Trang chủKinh tếNông nghiệpNếu đi chống bão lũ, mà ai cũng xin phép về nhà...

Nếu đi chống bão lũ, mà ai cũng xin phép về nhà vì vợ con đau ốm, thì rất khó


Mỗi năm chịu ảnh hưởng của 2 cơn bão, Bình Định hiện có 90 điểm nguy cơ sạt lở

Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn – Trưởng ban Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Bình Định vừa chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn năm 2024.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định cho biết, tỉnh Bình Định thường xuyên chịu ảnh hưởng 1-2 cơn bão và ngập lụt mỗi năm.

Đáng chú ý, do biến đổi khí hậu, các cơn bão có diễn biến phức tạp cả về quỹ đạo cũng như cường độ và mức độ tàn phá. Minh chứng rõ nhất là 2 cơn bão gần đây gồm bão Yagi (bão số 3) đổ bộ vào Việt Nam và bão Bebinca với sức gió trên cấp 15 gây hậu quả nặng nề.

Toàn tỉnh Bình Định hiện có 90 điểm nguy cơ sạt lở. Tại các điểm có nguy cơ sạt lở cao hiện có người dân sinh sống, các địa phương đã xây dựng phương án để di dời dân khi có tình huống khẩn cấp nhưng vẫn còn một số người dân còn tâm lý chủ quan. Một số đường công vụ thi công các công trình giao thông, đường khai thác cát trên các sông…. chưa tháo dỡ, cản trở dòng chảy, khu vực rừng trồng sau khai thác không còn cây xanh.

Bình Định:

Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Bình Định, chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn năm 2024. Ảnh: UBND tỉnh Bình Định.

Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ Lê Văn Lịch cho rằng, huyện đã phê duyệt phương án phòng, chống bão lũ rất hoành tráng nhưng áp dụng vào thực tế thì khác xa.

“Chúng tôi đang chỉ đạo sát với thực tế hơn, các thành viên trong ban chống bão lũ có điều kiện tham gia mới đưa vào. Đi chống bão rồi mà ai cũng xin phép về nhà lo chống bão, hay vợ con đau, rất khó khăn”, ông Lịch cho hay.

Vẫn theo ông Lịch, trước mùa mưa bão, UBND huyện phân công các thành viên trong ban phòng, chống bão lũ đứng chân tại các địa bàn chịu trách nhiệm rà soát, kiểm tra lại, báo cáo cụ thể. Đặc biệt, tập trung vào địa bàn có nguy cơ rủi ro cao để có phương án cụ thể, không thể chỉ báo cáo trên giấy, mang tính chất đối phó.

Ông Lịch cho biết, trong phòng, chống bão lũ, lực lượng công an và quân đội rất quan trọng, cần phải được huy động tối đa để giúp dân.

Vai trò của người chỉ huy rất quan trọng

Theo Đại tá Võ Đức Nguyện – Giám đốc Công an tỉnh Bình Định, trong chống bão, công an, quân đội là lực lượng nòng cốt, trong đó riêng công an có lực lượng tập trung luôn sẵn sàng khi địa phương yêu cầu.

Ngoài ra, lực lượng bảo vệ an ninh trật tự với gần 4.000 người ở các địa phương cũng rất quan trọng.

“Công tác phòng, chống bão lũ không thể nói như lý thuyết mà cần phải có phương án cụ thể, dựa trên nguồn nhân lực, phương tiện, tình hình thực tế, đặc biệt người chỉ huy rất quan trọng”, Đại tá Võ Đức Nguyện nhấn mạnh và dẫn ví dụ về một trưởng thôn ở Lào Cai, thực sự là một người chỉ huy rất quyết đoán, có kinh nghiệm đã kịp thời di tản cứu được 115 người tránh khỏi sạt lở.

Theo Đại tá Nguyện, người chỉ huy phải là người có chuyên môn, kinh nghiệm. Bởi thực tế cho thấy, có vụ việc rất nhiều người chỉ huy nhưng không biết xử lý thế nào, lúng túng để kéo dài qua giai đoạn quan trọng sẽ rất nguy hiểm.

Đại tá Nguyễn Văn Dư – Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Định, cho hay, từ năm 2020, đơn vị phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đã khảo sát, khuyến cáo những khu vực nguy cơ sạt lở nhưng đến nay, các địa phương chậm khắc phục, di dời người dân đến nơi an toàn.

“Tại các địa phương thường xảy ra ngập lụt, tình trạng bèo (lục bình) nhiều nhưng không được dọn dẹp, khơi thông. Do vậy, khi lũ về gây tắc, làm thay đổi dòng chảy dẫn đến ngập cục bộ”, ông Dư nói.

Qua cơn bão số 3 gây thiệt hại nặng nề ở các tỉnh phía Bắc, ông Phạm Anh Tuấn – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định yêu cầu người đứng đầu các địa phương, đơn vị rút kinh nghiệm không chủ quan trong triển khai thực hiện phòng, chống thiên tai.

