Trang chủChính trịNgoại giaoNếu Nga và Ukraine "buông tay" thỏa thuận quá cảnh khí đốt,...

Nếu Nga và Ukraine “buông tay” thỏa thuận quá cảnh khí đốt, châu Âu sẽ chìm trong nỗi lo

Sở hữu hơn 22.000 km đường ống dẫn khí đốt tự nhiên, Ukraine đã là một nhân tố chủ chốt trên thị trường năng lượng của châu Âu trong nhiều thập niên. Nhưng đến cuối năm nay, dòng chảy khí đốt từ Nga qua Ukraine đến châu Âu có thể bị gián đoạn.

Một phần của đường ống Urengoy-Pomary-Uzhgorod, ở Ukraine. Nhiếp ảnh gia: Vincent Mundy/Bloomberg
Một phần của đường ống dẫn khí đốt Urengoy-Pomary-Uzhgorod, ở Ukraine. Đường ống này sẽ vận chuyển khí đốt từ phía Tây Siberia qua Sudzha ở vùng Kursk của Nga, sau đó, chảy qua Ukraine theo hướng Slovakia. (Nguồn: Vincent Mundy/Bloomberg)

Trước chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, tháng 12/2019, Moscow và Kiev đã đồng ý về một thỏa thuận kéo dài 5 năm về việc vận chuyển khí đốt. Theo thỏa thuận, sẽ có 45 tỷ m3 khí đốt Nga chảy qua Ukraine vào năm 2020 và 40 tỷ m3/năm vào thời điểm từ năm 2021-2024.

Cuối năm nay, thỏa thuận nói trên sẽ kết thúc. Thỏa thuận này được cho rằng khó có thể gia hạn tiếp và điều đó sẽ ngăn chặn dòng chảy khí đốt Nga tới châu Âu – trực tiếp” tấn công” thị trường khu vực vào thời điểm quan trọng – mùa cần sưởi ấm.

Ukraine thiệt hại nặng nhất?

Ông Margarita Balmaceda, Giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Seton Hall (Mỹ) nhận định: “Việc kết thúc thỏa thuận quá cảnh khí đốt qua Ukraine là dấu hiệu cho sự kết thúc của một kỷ nguyên đang âm ỉ. Đối với thị trường năng lượng châu Âu, động thái này sẽ làm tình hình trở nên rối ren hơn. Trong khi đó, đất nước của Tổng thống Putin sẽ mất một trong hai tuyến đường ống vận chuyển khí đốt còn lại đến châu Âu”.

Về phía Ukraine, nền kinh tế có thể bị thiệt hại nhiều nhất. Theo ông Margarita Balmaceda, Kiev có thể mất nguồn tiền để duy trì cơ sở hạ tầng năng lượng và vị thế là kênh dẫn năng lượng với giá cả phải chăng cho các đồng minh phương Tây.

Trong hơn 5 thập niên, dòng chảy khí đốt là một đặc điểm chính liên kết Nga, Ukraine và châu Âu. Kể từ khi Liên Xô sụp đổ, quá cảnh khí đốt qua đường ống đã trở thành một phần quan trọng trong quan hệ Nga-Ukraine.

Thỏa thuận quá cảnh hiện tại là thỏa thuận thương mại duy nhất còn lại giữa hai nước.

Giới chuyên gia đánh giá, dòng khí đốt Nga qua tuyến đường này hiện chiếm chưa đến 5% nguồn cung của châu Âu, nhưng vẫn đủ để tác động đến an ninh năng lượng khu vực.

Về mặt tài chính, theo ước tính của ông Mykhailo Svyshcho, nhà phân tích của ExPro Consulting có trụ sở tại Kiev, nước này có nguy cơ mất tới 800 triệu USD/năm.

Một trạm nén khí đốt gần Uzhhorod, Ukraine (Ảnh minh họa: Reuters)
Một trạm nén khí đốt gần Uzhhorod, Ukraine. (Nguồn: Reuters)

Giải pháp của châu Âu

Với châu Âu, hầu hết khách hàng mua khí đốt quá cảnh qua Ukraine đã tìm được giải pháp thay thế. Liên minh châu Âu (EU) cũng đã hạ thấp triển vọng về một thỏa thuận mới do quan hệ ngoại giao đã bị cắt đứt vì chiến dịch quân sự đặc biệt.

