Trang chủNewsThời sựNẻo về nguồn cội

Nẻo về nguồn cội


1. Con đường từ Hà Nội về với xã Tân Thái, Đại Từ, Thái Nguyên rất thuận lợi nên chiếc xe đưa chúng tôi đến nơi vẫn còn rất sớm so với kế hoạch của buổi Lễ Khánh thành. Ai nấy đều háo hức ngắm nhìn, vãn cảnh và tham quan trong ngoài Di tích, đi từ ngỡ ngàng đến reo vui và tấm tắt: “Đẹp và ý nghĩa quá”… Nhà báo lão thành Hà Đăng ở tuổi 96, vượt đường xá xa xôi về đây, cảm động chia sẻ: “Tới dự tôi cảm thấy vô cùng xúc động khi được nhìn lại quá khứ – một quá khứ anh hùng của những người làm báo…”.

Thật xúc động biết bao, mảnh đất này, 75 năm trước đã hình thành ngôi trường mang tên Huỳnh Thúc Kháng – cơ sở đào tạo cán bộ báo chí đầu tiên trong lịch sử báo chí cách mạng nước nhà. Hôm nay, cũng tại mảnh đất này, dẫu ngôi trường ấy không còn, những người “năm xưa cũ” hầu hết đã về cõi vĩnh hằng thì một công trình bề thế, ý nghĩa được xây dựng từ tâm huyết, trí tuệ và trách nhiệm của Hội Nhà báo Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên… dường như đã phục dựng, tái hiện một cách đầy đủ, thuyết phục về chiếc nôi đào tạo đặc biệt này.

“Thời gian dần trôi theo dòng chảy của lịch sử, hầu hết các giảng viên, học viên của Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng đã về cõi vĩnh hằng. Dù muộn nhưng chúng ta vẫn đang nỗ lực tôn vinh và khắc ghi về một thế hệ nhà báo kháng chiến tiên phong trên mặt trận báo chí đã từng dành cả đời mình vì mục tiêu “Tất cả để chiến thắng” góp sức làm nên truyền thống vẻ vang và sức sống của báo chí cách mạng nước ta…” – Lời chia sẻ của chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh như nói hộ cảm xúc của biết bao nhà báo thế hệ hôm nay.

neo ve nguon coi hinh 1

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam cùng các đại biểu chia sẻ về nhiều câu chuyện của ngôi trường Huỳnh Thúc Kháng năm xưa. Ảnh: Sơn Hải

Dù muộn nhưng có thể thấy, tất cả những gì hiện hữu nơi đây đều là những nỗ lực không nhỏ của thế hệ người làm báo hôm nay mong muốn tôn vinh, tri ân thế hệ cha ông đi trước. Những bằng chứng sinh động về báo chí chiến khu Việt Bắc và về báo chí Huỳnh Thúc Kháng tại Di tích đã và đang trở thành tài liệu giáo dục truyền thống vô giá về lòng yêu nước, về truyền thống vẻ vang của báo chí cách mạng Việt Nam. Và không chỉ dừng lại ở đó, một quần thể di tích lịch sử – du lịch đã và đang được mở ra, đánh dấu kì vọng cho hành trình bảo tồn và phát triển Di tích muôn đời sau.

2. Ngôi trường Dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, sau 70 năm được chính danh là Di tích Quốc gia, sau 75 năm sở hữu một “quần thể” đa dạng và sinh động. Tái hiện xuất sắc không gian báo chí kháng chiến và báo chí Huỳnh Thúc Kháng sau hơn bảy thập kỷ, vừa phải khái quát tổng thể một giai đoạn, vừa khai thác chiều sâu về một ngôi trường chỉ tồn tại trong 3 tháng là những nỗ lực đáng ghi nhận của Bảo tàng Báo chí Việt Nam – chủ đầu tư Công trình này.

“Đối với chúng tôi thì điều này khá thuận lợi bởi Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã có thực hiện trưng bày thường xuyên và trưng bày chuyên đề về báo chí chiến khu Việt Bắc với nhiều tư liệu quý. Ngoài các tư liệu, hiện vật đã có, chúng tôi đã nghiên cứu, bổ sung, khai thác thêm một số tư liệu phù hợp để khách tới đây sẽ không chỉ nhìn thấy gỗ, mái, cột… mà quan trọng hơn là thấy được không khí của người làm báo, không khí của cuộc kháng chiến cùng những hình ảnh, câu chuyện tự hào hơn về chiếc nôi đào tạo báo chí đầu tiên của đất nước…” – nhà báo Trần Thị Kim Hoa – Phụ trách Bảo tàng Báo chí Việt Nam chia sẻ.

