Trang chủProductNâng tầm sản phẩm vùng đồng bào DTTS xứ Nghệ

Nâng tầm sản phẩm vùng đồng bào DTTS xứ Nghệ

Hàng trăm sản phẩm gắn mác OCOP 3 sao, 4 sao đang tô điểm thêm cho bức tranh kinh tế nông nghiệp ở vùng miền núi Nghệ An thêm nhiều mảng sáng tiềm năng. Kết quả này có vai trò trợ lực quan trọng từ nguồn kinh phí thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 đầu tư, hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị để nâng tâm nông sản vùng đồng bào DTTS&MN xứ Nghệ.

Nâng tầm sản phẩm vùng đồng bào DTTS xứ Nghệ

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan bày tỏ ấn tượng với những sản phẩm OCOP được gắn sao của Nghệ An

Những sản phẩm tiềm năng

Công ty cổ phần dược liệu Pù Mát hiện đang sở hữu 7 sản phẩm OCOP 4 sao và 6 sản phẩm OCOP 3 sao. Các sản phẩm của Công ty như trà túi lọc, trà hòa tan, viên hoàn, cao… từ 100% dược liệu thiên nhiên, sản xuất trên dây chuyền hiện đại. Đây là những sản phẩm tiềm năng ở vùng Trà Lân (huyện Con Cuông), đang dần chinh phục thị trường khó tính trong và ngoài nước.

Anh Phan Xuân Diện, Giám đốc Công ty cổ phần dược liệu Pù Mát chia sẻ: Ngoài vùng nguyên liệu hơn 4ha do Công ty tự trồng, anh đã liên kết bao tiêu sản phẩm với hàng chục hộ người DTTS tại các xã Cam Lâm, Lục Dạ, Thạch Ngàn, Lạng Khê trồng hơn 4ha cây dược liệu làm nguyên liệu chế biến. Hiện, 6 công nhân kỹ thuật phụ trách tại nhà xưởng đều có trình độ đại học và là con em đồng bào DTTS, thu nhập trung bình 6 triệu đồng/tháng. Công ty còn tạo việc làm ổn định thường xuyên cho 15 – 20 lao động cũng là người DTTS với mức thu nhập 160.000 đồng/ngày.

Cũng mô hình kinh tế tiềm năng ở vùng miền núi Nghệ An, Hợp tác xã làng nghề dệt thổ cẩm Hoa Tiến, Châu Tiến (Quỳ Châu) đang có hàng chục sản phẩm thủ công từ thổ cẩm và đã có 2 sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao. Cái nôi của thổ cẩm vùng Tây Bắc xứ Nghệ có lịch sử từ hàng trăm năm, hiện vẫn còn lưu giữ nhiều nét đặc trưng trong từng sản phẩm thổ cẩm.

Ngoài thị trường trong nước, thổ cẩm Hoa Tiến đã vượt núi, vượt rừng để đến với nhiều nước trên thế giới. Bà Sầm Thị Bích, người đại diện của Hợp tác xã làng nghề dệt thổ cẩm Hoa Tiến cho biết: Đã có hàng chục hộ dân, với hàng chục lao động có việc làm, có thu nhập từ bán sản phẩm thổ cẩm. Chúng tôi rất vui, là sản phẩm đã được xuất khẩu sang các nước trên thế giới, mở ra triển vọng cho bà con theo nghề truyền thống.

Tính đến hết tháng 11/2024, tại 11 huyện miền núi Nghệ An, đang có 233 sản phẩm OCOP. Trong đó, có 224 sản phẩm 3 sao và 9 sản phẩm 4 sao; và trong số này đã có 3 sản phẩm xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới.

