Trang chủKinh tếNông nghiệpNâng tầm giá trị nông sản, phù hợp với xu thế thị...

Nâng tầm giá trị nông sản, phù hợp với xu thế thị trường


Với nhiều nỗ lực trong phát triển thương hiệu các sản phẩm địa phương, đến nay Đắk Lắk có 237 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) gồm: 223 sản phẩm đạt 3 sao và 14 sản phẩm 4 sao. Năm 2024, Hội đồng OCOP cấp tỉnh sẽ đánh giá, phân hạng cho 44 bộ hồ sơ sản phẩm tiềm năng 4 sao do địa phương đề nghị.

Xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp: Làm sao để vượt qua rào cản thương mại

Nhiều sản phẩm chất lượng

Hiện nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk đã và đang được xuất khẩu. Với lợi thế về nguồn nguyên liệu từ các sản phẩm nông nghiệp, các chủ thể đã tham gia chế biến sâu thành những thành phẩm đến người tiêu dùng.

Đơn cử như, các sản phẩm của 8 chủ thể đạt chứng nhận OCOP cấp huyện (hạng 3 sao) năm 2023 đã được UBND huyện Krông Năng quyết định công nhận. Đó là cà phê nguyên chất Kabi coffee Robusta – Arabica của Công ty TNHH Nông sản Hoàng Hân; hạt mắc ca An Nhi của hộ kinh doanh An Nhi; cà phê rang xay nguyên chất của hộ kinh doanh H’Năng; mắc ca sấy và ngũ cốc hạt Granola của hộ kinh doanh Lê Thị Kiều Lành; mắc ca của hộ kinh doanh Nguyễn Thị Dung; cà phê đặc sản của Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ du lịch ROFC; mắc ca rang của Hợp tác xã Nông nghiệp Mắc ca Tân Định; dầu hạt mắc ca của Công ty cổ phần Damaca Nguyên Phương…

Hay như, huyện Krông Ana vốn nổi tiếng với nghề trồng lúa nước. Từ các vựa lúa lớn ở các xã Bình Hoà, Quảng Điền, Dur Kmăl, thị trấn buôn Trấp, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm và có chiến lược lâu dài xây dựng thương hiệu gạo Krông Ana.

Sản phẩm gạo Nhật Minh của HTX Dịch vụ nông nghiệp Nhật Minh đã được công nhận OCOP 4 sao. Đây cũng là đơn vị đầu tiên trên địa bàn đăng ký sử dụng nhãn hiệu “gạo Krông Ana”. Để có được những kết quả khả quan, HTX đã liên kết với người dân có truyền thống làm lúa nước, xây dựng chuỗi sản xuất khép kín với diện tích hơn 356ha. Nhờ chính sách hỗ trợ về cơ chế, tiếp thị, quảng bá từ chương trình OCOP, sản phẩm gạo Nhật Minh từng bước khẳng định được thương hiệu, mang đậm nét đặc trưng của vùng lúa nước ven sông Krông Ana.

Nhiều sản phẩm nông nghiệp đã được nâng tầm, gia tăng giá trị
Nhiều sản phẩm nông nghiệp đã được nâng tầm, gia tăng giá trị

Đẩy mạnh quảng bá

Để quảng bá thúc đẩy giao thương và tiêu thụ sản phẩm OCOP, mới đây UBND tỉnh chỉ đạo, Sở Công Thương là đơn vị chủ trì tổ chức Hội chợ công thương và sản phẩm OCOP – Đắk Lắk năm 2024 với quy mô 250 gian hàng của 100 đơn vị, doanh nghiệp, trưng bày, giới thiệu các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng vùng miền, địa phương; hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề; hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản, thực phẩm…

Theo bà Trần Nữ Hoàng Oanh, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nông nghiệp khởi nghiệp huyện Krông Pắc (Đắk Lắk), trong 40 sản phẩm tham gia trưng bày tại gian hàng chung của huyện thì câu lạc bộ có tới 25 sản phẩm. Hiện câu lạc bộ có 39 thành viên, với 285 mã hàng. Trong đó, có nhiều mặt hàng OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiềm năng của địa phương.

Theo Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk, Hội chợ công thương và sản phẩm OCOP – Đắk Lắk 2024 là dịp để địa phương quảng bá hình ảnh, thành tựu phát triển kinh tế – xã hội, khoa học kỹ thuật cũng như tiềm năng, lợi thế của địa phương. Đây còn là sự kiện xúc tiến thương mại lớn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp các tỉnh, thành phố quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ cũng như giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư để mở rộng thị trường kinh doanh, phát triển bền vững trong xu thế hội nhập.