Quả thực, khi đến đây, chúng tôi không chỉ nhìn thấy gỗ, mái, cột, không chỉ hiểu về Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng mà còn hiểu thêm về cuộc kháng chiến kỳ vĩ, một bối cảnh lịch sử rộng lớn hơn phạm vi một ngôi trường… Chúng tôi cảm động khi bước vào ngôi nhà sàn 80 m2 với cửa sổ nhiều, các vách đều được phát huy tối đa để trưng bày, có thêm các tủ hiện vật, hiện vật khối lớn, trục quay rulo với sức chứa nhiều hơn những tư liệu liên quan đến báo chí kháng chiến và báo chí Huỳnh Thúc Kháng.

Bước vào khu nhà trưng bày mà như bước vào một không gian lịch sử đầy giá trị, như thấy cả một quá khứ hào hùng của cuộc kháng chiến mà những người làm báo vừa cầm súng, vừa cầm bút, thấy một không khí làm báo thời chiến sôi nổi, quyết tâm “đọ bút với quân thù”, thấy những lớp lớp cha ông trong những ngày tháng với “miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai”, “đá mòn nhưng dạ chẳng mòn…” (Hai câu thơ của nhà thơ Tố Hữu). Ấn tượng nữa là, tại khu trưng bày Báo chí chiến khu Việt Bắc 1946 – 1954, có một bản đồ đánh dấu vị trí các tờ báo lớn ra đời, các nhà in hội tụ trên vùng đất chiến khu xưa…

Ngôi nhà sàn, Nhà trưng bày, không chỉ đơn giản là một công trình kiến trúc mà dường như còn thổi được vào đó một tinh thần, một giá trị của báo chí, một không gian văn hóa báo chí, một góc đời sống kháng chiến sôi động, đúng như tâm huyết của chủ đầu tư về một “bảo tàng” thu nhỏ về báo chí chiến khu Việt Bắc.

Chúng tôi ai nấy dường như không thể rời mắt khi ngay tại khuôn viên công trình hiện diện sừng sững một bức phù điêu tuyệt đẹp với 48 chân dung các thành viên Ban Giám hiệu, giảng viên và học viên của Trường do họa sĩ Ngô Xuân Khôi phác thảo và nhà điêu khắc Phạm Sinh trực tiếp cùng các học trò của mình dựng nên. Rồi một hội trường nằm trong lòng đồi với công năng thiết thực là phục vụ hội nghị, hội thảo và các hoạt động khác, có sức chứa trên 150 người; một “quảng trường mini” rộng 200 m2 có thể phục vụ tổ chức sự kiện, biểu diễn văn nghệ…

Rất nhiều lãnh đạo báo chí, các nhà báo vừa nhìn đã trầm trồ đưa ra ý tưởng rằng, vài tháng tới sẽ đưa cơ quan, đưa các nhà báo, hội viên lên đây họp, trao thẻ, tổ chức các hội nghị, hội thảo về báo chí, các sự kiện và cùng ôn lại lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam. Như thế để hiểu sự thành công của một công trình là ngay lập tức đã chạm tới cảm xúc của người xem, đúng nghĩa vừa đẹp, vừa có giá trị văn hóa và giá trị thời gian.

3. Có lẽ một điều đặc biệt ấn tượng, đó là sự có mặt của gia đình các giảng viên, học viên xưa của trường đang tề tựu tại nơi này, trong bối cảnh hết sức xúc động và trang nghiêm. Đến từ rất sớm, người phụ nữ khóc thành tiếng khi đứng trước bức phù điêu là bà là Đỗ Hồng Lạng – con gái nhà báo Đỗ Đức Dục. Bà nghẹn ngào nói với chúng tôi rằng, đôi mắt cha bà dường như được tạc vào bức phù điêu, bà không cầm được nước mắt vì chỉ nhìn thôi đã nhớ bố đến thắt lòng… 

neo ve nguon coi hinh 2

Thân nhân của các giảng viên, học viên tề tựu về đây, xúc động trước bức phù điêu tại Di tích. Ảnh: Sơn Hải

