Trang chủKinh tếNông nghiệpNấu cơm ngay trên thuyền

Nấu cơm ngay trên thuyền


Học cách thích ứng với nước lũ dâng

Để vào khu vực Kênh Gà (xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) nơi có hơn 600 hộ dân với 2.500 khẩu đang bị cô lập, chia cắt sau bão số 3, phóng viên Dân Việt được ông Trần Văn Vĩ (thôn 2, xã Gia Lập) dùng thuyền làm bằng tôn đưa tới các hộ dân xung quanh.

Clip: Nước sông Hoàng Long ở Ninh Bình dâng khiến hơn 600 hộ dân bị cô lập

Qua quan sát chúng tôi thấy nước sông Hoàng Long vẫn chảy xiết, hai bên bờ sông là những ngôi nhà của người dân bị ngập, có nhà nước dâng lên hết hết tầng 1. Ông Vĩ cho biết: “Người dân ở Kênh Gà dường như đã quen với tình huống ngập lụt, nên đã có sự chuẩn bị để ứng phó”.

Cuộc sống 2.500 nhân khẩu ở Kênh Gà cô lập bởi lũ: Nấu cơm ngay trên thuyền, nhà nào cũng có thuyền- Ảnh 1.

Ông Trần Văn Vĩ (thôn 2, xã Gia Lập) dùng thuyền tôn chở phóng viên Dân Việt đi ghi nhận tình hình ngập lụt trong thôn. Ảnh: Vũ Thượng

Cuộc sống 2.500 nhân khẩu ở Kênh Gà cô lập bởi lũ: Nấu cơm ngay trên thuyền, nhà nào cũng có thuyền- Ảnh 2.

Nhiều ngôi nhà ở thôn 2 (xã Gia Thịnh) bị ngập sâu. Ảnh: Vũ Thượng

Cuộc sống 2.500 nhân khẩu ở Kênh Gà cô lập bởi lũ: Nấu cơm ngay trên thuyền, nhà nào cũng có thuyền- Ảnh 3.

Người dân khu Kênh Gà (xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn) quen cảnh nước sông Hoàng Long dâng. Ảnh: Vũ Thượng

Ông Vĩ nói tiếp, ở đây nhà nào cũng chuẩn bị một chiếc thuyền bằng tôn hoặc xi măng phòng khi có sự cố nước sông Hoàng Long lên. Đồng thời, thuyền còn là nhà, nơi cất đồ đạc, nấu ăn…khi lũ thượng nguồn bất ngờ đổ về.

Trực tiếp nấu cơm trên thuyền, chị Nguyễn Thị Huyền (thôn 2, xã Gia Thịnh) chia sẻ: “Gia đình tôi có 8 người, khi nước lũ dâng tôi đã gửi các cháu đến nhà người thân bên trong đê. Chúng tôi quen với cảnh nước sông Hoàng Long dâng thế này rồi”.

Cuộc sống 2.500 nhân khẩu ở Kênh Gà cô lập bởi lũ: Nấu cơm ngay trên thuyền, nhà nào cũng có thuyền- Ảnh 4.

Chị Huyền cùng con trai di chuyển về nhà mẹ đẻ khi nước sông dâng lên. Ảnh: Vũ Thượng

Cuộc sống 2.500 nhân khẩu ở Kênh Gà cô lập bởi lũ: Nấu cơm ngay trên thuyền, nhà nào cũng có thuyền- Ảnh 5.

Người dân dùng can nhựa làm nhà nổi nuôi nhốt đàn gà. Ảnh: Vũ Thượng

Chị Huyền hy vọng nước sông rút nhanh để còn về dọn nhà cửa, con cái quay lại trường học như bình thường.

Hiện tại ở khu vực Kênh Gà mất điện, thiếu nước sinh hoạt, đặc biệt nước sạch để ăn uống hiện là vấn đề cấp thiết nhất đối với bà con lúc này.

Cuộc sống 2.500 nhân khẩu ở Kênh Gà cô lập bởi lũ: Nấu cơm ngay trên thuyền, nhà nào cũng có thuyền- Ảnh 6.

