Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNên cân nhắc việc 'phổ cập' thi trắc nghiệm

Nên cân nhắc việc ‘phổ cập’ thi trắc nghiệm


Chiều 22.10, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 6 cho ý kiến báo cáo công tác năm 2023, dự kiến kế hoạch năm 2024 của ủy ban. Trong phiên họp, ông Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã chia sẻ một số quan điểm của mình liên quan tới một số vấn đề khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, đặc biệt là về kỳ thi tốt nghiệp THPT và việc sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển ĐH. Trong phát biểu của mình, ông Vinh bày tỏ sự lo ngại về việc “phổ cập” thi trắc nghiệm. 

Không nên thay đổi đột ngột

Ông Vinh cho rằng, việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 đang thực hiện đúng theo lộ trình. Giờ chỉ còn vấn đề băn khoăn nhất là việc tổ chức kỳ thi vào năm 2025, khi chương trình giáo dục phổ thông 2018 được triển khai tròn một vòng. Thiết kế kỳ thi thế nào là một việc khó. “Khó nhưng là việc phải làm. Biết là khó nên phải nghiên cứu thật kỹ, bàn thật kỹ để làm cho tốt. Có những việc cần phải đặt ra để suy nghĩ, nhưng quá trình chuyển đổi cũng nên theo từng bước, có lộ trình. Những gì liên quan tới hệ thống rộng lớn nhiều gia đình, học sinh thì đừng làm cái gì đột ngột quá. Nhưng đường hướng đổi mới theo hướng chất lượng hơn thì phải tính”, ông Vinh bày tỏ.

Theo ông Vinh, việc đánh giá học bạ để xét tuyển sinh ĐH ở thời điểm nào đó thì hợp lý. Học bạ là để ghi nhận kết quả học tập của học sinh ở một trường học cụ thể. Nhưng nếu đem học bạ ra so trên mặt bằng chung của cả nước, không cẩn thận thì một thời gian sẽ tác động trở lại việc đánh giá ở các trường phổ thông. Khi kết quả học bạ được sử dụng làm căn cứ để so sánh khi xét tuyển ĐH sẽ dẫn dẫn đến việc các trường phổ thông sẽ chú ý tới điểm số trong học bạ, không cẩn thận sẽ làm cho giáo dục đi theo hướng khác.

Vì thế, theo ông Vinh, kết thúc từng giai đoạn học vẫn nên có kỳ thi (không nhất thiết ở từng cấp, chẳng hạn sau cấp tiểu học thì có thể không nên làm). Chẳng hạn như bây giờ, sau THCS thì các địa phương vẫn tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Sau lớp 12 cũng có thể tổ chức thi, nhưng cũng đừng làm theo góc độ nặng nề. “Ý chung là đặt ra việc kiểm tra kiến thức đối với học sinh ở các trường khác nhau để có điều kiện nhìn nhận, đánh giá bằng chất lượng, để các nơi nhìn vào đó có thể đưa ra nhận định tương đối chính xác về mặt bằng chất lượng”, ông Vinh nêu ý kiến.

Chủ nhiệm UB VHGD: Nên cân nhắc việc 'phổ cập' thi trắc nghiệm - Ảnh 1.

Theo ông Nguyễn Đắc Vinh, cần phải tiếp tục thảo luận xem, liệu hình thức thi trắc nghiệm phù hợp vào những tình huống nào, đến mức nào

Tổ chức kỳ thi hai mục đích là tự đặt bài toán rất khó

Theo ông Vinh, một vấn đề khác liên quan tới kỳ thi khi học sinh học hết lớp 12 là cần phải bàn bạc để thống nhất quan niệm về mục tiêu của kỳ thi. Nếu mục tiêu là thi tốt nghiệp THPT quan niệm, là để kiểm tra kiến thức phổ thông của người học, thì chúng ta sẽ thiết kế đề thi có độ rộng (độ bao phủ) kiến thức phù hợp.

Ông Vinh phân tích: “Bây giờ chúng tôi thấy chúng ta tự đặt ra một bài toán rất khó, là kết hợp vào đó mục tiêu sử dụng kết quả để làm căn cứ xét tuyển sinh đại học. Vậy thì đề thi có thêm một nhiệm vụ là phải có sự phân hóa đủ để phân loại, vừa kiểm tra kiến thức với độ phủ rộng, vừa phân loại, nghe thì tưởng đơn giản nhưng thực ra đây là một yêu cầu khá phức tạp. Muốn tăng phân loại thì phải tăng độ khó lên, đề thi có những câu hỏi chuyên sâu.

Vì kỳ thi hướng cả vào việc phục vụ tuyển sinh nên phải có những câu hỏi phục vụ chuyên môn hẹp, thì lại ảnh hưởng tới việc đánh giá kiến thức diện rộng để phục vụ việc xét tốt nghiệp THPT. Còn nếu đề thi chỉ đơn thuần phục vụ kỳ thi tốt nghiệp thì rõ ràng là khó khăn trong việc phân loại để xét tuyển ĐH. Chúng tôi biết là rất khó khăn, Bộ GD-ĐT cũng rất chú trọng để làm tốt kỳ thi này”.