Đơn cử như: Đức, đất nước đã tăng cường cung cấp khí đốt qua đường ống từ Na Uy và xây dựng các cơ sở để nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ khắp nơi trên thế giới. Hiện tại, nền kinh tế lớn nhất châu Âu đã độc lập với việc nhập khẩu khí đốt thông qua đường ống của Ukraine.

Tuy nhiên, cánh cửa vẫn chưa hoàn toàn đóng lại.

Với ngành sản xuất của Đức đang chịu áp lực, một số Đảng đối lập và lãnh đạo doanh nghiệp kêu gọi chính phủ quay trở lại với việc nhận khí đốt từ Nga. Tuyến đường qua Ukraine sẽ khả thi nhất, sau khi đường ống Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) bị phá hoại vào tháng 9/2022.

Áo và Slovakia – hai quốc gia tiếp nhận chính khí đốt qua Ukraine – cho biết, họ đã sẵn sàng “buông tay” nguồn khí đốt này.

Nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của Slovakia là SPP thông tin, đất nước đang trong tình thế thoải mái trước mùa Đông khi có thể nhận khí đốt từ Algeria và các nguồn khác. Và Áo cũng đã có sự chuẩn bị.

Trong khi đó, Hungary đã nhận khí đốt của Nga từ một tuyến đường thay thế – đường ống TurkStream.

Vẫn có nỗi lo trong mùa Đông tới

Còn với Moscow, vẫn có các tuyến đường khác để bán khí đốt, bao gồm các đường ống qua Thổ Nhĩ Kỳ, mở rộng liên kết với Trung Quốc và xuất khẩu LNG.

Tuy vậy, theo tính toán của hãng tin Bloomberg, nếu thỏa thuận với Ukraine kết thúc, Nga có thể thiệt hại 6,5 tỷ USD/năm theo giá hiện tại. Đây là động lực mạnh mẽ để Điện Kremlin đàm phán gia hạn thỏa thuận.

Tuần trước, Tổng thống Vladimir Putin nói rằng, ông sẵn sàng tiếp tục vận chuyển khí đốt qua Ukraine sau năm 2024.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy thì khác. Ông tuyên bố không gia hạn thỏa thuận này để cắt đứt dòng tiền chảy vào Điện Kremlin.

Phía Ukraine đã tổ chức các cuộc đàm phán trung chuyển với Azerbaijan, quốc gia hiện đang cung cấp khí đốt cho 8 nước ở châu Âu.

Dù vậy, ông Anne-Sophie Corbeau, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Chính sách năng lượng toàn cầu tại Đại học Columbia (Mỹ), thực tế là sản lượng khí đốt của Azerbaijan không đủ để thay thế hoàn toàn trong ngắn hạn và bất kỳ thỏa thuận thay thế nào cũng có thể bao gồm khí đốt của Nga. Nga có thể bán khí đốt cho Azerbaijan, sau đó, tái xuất khẩu sang châu Âu.

Ngoài ra, các thỏa thuận với Kazakhstan và các nhà cung cấp khác ở Trung Á cũng có thể là một lựa chọn. Tuy nhiên, còn rất ít thời gian để tiến hành đàm phán.

Hãng tin Bloomberg nhấn mạnh rằng, dù thế nào, việc mất tuyến đường qua Ukraine gần như chắc chắn có nguy cơ gây ra sự biến động trên thị trường châu Âu.

“Vẫn có thể xảy ra tình trạng thiếu hụt năng lượng trong mùa sưởi ấm tới”, ông Frank van Doorn, Giám đốc giao dịch tại Vattenfall Energy Trading GmbH nhấn mạnh.





Nguồn: https://baoquocte.vn/neu-nga-va-ukraine-buong-tay-thoa-thuan-qua-canh-khi-dot-chau-au-se-chim-trong-noi-lo-285840.html

Cùng chủ đề

Moldova ban bố tình trạng khẩn cấp khi Nga sắp cắt khí đốt

(CLO) Sáng 13/12, Quốc hội Moldova thông qua quyết định áp đặt tình trạng khẩn cấp quốc gia kéo dài 60 ngày, bắt đầu từ ngày 16/12, do nguồn cung khí đốt từ Nga dự kiến sẽ bị cắt từ ngày 1/1 tới. ...

