Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNếu Bộ GD&ĐT biên soạn 1 bộ SGK, chống độc quyền sẽ...

Nếu Bộ GD&ĐT biên soạn 1 bộ SGK, chống độc quyền sẽ thất bại


Trong Công điện ngày 16/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ GD&ĐT khẩn trương có giải pháp khắc phục những hạn chế, bất cập được Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ ra trong triển khai chương trình phổ thông, sách giáo khoa mới, trong đó có việc chuẩn bị nội dung một bộ sách giáo khoa của Nhà nước.

Chống độc quyền sẽ thất bại

TS Nguyễn Hồng Quang, Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, sau gần bốn năm thực hiện, chủ trương xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa theo Nghị quyết 88 của Quốc hội đã có kết quả tích cực. Cả nước có 6 nhà xuất bản và 3 tổ chức đủ điều kiện tham gia biên soạn sách giáo khoa, góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước.

Chuyên gia không đồng tình việc giao Bộ GD&ĐT biên soạn 1 bộ sách giáo khoa. (Ảnh minh hoạ)

Chuyên gia không đồng tình việc giao Bộ GD&ĐT biên soạn 1 bộ sách giáo khoa. (Ảnh minh hoạ)

“Nếu thời điểm này Bộ GD&ĐT biên soạn thêm một bộ sách sẽ làm hạn chế xã hội hóa, gây ra sự cạnh tranh bất bình đẳng và tốn kém cho xã hội, đặc biệt sẽ làm chính sách chống độc quyền thất bại”, ông Quang nói.

Việc xã hội hóa biên soạn và phát hành sách giáo khoa đã góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước, đảm bảo tính cạnh tranh, hướng đến mục tiêu đa dạng hóa nguồn học liệu phục vụ nhu cầu học tập và giảng dạy của học sinh, giáo viên. Giờ đây, sách giáo khoa không còn là “pháp lệnh”, là duy nhất.

Thay vì Bộ GD&ĐT sử dụng ngân sách biên soạn thêm một bộ sách thì nên tiếp tục thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa theo chủ trương đã được Quốc hội cho phép tại Nghị quyết số 122.

Vị chuyên gia này cũng phân tích thêm, Bộ GD&ĐT là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, không có các bộ phận chức năng thực hiện các công đoạn xuất bản sách giáo khoa. Nếu Bộ GD&ĐT tự thực hiện thêm một bộ sách giáo khoa thì phải hình thành các bộ phận tương ứng như một nhà xuất bản. Từ đó, dẫn tới lãng phí nguồn lực (tác giả, biên tập viên, hoạ sĩ, trang thiết bị trong lĩnh vực xuất bản), không phát huy được nguồn lực sẵn có tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Quan trọng hơn hết, việc thay sách giáo khoa đã đi gần hết chặng đường nên nếu có thêm một bộ sách của Bộ GD&ĐT vào lúc này có thể sẽ là một cuộc điều chỉnh chính sách giữa chừng rất lớn. Điều này gây ra sự lãng phí về nguồn lực, công sức, trí tuệ và có thể nói sẽ đi ngược chủ trương xã hội hóa theo các Nghị quyết của Quốc hội, vị này nêu quan điểm.

Ông Đỗ Ngọc Thống, Chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới môn Ngữ văn cũng từng nhận định, trong bối cảnh hiện nay, việc yêu cầu Bộ GD&ĐT tiếp tục biên soạn một bộ sách giáo khoa là hoàn toàn không cần thiết, không khả thi và làm phức tạp thêm tình hình. Ông chỉ ra 5 lý do.

Thứ nhất, các bộ sách đã có đầy đủ, để triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đúng tiến độ.

Thứ hai, Nghị quyết 122 của chính Quốc hội (ra sau Nghị quyết 88) đã yêu cầu không biên soạn bộ sách sử dụng ngân sách Nhà nước nữa.

Thứ ba, việc biên soạn sách giáo khoa theo hướng xã hội hóa đã được triển khai thành công theo Nghị quyết 88, không tốn kém ngân sách Nhà nước, lại phát huy được trí tuệ và các nguồn lực của xã hội.

Thứ tư, nếu Bộ GD&ĐT tiến hành biên soạn bộ sách của bộ thì phải làm lại từ đầu, bắt đầu từ lớp 1, nếu làm đồng loạt các cấp thì ít nhất phải mất 5 năm nữa mới hoàn chỉnh. Trong khi thực tế đã có đủ sách giáo khoa cho tất cả các cấp lớp rồi. Bộ sách “của Bộ” ra đời khi các trường đã dạy theo những bộ sách khác suốt 5 – 7 năm trời, bây giờ họ có sẵn sàng thay đổi không, nếu thay đổi thì giáo viên phải đi tập huấn lại, soạn lại giáo án chăng?

