Trang chủMultimediaẢnhNét cổ kính, thơ mộng hiếm nơi nào có được

Nét cổ kính, thơ mộng hiếm nơi nào có được

Từng là Kinh đô của triều đại nhà Nguyễn, Huế được xem là thành phố có bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời nhất ở nước ta. Mời độc giả cùng Dân Việt chiêm ngưỡng vẻ đẹp xứ Huế nhìn từ camera bay, đặc biệt khi địa phương này vừa được Quốc hội đã thông qua nghị quyết về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương.

Ngày nay, Thừa Thiên Huế được biết đến là thành phố Festival của Việt Nam. Festival Huế lần đầu được tổ chức vào năm 2000, với sự thành công ngoài mong đợi, Thành phố Huế đã quyết định 2 năm sẽ tổ chức một lần. Huế ngoài nổi tiếng với núi Ngự hùng vĩ soi bóng bên dòng sông Hương thơ mộng nên thơ và các di tích cổ xưa của các triều đại vua chúa thì Huế còn được biết đến với nhiều bãi biển đẹp cho những ai thích du lịch.

Vừa qua, vào ngày 30/11, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương với 458/461 đại biểu tham gia (chiếm 95,62% đại biểu tham gia).

Theo nghị quyết, thành phố Huế là thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là hơn 4.900 km2 và quy mô dân số là khoảng 1,2 triệu người của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thành phố Huế giáp thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Trị; nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Biển Đông.

Vẻ đẹp xứ Huế nhìn từ trên cao- Ảnh 1.
Vẻ đẹp xứ Huế nhìn từ trên cao- Ảnh 2.
Vẻ đẹp xứ Huế nhìn từ trên cao- Ảnh 3.

Tạo hóa đã ban tặng cho Thừa Thiên Huế một địa hình khá độc đáo. Nhìn từ trên cao, toàn tỉnh như một công viên lớn, phong phú, đa dạng. Nơi đây hội tụ núi đồi và đồng bằng, là nơi gặp nhau của nhiều con sông, đầm phá và biển.

Vẻ đẹp xứ Huế nhìn từ trên cao- Ảnh 4.

Nằm bên bờ sông Hương thơ mộng chính là Đại Nội Huế, một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế từ thời nhà Nguyễn. Đại Nội Huế được xây dựng từ nửa đầu thế kỉ XX, đây là một trong số các di tích được UNESCO công nhận là di sản văn hóa Thế giới từ năm 1993. Đại Nội Huế chính là nơi sinh hoạt và diễn ra các hoạt động của vua chúa Nguyễn cùng triều đình phong kiến cuối cùng của nước ta.

Vẻ đẹp xứ Huế nhìn từ trên cao- Ảnh 5.
Vẻ đẹp xứ Huế nhìn từ trên cao- Ảnh 6.
Vẻ đẹp xứ Huế nhìn từ trên cao- Ảnh 7.

Khu di tích này là công trình có quy mô đồ sộ nhất lịch sử Việt Nam với thời gian xây dựng kéo dài trong nhiều năm với hàng vạn người thi công cùng các hoạt động lấp sông, đào hào, đắp thành, bên cạnh đó là khối lượng đất đá khổng lồ lên tới hàng triệu mét khối.

Vẻ đẹp xứ Huế nhìn từ trên cao- Ảnh 8.
Vẻ đẹp xứ Huế nhìn từ trên cao- Ảnh 9.

Kỳ đài Huế là công trình thuộc quần thể kiến trúc cố đô Huế, nằm ở phía trong mặt tiền kinh thành, trước Ngọ Môn, theo hướng Nam, ở khoảng giữa hai cửa Ngăn và cửa Quảng Đức, trên pháo đài Nam Chánh. Cùng với những thăng trầm của Kinh thành Huế, Kỳ đài là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước. Thời Nguyễn, trong tất cả các dịp lễ tiết, chầu mừng, tuần du cho đến việc cấp báo đều có hiệu cờ. Trên đỉnh cột cờ còn có một trạm quan sát gọi là Vọng Đẩu.

Vẻ đẹp xứ Huế nhìn từ trên cao- Ảnh 10.

Lăng Tự Đức (còn gọi là Khiêm Lăng) là một di tích lịch sử trong quần thể di tích cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới ngày 11/12/1993. Đây là nơi chôn cất vị hoàng đế thứ 4 của triều đại nhà Nguyễn (tức vua Tự Đức, Nguyễn Phúc Hồng Nhậm). Ông trị vì được 36 năm từ 1847-1883, là vị vua ở ngôi lâu nhất của nhà Nguyễn.