Những thuyền hàng cứu trợ ấm lòng trong mùa lũ. Ảnh: Vũ Thượng

Cuộc sống 2.500 nhân khẩu ở Kênh Gà cô lập bởi lũ: Nấu cơm ngay trên thuyền, nhà nào cũng có thuyền- Ảnh 7.

Hầu như ở khu vực Kênh Gà (xã Gia Thịnh) nhà nào cũng có 1 chiếc thuyền đi lại trong mùa lũ. Ảnh: Vũ Thượng

Trong quá trình đi ghi nhận cuộc sống người dân vùng Kênh Gà (xã Gia Thịnh), chúng tôi bắt gặp nhiều chuyến hàng cứu trợ được vận chuyển bằng thuyền từ chính quyền, người dân đến người dân Kênh Gà.

Cuộc sống 2.500 nhân khẩu ở Kênh Gà cô lập bởi lũ: Nấu cơm ngay trên thuyền, nhà nào cũng có thuyền- Ảnh 8.

Thuyền là nhà, nơi nấu ăn, ngủ…của gia đình chị Vân (thôn 2, xã Gia Thịnh). Ảnh: Vũ Thượng

Cuộc sống 2.500 nhân khẩu ở Kênh Gà cô lập bởi lũ: Nấu cơm ngay trên thuyền, nhà nào cũng có thuyền- Ảnh 9.

Chị Vân kể chuyện với Dân Việt trong tâm trạng buồn. Ảnh: Vũ Thượng

Chị Trần Thị Vân (thôn 2, xã Gia Thịnh) nói: “Nước sông Hoàng Long dâng cao tới nóc nhà tôi, để đảm bảo an toàn tôi đã di chuyển sang nhà mẹ đẻ. Ở đây tôi cũng nhận được các gói hàng cứu trợ như: Nước uống, mì tôm, lương khô…tôi chia, dùng tiết kiệm bởi chưa biết lúc nào nước mới rút cạn”.

Ông Trần Duy Nhất, Chủ tịch UBND xã Gia Thịnh cho biết: “Do ảnh hưởng của bão số 3-cơn bão Yagi, từ ngày 7/9 đến nay toàn bộ địa giới hành chính Kênh Gà được tổ chức thành 3 thôn gồm: thôn 1, thôn 2 và thôn 3 với hàng trăm hộ dân bị ngập. Công tác “4 tại chỗ” được địa phương chấp hành nghiêm túc”.

Cuộc sống 2.500 nhân khẩu ở Kênh Gà cô lập bởi lũ: Nấu cơm ngay trên thuyền, nhà nào cũng có thuyền- Ảnh 10.

Máy giặt được người dân buộc lên trần nhà khi nước sông Hoàng Long dâng. Ảnh: Vũ Thượng

Cuộc sống 2.500 nhân khẩu ở Kênh Gà cô lập bởi lũ: Nấu cơm ngay trên thuyền, nhà nào cũng có thuyền- Ảnh 11.

Đa số các hộ dân ở khu Kênh Gà sinh hoạt trên tầng 2 của gia đình. Ảnh: Vũ Thượng

Ông Nhất cho biết thêm, địa phương đã có những hoạt động hỗ trợ đời sống người dân bị ảnh hưởng bởi mưa lũ như: Giao Ban Công tác Mặt trận các thôn tổ chức rà soát các hộ già cả, neo đơn, hộ nghèo, hộ cận nghèo có hoàn cảnh khó khăn để di chuyển đến ở nhờ các hộ có nhà cao tầng, nhà liền kề. Đồng thời, quan tâm các điều kiện ổn định tình hình đời sống, lương thực, nước sạch cho người dân…

Nước sông Hoàng Long đang xuống

Theo thông tin, sáng 13/9 của Đài Khí tượng thủy văn Ninh Bình, mực nước trên sông Hoàng Long tại Bến Đế giảm còn 4,82m; dự báo trong 12 giờ tới sẽ biến đổi chậm theo xu thế xuống nhưng vẫn ở mức cao.

Cuộc sống 2.500 nhân khẩu ở Kênh Gà cô lập bởi lũ: Nấu cơm ngay trên thuyền, nhà nào cũng có thuyền- Ảnh 12.