Còn ông Nguyễn Huy Thắng – con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng thì bồi hồi chia sẻ: Cách đây 75 năm, cha mình, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã tham gia giảng dạy tại nơi đây, như ông có viết vắn tắt trong nhật ký ngày 24/4/1949: “Giảng kịch ở lớp báo chí.” Còn trong những dòng lưu bút một ngày sau, ông tâm sự: “Tôi được làm quen với lớp báo chí “Huỳnh Thúc Kháng” bằng một buổi kỷ niệm nhà lão thành chí sĩ và anh Hoàng Hữu Nam, và rất sung sướng được góp một phần nho nhỏ vào việc huấn luyện những nhà viết báo trẻ tuổi.”… Bảo sao mình không cảm động khi nhiều chục năm sau, được mời về chứng kiến sự kiện truy nhận lịch sử và vinh danh các bậc tiền nhân đã một thời gây dựng đội ngũ những người làm báo đầu tiên trong khói lửa của cuộc kháng chiến. Dễ hiểu một sự kiện như thế này có sự tham dự của nhiều cấp có thẩm quyền, kể cả ở cấp cao nhất của cả trung ương và tỉnh, huyện… Điều mình cảm kích và trân trọng là ban tổ chức đã không quên mời thân nhân các cán bộ giảng dạy, cán bộ báo chí đã có công đóng góp với ngôi trường. Chính vì thế mà có người ở miền Nam cũng bay ra dự, có nhà đi cả hai bố con, hay anh em, vợ chồng.

Chỉ tiếc là nhà báo Lý Thị Trung, một trong hơn bốn mươi học viên của lớp (cũng là một trong ba nữ học viên hiếm hoi của khóa học), một trong 2 chứng nhân còn lại kể từ khi ấy, giờ sức khỏe không cho phép vượt khoảng cách Hà Nội – Đại Từ để tham dự buổi lễ. Song có lẽ, người vắng mặt lại là người được nhắc đến nhiều nhất, trong những câu chuyện hay đơn giản là lời hỏi thăm nhau của những người trong cuộc – mình muốn nói đến những ai từng biết về Trường dạy làm báo mang tên nhà chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng… Từ chia sẻ của ông Nguyễn Huy Thắng, bỗng dưng đâu đó lại vang lên câu thơ của học viên Lý Thị Trung: “Bờ Rạ ơi Bờ Rạ/Bản đồ không còn tên… Nhưng trong tim vẹn nguyên. Kỷ niệm về bờ rạ!…”.

Hà Vân



Nguồn: https://www.congluan.vn/neo-ve-nguon-coi-post307764.html

Cùng chủ đề

Ngọn lửa nghề soi sáng nhiệt huyết cách mạng của những người làm báo

1. Là một nhà báo lỗi lạc, người sáng lập nền báo chí cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành mối quan tâm sâu sắc đến việc phát huy sức mạnh to lớn, sắc bén của báo chí, xây dựng và rèn luyện đội ngũ người...

Không biết về truyền thống thì đừng nói tương lai đi đâu

Truyền thống 82 năm đầy tự hào của tờ báo mang sứ mệnh đoàn kết toàn dân Chia sẻ về truyền thống 82 năm, nhà báo Lê Anh Đạt – Phó Tổng biên tập Thường trực cho biết, báo Đại đoàn kết là một trong những tờ...

Nơi ghi nhận sự cống hiến người làm báo cho sự nghiệp phát triển văn hóa

Nhiều tác phẩm mang màu sắc báo chí hiện đại Là lần thứ 2 được tổ chức, Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch” tiếp tục có sức hút mạnh mẽ, với hơn 900 tác phẩm tham dự. Điều...

Câu lạc bộ Người làm báo họ Ngô Việt Nam tổ chức thành công đại hội lần thứ nhất

Báo cáo hoạt động của Câu lạc bộ, nhà báo Ngô Minh Tuấn, Tổng Biên tập Tạp chí Xây dựng Đảng, Phó Chủ tịch Hội đồng họ Ngô thành phố Hà Nội, Chủ tịch Câu lạc bộ Người làm báo họ Ngô Việt Nam cho biết, ra mắt tháng 11/2023,...

Báo Thanh Niên tổ chức kết nạp đảng viên tại Di tích Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng

Lễ kết nạp đảng viên diễn ra trong không khí trang nghiêm, đúng trình tự theo quy định của Điều lệ Đảng. Tại buổi Lễ, đại diện Chi bộ công bố và lãnh đạo Báo Thanh Niên trao Quyết định của Ban Thường vụ Đảng ủy Báo về việc kết...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Báo Nghệ An quyên góp ủng hộ Nhân dân các tỉnh phía Bắc do bão lũ

Những ngày qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão, người dân các tỉnh, thành phố phía Bắc chịu thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Đời sống người dân vùng bị thiên tai, lũ lụt hết sức khó khăn, đang rất...