Nâng tầm sản phẩm vùng đồng bào DTTS xứ Nghệ

Giám đốc Phan Xuân Diện (thứ nhất bên trái) giới thiệu về cây dược liệu với chuyên gia nước ngoài

Bà Võ Thị Nhung, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nghệ An trao đổi: Thực tế, vùng đồng bào DTTS&MN Nghệ An trải dài trên địa giới 11 huyện, thị, rất giàu tiềm năng và thế mạnh về khí hậu đất đai, con người… trong phát triển các sản phẩm nông nghiệp. Bằng chứng là, đã có hàng trăm sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao, 4 sao, có sản phẩm đã xuất khẩu. UBND tỉnh luôn khuyến khích, động viên, có cơ chế hỗ trợ để người dân, doanh nghiệp nâng tầm sản phẩm của mình theo hướng chuyên sâu, hiện đại, đa dạng sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

“Bệ đỡ” từ Chương trình MTQG 1719

Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) triển khai ở Nghệ An và đã thiết kế Nội dung 1, Tiểu dự án 2, Dự án 3 để hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị. Đây là nguồn trợ lực quan trọng để Nghệ An nâng tầm nông sản vùng đồng bào DTTS&MN vốn giàu tiềm năng và thế mạnh. Theo đó, đến nay đã có 156 hộ DTTS tham gia dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, 74 dự án/kế hoạch phát triển sản xuất cộng đồng, 2.482 hộ tham gia dự án phát triển sản xuất cộng đồng…

Trong số hàng trăm sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao vùng đồng bào DTTS&MN Nghệ An, nhiều sản phẩm đang được sản xuất theo chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng. Tức là, các sản phẩm được hộ dân, nhóm hộ, hợp tác xã, công ty sản xuất sản phẩm, qua chế biến, rồi phân phối ra thị trường. Cũng có dòng sản phẩm, được hộ dân, nhóm hộ, hợp tác xã, công ty thu mua lại, rồi đưa đến tay người tiêu dùng, sau khi đã qua công đoạn chế biến.

Nâng tầm sản phẩm vùng đồng bào DTTS xứ Nghệ

Giới thiệu sản phẩm thổ cẩm Hoa Tiến, huyện Quỳ Châu đến du khách nước ngoài

Có thêm nguồn lực hỗ trợ từ Chương trình MTQG 1719, người dân vùng đồng bào DTTS&MN Nghệ An như càng thêm dư địa cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, buôn bán theo chuỗi giá trị.

Nhìn nhận từ 2 sản phẩm OCOP đã nêu ở phần 1, của Hợp tác xã làng nghề dệt thổ cẩm Hoa Tiến và Công ty cổ phần dược liệu Pù Mát được sản xuất theo chuỗi giá trị. Nguyên liệu thô từ dược liệu, từ sợi vải, sợi bông được chế biến qua các dây chuyền sản xuất, cho ra các sản phẩm, rồi phân phối thị trường. Như vậy, sản phẩm đã được nâng chất về chất và lượng, góp phần tạo việc làm và thu nhập ổn định cho các hộ dân tham gia theo chuỗi.

Dẫu có tiềm năng, thế mạnh và thêm trợ lực từ Chương trình MTQG 1719, nhưng việc nâng tầm nông sản vùng đồng bào DTTS&MN Nghệ An vẫn đang gặp không ít khó khăn, thách thức. Theo bà Võ Thị Nhung – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nghệ An, việc ứng dụng khoa học công nghệ còn hạn chế do các sản phẩm OCOP chủ yếu là các sản phẩm sơ chế hoặc chế biến đơn giản, giá trị gia tăng thấp.

Bên cạnh đó, quy trình và công nghệ chế biến còn đơn giản, thậm chí còn lạc hậu và chưa đảm bảo đầy đủ các qui định, yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường. Vấn đề sở hữu trí tuệ chưa được các chủ thể quan tâm đúng mức, nhiều chủ thể chưa hiểu rõ và chưa chủ động đăng ký bảo hộ các nhãn hiệu, bảo hộ mẫu mã, bao bì, kiểu dáng công nghiệp.

Sản phẩm OCOP đa phần là nhóm sản phẩm có quy mô nhỏ, đa dạng về chủng loại, có tính chuyên biệt cao nên khả năng mở rộng quy mô hạn chế, khó đáp ứng được các đơn hàng lớn và liên tục. Doanh nghiệp và cơ sở sản xuất nhỏ; nhiều chủ thể ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, đồng bào DTTS, năng lực sản xuất và khả năng tiếp cận thị trường còn hạn chế.