Một vấn đề khác cũng được ông Vinh đặt ra, nhưng nhấn mạnh đó là từ góc nhìn cá nhân mình với tư cách một đại biểu quốc hội, chứ không phải đại diện cho Ủy ban Văn hóa, Giáo dục hay Thường trực Ủy ban, đó là việc phổ cập thi trắc nghiệm với tất cả các môn. Ông Vinh bày tỏ mong muốn các đại biểu Quốc hội cũng như Bộ GD-ĐT tiếp tục suy nghĩ về câu chuyện có nên “phổ cập thi trắc nghiệm”. Cần phải tiếp tục thảo luận xem, liệu hình thức thi trắc nghiệm phù hợp vào những tình huống nào, đến mức nào. Đặc biệt, khi mà việc thi – kiểm tra ở những kỳ thi lớn là tác động rất nhiều đến quá trình học và quá trình dạy của toàn bộ hệ thống.

“Có những vấn đề đặt ra để cùng suy nghĩ. Đương nhiên để đi đến quyết định thế nào thì chúng ta cần phải làm thận trọng, làm cho thấu đáo. Chúng tôi cũng rất tôn trọng Bộ GD-ĐT, Chính phủ là những người gánh trách nhiệm sẽ quyết định điều đó. Với tư cách đại biểu Quốc hội, tôi đặt vấn đề để các đồng chí suy nghĩ thêm”, ông Vinh nói.



Source link

Cùng chủ đề

Cần có sự đồng bộ giữa thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học

TPO - TS Võ Thế Quân, Chủ tịch Hội đồng Trường THPT Đông Đô (Hà Nội) cho rằng, tỷ lệ học sinh thi tốt nghiệp tổ hợp các môn xã hội hiện nay chiếm 63%, tổ hợp các môn tự nhiên chiếm 37% là cảnh báo cho việc không đồng bộ giữa thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, cần thiết có giải pháp đồng bộ. TPO - TS Võ Thế Quân, Chủ tịch Hội đồng...

Nhiều người nói đi học là phải khổ, cần gì trường học hạnh phúc

(Dân trí) - Hiểu trường học hạnh phúc là để vui chơi, bớt học hành, nhiều người phản ứng lại với quan điểm: "Đã đi học là phải khổ, cần gì trường học hạnh phúc". Đó là một trong những cách hiểu chưa đúng về trường học hạnh phúc được ông Nguyễn Ngọc Ân, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam đề cập tại hội nghị sơ kết trường học hạnh phúc và triển khai nhiệm vụ năm học...

Xét tuyển sớm là gì và điều kiện nào để trúng tuyển chính thức?

Mấy ngày qua, thông tin về xét tuyển sớm được dư luận quan tâm do Bộ GD-ĐT dự kiến có một số thay đổi về chỉ tiêu và điểm trúng tuyển của hình thức xét tuyển này. Vậy xét tuyển sớm là gì...

Quốc hội thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa, với tổng nguồn vốn hơn 122.000 tỷ đồng.

Kinhtedothi - Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc đầu tư, xây dựng Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại nước ngoài là phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn... Sáng 27/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giáng sinh 2024: Xóm đạo lớn nhất TP.HCM đông nghịt người đến vui chơi, chụp hình tối 23.12

Trước lễ Giáng sinh một ngày, nhiều người dân TP.HCM đến xóm đạo Phạm Thế Hiển (Q.8, TP.HCM) tận hưởng không khí lễ hội. Đoạn đường trước các nhà thờ kẹt cứng người và xe, ai cũng phải di chuyển chậm. Clip đông người đến xóm đạo Phạm Thế Hiển vui chơi dịp Giáng sinh Xóm đạo Phạm Thế Hiển là địa điểm nhiều người chọn để check-in dịp Giáng sinh. Những ngày này các giáo xứ được trang hoàng lộng...

Mạng lưới metro TP.HCM trong tương lai như thế nào?

Sau ngày đầu tiên đón hàng ngàn lượt khách xếp hàng trải nghiệm, tuyến metro số 1 hôm qua (23.12) đã phục vụ rất nhiều người dân TP.HCM đi làm, sinh viên đi học trong sáng đầu tuần. Đây cũng là mục tiêu mà TP.HCM đang theo đuổi: 10 năm tới, metro sẽ phủ khắp mọi ngõ ngách, đáp ứng mọi nhu cầu di chuyển của người dân và du khách. Tàu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chạy...