Vẻ đẹp xứ Huế nhìn từ trên cao- Ảnh 11.
Vẻ đẹp xứ Huế nhìn từ trên cao- Ảnh 12.

Lăng Tự Đức là một quần thể công trình kiến trúc tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (cũ), nay là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Lăng Tự Đức như một bức tranh sơn thủy tuyệt mỹ, được liệt vào một trong những công trình đẹp nhất thế kỷ XIX.

Vẻ đẹp xứ Huế nhìn từ trên cao- Ảnh 13.

Cửa Hiển Nhơn nằm ở phía đông của Hoàng Thành, trên đường Đoàn Thị Điểm, TP Huế. Cửa này được xây dựng vào năm 1805 dưới thời vua Gia Long. Đến thời Minh Mạng năm 1833, cửa được gia công phần trang trí đắp ghép mảnh sành. Đến thời Khải Định công trình này lại được trùng tu thêm một lần nữa. Cửa Hiển Nhơn dành riêng cho quan lại và nam giới ra vào Hoàng Thành.

Vẻ đẹp xứ Huế nhìn từ trên cao- Ảnh 14.
Vẻ đẹp xứ Huế nhìn từ trên cao- Ảnh 15.

Lầu Tàng Thơ là một trong những thư viện lớn của triều Nguyễn được xây dựng vào mùa hè năm 1825, dưới thời vua Minh Mạng (1820 – 1840), là kho lưu trữ nhằm mục đích xử lý các thông tin liên quan đến việc điều hành quốc sự và lưu trữ tư liệu cho việc viết sử sách. Lầu nằm trên một hòn đảo hình chữ nhật (diện tích khoảng 30m x 50m), ở giữa hồ Học Hải (hồ hình vuông, vốn là một đoạn trong dòng chảy cũ của sông Kim Long, được nắn lại dưới thời vua Gia Long, phần đảo nổi giữa hồ được sử dụng làm kho thuốc súng và diêm tiêu). Hòn đảo này nối với đất liền bằng một cây cầu xây bằng gạch và đá ở bờ hồ phía tây, bốn mặt xây tường gạch thấp.

Vẻ đẹp xứ Huế nhìn từ trên cao- Ảnh 16.

Trường Quốc Học rộng hơn 10.000 m2 nằm bên bờ sông Hương được thành lập ngày 17 tháng 9 năm Thành Thái thứ 8 (23/10/1896) và nghị định ngày 18/11/1896 của phủ Toàn quyền Đông Dương. Đây là trường Pháp Việt chính yếu của toàn xứ Đông Dương.

Vẻ đẹp xứ Huế nhìn từ trên cao- Ảnh 17.
Vẻ đẹp xứ Huế nhìn từ trên cao- Ảnh 18.

Lúc mới thành lập, trường chỉ là những dãy nhà tranh vốn là trại lính thủy quân được cải tạo lại. Tường rào phía trước mặt trường được xây bằng gạch đỏ sậm. Năm 1915, trường Quốc Học được xây dựng lại, những dãy nhà tranh được phá bỏ thay thế vào đó là hai dãy nhà lầu xây gạch, lợp ngói kiên cố theo kiểu Tây Âu, về cơ bản kiến trúc đó được duy trì đến ngày nay.Hơn 120 năm thành lập, trường Quốc Học là ngôi trường nổi tiếng nhất của Huế khi nhiều nhà lãnh đạo từng theo học như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng bí thư Trần Phú, Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Vẻ đẹp xứ Huế nhìn từ trên cao- Ảnh 19.
Vẻ đẹp xứ Huế nhìn từ trên cao- Ảnh 20.
Vẻ đẹp xứ Huế nhìn từ trên cao- Ảnh 21.

Cầu Trường Tiền là một trong những cây cầu đầu tiên được xây dựng ở Đông Dương vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX theo kỹ thuật và vật liệu mới của phương Tây với kết cấu thép. Trước đó những cây cầu được xây dựng đều là công trình ngắn, bằng vật liệu tre, gỗ… không bền vững. Người dân xứ Huế quen với câu ca “Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp…”, nhưng chính xác cây cầu có 6 nhịp và 12 cài kết với nhau thành 6 cặp. Cầu có chiều dài khoảng 400 m tính từ hai mố, nếu tính cả đường dẫn thì độ dài của Trường Tiền khoảng 453 m, lòng cầu rộng 6 m.