Trường Tiểu học Gia Thịnh tại Kênh Gà đều phải nghỉ học. Ảnh: Vũ Thượng

Dự báo trong 12h tới, mực nước trên sông Hoàng Long tại Bến Đế, Gián Khẩu biến đổi chậm theo xu thế xuống nhưng vẫn ở mức cao. Mực nước trên sông Đáy tại Ninh Bình biến đổi chậm, chịu ảnh hưởng của thủy triều và dao động ở mức cao.

Trong 12-24 giờ tiếp theo, mực nước trên sông Hoàng Long tại Bến Đế, Gián Khẩu biến đổi chậm theo xu thế xuống nhưng vẫn ở mức cao. Mực nước trên sông Đáy tại Ninh Bình biến đổi chậm, chịu ảnh hưởng của thủy triều và dao động ở mức cao.

Cuộc sống 2.500 nhân khẩu ở Kênh Gà cô lập bởi lũ: Nấu cơm ngay trên thuyền, nhà nào cũng có thuyền- Ảnh 13.

Sông Hoàng Long đoạn qua Kênh Gà (xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn). Ảnh: Vũ Thượng

Cuộc sống 2.500 nhân khẩu ở Kênh Gà cô lập bởi lũ: Nấu cơm ngay trên thuyền, nhà nào cũng có thuyền- Ảnh 14.

Mực nước sông Hoàng Long đang xuống chậm. Ảnh: Vũ Thượng

Trước đó, tối 12/9, mực nước tại Bến Đế đã đạt đỉnh ở mức 4,93m, trên báo động 3: 0,93m; tại Gián Khẩu ở mức 4,53m, trên báo động 3: 0,83m, cao hơn mức đỉnh lũ lịch sử năm 2017 (4,50m) 0,03m. Sông Đáy tại Ninh Bình đạt đỉnh thứ nhất ở mức 4,21m, trên báo động 3: 0,71m, cao hơn mức đỉnh lũ lịch sử năm 2017 (3,94m) 0,27m.

Ông Phạm Văn Tam, Chủ tịch UBND huyện Gia Viễn cho biết: “Chúng tôi đã huy động mọi lực lượng tham gia ứng cứu về con người, tài sản ở những khu vực bị ảnh hưởng ngập lụt. Hiện tại nước sông Hoàng Long đang xuống chậm”.

Dự báo mức nước sông Hoàng Long trong các ngày tới tiếp tục giảm. Căn cứ vào diễn biến lũ trên sông Hoàng Long và điều kiện thực tế, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Ninh Bình thống nhất dừng thực hiện Lệnh di dân số 56/L-BCH ngày 12 tháng 9 năm 2024 từ 14 giờ ngày 13/9/2024.





Nguồn: https://danviet.vn/cuoc-song-cua-2500-nhan-khau-o-mot-thon-cua-tinh-ninh-binh-bi-co-lap-boi-lu-nau-com-ngay-tren-thuyen-20240913153222159.htm

Cùng chủ đề

Trồng rau an toàn, làm ra nông sản an toàn, một nông dân Ninh Bình đang gặp khó khăn, thách thức gì?

Hướng đến sản xuất rau an toànNăm 2013, thực hiện chủ trương của tỉnh Ninh Bình về dồn điền đổi thửa gắn với chỉnh trang đồng ruộng. Gia đình tôi đã mạnh dạn dồn đổi toàn bộ diện...

Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình trao qùa cho người dân vùng lũ huyện Gia Viễn, Nho Quan

Cụ thể, ông Nguyễn Minh Lộc-Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình làm trưởng đoàn đã tổ chức trao tặng nhiều phần quà ủng hộ người dân tại huyện Gia Viễn và Nho Quan bị ảnh hưởng do nước lũ từ thượng nguồn đổ...

Toàn cảnh “cơn đại hồng thủy” cô lập hàng nghìn nhà dân ở Ninh Bình

(Dân trí) - Lũ trên sông Hoàng Long đang rút nhưng vẫn trên mức báo động 3, hàng nghìn nhà dân ở Ninh Bình vẫn chìm trong biển nước. Ngày 13/9, có mặt tại huyện Nho Quan (Ninh Bình), phóng viên Dân trí ghi nhận có hàng nghìn nhà dân đang bị nước lũ cô lập. Theo thống kê, huyện này còn hơn 2.700 căn nhà bị ngập lụt, trong đó xã Gia Thủy có 786 hộ, Lạc Vân 514 hộ, Đức...

