viên quá lười hẹn hò, giáo viên có đề xuất gây xôn xao

(Dân trí) - Mới đây, hai giảng viên Yang Hualei và Li Shuangshuang của trường Hành chính công, thuộc Đại học Kinh tế và Luật Trung Nam (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc), đã có một bài báo gây tranh luận. Bài báo đăng tải trên tờ tin tức China Population Daily (Trung Quốc) có tiêu đề Các trường đại học nên giảng dạy về tình yêu và hôn nhân. Theo đó, hai giảng viên Yang và Li cho rằng các...

TP HCM chính thức đề xuất môn thi thứ 3 là ngoại ngữ

(NLĐO)- Sở GD-ĐT TP HCM kiến nghị được trao quyền chủ động cho các cơ sở trong việc tổ chức thi lớp 10, gồm: Chọn môn thi thứ ba phù hợp đặc thù của địa phương ...

Sinh viên khiếm thị đầu tiên đỗ đại học, học tới tiến sĩ

(Dân trí) - Huang Ying (29 tuổi) là một nhân vật truyền cảm hứng đối với truyền thông và công chúng Trung Quốc. Huang bị mất thị lực từ năm 2 tuổi sau một cơn sốt. Dù bị khiếm thị, nhưng Huang luôn thể hiện thái độ sống lạc quan, tích cực. Cô có thể tự làm hầu hết mọi việc.Những nội dung Huang chia sẻ trên mạng xã hội về việc học và cuộc sống cá nhân rất thu...

Hai ngành dự kiến tuyển sinh, đào tạo ra các “hậu duệ mặt trời”

(Dân trí) - Trong năm tới, trường dự kiến tuyển sinh hai chương trình cử nhân Quản trị an ninh phi truyền thống, chuyên đào tạo ra các "hậu duệ mặt trời", chương trình "á hậu mặt trời" về an ninh sức khỏe, y tế. Thông tin trên được đưa ra sáng 15/12, tại lễ khai giảng và trao bằng tốt nghiệp các chương trình sau đại học năm 2024 của Trường Quản trị và Kinh doanh (HSB), thuộc Đại...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những nhóm người không nên ăn tổ yến sào

Người đang ốm, cảm, dị ứng protein... đều không thích hợp ăn yến sào.

Gọi Tây Balkan là ‘trái tim’, EU hứa hẹn con đường hội nhập, một quốc gia có bước tiến quan trọng hướng tới ‘nhà...

Ngày 18/12, Chủ tịch Hội đồng châu Âu António Costa đã chủ trì Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU)-Tây Balkan, đánh dấu cuộc họp đầu tiên trên cương vị mới của ông.

Thảm kịch giẫm đạp kinh hoàng tại hội chợ dành cho thiếu nhi, ít nhất 30 trẻ em thiệt mạng

Ngày 18/12, ít nhất 30 trẻ em đã thiệt mạng và hàng chục trẻ bị thương trong vụ giẫm đạp tại một hội chợ dành cho thiếu nhi được tổ chức tại Ibadan, thủ phủ bang Oyo, Tây Nam Nigeria.

Điều bất ngờ của Nga và châu Âu, có liên quan đến khí đốt; hướng đi mới có thể giúp EU hoàn toàn ‘cạch’...

Gần ba năm qua, châu Âu tăng tốc từ bỏ năng lượng Nga, thế nhưng, đến thời điểm hiện tại, Moscow vẫn là một trong những nhà cung cấp năng lượng quan trọng nhất của châu lục này. Vì sao vậy?

Vượt mặt Apple, Huawei dẫn đầu thị trường thiết bị đeo toàn cầu

Huawei chính thức vượt mặt Apple và dẫn đầu thị trường thiết bị đeo toàn cầu với 23.6 triệu chiếc xuất xưởng trong ba quý đầu năm 2024, tăng trưởng 44.3% nhờ những sản phẩm như Watch GT5 và WATCH D2.