Vẻ đẹp xứ Huế nhìn từ trên cao- Ảnh 22.
Vẻ đẹp xứ Huế nhìn từ trên cao- Ảnh 23.
Vẻ đẹp xứ Huế nhìn từ trên cao- Ảnh 24.

Chùa Thiên Mụ, còn được gọi là chùa Linh Mụ, được chúa Nguyễn Hoàng cho xây dựng vào năm 1601. Chùa nằm bên bờ Bắc sông Hương thuộc địa phận xã Hương Long, cách trung tâm thành phố Huế 5km. Theo dấu thời gian, chùa Thiên Mụ đã trải qua bao lần trùng tu. Trong đó, nổi bật nhất là cuộc trùng tu năm 1710, dưới triều đại của chúa Nguyễn Phúc Chu. Ông cho đúc Đại hồng chung nặng hơn 2 tấn, là chiếc chuông lớn thứ nhì ở Việt Nam (chỉ sau chuông Cổ Lễ ở tỉnh Hà Nam). Chuông được coi là bảo vật của chùa và đã đi vào ca dao như một nét đẹp của xứ Huế êm đềm và sâu lắng.

Vẻ đẹp xứ Huế nhìn từ trên cao- Ảnh 25.

Nhà thờ Phủ Cam là nhà thờ chính tòa của Tổng Giáo phận Huế, tọa lạc trên đồi Phước Quả (số 6 đường Nguyễn Trường Tộ, phường Phức Vĩnh), tổng diện tích 10.804 m2. Công trình được xây dựng lần đầu tiên vào cuối thế kỷ XVII, được xem là giáo đường lớn và lâu đời nhất của cố đô. Lần đầu tiên, vào năm 1682, Linh mục Langlois (1640 – 1770) cho xây dựng nhà nguyện Phủ Cam bằng tranh tre tại xóm Đá, sát bờ sông An Cựu.

Vẻ đẹp xứ Huế nhìn từ trên cao- Ảnh 26.
Vẻ đẹp xứ Huế nhìn từ trên cao- Ảnh 27.

Nhà thờ Phủ Cam là một công trình giàu tính biểu đạt, mặt đứng như một cuốn kinh thánh mở rộng, mặt bằng xây dựng mang dạng một Thánh giá: đầu Thánh giá hướng về phía nam, chân Thánh giá hướng về phía bắc và ở gần đầu hơn, hai bên vươn ra hai cánh Thánh giá. Tổng thể các đường nét, nhà thờ như hình tượng một con rồng vươn thẳng lên trời, vừa mạnh mẽ vừa thanh thoát nhẹ nhàng, mang đầy tính nghệ thuật và tôn giáo.

Vẻ đẹp xứ Huế nhìn từ trên cao- Ảnh 28.

Tại TP Huế, có một hòn đảo nhỏ mộng mơ mang danh cồn Hến. Nhiều tài liệu cổ như Văn sở tế thần và địa bạ các cấp ghi chép lại, ban đầu mảnh đất nhỏ mọc lên giữa lòng sông Hương này có tên là “xứ cồn cạn”. Cồn Hến còn có tên gọi khác là Cồn Soi, bởi lẽ trước đây, cứ về đêm, nhiều người kéo đến nơi này đốt đèn sáng rực, soi chiếu cả một góc trời để bắt tôm, bắt cá.

Vẻ đẹp xứ Huế nhìn từ trên cao- Ảnh 29.

Nếu cồn Hến được ví là “tả thanh long” thì cồn Dã Viên được gọi “hữu bạch hổ” để tạo thành yếu tố phong thủy quan trọng của Kinh thành Huế xưa. Theo các tài liệu văn hóa lịch sử, cồn Dã Viên có chiều dài khoảng 850m, nơi rộng nhất khoảng 185m, chếch về phía tây nam Kinh thành Huế.

Vẻ đẹp xứ Huế nhìn từ trên cao- Ảnh 30.
Vẻ đẹp xứ Huế nhìn từ trên cao- Ảnh 31.

Phố cổ Bao Vinh (Huế) vốn từng là một khu phố trong cảng thị Thanh Hà – Bao Vinh, được hình thành từ đầu thế kỷ 17. Ngày nay, tuy đã bị phai mờ theo thời gian nhưng hình hài phố cổ này vẫn giữ được nguyên vẹn bởi những nét xưa cũ. Những ngôi nhà bé nằm nép mình bên những ngôi nhà cao tầng tạo nên cảnh sắc độc đáo không giống bất cứ nơi nào.