Để nâng tầm sản phẩm vùng miền núi, góp phần tạo việc làm và thu nhập cho người dân, bà Võ Thị Nhung, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nghệ An, nhấn mạnh: Phải khắc phục được những hạn chế, thiếu sót ở trên… gắn với việc tăng cường kêu gọi hợp tác, hỗ trợ từ nguồn lực bên ngoài trong việc chuyển đổi từ các kênh tiêu thụ truyền thống sang các kênh bán hàng hiện đại.

Ngoài việc cải thiện quy trình và công nghệ chế biến, xúc tiến thương mại hiện đại; thúc đẩy chuyển đổi số… cần tập trung, phát huy các yếu tố về văn hóa, cộng đồng gắn với đặc trưng của sản phẩm OCOP để tạo ra giá trị thu nhập tăng thêm trên từng sản phẩm. Hiện nay, Nghệ An đang nỗ lực xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, số hóa sản phẩm và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị sản phẩm OCOP.

 

Nguồn: https://baodantoc.vn/nang-tam-san-pham-vung-dong-bao-dtts-xu-nghe-1733141194779.htm

Cùng chủ đề

10 sản phẩm xoài của nhóm trẻ 9X chinh phục tiêu chuẩn OCOP

Nhóm 3 thành viên 9X tại huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã khởi nghiệp từ sản vật quê hương, đó là quả xoài. Thay vì bán tươi, họ chế biến để gia tăng giá trị. Nhóm 9X chế biến đa dạng sản phẩm từ quả xoài Đa dạng sản phẩm chế biến từ xoài Huyện Cam Lâm là “thủ phủ” trồng xoài của tỉnh Khánh Hòa với tổng diện tích trên 7.500ha. Các giống chủ lực như xoài Úc (khoảng 3.500ha), xoài...

Sản phẩm OCOP – Chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp theo hướng ‘xanh’

Khu vực nông thôn đã và đang hình thành nhiều vùng du lịch OCOP cùng với phát triển nhiều loại sản phẩm hàng hóa góp phần phục vụ phát triển du lịch của các địa phương. Sản phẩm OCOP cũng đã bước đầu khơi dậy tiềm năng, thế mạnh về sản vật, vùng nguyên liệu và lao động địa phương, đặc biệt là dịch vụ du lịch nông thôn. Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình phát...

634 sản phẩm OCOP hội tụ trên đất Nghệ An

Triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP trong bộn bề gian khó nhưng Nghệ An biết cách tháo gỡ nút thắt để thu về thành quả ấn tượng. Chất lượng, mẫu mã sản phẩm OCOP Nghệ An ngày càng được nâng tầm. Ảnh: N.Linh Mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là chương trình OCOP) hướng đến mục tiêu nâng cao kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và cải thiện giá trị gia tăng....

Sản phẩm OCOP Hà Nội

LTS: Sau gần 6 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thành phố Hà Nội đã có 2.711 sản phẩm được công nhận; trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.473 sản phẩm 4 sao và 1.220 sản phẩm 3 sao. Nhằm hỗ trợ người sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp hiểu rõ lợi ích, giá trị, từ đó tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng...

Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP

Ngày 29-10, UBND huyện Hoài Đức tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2024. Trưởng phòng Kinh tế huyện Hoài Đức Khuất Trọng Kiên cho biết: Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế nông thôn, tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất vừa và nhỏ, nhằm phát huy giá trị truyền thống của các địa phương, phát triển kinh tế, nâng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cụm thi đua số 3 của Ủy ban Dân tộc tổng kết công tác thi đua tại Thanh Hóa

Sáng 17/12, tại Thanh Hóa, Cụm thi đua số 3 của Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Bình chủ trì Hội nghị. Tham dự có đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa; Lãnh đạo và các công chức theo dõi công tác thi đua của các Ban Dân...

Hàm Yên (Tuyên Quang): Người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chủ động vươn lên thoát nghèo

Qua thực hiện công tác giảm nghèo, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã giúp người dân trên địa bàn thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chủ động vươn lên thoát nghèo.Thu thập thông tin về tình hình kinh tế, an sinh xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục... của các xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi là nội dung quan trọng trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53...