Bài đọc nhiều

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Chiếm 0,2% dân số, tại sao người Do Thái ‘ẵm’ nhiều giải Nobel nhất thế giới?

Giải thưởng Nobel, do nhà bác học Alfred Nobel thiết lập, là giải thưởng cao quý nhất để tôn vinh các nhà khoa học có đóng góp đặc biệt cho nhân loại trong các lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Y học, Văn học, Hòa bình và Kinh tế. Xét về mặt sắc tộc, người Do Thái là một trong những dân tộc ghi nhiều dấu ấn nhất trong lịch sử giải Nobel. Chỉ chiếm 0,2% dân số thế...

Cùng chuyên mục

Trường ngoài công lập đong đếm bài toán thưởng Tết

Thời điểm này, nhiều trường học tại TPHCM đã dự trù mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cho cán bộ, công nhân viên. ...

Bộ GD-ĐT đổi cấu trúc đề kiểm tra định kỳ của học sinh THPT

Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi các Sở GD-ĐT hướng dẫn việc thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá đối với cấp THCS, THPT. Theo đó, đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số, Bộ GD-ĐT đề nghị các Sở GD-ĐT hướng dẫn các cơ sở giáo dục ở cấp THPT xây dựng ma trận, bản đặc tả, đề kiểm tra và hướng dẫn chấm đề kiểm tra định...

Vị tướng nào có tài thiên văn, sánh ngang Khổng Minh của Trung Hoa?

Ông chính là Nguyễn Hữu Dật (1603-1681), quê ở huyện Tống Sơn, nay là huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa. Ông là con Tham tướng Chưởng cơ Nguyễn Triều Văn, được sinh ra ở Thăng Long, sau đó cha ông đưa gia đình vào nam theo chúa Nguyễn Hoàng từ năm 1609.Theo sách Đại Nam chính biên liệt truyện: "Chưa đến tuổi lên mười mà Nguyễn Hữu Dật đã biết chơi trò bày trận cùng trẻ nhỏ trong...

Các trường đại học chủ động điều chỉnh phương án tuyển sinh

Bỏ xét tuyển học bạ, không xét tuyển sớm Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội vừa công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy dự kiến năm 2025. Theo đó, nhà trường sử dụng 5 phương thức xét tuyển, gồm: xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT (không giới hạn chỉ tiêu); xét tuyển theo điểm chứng chỉ quốc tế/giải học sinh giỏi kết hợp với điểm tổng kết học bạ cả năm lớp 10,...

Cãi nhau vì nhặt được 10 nghìn đồng, nam sinh đánh bạn gục trên sân trường

Một nam sinh lớp 10 của Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa (Thanh Hóa) bị Cơ quan Công an triệu tập vì đánh bạn gục ngay tại sân trường. Thông tin từ Công an TP Thanh Hóa cho biết, khoảng 11h30 ngày 18/12, trên mạng xã hội lan truyền đoạn video ghi lại cảnh một nam sinh bị bạn đánh gục ngay tại sân trường. Qua xác minh, công an xác định vụ việc trong video xảy ra...

Mới nhất

Đề xuất nhiều chính sách ưu đãi năng lượng tái tạo, mở vốn ngoại cho điện gió ngoài khơi

Bộ Công Thương vừa đưa ra dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về năng lượng tái tạo, năng lượng mới với loạt chính sách ưu đãi mới. ...

Tổng lãnh sự Nhật Bản thăm Báo Thanh Niên

Tổng lãnh sự Nhật Bản tại TP.HCM Ono Masuo chia sẻ thân tình khi tới thăm Báo Thanh Niên và bày tỏ mong...

Tổng lãnh sự Nhật Bản thăm Báo Thanh Niên

Tổng lãnh sự Nhật Bản tại TP.HCM Ono Masuo chia sẻ thân tình khi tới thăm Báo Thanh Niên và bày tỏ mong...

Huyện thứ 2 của TP.Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1574/QĐ-TTg công nhận huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023. Tính đến thời...

Mới nhất