Thứ năm, không thể nghĩ đơn giản việc chọn trong các bộ sách đã có để lấy một bộ sách làm sách của Bộ được, vì mỗi bộ sách đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định và việc đánh giá bộ nào hơn bộ nào là bất khả thi.

“Liệu rằng, Bộ GD&ĐT có dám cho giáo viên toàn quốc bỏ phiếu trực tiếp để chọn lấy một bộ sách từ mỗi môn học không? Mỗi môn học lại có 12 lớp, liệu có bộ nào có sách cả 12 năm đều có ưu điểm hơn hẳn các bộ sách khác không?”, ông nói.

Lại nữa, nếu năm này chọn sách bộ A nhưng sang lớp sau sách bộ B lại tốt hơn thì có chọn tiếp sách bộ A hay không? Nếu chọn mỗi sách một ít bài ghép lại thì lại càng không ổn vì mỗi sách có một tư tưởng sư phạm, một cấu trúc rất khác nhau dù cùng chung một chương trình. Hơn nữa, vấn đề bản quyền tác giả sách sẽ rất phức tạp…, ông Đỗ Ngọc Thống nêu thêm.

Năm học 2023 - 2024 tới các lớp 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 10, 11 sẽ dạy học theo chương trình và sách giáo khoa mới được lựa chọn từ nhiều nhà xuất bản khác nhau.

Năm học 2023 – 2024 tới các lớp 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 10, 11 sẽ dạy học theo chương trình và sách giáo khoa mới được lựa chọn từ nhiều nhà xuất bản khác nhau. 

Lãng phí ngân sách 

Trao đổi với báo chí, bà Nguyễn Thị Hà – Uỷ viên Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội nêu quan điểm, không nên có thêm bộ sách do Bộ GD&ĐT biên soạn vào thời điểm này. Bởi khi yêu cầu Bộ GD&ĐT biên soạn một bộ sách giáo khoa bằng kinh phí của Nhà nước rất tốn kém.

Ngoài ra, hiện nay việc thay sách đã đi gần hết một chặng đường. Việc có một bộ sách vào lúc này có thể sẽ là một cuộc điều chỉnh chính sách rất lớn, cần phải huy động rất nhiều thời gian, nguồn lực. Trong khi đổi mới giáo dục không thể cho chúng ta thêm nhiều thời gian để chững lại hay chậm thêm.

Và hơn hết, việc Bộ GD&ĐT biên soạn thêm 1 bộ sách giáo khoa chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong việc lựa chọn các chủ biên. Bởi hiện nay, hầu hết những “nhân tài” giáo dục đã tham gia biên soạn các bộ sách giáo dục hiện hành.

Về băn khoăn, Bộ GD&ĐT nên lựa chọn các đầu sách từ các bộ sách giáo khoa hiện hành để tạo thành một bộ sách giáo khoa dùng chung trong cả nước, bà Hà cho rằng, điều này cũng không phù hợp bởi mỗi một bộ sách đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Việc đánh giá bộ sách để sử dụng phụ thuộc vào nhu cầu, mong muốn của từng địa phương.

Đặc biệt, điều này có thể tạo ra sự bất bình đẳng trong việc lựa chọn sách của các địa phương, dễ xuất hiện nguy cơ quay lại thời kì “độc quyền” sách giáo khoa như trước kia.

Tại phiên giám sát cũng về nội dung này hôm 14/8, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cũng đã đề nghị bỏ đề xuất nói trên. Theo Bộ trưởng, nhà nước nắm và trông coi chương trình thống nhất toàn quốc. Đó là nội dung lõi của giáo dục, là pháp lệnh, còn sách giáo khoa là học liệu, công cụ để hỗ trợ giáo viên để chuyển tải chương trình, thực hiện các yêu cầu môn học.

“Chương trình là duy nhất, thống nhất; học liệu là đa dạng và linh hoạt. Vậy có cần một bộ sách giáo khoa, tức một bộ học liệu của nhà nước hay không?”, Bộ trưởng Sơn đặt câu hỏi.

Cũng theo ông Sơn, việc này khác với nội dung nghị quyết 122 năm 2020. Bộ chỉ tổ chức biên soạn sách khi không có tổ chức và cá nhân nào biên soạn. Thực tế, tất cả môn học đều có sách của các tập thể, cá nhân biên soạn.

Việc Bộ biên soạn một bộ sách nữa không chỉ ảnh hưởng lớn tới chủ trương xã hội hóa mà còn có thể tác động tới tinh thần đổi mới mà toàn ngành đang hướng tới.

Hà Cường



Nguồn

Cùng chủ đề

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT liên tục tăng với con số gần tuyệt đối

Năm 2024 là năm có tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT cao nhất 10 năm qua, với tỷ lệ 99,4%.