Bình Định:

Mỗi năm chịu ảnh hưởng của 2-3 cơn bão, Bình Định hiện có 90 điểm nguy cơ sạt lở. Ảnh: DT.

“Các địa phương tập trung cho công tác phòng, chống thiên tai trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như hiện nay. Chủ động di dời, xử lý những điểm có nguy cơ mất an toàn, chuẩn bị kỹ các phương án phòng, chống thiên tai thực tế từng địa phương, không để bão vào mới bị động di dời.”, ông Tuấn cho biết và yêu cầu thực hiện nghiêm túc phương án “4 tại chỗ” (lực lượng, phương tiện, hậu cần và chỉ huy tại chỗ).

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định nhấn mạnh vai trò nòng cốt của lực lượng quân đội, công an trong phòng chống thiên tai và yêu cầu các lực lượng này chủ động đảm bảo nhân lực, phương tiện, kết nối với các địa phương để sẵn sàng tham gia hỗ trợ, cứu nạn, cứu hộ kịp thời.

Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị liên quan đảm bảo thông tin liên lạc, chỉ đạo phòng chống thiên tai thông suốt kịp thời. Ngay sau khi thiên tai đi qua, các sở, ngành địa phương chủ động triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất.





Nguồn: https://danviet.vn/binh-dinh-neu-di-chong-bao-lu-ma-ai-cung-xin-phep-ve-nha-vi-vo-con-dau-om-thi-rat-kho-2024091917374054.htm

Cùng chủ đề

Bình Định: Tập huấn dân ca, dân vũ, dân nhạc cho đồng bào Hrê

Ngày 20/12, Sở Văn hóa - Thể thao Bình Định phối hợp Ban Dân tộc và UBND huyện An Lão tổ chức lớp tập huấn xây dựng mô hình bảo tồn và phát huy dân ca, dân vũ, dân nhạc của đồng bào Hrê ở xã An Trung (huyện An Lão).Xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy (Kon Tum) có 6 thôn, làng; dân số hơn 6.470 người, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 87% dân số....

Chìm tàu Hoa Lư 02 ở vùng biển Bình Định, 14 người được cứu sống

Lực lượng chức năng vừa cứu thành công 14 người trên tàu Hoa Lư 02 bị chìm trên vùng biển tỉnh Bình Định. Ngày 21/12, Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Quy Nhơn (Bình Định) cho biết, đã phối hợp với Cảng vụ hàng hải Quy Nhơn tổ chức tiếp nhận 14 thuyền viên gặp sự cố chìm tàu. Trước đó, khoảng 22h55 ngày 20/12, Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Quy Nhơn nhận được thông tin từ Cảng vụ hàng...

Cứu 14 người gặp nạn trên vùng biển Bình Định

12 thuyền viên và 2 hành khách gặp nạn trên vùng biển Bình Định đã được lực lượng chức năng kịp thời ứng cứu. ...

Tàu Hoa Lư 2 chở hàng và 14 người bị chìm ở vùng biển Bình Định

(Dân trí) - Ngày 21/12, Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Quy Nhơn (Bình Định) cho biết, đã phối hợp với Cảng vụ hàng hải Quy Nhơn tổ chức tiếp nhận 14 thuyền viên bị sự cố chìm tàu ở vùng biển tỉnh Bình Định. Vào lúc 22h55 ngày 20/12, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Quy Nhơn đã nhận được thông tin từ Cảng vụ hàng hải Quy Nhơn về sự cố của tàu Hoa Lư 2, mang quốc...

Nhà thầu cao tốc qua Bình Định phải vào Khánh Hòa mua đá

Nhà thầu cao tốc qua Bình Định vượt hàng trăm km vào Khánh Hòa tìm nguồn đá đảm bảo chất lượng. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trồng măng cụt ra quả đặc sản ở Hậu Giang, thương lái cứ vô hỏi đã bán được chưa?

Măng cụt là một loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, nhờ hương vị thơm ngon, ngọt mát và giàu dinh dưỡng. Ông Nguyễn Hoàng Anh, khu vực Thạnh Hiếu, phường Bình Thạnh, TX Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) đã đầu tư trồng 4.000m2 măng cụt và hằng...

Trẻ khóc mếu, người già đòi về trong ngày đầu Metro số 1 đi vào vận hành

Trong ngày đầu khai thác thương mại, tuyến Metro số 1 quá tải, hàng dài người đội nắng chờ trải nghiệm. ...

Nhiều thay đổi trong xu hướng du học Mỹ 2025

Chia sẻ với PV báo Dân Việt, Phoebe Trần đã bật mí xu hướng, cách lựa chọn trường và kinh nghiệm giành học bổng du học Mỹ năm 2025. ...

Trung tướng Phùng Khắc Đăng: “Dân chủ, công khai, chế độ chính sách vượt trội, xây dựng quân đội mạnh, tinh gọn sẽ thành...