Vẻ đẹp xứ Huế nhìn từ trên cao- Ảnh 32.
Vẻ đẹp xứ Huế nhìn từ trên cao- Ảnh 33.
Vẻ đẹp xứ Huế nhìn từ trên cao- Ảnh 34.

Cách TP Huế chưa tới 10 km, làng Thanh Tiên vốn nổi tiếng với nghề làm hoa giấy có truyền thống hơn 300 năm tuổi. Làng cũng nằm trong danh mục các nghề thủ công từ thế kỷ 16-19 của Đại Nam nhất thống chí. Cứ đến gần Tết là nhà nhà trong làng lại tập trung làm hoa. Theo những nghệ nhân trong làng, dịp gần Tết như thế này thì làng hoa sẽ tất bật và hối hả hơn.

Vẻ đẹp xứ Huế nhìn từ trên cao- Ảnh 35.

Đầm Lập An hay còn được gọi là đầm An Cư hay đầm Lăng Cô là một đầm nước lợ với khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời nằm bên bờ vịnh Lăng Cô, thuộc thị trấn Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Vẻ đẹp xứ Huế nhìn từ trên cao- Ảnh 36.
Vẻ đẹp xứ Huế nhìn từ trên cao- Ảnh 37.

Nơi này cũng là 1 trong 12 đầm phá biểu tượng cho khu vực miền Trung của Việt Nam. Vị trí của đầm cũng rất đặc biết khi nằm ở khối núi Hải Vân – Bạch Mã, ngay ranh giới hai miền khí hậu Bắc và Nam. Vì thế nhiệt độ của đầm dao động trong khoảng từ 18–31 °C. Cũng sẽ khá mát mẻ vào buổi sáng tinh mờ hoặc tờ mờ tối – Những khoảng thời gian lý tưởng để tham quan Đầm Lăng Cô.

Vẻ đẹp xứ Huế nhìn từ trên cao- Ảnh 38.

Dòng sông Hương thơ mộng êm đềm chảy giữa TP Huế lung linh ánh đèn.





Nguồn: https://danviet.vn/ve-dep-xu-hue-nhin-tu-tren-cao-net-co-kinh-xen-lan-hien-dai-20241202130003487.htm

Cùng chủ đề

May Hưng Yên xuất khẩu sang EU tăng gấp đôi sau khi có EVFTA

Sau khi Hiệp định thương mại song phương Việt Nam-EU (EVFTA) đi vào thực thi, xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU của Tổng công ty May Hưng Yên (Hugarco) đã tăng gấp đôi, từ 20 triệu USD lên 40 triệu USD. Sau khi Hiệp định thương mại song phương Việt Nam-EU (EVFTA) đi vào thực thi, xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU của Tổng công ty May Hưng Yên (Hugarco) đã tăng gấp đôi,...

Loạt cổ phiếu ngành thép lao dốc

Hàng loạt doanh nghiệp thép báo lỗ trong quý III/2024, kéo theo đà lao dốc của nhiều cổ phiếu ngành thép. Nhưng theo dự báo của các chuyên gia, giai đoạn khó khăn của ngành thép sẽ sớm đi qua. Hàng loạt doanh nghiệp thép báo lỗ trong quý III/2024, kéo theo đà lao dốc của nhiều cổ phiếu ngành thép. Nhưng theo dự báo của các chuyên gia, giai đoạn khó khăn của ngành thép sẽ sớm đi qua. ...

Shipper tự làm tròn tiền, dân mạng cãi ‘cho thêm là lòng tốt, không phải nghĩa vụ’

Cộng đồng mạng nổ ra tranh cãi với nhiều luồng ý kiến từ một bài đăng nói về việc shipper tự làm tròn tiền đơn hàng trị giá 98.600 đồng thành 99.000 đồng, còn khách chuyển khoản đúng 98.600 đồng. Shipper tự làm tròn...

‘Hoạt động tuyển sinh vào đại học càng lộn xộn, kém hiệu quả’

Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đánh giá hoạt động tuyển sinh vào đại học, cao đẳng ngày càng lộn xộn, kém hiệu quả; tạo ra sự mất bình đẳng về cơ hội được tiếp cận giáo dục đại học đối với các đối tượng bị thiệt thòi trong xã hội. ...

