Tuy nhiên, bà Swatee Sandhan, chuyên viên dinh dưỡng tại Bệnh viện Jupiter (Ấn Độ), cho biết: “Ăn quá nhiều trái cây có thể gây hại cho sức khỏe. Đường trong trái cây có thể gây tăng cân, tiểu đường, biến chứng về tuyến tụy, rối loạn thận, sâu răng, cũng như thiếu vitamin B12, canxi, vitamin D và axit béo omega-3”.
Theo bà Sandhan, việc tiêu thụ 2 loại trái cây mỗi ngày là tốt cho sức khỏe. Tiêu thụ nhiều hơn có thể có tác dụng có hại đối với sức khỏe.
Dưới đây là một số tác hại khi tiêu thụ quá nhiều trái cây, theo tờ Hindustan Times (Ấn Độ).
Tiểu đường, tăng cân và sức khỏe tim
Trái cây có đường tự nhiên và một số giàu calo. Do đó, tiêu thụ quá nhiều trái cây có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.
Lượng đường fructose dư thừa trong hầu hết các loại trái cây có thể gây kháng insulin, béo phì và tiểu đường.
Điều này dẫn đến sự tích tụ chất béo, làm suy yếu khả năng dung nạp glucose và chức năng cơ thể bình thường. Nó cũng có thể dẫn đến tăng huyết áp và nồng độ axit uric.
Các vấn đề tiêu hóa
Một chế độ ăn giàu chất xơ là cần thiết cho tiêu hóa. Song, hàm lượng chất xơ cao trong trái cây có thể gây khó tiêu hóa khi tiêu thụ quá nhiều. Điều này có thể dẫn đến tiêu chảy, đầy hơi, thiếu vitamin và các triệu chứng khác.
Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một tình trạng phổ biến gây ra nhiều khó chịu ở đường tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, rối loạn đi ngoài. Việc tiêu thụ quá nhiều fructose, một loại đường tự nhiên có trong trái cây, có thể gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng IBS.
Fructose có trong nhiều loại trái cây mà chúng ta thường ăn hằng ngày. Mặc dù trái cây rất tốt cho sức khỏe, nhưng việc ăn quá nhiều trái cây, đặc biệt là những loại trái cây có hàm lượng fructose cao, có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa ở những người nhạy cảm.
Để kiểm soát các triệu chứng của IBS, bạn cần hạn chế lượng fructose trong chế độ ăn uống. Theo đó, chúng ta phải cẩn thận lựa chọn loại trái cây và lượng trái cây ăn mỗi ngày.
Nguồn: https://thanhnien.vn/nen-an-bao-nhieu-trai-cay-mot-ngay-185241007212634616.htm