Moldova sắp áp đặt tình trạng khẩn cấp toàn quốc

Quốc hội Moldova ngày 13.12 đã bỏ phiếu thông qua việc áp đặt tình trạng khẩn cấp toàn quốc trong 60 ngày, từ ngày 16.12, khi Nga dự kiến sẽ dừng cung cấp khí đốt cho Moldova qua Ukraine từ ngày 1.1. ...

‘Ly hôn’ khí đốt Nga, tác động từ chính quyền Trump 2.0, con đường đối phó khủng hoảng năng lượng của EU không trải...

Mặc dù EU đã phản ứng nhanh chóng và sáng tạo đối với cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột ở Ukraine gây ra, nhiên liệu của Nga vẫn tìm được đường đến châu Âu, giữa vòng vây lệnh trừng phạt.

Nga vững ngôi đầu nhà cung cấp nông sản, lý do người Mỹ lạc quan hơn, bất động sản Trung Quốc sắp chạm đáy

Nga giữ vị trí nhà cung cấp nông sản hàng đầu ra toàn cầu, niềm tin về tăng trưởng của người dân Mỹ trở nên lạc quan hơn, dự báo thời điểm bất động sản Trung Quốc chạm đáy, Đức phụ thuộc đáng kể vào người nhập cư trong dài hạn… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Gazprom của Nga “gạch tên” châu Âu trong danh sách xuất khẩu khí đốt năm 2025, nguyên nhân liên quan đến Ukraine

Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã tính tới phương án không xuất khẩu khí đốt tới châu Âu qua Ukraine sau ngày 31/12/2024 trong bản kế hoạch nội bộ cho năm 2025.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Không phải xung đột Nga-Ukraine hay vai trò của Berlin ở EU, đây mới chính là thứ người Đức để tâm; nền kinh tế...

Tất cả các đảng đều cam kết khôi phục thời kỳ hoàng kim của ngành công nghiệp Đức, nhưng họ có tầm nhìn quá khác biệt, thậm chí đối đầu.

iPhone 14 bị “khai tử” tại thị trường châu Âu

iPhone 14 và hàng loạt sản phẩm khác của Apple sẽ biến mất khỏi thị trường châu Âu sau ngày 28/12 do không tuân thủ Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA).

Ấn Độ-Trung Quốc đạt 6 điểm đồng, “mồi lửa” làm ấm mối quan hệ giá băng

Ngày 18/12, tại cuộc họp theo cơ chế Đại diện Đặc biệt (SR) ở thủ đô Bắc Kinh, Cố vấn An ninh quốc gia Ấn Độ Ajit Doval và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đạt được 6 điểm đồng thuận nhằm giải quyết các vấn đề biên giới.

Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế toàn diện và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào cả về nội dung và phương thức?

Kịch bản Nga-NATO xung đột “nóng” tương đương ngày tận thế, đặt kỳ vọng nơi ông Trump

Ngày 17/12, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev đã có cuộc phỏng vấn với hai hãng truyền thông Nga, trong đó có đánh giá về nguy cơ xảy ra cuộc xung đột trực tiếp giữa Nga với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Bài đọc nhiều

Nga đáp trả Mỹ; doanh nghiệp Moscow “rẽ sóng”, ký thỏa thuận trị giá chục tỷ USD với Ấn Độ

TASS đưa tin, Tổng thống Vladimir Putin đã gia hạn các biện pháp trả đũa do Moscow đưa ra để đáp trả giá trần đối với dầu và các sản phẩm dầu của Nga cho đến ngày 30/6/2025.

Xu hướng tiêu dùng sữa tại Việt Nam

Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng và giá trị dinh dưỡng của các loại sữa.

Giá vàng “hóng” Fed để quyết hướng đi, đường đến mốc 3.000 USD đã hẹp hơn

Giá vàng hôm nay 19/12/2024 tại thị trường thế giới đi ngang khi thị trường tập trung sự chú ý vào quyết định chính sách tiền tệ. Vàng trong nước biến động thất thường. Chuyên gia đánh giá, triển vọng của kim loại quý vẫn chưa hoàn toàn chuyển sang xu hướng giảm.