Niềm tự hào của Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Sau 30 năm không ngừng nỗ lực phấn đấu và phát triển, Khoa Xã hội học và Phát triển (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) đã có những đóng góp nổi bật, trở thành niềm tự hào của học viện. ...

Bộ Giáo dục sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát các kỳ thi đánh giá năng lực

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành trong quy chế tuyển sinh quy định cụ thể về mặt quản lý nhà nước để bảo đảm kiểm tra, giám sát được chất lượng các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. ...

Bộ Giáo dục sẽ giám sát chặt các kỳ thi đánh giá năng lực

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành trong quy chế tuyển sinh quy định cụ thể về mặt quản lý nhà nước để bảo đảm kiểm tra, giám sát được chất lượng các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. ...

Từ năm 2025, Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông có nhiều thay đổi

NDO - Ngày 31/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông giai đoạn 2020-2024 và chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm 2024 trở về trước, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông triển khai theo Chương...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Kim Sang-sik thăm dò Indonesia, HLV đối thủ lên tiếng

Tại ASEAN Cup 2024 (tiền thân là AFF Cup) đội tuyển Việt Nam nằm chung bảng B ASEAN Cup 2024 cùng Myanmar, Lào cùng 2 đội mạnh là Indonesia và Philippines. Để chuẩn bị cho giải đấu, ban huấn luyện đội tuyển Việt Nam đã lên kế hoạch bay sang 2 nước Indonesia và Philippines, dự khán các trận đấu của hai đội tuyển này trong đợt tập trung FIFA Days tháng 11. Khi được báo chí hỏi về...

Loại lá mọc đầy vườn không ai hái lại là kho canxi, tốt cho gan

Bổ sung canxi tự nhiênĐể có hệ xương chắc khỏe và phòng ngừa loãng xương, chúng ta thường nghĩ ngay đến sữa. Tuy nhiên, lá ớt lại là lựa chọn bất ngờ không kém. Với hàm lượng canxi lên đến 233mg/100g, lá ớt vượt xa sữa tươi (chỉ chứa khoảng 118mg/100g), biến chúng trở thành một nguồn bổ sung canxi tự nhiên vô cùng quý giá. Không chỉ vậy, lá ớt còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất...

Chân xuất hiện 5 dấu hiệu này có thể thận đang ‘kêu cứu’

Dưới đây là 5 dấu hiện cảnh báo thận đang “kêu cứu” tuyệt đối không được coi nhẹ.Màu sắc da bất thườngDa là cơ quan lớn nhất của cơ thể, thường là một trong những bộ phận đầu tiên báo hiệu những vấn đề bên trong. Khi thận suy yếu, da trở thành “người phát ngôn” cho những thay đổi đang diễn ra bên trong cơ thể.Sự tích tụ chất thải trong máu do thận không thể lọc...

Nga và Ukraine tranh cãi việc trao đổi tù binh

Tổng thống Ukraine tỏ rõ sự không hài lòng khi đồng minh phương Tây không hành động trước những diễn biến mới. Trong khi đó, Nga cảnh báo Mỹ về chiến tranh thế giới thứ 3 là những diễn biến đáng chú ý mới nhất về cuộc xung đột.Hôm qua (2/11), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cáo buộc Ukraine phá hoại quá trình trao đổi tù binh chiến tranh giữa hai nước. Theo bà, Bộ...

Cảnh báo mưa lớn, các thuỷ điện ở miền Trung chuẩn bị ứng phó thế nào?

Sáng 3/11, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Thừa Thiên - Huế thông tin, dự báo từ chiều tối 3 đến 9/11, trên địa bàn mưa to, mưa rất to. Tổng lượng mưa cả đợt phổ biến từ 500 - 850mm, có nơi trên 1.000mm.Lượng mưa này sẽ gây ra lũ lớn, ngập úng ở vùng thấp trũng, khả năng gây lũ quét, sạt lở đất ở vùng đồi núi, ven...

Bài đọc nhiều

Đề xuất cộng điểm vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước 1945 gây tranh cãi

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT, trong đó quy định rõ về các nhóm hộc sinh được tuyển thẳng, được hưởng ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh vào lớp 10.Đáng chú ý trong dự thảo, Bộ GD&ĐT quy định cộng 2 điểm ưu tiên cho con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 và con của người hoạt động...

“Nắng trên non” lan tỏa tinh thần tự tin, làm chủ cuộc sống của phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

Sự kiện truyền thông “Nắng trên non” vừa được Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức tại trường THCS và THPT Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai nhằm khơi dậy, khích lệ tinh thần vượt...

Mẹ bị tai nạn trong lũ dữ, nữ sinh viên thủ khoa lên Facebook xin giúp đỡ

(NLĐO) - Đó là hoàn cảnh của em Lê Ngọc Trâm (Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế) khi mẹ bị nạn trong lũ lụt ...