Nhiều trường học ở Ninh Bình vẫn phải đóng cửa do mưa lũ

Ông Đinh Văn Khâm - Phó Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Ninh Bình cho biết, hiện nay, do tình hình mưa lớn trên diện rộng gây ngập úng ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh, nhiều tuyến đường đã bị ngập, nước chảy xiết.Các đơn vị, trường học đã bám sát các văn bản chỉ đạo về việc tập trung ứng phó với tình hình mưa lũ do cơn bão số 3 gây ra, theo dõi chặt chẽ...

Gần 7.500 hộ dân ở Ninh Bình được di dời đến nơi an toàn

  Gần 7.500 hộ dân vùng phân lũ, chậm lũ của huyện Gia Viễn và Nho Quan (Ninh Bình) đã được di dời đến nơi an toàn. Trước tình hình nước sông Hoàng Long dâng cao, ngay khi Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh phát Lệnh di dân vào chiều và tối 12.9, gần 7.500 hộ dân thuộc vùng phân lũ, chậm lũ tại 2 huyện Gia Viễn và Nho Quan (Ninh Bình) đã được di dời đến nơi an toàn. Tại huyện...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cung điện nào của nhà Nguyễn ở kinh đô Huế có quy mô kiến trúc đồ sộ nhất, vua xây cho ai ở?

Trong Châu bản triều Nguyễn hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, có nhiều văn bản ghi chép về xây dựng, trùng tu và mở rộng khuôn viên cung Diên Thọ cũng như các hoạt động liên quan đến sinh hoạt thường...

NSƯT Hoàng Tùng chạm sâu vào cảm xúc khi hát về “cha mẹ già”

"Cha mẹ tôi già" không chỉ tôn vinh công lao trời biển của cha mẹ luôn dành cho con cái, mà ở đó còn là những ký ức về tuổi thơ, những lo toan, tần tảo, hy sinh của cha mẹ dành hết cho con cái....

Lào Cai cho học sinh đi học trở lại sau mưa lũ

Clip: Cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học Bắc Cường, TP.Lào Cai chung tay ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ. Nguồn: Trần Hạnh.Thông tin từ Sở GDĐT tỉnh Lào Cai cho biết, sáng 16/9, có 520/598 trường học đã tổ chức cho học...

Cái bắt tay với nông dân

Doanh nhân, mặc dù đương đầu với bao sóng gió thương trường, cũng lao tâm khổ tứ, nhưng chắc vẫn có nhiều điều kiện hơn người nông dân. Hiểu biết nhiều hơn do được đi đây đi đó. Đời sống phần nào cũng khá giả hơn,...

Bài đọc nhiều

Mùa nước nổi Long An, ra ruộng mênh mông xem nông dân bắt cá đồng, có cá linh, cá rô, cá sặc rằn

9 giờ sáng, bỏ mấy tay lưới xuống vỏ lãi, anh Nguyễn Văn Sang (xã Vĩnh Thạnh, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An) hối tôi: "Lẹ lẹ lên, chút nắng gắt là da cháy đen bây giờ. Người thành phố hay sợ đen chứ nông dân như...

Cung điện nào của nhà Nguyễn ở kinh đô Huế có quy mô kiến trúc đồ sộ nhất, vua xây cho ai ở?

Trong Châu bản triều Nguyễn hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, có nhiều văn bản ghi chép về xây dựng, trùng tu và mở rộng khuôn viên cung Diên Thọ cũng như các hoạt động liên quan đến sinh hoạt thường...

dồn sức sản xuất cây vụ Đông, không để ruộng đồng bỏ hoang

Tích cực khắc phục sau thiên tai Trong cơn bão số 3, huyện Phúc Thọ không ghi nhận thương vong về người và thiệt hại lớn về tài sản của Nhân dân. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng khá lớn. Thống kê của Phòng Kinh tế huyện cho thấy, bão số 3 và mưa lũ sau bão đã khiến hơn 1.000ha lúa bị ngập, gãy, đổ, trong đó có 145ha bị ngập sâu. Gần 300ha rau màu...

