Dự kiến, đây cũng là văn phòng liên lạc đầu tiên của NATO ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đó được coi là bằng chứng rõ rệt nhất về định hướng chiến lược mới của NATO nhằm vươn tới khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific).
Nhưng NATO phải gác lại dự định lớn này vì chưa có được sự đồng thuận cần thiết trong nội bộ. Vì Trung Quốc phản đối mạnh mẽ dự định của NATO đối với Indo-Pacific, một số thành viên NATO e ngại sự ra đời của văn phòng liên lạc trên sẽ bị Bắc Kinh nhìn nhận là hành động khiêu khích, mối đe dọa an ninh trực tiếp. Điều này giống như cảm nhận của Nga về việc NATO thu nạp thành viên mới ở vùng Đông và Trung Âu, Nam Âu. Một số thành viên NATO không muốn liên minh quân sự này làm tổn hại quan hệ hợp tác của họ với Trung Quốc.
Ngoài ra, sự dè dặt của Pháp hiện cũng là một trong những trở ngại chính. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron công khai coi việc NATO vươn ra xa ngoài châu Âu là sai lầm. Một mặt, ông Macron không muốn NATO gây khó khăn và khó xử cho Paris trong xử lý quan hệ với Bắc Kinh. Mặt khác, người này muốn Pháp không bị lép vế trong công cuộc gây dựng vị thế, vai trò và ảnh hưởng ở Indo-Pacific. Trong NATO, Pháp đâu có được vị thế như ở trong EU. Trong NATO, Paris chỉ có thể tham gia hoặc đi theo, còn trong EU thì Paris có thể kiến tạo và dẫn dắt. Vì lợi đơn ích kép riêng nên Pháp chẳng mặn mà việc NATO vượt khỏi châu Âu, vươn tới Indo-Pacific.
Tổng thống Biden: Không có đường tắt cho Ukraine gia nhập NATO