Quảng Nam: Trợ lực giúp người dân vùng đồng bào DTTS giảm nghèo bền vững

Trong những năm qua, nhờ đẩy mạnh thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đã giúp hàng ngàn hộ dân vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Quảng được hỗ trợ sinh kế, nhà ở, từ đó vươn lên thoát nghèo.Thu thập thông tin về tình hình kinh tế, an sinh xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục... của các xã thuộc vùng đồng...

Nêu gương sáng ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh: Lan tỏa người tốt, việc tốt cùng bước vào kỷ nguyên mới (Bài...

Cùng với cả nước, Quảng Ninh đang đứng trước nhiều thời cơ, vận hội để bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển theo định hướng chỉ đạo của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Tô Lâm. Đánh giá một cách khách quan, thành tựu từ phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh rất đáng ghi nhận. Thành tựu này có sự góp sức không nhỏ của...

Lấp đầy những “khoảng trống” cơ bản về thực trạng kinh tế – xã hội sau điều tra 53 DTTS

Thu thập thông tin về tình hình kinh tế, an sinh xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục... của các xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi là nội dung quan trọng trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Qua điều tra, đã cho thấy những “khoảng trống” cơ bản về điều kiện sống, về kinh tế, xã hội, văn hóa… còn nhiều hạn chế, chưa đáp...

Bài đọc nhiều

Madam Nhung: Hành trình chinh phục thực khách bằng ẩm thực chay tinh tế

Trong nhịp sống hiện đại, khi mà các vấn đề về sức khỏe và môi trường ngày càng được quan tâm, việc lựa chọn một chế độ ăn uống lành mạnh trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Với những lợi ích sức khỏe không thể phủ nhận như giảm cân, cải thiện làn da và tăng cường hệ miễn dịch, ăn chay đã trở thành một xu hướng sống của nhiều người. Madam Nhung là thương hiệu...

Latoa Indochine tham gia triển lãm Festival Nghề Truyền Thống Huế 2023 – Một dấu ấn không thể quên

Tiếp nối thành công của 8 kỳ Festival nghề truyền thống Huế (NTTH) từ năm 2005 đến nay và triển khai Đề án Festival bốn mùa, UBND thành phố Huế tiếp tục tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2023 lần thứ 9 - 2023 với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt”. Đây là một trong những sự kiện lớn để thành phố Huế và của Tỉnh Thừa Thiên Huế để gìn giữ và phát huy giá trị nghề...

Triển lãm ‘Mạch di sản’: Những sáng tạo mới trên tranh dân gian truyền thống

Bằng kỹ thuật hiện đại, các nghệ sỹ đã tái tạo sức sống cho dòng tranh dân gian, mang đến cảm xúc mới mẻ cho người xem, góp phần phát triển nét văn hóa xưa, hòa quyện trong dòng chảy hiện đại.   Chiều 9/8, nhóm họa sỹ Latoa Indochine cùng Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp tổ chức triển lãm tranh với chủ đề “Mạch di sản” giới thiệu những sáng tạo mới mẻ trên...

Thương hiệu bánh chưng giá bán trăm ngàn vẫn vô cùng đắt hàng

  Mỗi dịp Tết đến xuân về, hương thơm của bánh chưng lại lan tỏa khắp mọi nhà, gợi nhớ về những kỷ niệm ấm áp bên gia đình. Nhưng đâu chỉ là một món ăn truyền thống trên mâm cơm cúng bái tổ tiên hay mâm cơm thường ngày, bánh chưng còn là cả một câu chuyện về tình yêu, sự trân trọng và những giá trị văn hóa. Và với chị Nhung, người sáng lập thương hiệu Madam...

Sản phẩm OCOP – Chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp theo hướng ‘xanh’

Khu vực nông thôn đã và đang hình thành nhiều vùng du lịch OCOP cùng với phát triển nhiều loại sản phẩm hàng hóa góp phần phục vụ phát triển du lịch của các địa phương. Sản phẩm OCOP cũng đã bước đầu khơi dậy tiềm năng, thế mạnh về sản vật, vùng nguyên liệu và lao động địa phương, đặc biệt là dịch vụ du lịch nông thôn. Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình phát...