Đài Truyền Hình Việt Nam kêu gọi ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng, thiệt hại do thiên tai

Tại lễ phát động, Phó Tổng Giám đốc Đinh Đắc Vĩnh - Chủ tịch Công đoàn Đài THVN kêu gọi toàn thể viên chức, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên, người lao động trong Đài ủng hộ đồng bào các địa phương bị ảnh hưởng, thiệt hại do...

Báo Quảng Trị chung tay hỗ trợ nhân dân các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã, đang gây ra thiệt hại rất lớn về người và tài sản các tỉnh phía Bắc. Đến hôm nay 11/9, nhiều địa bàn vẫn còn bị chia cắt, cô lập, đời sống người dân vùng bị thiên...

Moody’s nâng triển vọng của OCB lên ‘ổn định’

Cụ thể, xếp hạng tiền gửi ngân hàng dài hạn (LT) của đồng nội tệ (LC) và ngoại tệ (FC) tại OCB đã giữ nguyên ở mức Ba3. Đồng thời, đánh giá tín dụng cơ sở (BCA) và BCA điều chỉnh được duy trì ở mức B1. ...

Báo Hànộimới ủng hộ nhiều nhu yếu phẩm cần thiết cho bà con vùng lũ

Tại lễ phát động, Phó Tổng Biên tập, Chủ tịch Công đoàn Báo Hànộimới Lại Bá Hà cho biết, với tinh thần "Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước", Quỹ Trái tim nhân ái - Báo Hànộimới kêu gọi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng Phạm Minh Chính đến vùng lũ ngập sâu nhất ở Bắc Giang

VOV.VN - Sáng 10/9, trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp khó lường, gây mưa lớn trên diện rộng ở Bắc Bộ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra tình hình nước lũ tại thị xã Việt Yên tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh nơi vùng ngập sâu, chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ.   Tại xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi xuồng vào khu dân...

Hoa Kỳ hỗ trợ 1 triệu USD cho Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

VOV.VN - Ngày 11/9, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), cho biết sẽ cung cấp 1 triệu USD viện trợ nhân đạo khẩn cấp để hỗ trợ Việt Nam khắc phục những thiệt hại thảm khốc do bão Yagi gây ra.   Theo PV Hồ Điệp/VOV1, khoản viện trợ này của Hoa Kỳ sẽ được phân bổ tới các đối tác Việt Nam cung cấp nơi lánh...

Tập đoàn Hàn Quốc đầu tư 200 triệu USD vào cụm cảng quốc tế Long An

Tập đoàn sản xuất thiết bị điện gió hàng đầu thế giới CS Wind (Hàn Quốc) đã ký kết ghi nhớ thuê đất để đầu tư nhà máy 200 triệu USD vào cụm cảng quốc tế Long An. Hai bên ký kết ghi nhớ đầu tư tại cảng quốc tế Long An - Ảnh: DTG Ngày 10-9, tại Cảng quốc tế Long An (xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, Long An), Tập đoàn Đồng Tâm Group đã ký kết bản ghi nhớ hợp...

Dùng ròng rọc tiếp tế đồ ăn miễn phí cho người dân mắc kẹt trong cơn lũ lịch sử

Lương thực, thực phẩm được buộc vào dây cáp kéo qua biển nước mênh mông đến các nhà dân trên tầng cao ở TP Thái Nguyên, nơi bị cô lập hai ngày nay. Hai ngày nay, nước lũ sông Cầu dâng cao khiến hàng trăm nhà dân ở khu vực chân cầu Bến Tượng thuộc phường Đồng Bẩm, TP Thái Nguyên lâm cảnh ngập lụt. Do địa thế sát với sông Cầu nên nước ngập ngang nhà, dòng lũ chảy xiết,...

Toàn cảnh vụ sập cầu Phong Châu ở tỉnh Phú Thọ

Tại thời điểm xảy ra sự cố sập cầu Phong Châu, có 10 phương tiện đang di chuyển trên cầu; 3 người đã được đưa đi cấp cứu, vẫn còn 8 người mất tích.   Do ảnh hưởng của bão số 3, nước lũ trên sông Thao (sông Hồng) lên rất cao, tại Ấm Thượng là +27,25m (trên báo động 3 là 1,25m). Do nước sông lên cao, chảy xiết, vào khoảng 10 giờ 2 phút ngày 9/9, cầu Phong Châu tại...