Tế bào gốc hé lộ bí quyết sống thọ trăm tuổi

Các nhà khoa học dường như đã khám phá ra bí mật sống thọ thông qua nghiên cứu tế bào gốc của những người trên 100 tuổi. Tại Boston, Massachusetts (Mỹ), các nhà nghiên cứu đã lập trình lại tế bào gốc từ máu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lãnh đạo Sở GDĐT thông tin

Liên quan đến cơ sở mầm non độc lập Núi Hoa Hồng, phường Phúc Đồng, quận Long Biên, Hà Nội, nợ lương khiến giáo viên đình công, học sinh nghỉ học, bà Đinh Thị Bích Thủy, Trưởng phòng giáo dục Mầm non, Sở GDĐT Hà Nội đã có thông tin mới...

Nút giao cửa ngõ TP.HCM hơn 3.600 tỷ đồng ngổn ngang sau 8 năm thi công

Dự án nút giao Mỹ Thủy, TP.Thủ Đức với tổng vốn đầu tư hơn 3.600 tỷ đồng chỉ hoàn thành 48% sau 8 năm thi công và giờ ngỗn ngang gạch đá. ...

Phụ huynh Trung Quốc đề xuất dạy tiếng Anh từ lớp 1

Tại các thành phố lớn như Cam Túc, Tứ Xuyên và Phúc Kiến, phụ huynh đã đồng loạt gửi kiến nghị lên lãnh đạo thông qua mục Bản tin góp ý của tờ Nhân dân Nhật báo. ...

Giải tỏa loạt công trình, chuẩn bị mở rộng đường Nguyễn Tuân trong 12/2024

Trong tháng 12, quận Thanh Xuân (Hà Nội) sẽ hoàn thành giải tỏa các công trình để thi công mở rộng đường Nguyễn Tuân dài 720m, mặt cắt ngang 21m... ...

Không có chồng tỷ phú thì cái tên RADA tôi cũng không biết

Mới đây, trong một cuộc trò chuyện về cuộc đời của mình tại một chương tình talk show, Nghệ sĩ Nhân dân Bạch Tuyết đã kể lại nguyên nhân khiến bà học lấy bằng Tiến sĩ ở trường RADA - Royal Academy of Dramatic Art - Viện Nghệ thuật kịch Hoàng...

Bài đọc nhiều

10 con sông dài và đẹp nhất châu Á

Những con sông lớn ở châu Á không chỉ có cảnh quan nên thơ, ngoạn mục mà còn đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống của người dân hai bên bờ. 1. Sông Dương Tử (hay Trường Giang) ở Trung Quốc là con sông dài nhất châu Á, thứ 3 thế giới sau sông Nile (châu Phi) và Amazon (Nam Mỹ). Với chiều dài 6.300 km, Dương Tử trải dài trên 10 tỉnh và có 8 nhánh sông,...

Đầu tháng 12: Người dân TP.HCM đón Giáng sinh sớm với cây thông, hang đá ngay trung tâm

Cuối tuần cùng không khí se lạnh, nhiều bạn trẻ và các gia đình tại TP.HCM đã 'xúng xính' mặc đẹp chụp ảnh check-in Giáng sinh 2024 với nhiều những cây thông, hang đá bắt mắt trang trí tại khu trung tâm. Theo ghi nhận của Thanh Niên, còn hơn 3 tuần nữa là đến lễ Giáng sinh 2024 nhưng tại các trung tâm thương mại như Diamond Plaza, Saigon Centre (Q.1)... đều đã trang trí những tiểu cảnh Giáng sinh lộng...

Hang Sơn Đoòng của Việt Nam chứa được 15 kim tự tháp Giza, máy bay Boeing 747 có thể đi qua

Mới đât, hang Sơn Đoòng được mô tả qua bài viết trên Live Science là một hang động lớn nhất thế giới, có thể chứa được 15 kim tự tháp Giza. Thậm chí, máy bay Boeing 747 có thể bay qua một số lối đi trong hang. ...

Làng hương Quảng Phú Cầu rực rỡ những ngày vào vụ Tết

Hà Nội - Mỗi ngày, làng hương Quảng Phú Cầu đón hàng trăm lượt khách đến tham quan, chụp ảnh. Làng hương Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm hương truyền thống, thu hút khách du lịch không chỉ bởi nét đẹp văn hóa mà còn bởi khung cảnh độc đáo của những bó hương rực rỡ sắc màu được phơi khắp các nẻo đường. Vượt hàng trăm cây số để tới...