Sức mạnh mềm tăng cường gắn kết Việt Nam với thế giới

Với sự đan xen cùng đối ngoại nhân dân để tạo sự gắn kết sâu rộng trong quan hệ giữa các nước, đối ngoại văn hóa được đánh giá sẽ phát huy hiệu quả sâu rộng khi được đầu tư phù hợp. Sức mạnh mềm thời hội nhập Đó là nhận xét của một cựu đại sứ VN tại một nước châu Âu khi trả lời Thanh Niên về ngoại giao văn hóa trong chiến lược ngoại giao quốc gia, xây...

Giá cà phê robusta vẫn tăng tốt sau một tuần đầy biến động, thị trường thế nào trong tuần này?

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự kiến ​​vụ đang thu hoạch robusta của Việt Nam sẽ đạt lên mức 29 triệu bao, trong khi Volcafe dự kiến chỉ ​​ở khoảng 24,5 triệu bao.

Cùng chuyên mục

Không phải xung đột Nga-Ukraine hay vai trò của Berlin ở EU, đây mới chính là thứ người Đức để tâm; nền kinh tế...

Tất cả các đảng đều cam kết khôi phục thời kỳ hoàng kim của ngành công nghiệp Đức, nhưng họ có tầm nhìn quá khác biệt, thậm chí đối đầu.

Giá vàng “hóng” Fed để quyết hướng đi, đường đến mốc 3.000 USD đã hẹp hơn

Giá vàng hôm nay 19/12/2024 tại thị trường thế giới đi ngang khi thị trường tập trung sự chú ý vào quyết định chính sách tiền tệ. Vàng trong nước biến động thất thường. Chuyên gia đánh giá, triển vọng của kim loại quý vẫn chưa hoàn toàn chuyển sang xu hướng giảm.

Biến động không đồng nhất, lý do thị trường thế giới bước vào chu kỳ tăng giá

Giá tiêu hôm nay 19/12/2024 tại thị trường trong nước biến động không đồng nhất ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 146.500 đồng/kg.

Viết tiếp câu chuyện thành công về một ASEAN tự cường và kết nối

Chiều 18/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt chủ trì cuộc họp tổng kết liên bộ, ngành về hợp tác ASEAN và sự tham gia của Việt Nam năm 2024 và phương hướng năm 2025.

Viết tiếp câu chuyện thành công về một ASEAN tự cường và kết nối

Chiều 18/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt chủ trì cuộc họp tổng kết liên bộ, ngành về hợp tác ASEAN và sự tham gia của Việt Nam năm 2024 và phương hướng năm 2025.

Mới nhất

Sơn Dương (Tuyên Quanng): Chú trọng tạo môi trường thuận lợi, thu hút đầu tư

Huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quanng) có lợi thế giáp với tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, gần Thủ đô Hà Nội. Phát huy lợi thế đó, huyện đã không ngừng nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện (DDCI), thực hiện đồng bộ các giải pháp thu hút các nhà đầu tư vào các khu, cụm công...

VinFast sắp làm dự án 3.500 tỷ đồng ở đảo Cái Tráp, Hải Phòng

(Dân trí) - Khu vui chơi giải trí, công viên và công trình nghỉ dưỡng đảo Cái Tráp do Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh VinFast làm chủ đầu tư có quy mô 3.500 tỷ đồng, dự kiến thực hiện từ quý I/2025. Dự án đầu tư Khu vui chơi giải trí, công viên và công trình...

Không phải xung đột Nga-Ukraine hay vai trò của Berlin ở EU, đây mới chính là thứ người Đức để tâm; nền kinh tế...

Tất cả các đảng đều cam kết khôi phục thời kỳ hoàng kim của ngành công nghiệp Đức, nhưng họ có tầm nhìn quá khác biệt, thậm chí đối đầu.

Nga vật lộn giải quyết ô nhiễm sau vụ tràn dầu ở Biển Đen

(CLO) Vụ tràn dầu ở Biển Đen đã gây ô nhiễm nặng nề và đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển. Đây là một trong những thảm họa sinh...

Mới nhất