Cùng chuyên mục

Đánh giá cuộc tranh luận Trump – Harris: Ai nhỉnh hơn?

Cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa ông Trump và bà Harris cũng là cuộc tranh luận nảy lửa khiến giới phân tích tranh cãi về việc ai làm tốt hơn. Giới phân tích có ý kiến khác nhau về cuộc tranh luận giữa ông Trump và bà Harris - Nguồn: TIME Cựu tổng thống Donald Trump đón lấy cái bắt tay của Phó tổng thống Kamala Harris tại đầu buổi tranh luận - Ảnh: REUTERS Sau cuộc tranh luận kéo dài...

Trung Quốc phối hợp điều tiết xả lũ thủy điện ở thượng nguồn sông Lô

(Dân trí) - Trung Quốc sẽ giảm khối lượng xả tối đa từ 250m3/giây thành 200m3/giây và lùi thời gian xả lũ xuống 16h30 ngày 11/9, theo Bộ Ngoại giao Việt Nam. Nước sông Lô tại thành phố Tuyên Quang dâng cao trong những ngày qua (Ảnh: TTXVN). Trước thông tin về việc Trung Quốc chuẩn bị xả lũ đập thủy điện Ma Lù Thàng (thuộc Châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, thượng nguồn sông Lô), Bộ Ngoại giao...

Quốc tế viện trợ cho Việt Nam ứng phó với bão, lũ

Bộ NN-PTNT cho biết đã liên hệ và nhận được cam kết hỗ trợ từ các Tổ chức quốc tế cứu trợ khẩn cấp người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (YAGI), hiện có 3 tổ chức quốc tế thông báo sẽ vận chuyển hàng cứu trợ đến Việt Nam. Lô hàng viện trợ đầu tiên là từ Chính phủ Úc, được vận chuyển bằng máy bay quân sự, đã được chuyển đến sân bay quốc tế Nội Bài vào tối...

Đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang, Quảng Ngãi và đồng chí Đặng Quốc Khánh

NDO - Trong các ngày 10 và 11/9, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 47. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp thứ 47 của Ủy ban...

Nguyên nhân khiến cốt thép hoen gỉ trên con đường nghìn tỷ ở Thanh Hóa

Theo nội dung văn bản, con đường nghìn tỷ dang dở thuộc dự án đường nối TP Thanh Hóa với Cảng Hàng không Thọ Xuân được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư từ năm 2019. Quy mô đầu tư, nâng cấp, mở rộng 11km đường hiện trạng, tổng mức đầu tư hơn 1.100 tỷ đồng. Dự án đi qua địa phận các huyện Triệu Sơn và Thọ Xuân, thời gian thực hiện không quá 5 năm (từ...

Mới nhất

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào gặp gỡ cựu quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam

VOV.VN - Chiều 11/9, tại Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đã có cuộc gặp gỡ với cựu quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam, lưu học sinh Việt Nam tại Lào và thế hệ trẻ hai nước Việt Nam - Lào.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, các đồng chí Lãnh đạo...

Công an, bộ đội dầm mình dưới bùn nước tìm kiếm nạn nhân bị lũ quét ở Lào Cai

(VTC News) - Hàng trăm chiến sỹ công an, bộ đội... dầm mình dưới nước lũ tìm kiếm những nạn nhân bị mất tích trong vụ lũ quét ở huyện Bảo Yên, Lào Cai. Vụ lũ quét, sạt lở đất kinh hoàng ở Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) đã cướp đi sinh mạng ít nhất 35...

Lào Cai xác nhận có vụ sạt lở đất vùi 8 ngôi nhà, 18 người chết và mất tích

Đến cuối ngày 11-9, lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã tìm thấy 7 thi thể nạn nhân vụ sạt lở đất, vẫn còn 11 người mất tích. Hiện trường vụ sạt lở - Ảnh: Đài PT-TH Lào Cai Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 11-9, đại diện UBND huyện Bắc Hà, Lào Cai cho biết đến 17h30 ngày 11-9, cơ quan...

Thủ tướng: ‘Ai có của góp của, ai có công góp công’

Để hỗ trợ khẩn cấp cho bà con các địa phương đang thiệt hại nặng nề vì lũ, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi tinh thần chia sẻ, tương thân tương ái. Hậu quả thảm khốc sau bão Yagi: 326 người chết và mất tích Chiều 11.9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp của Thường trực...

Mới nhất