Làng rèn Tiến Lộc tại xứ Thanh có tuổi đời hàng trăm năm đỏ lửa ngày đêm phục vụ mùa Tết

Còn khoảng 2 tháng nữa là Tết nguyên đán 2025, những lò rèn ở Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) đang ngày đêm rực lửa, để kịp làm ra các sản phẩm phục vụ cho thị trường mùa tế sắp tới. Nghề rèn nơi đây đã có từ hàng trăm năm và cũng là nghề chủ lực của...

Cùng chuyên mục

Giăng lưới săn ghẹ, ngư dân kiếm tiền triệu mỗi ngày

TPO - Sau một đêm ra khơi, buổi trưa hàng ngày, các tàu thuyền săn ghẹ lại hối hả cập bến Vạn Lộc (phường Nghi Tân, thành phố Vinh, Nghệ An). Trên bến, lái buôn đã chờ sẵn để thu mua. 04/12/2024 | 09:14 TPO -...

Nút giao cửa ngõ TP.HCM hơn 3.600 tỷ đồng ngổn ngang sau 8 năm thi công

Dự án nút giao Mỹ Thủy, TP.Thủ Đức với tổng vốn đầu tư hơn 3.600 tỷ đồng chỉ hoàn thành 48% sau 8 năm thi công và giờ ngỗn ngang gạch đá. ...

Bồng bềnh mây trắng

Có mùa nào được gọi tên là “mùa mây”? Có chứ, bởi mùa ấy mây đẹp lắm. Cuối thu đầu đông hay khi xuân sang là những lúc “có mây” đẹp nhất ở vùng núi phía Bắc. Sau mùa vàng óng ả lúa chín khắp đồi nương, miền núi phía Bắc đang bắt đầu vào mùa mây thôi thúc ta phải đi về phía núi non. Với địa hình rừng núi, sông suối, thung lũng đan xen, vào những...

Tận thấy nhiệm vụ quan trọng đội kỹ sư đang thực hiện trong metro số 1 trước ngày vận hành

TPO - Bên cạnh bộ phận vận hành tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên thì ở depot Long Bình còn có đội ngũ hậu cần với các kỹ sư có trình độ chuyên môn cao chuyên sửa chữa và bảo dưỡng những con tàu metro và các tuyến đường ray. 04/12/2024 | 09:16 ...

Giải tỏa loạt công trình, chuẩn bị mở rộng đường Nguyễn Tuân trong 12/2024

Trong tháng 12, quận Thanh Xuân (Hà Nội) sẽ hoàn thành giải tỏa các công trình để thi công mở rộng đường Nguyễn Tuân dài 720m, mặt cắt ngang 21m... ...

Mới nhất

Thủ tướng: Bộ máy còn cồng kềnh, nhiều cấp trung gian dẫn tới công việc ách tắc

Sáng 4/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt...

Những chiếc điện thoại đáng mua nhất năm 2024

Năm 2024 đánh dấu bước tiến lớn của điện thoại thông minh, khi xu hướng tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) đang được nhân rộng.Trong danh sách những chiếc điện thoại đáng mua trong năm nay, sẽ không nằm ngoài "trend" hấp dẫn này, cùng với đó chất lượng camera, kiểu dáng cho tới mức độ phổ...

Nhiều nơi thiếu quỹ đất, nhà tái định cư

(NLĐO) - Thiếu quỹ đất ở, nhà ở để bố trí tái định cư cho các hộ dân làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác bồi...

Hải Phòng: Tổng thu ngân sách năm 2024 ước đạt 109.388 tỷ đồng

Năm 2024, tổng thu ngân sách trên địa bàn TP. Hải Phòng ước đạt 109.387,6 tỷ đồng, hoàn thành vượt kế hoạch, đạt 111,8% dự toán Trung ương giao và đạt 102,5% dự toán HĐND TP giao. Theo thông tin từ Văn phòng UBND TP. Hải Phòng về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc...

Vụ hơn 300 người ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu, phạt chủ tiệm 125 triệu đồng

Ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ký quyết định xử phạt hành chính đối với bà Nguyễn Thị Thanh Thảo (42 tuổi, trú phường Thắng Nhì, TP Vũng) tổng số tiền 125 triệu đồng.Bà Thảo là chủ tiệm bánh mì, xôi Cô Ba Bến Đình, kinh doanh tại địa chỉ...

Mới nhất