Cái bắt tay với nông dân

Doanh nhân, mặc dù đương đầu với bao sóng gió thương trường, cũng lao tâm khổ tứ, nhưng chắc vẫn có nhiều điều kiện hơn người nông dân. Hiểu biết nhiều hơn do được đi đây đi đó. Đời sống phần nào cũng khá giả hơn,...

Áp thấp nhiệt đới sắp vào Biển Đông, khả năng cao thành bão số 4

Tin áp thấp nhiệt đới mới nhấtTheo Dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện nay, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines). Cập nhật vị trí và đường đi của...

Cùng chuyên mục

Cung điện nào của nhà Nguyễn ở kinh đô Huế có quy mô kiến trúc đồ sộ nhất, vua xây cho ai ở?

Trong Châu bản triều Nguyễn hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, có nhiều văn bản ghi chép về xây dựng, trùng tu và mở rộng khuôn viên cung Diên Thọ cũng như các hoạt động liên quan đến sinh hoạt thường...

Cái bắt tay với nông dân

Doanh nhân, mặc dù đương đầu với bao sóng gió thương trường, cũng lao tâm khổ tứ, nhưng chắc vẫn có nhiều điều kiện hơn người nông dân. Hiểu biết nhiều hơn do được đi đây đi đó. Đời sống phần nào cũng khá giả hơn,...

Áp thấp nhiệt đới sắp vào Biển Đông, khả năng cao thành bão số 4

Tin áp thấp nhiệt đới mới nhấtTheo Dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện nay, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines). Cập nhật vị trí và đường đi của...

Lũ bất ngờ xuất hiện ở Đồng bằng sông Cửu Long, Trung tâm Khí tượng phát ngay cảnh báo

Cụ thể, theo bản tin cảnh báo lũ sông Cửu Long của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia sáng 16/9, hiện nay, mực nước sông Mê Công đang lên nhanh. Mực nước tại một số trạm chính như sau:Lúc 07 giờ ngày...

Cam Cao Phong, cam đặc sản Hòa Bình cây thấp tè trái ra quá trời, nước lũ rút, nắng lên quả bị nứt

Những ngày này, vợ chồng chị Đặng Thị Mai, xóm Nam Sơn 2, xã Thu Phong (huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình) tất bật vệ sinh vườn, chống dựng những cây cam bị nghiêng đổ, bật gốc và thu dọn những trái cam rụng để mang...

Mới nhất

Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất: Nguy cơ trượt lở đất đá sau mưa vẫn rất cao

Bên cạnh yếu tố địa chất, địa hình thì yếu tố lượng mưa và những cơn mưa sau bão là tác nhân kích hoạt tai biến thiên nhiên như trượt lở, lũ quét trong thời gian qua.   Mặc dù yếu tố kích hoạt trượt lở chính là mưa, nhưng sau khi dừng mưa, độ ổn định của các sườn dốc...

Khó khăn trong ứng dụng công nghệ cảnh báo sớm sạt lở, lũ quét

Chưa chỉ ra được khi nào tai biến xảy ra Đánh giá về mặt địa chất khu vực miền núi phía bắc, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện trưởng Viện Địa chất cho biết, phần lớn diện tích khu...

Ngư dân Bình Định liên tiếp cứu hộ rùa biển quý hiếm

TPO - Ngày 16/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bình Định cho biết, đã có quyết định tặng giấy khen cho các tập thể, cá nhân đã có thành tích trong công tác bảo vệ và bảo tồn rùa biển. Theo Chi cục Thủy sản thuộc Sở NN&PTNT Bình Định, vào...

Sẵn sàng chi viện cho các bệnh viện bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Bộ Y tế cho biết, cơn bão số 3 với cường độ rất mạnh và mưa lụt, sạt lở sau bão đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về người, tài sản, công trình công cộng và dân sinh. Nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị ảnh hưởng và hư hại, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố...

‘Từ khi làm Phó Thủ tướng tôi ký văn bản của Bộ Nội vụ nhiều nhất’

Ông Nguyễn Hòa Bình cho biết: "Từ khi làm Phó Thủ tướng, tôi ký văn bản cho ý kiến liên quan đến lĩnh vực của Bộ Nội vụ đầu tiên và nhiều nhất, không có văn bản gì để trên bàn tôi quá 2 ngày". Đó là chia sẻ của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình khi làm...

Mới nhất