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, Dân Việt đã có cuộc trò chuyện cùng Trung tướng Phùng Khắc Đăng - nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.     Trung tướng Phùng Khắc Đăng từng là một người lính đã gắn bó suốt mười lăm năm với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam. Ông đã...

Chuyên canh nông nghiệp công nghệ cao đang làm giàu cho nông dân một huyện của Lâm Đồng

Huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) hiện có hơn 57.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, với các loại cây trồng chủ lực có giá trị kinh tế cao như: Cà phê, chè, sầu riêng, dâu tằm và một số loại cây ăn trái khác. ...

Bài đọc nhiều

Bước tiến để nông nghiệp Việt phát triển bền vững

Mới đây, Lễ ký kết triển khai Dự án Giảm phát thải Carbon tại vùng nguyên liệu mía Lam Sơn được vừa được tổ chức tại Thanh Hóa đã đánh dấu sự hợp tác chiến lược giữa Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (Lasuco) và hai đối tác Nhật...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. ...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Trung Quốc chậm mua hàng, giá một loại tinh bột của Việt Nam giảm sâu

Giá sắn đang có xu hướng giảm sâu do nhu cầu mua hàng từ các nhà máy của Trung Quốc rất chậm. ...

Cùng chuyên mục

Trồng măng cụt ra quả đặc sản ở Hậu Giang, thương lái cứ vô hỏi đã bán được chưa?

Măng cụt là một loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, nhờ hương vị thơm ngon, ngọt mát và giàu dinh dưỡng. Ông Nguyễn Hoàng Anh, khu vực Thạnh Hiếu, phường Bình Thạnh, TX Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) đã đầu tư trồng 4.000m2 măng cụt và hằng...

Chuyên canh nông nghiệp công nghệ cao đang làm giàu cho nông dân một huyện của Lâm Đồng

Huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) hiện có hơn 57.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, với các loại cây trồng chủ lực có giá trị kinh tế cao như: Cà phê, chè, sầu riêng, dâu tằm và một số loại cây ăn trái khác. ...

Miền Bắc đón thêm không khí lạnh lạ thường, có rét đậm vào dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch 2025?

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra dự báo thời tiết dịp Giáng sinh năm nay và Tết Dương lịch 2025. Dự báo thời tiết khu vực miền Bắc từ nay đến hết năm có thể ảnh hưởng bởi 3 đợt không khí lạnh tăng...

Áp thấp nhiệt đới di chuyển vào đất liền, miền Trung mưa lớn, miền Nam thời tiết rất xấu, miền Bắc rét đậm

Tin áp thấp nhiệt đới mới nhất: Áp thấp nhiệt đới hiện mạnh cấp 6 (39-49km/h), giật cấp 8, đang di chuyển theo hướng Đông Bắc với tốc độ khoảng 10 km/h. ...

Trồng giống đậu xanh này ở Quảng Trị, cây nào cũng ra quả chi chít, xúm xít thế này đây

Nhằm đánh giá khả năng thích ứng của giống đậu xanh 12ĐX02 tại Quảng Trị, từ đó có sở sở để bổ sung vào bộ giống đang được trồng tại địa phương, giúp nông dân có thêm nhiều sự lựa chọn được giống đậu xanh có khả năng sinh trưởng, phát...

Mới nhất

Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Ngày 20/12, Ủy ban châu Âu (EC) đã đăng thông báo ban hành lệnh cấm sử dụng bisphenol A (BPA), trong các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm và đồ uống. EU ban hành lệnh cấm mới Trao đổi nhanh với phóng viên Báo Công Thương sáng 22/12, bà Nguyễn Thị Hoàng...

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà dự Hội nghị tổng kết phong trào thi đua năm 2024 của Cụm thi đua số...

Chiều ngày 20/12, tại Hà Giang, Cụm thi đua số 1 (Ủy ban Dân tộc) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.Ngày 20/12, Sở Văn hóa - Thể thao Bình Định phối hợp Ban Dân tộc và UBND huyện An Lão tổ chức Lớp tập huấn...

Đoàn tàu lửa hạng sang của Đường sắt Việt Nam chở khách du lịch xuyên Việt đến Huế

Sau khi đoàn tàu lửa hạng sang dừng lại tại ga Huế, du khách đi tour xe Vespa tham quan Đại Nội Huế, làng nghề đúc đồng, Hổ Quyền, lăng Minh Mạng, làng hoa giấy Thanh Tiên và trải nghiệm ẩm thực Huế. ...

Nhìn những ngày xưa cũ

Tháng cuối năm, trời trở lạnh. Mùa đông làm nhịp sống thành phố bớt chút ồn ào, nhiều phần tĩnh mặc. Những cơn gió...

Trồng măng cụt ra quả đặc sản ở Hậu Giang, thương lái cứ vô hỏi đã bán được chưa?

Măng cụt là một loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, nhờ hương vị thơm ngon, ngọt mát và giàu dinh dưỡng. Ông Nguyễn Hoàng Anh, khu vực...

Mới nhất

Nhìn những ngày xưa cũ