Nước Mỹ trong vòng xoáy quyền lực của tỉ phú Elon Musk

Có tài sản khổng lồ cùng nhiều công ty đầy ảnh hưởng và nắm giữ một vị trí trong chính quyền của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, tỉ phú Elon Musk đang tạo dựng quyền lực chưa từng có ở xứ...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh vụ nhóm nữ sinh đánh hội đồng bạn khác trường

Công an đang phối hợp xác minh vụ học sinh một trường tại xã Phú Quới, H.Long Hồ đánh hội đồng bạn học một trường THCS khác cũng thuộc H.Long Hồ, Vĩnh Long. ...

Nữ sinh 17 tuổi trúng tuyển Harvard với bài luận chia sẻ lý do muốn học lịch sử

Phan Linh Lan, 17 tuổi, lớp 12 Trường Concordia (Hà Nội), vừa vỡ òa cảm xúc khi nhận thư báo trúng tuyển ngành luật, Đại học Harvard trong đợt xét tuyển sớm. Linh Lan trở thành học sinh đầu tiên của trường trúng tuyển vào đại học danh giá này. ...

Sở GDĐT Hà Nội sẽ thanh tra trách nhiệm hiệu trưởng các trường nào trong năm 2025?

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Hà Nội Lê Hồng Sơn mới đây vừa ký quyết định về việc ban hành kế hoạch công tác thanh tra năm 2025. ...

Chuyên gia luật đề xuất giải pháp kiểm soát quyền lực nhà nước

Theo các chuyên gia, với mục tiêu đánh giá công tâm, xem xét việc kiểm soát quyền lực nhà nước đang là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Để phân công quyền lực nhà nước phù...

Thi khoa học kỹ thuật, học sinh nhận được gì?

Các giáo viên nhận định hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng, biết cách ứng dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống. ...

Cùng chuyên mục

Nghị lực phi thường của cô gái mắc bệnh hiếm, dang dở giấc mơ dạy học

Cô gái người Nam Phi Beandri Booysen mắc bệnh hiếm gặp khiến cô bị lão hóa nhanh chóng. ...

Giáo dục giúp con người hiểu giá trị của sự sống, không giải quyết vấn đề bằng bạo lực

Vụ phóng hỏa đốt quán cà phê đường Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cướp đi mạng sống của 11 con người là một bi kịch đau lòng, khiến dư luận không khỏi bàng hoàng và lo ngại về sự xuống cấp đạo đức.

Lần đầu gặp 1 học sinh toàn diện

Mới học lớp 5 nhưng Lê Hà An đã xuất sắc trở thành công dân tiêu biểu của thành phố Hải Dương. Trước đó, Hà An còn giành nhiều thành tích đáng nể khác, là niềm tự hào của Trường Tiểu học Thạch Khôi, thành phố Hải Dương. ...

Học phí đại học tiếp tục tăng vào năm 2025

Học phí các trường đại học áp dụng cho sinh viên khóa tuyển sinh năm 2025 sẽ tiếp tục tăng. Mức tăng của các trường công bám sát nghị định của Chính phủ, tùy loại hình trường và khối ngành đào tạo...

Gần 6.500 thí sinh tranh tài tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia

TPO - Tối 23/12, Bộ GD&ĐT thông tin, gần 6.500 thí sinh sẽ dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia diễn ra từ ngày 24-26/12. Đến thời điểm này, công tác vận chuyển đề thi đã diễn ra thuận lợi.  TPO - Tối 23/12, Bộ GD&ĐT thông tin, gần 6.500 thí sinh sẽ dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia diễn ra từ ngày 24-26/12. Đến thời điểm này, công tác vận chuyển đề thi đã diễn...

Mới nhất

Hào hùng Chương trình hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật “Bài ca không quên”

(Bqp.vn) - Tối 22/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra Chương trình hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật “Bài ca không quên”, năm 2024. Chương trình do Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo nội dung, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam và...

Riêng con tôm mang về trên 100.000 tỷ đồng

Tối 23/12, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức "Lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD năm 2024" tại TP.HCM. Đây...

Giải giao hữu bóng đá TIM CUP MPI năm 2024

(MPI) – Để thiết thực chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Ngành Kế hoạch và Đầu tư (31/12/1945 – 31/12/2024), 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), được sự đồng ý của Bộ trưởng, chiều ngày 21/12/2024, tại Sân vận động Hàng Đẫy, Công đoàn Bộ Kế hoạch...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tham dự phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

(MPI) - Ngày 21/12/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo tham dự và phát biểu tại phiên họp Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ...

‘Mưa’ giảm giá, khuyến mại trong ngày Noel

Ngay sát đêm Noel (24/12), các cửa hàng, trung tâm thương mại ở Hà Nội ào ạt tung chương trình giảm giá mạnh lên đến 70%, khiến thị trường vô cùng sôi động. Loạt cửa hàng thời trang, mỹ phẩm trên các phố sầm uất ở Hà Nội như: Thái Hà, Chùa Bộc, Phố Huế, Bà Triệu...đua nhau chăng biển...

Mới nhất