Nữ sinh Khoa học Máy tính làm rạng danh phái đẹp trong ngành công nghệ

Nguyễn Bảo Dung (ngành Khoa học Máy tính, trường ĐH Công nghệ, ĐHQG Hà Nội) vinh dự nhận Giải thưởng Nữ sinh Khoa học Công nghệ Việt Nam. Hành trình của Dung không chỉ ghi dấu ấn trong học tập mà còn truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ, đặc biệt...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Cùng chuyên mục

Sắp có khung năng lực số cho người học

Theo Dự thảo Thông tư ban hành Khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân đang được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến, khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 6 miền năng lực, giúp người...

Mẹ bị tai nạn trong lũ dữ, nữ sinh viên thủ khoa lên Facebook xin giúp đỡ

(NLĐO) - Đó là hoàn cảnh của em Lê Ngọc Trâm (Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế) khi mẹ bị nạn trong lũ lụt ...

Rút ngắn khoảng cách giữa lãnh đạo doanh nghiệp và ứng viên GenZ

(NLĐO) – Không chỉ tạo cơ hội việc làm cho sinh viên, ngày hội Thực tập và Việc làm TP HCM 2024 còn mở rộng cơ hội ứng tuyển là người lao động khu vực lân cận. ...

Đại học Kinh Bắc trao bằng tốt nghiệp và khai giảng năm học mới

Sáng 2/11, Trường Đại học Kinh Bắc (UKB) tổ chức lễ khai giảng và trao bằng tốt nghiệp cho tân cử nhân năm 2024 tại khách sạn Mường Thanh. Mở đầu buổi lễ là các tiết mục văn nghệ đặc sắc do chính các tân sinh viên của nhà trường biểu diễn, mang đến không khí sôi nổi và tràn đầy năng lượng, nhằm truyền tải tinh thần học tập không ngừng và sẵn sàng cống hiến, khơi dậy niềm...

Mẹ bán của hồi môn cho con tiền luyện thi IELTS, quyết giành vé vào đại học sớm

Với nhiều gia đình có điều kiện, hơn 30 triệu đồng không phải số tiền quá lớn nhưng với gia đình chị Hoàng Thu Thuỷ (40 tuổi, Thái Bình) lại là cả vấn đề lớn. Dù vậy chị vẫn làm mọi cách để dồn khoản tiền này cho con đăng ký khoá học IELTS ở một trung tâm gần nhà.Chị Thuỷ cho biết, sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng nhiều phương thức xét tuyển đại học năm sau,...

Mới nhất

Hơn 71 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu, bà Harris bất ngờ ‘vượt’ ông Trump ở Iowa

Dữ liệu cập nhật từ 47 bang và quận Columbia cho thấy, khoảng 71,5 triệu cử tri Mỹ đã bỏ phiếu bầu tổng thống. Theo một cuộc khảo sát mới, Phó Tổng thống Kamala Harris bất ngờ giành lợi thế trước đối thủ Donald Trump tại bang Iowa. Theo những dữ liệu do đài CNN, công ty nghiên cứu Edison...

Trải nghiệm quy trình làm hồng vành khuyên treo gió cùng phụ nữ dân tộc Nùng

Mời bạn theo dõi chị Vương Thị Thương (Giám đốc HTX nông sản Toàn Thương) lựa chọn những trái hồng vành khuyên đạt tiêu chuẩn và ứng dụng công nghệ...

Những bước ngoặt trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ 2024

Hàng loạt bước ngoặt đã xảy ra trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2024, biến cuộc đua năm nay thành một trong những kỳ bầu cử kịch tính bậc nhất. Chỉ còn 2 ngày nữa đến ngày bầu cử chính thức tại Mỹ và hai ứng viên Donald Trump (đảng Cộng hòa) và Kamala Harris (đảng Dân chủ) đang...

Tổng tư lệnh Ukraine thừa nhận tình thế như “cá nằm trên thớt”

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/11/2024: Tổng tư lệnh Ukraine thừa nhận tình thế như “cá nằm trên thớt” khi quân đội Nga liên tiếp chiến thắng tại Donetsk. Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine (AFU), tướng Alexander Syrsky đã thông báo về các cuộc tấn công của quân đội Nga trên...

Máy bay chở ông Trump, bà Harris gặp nhau ở sân bay bang chiến trường

Máy bay của ông Trump và bà Harris chạm mặt nhau trên đường băng sân bay ở bang Bắc Carolina ngày 2-11, cho thấy mức độ cạnh tranh quyết liệt giữa hai người. Cả ông Trump và bà Harris đều không muốn bỏ lỡ cơ hội để chiến thắng nhờ các nỗ lực phút chót - Ảnh: AFP Cựu tổng thống...

Mới nhất