Cùng chuyên mục

Sản phẩm OCOP – Chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp theo hướng ‘xanh’

Khu vực nông thôn đã và đang hình thành nhiều vùng du lịch OCOP cùng với phát triển nhiều loại sản phẩm hàng hóa góp phần phục vụ phát triển du lịch của các địa phương. Sản phẩm OCOP cũng đã bước đầu khơi dậy tiềm năng, thế mạnh về sản vật, vùng nguyên liệu và lao động địa phương, đặc biệt là dịch vụ du lịch nông thôn. Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình phát...

Đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại tỉnh Tiền Giang đã góp phần tạo hướng đi mới trong sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống có lợi thế của địa phương, qua đó nâng cao thu nhập, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển. Một gian hàng trưng bày và bán sản phẩm OCOP tại tỉnh Tiền Giang. Công ty TNHH một thành viên Trí Sơn ở xã Đạo Thạnh, thành phố Mỹ Tho là doanh...

Tận dụng rơm rạ để sản xuất các sản phẩm OCOP chất lượng cao

NDO - Từ ý tưởng tận dụng rơm rạ, hợp tác xã (HTX) nấm Tuấn Hiệp ở Nam Định đã trở thành điểm sáng về đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp, với doanh thu hằng năm hơn 2 tỷ đồng và 6 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao gồm nấm sò nâu, nấm sò trắng, mộc nhĩ thái sợi, nấm linh chi, nem nấm, giò nấm. Câu chuyện của họ là nguồn cảm hứng cho nhiều nông dân...

OCOP khơi dậy tiềm năng phát triển kinh tế nông thôn Hòa Bình

Tỉnh Hòa Bình bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP từ năm 2018. Sau bảy năm thực hiện đã có 158 sản phẩm OCOP được cấp giấy chứng nhận đạt từ ba sao trở lên. Các sản phẩm OCOP Hòa Bình tập trung chủ yếu vào nhóm sản phẩm đặc thù, thế mạnh đã được đông đảo khách hàng trong nước tin dùng và xuất khẩu mạnh sang thị trường quốc tế. Sản...

Mở rộng kênh tiêu thụ cho sản phẩm OCOP

Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử đã thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa cho các địa phương, doanh nghiệp. Dù vậy, trong quá trình tiếp cận, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vẫn gặp không ít rào cản từ nhân lực cho đến bài toán chi phí đầu tư, quản lý vận hành, marketing… Số lượng hàng hóa lên sàn khiêm tốn Hơn 10 nghìn sản phẩm OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) được...

Mới nhất

Ngũ trò dân ca Đông Anh ở Thanh Hóa là các trò gì mà được công nhận Di sản phi vật thể Quốc gia?

Ngũ trò Viên Khê ở làng cổ Viên Khê, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Mã với...

Lễ trao tặng Kỷ niệm chương

(MPI) - Nhân dịp Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, 79 năm Ngày truyền thống ngành Kế hoạch và Đầu tư, chiều ngày 15/12/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ trao tặng Kỷ niệm...

Du lịch Việt Nam tạo đà bứt phá

Năm 2024, du lịch Việt Nam đã phục hồi sau đại dịch Covid-19, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra là đón 17 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 110 triệu lượt khách du lịch nội địa. Sự phục...

48 tác phẩm đoạt giải cuộc thi ảnh về Quân đội nhân dân và Quốc phòng toàn dân

(ĐCSVN) - Ban tổ chức đã lựa chọn và trao tổng cộng 48 giải thưởng, bao gồm 2 giải Nhất, 4 giải Nhì, 6 giải Ba và 12 giải Khuyến khích cho mỗi thể loại ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật Cuộc thi ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật toàn quốc với chủ đề “80 năm Quân...

Vietnam Airlines giành giải thưởng ‘Ý tưởng phát triển bền vững’ tại Human Act Prize 2024

Vietnam Airlines đã vinh dự giành được giải thưởng "Ý tưởng phát triển bền vững" tại Lễ trao giải Human Act Prize 2024, với dự án "Góp lá vá rừng - Vì một Việt Nam xanh và phát triển bền vững". ...

Mới nhất