Còn Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà nhấn mạnh, Đắk Lắk với tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, cùng với sự cần cù, nỗ lực của các doanh nghiệp, HTX và nông dân đã tạo ra nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm nông sản chất lượng, mang lại giá trị lớn và phù hợp với xu thế thị trường. Hội chợ lần này là hoạt động xúc tiến thương mại có ý nghĩa thiết thực giúp giới thiệu tiềm năng, thế mạnh và những thành tựu phát triển, triển vọng của địa phương.

Đắk Lắk kỳ vọng thông qua hội chợ sẽ tạo ra sự thuận lợi trong giao thương để kêu gọi thu hút đầu tư. Từ đó, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm mới có giá trị với hàm lượng công nghệ cao để mở rộng thị trường vững chắc trong nước và vươn xa hơn trên thị trường quốc tế, giúp kinh tế địa phương thực sự phát triển bền vững, tạo nhiều công ăn việc làm ổn định và nâng cao đời sống của nông dân.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/nang-tam-gia-tri-nong-san-phu-hop-voi-xu-the-thi-truong-158344.html

Cùng chủ đề

Sắp tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp với quy mô lớn

(NLĐO) - Năm 2025, Việt Nam sẽ thực hiện cuộc tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp lần thứ 6 ...

Rào cản đầu tư vào nông nghiệp: Những nút thắt cần tháo gỡ

Để xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, Việt Nam cần thu hút mạnh mẽ hơn nữa đầu tư của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thiếu quy hoạch, khó khăn trong tiếp cận đất đai và vốn đang là những trở ngại lớn. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến phát biểu tại diễn đàn Vẫn còn khoảng trống đầu...

Gỡ khó trong thu hút đầu tư để Làng Văn hóa trở thành trung tâm hoạt động VHTTDL quốc gia

(Tổ Quốc) - Hội nghị cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra sáng 17/12 tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. Hội nghị do Ban quản lý Làng Văn hóa- Du lịch các...

Khai thác triệt để nguồn lợi từ nhà, đất

Lần đầu tiên, TP HCM công bố thu ngân sách vượt qua 500.000 tỉ đồng. Con số trên thuyết phục hơn bất cứ dẫn chứng nào khi "định nghĩa" về đầu tàu kinh tế TP HCM ...

Kiên Giang linh hoạt đóng cống ven biển ứng phó hạn mặn trong mùa khô 2024-2025

Hạn mặn mùa khô 2024-2025 dự báo có xu thế tăng nhanh và xâm nhập sâu vào nội đồng. Kiên Giang chủ động vận hành linh hoạt đóng hệ thống cống ven biển trữ ngọt, ứng phó hạn mặn, bảo vệ năng suất mùa vụ địa phương. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Rào cản đầu tư vào nông nghiệp: Những nút thắt cần tháo gỡ

Để xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, Việt Nam cần thu hút mạnh mẽ hơn nữa đầu tư của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thiếu quy hoạch, khó khăn trong tiếp cận đất đai và vốn đang là những trở ngại lớn. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến phát biểu tại diễn đàn Vẫn còn khoảng trống đầu...

Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Chiều ngày 18/12, Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TDMNPB) lần thứ tư đã diễn ra tại Hòa Bình. Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng chủ trì Hội nghị. Báo cáo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm cho...

Tín dụng chính sách “xóa trắng” hộ nghèo

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đặt chỉ tiêu không còn hộ nghèo. Như vậy, gần 7.000 hộ nghèo trong toàn tỉnh Quảng Ninh, theo thống kê năm 2014, chỉ mất 10 năm đã được “xóa trắng”. Đây là kết quả của các chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững mà tỉnh đã triển khai, trong đó có vai trò quan trọng của vốn tín dụng chính sách, nhất là từ sau khi Chỉ thị số 40/CT-TW ngày...

Tín dụng chính sách “xóa trắng” hộ nghèo

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đặt chỉ tiêu không còn hộ nghèo. Như vậy, gần 7.000 hộ nghèo trong toàn tỉnh Quảng Ninh, theo thống kê năm 2014, chỉ mất 10 năm đã được “xóa trắng”. Đây là kết quả của các chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững mà tỉnh đã triển khai, trong đó có vai trò quan trọng của vốn tín dụng chính sách, nhất là từ sau khi Chỉ thị số 40/CT-TW ngày...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 17/12

Tỷ giá trung tâm giảm 2 đồng, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 2,07 điểm hay trong 15 năm hoạt động của thị trường trái phiếu chính phủ, Chính phủ đã huy động được 3,37 triệu tỷ đồng... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 17/12. Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 9-13/12 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/12 ...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Con rùa mẹ khổng lồ tìm đến một hòn đảo của Việt Nam đẻ gần trăm quả trứng rồi quay về biển

Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo và Sixsen Côn Đảo, khoảng 7 giờ sáng ngày 14/12/2024, tại bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) xuất hiện một con rùa mẹ nặng khoảng 50kg bò lên bãi đẻ được 98 quả trứng, sau đó quay...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. ...

Cùng chuyên mục

Khai mạc hội chợ triển lãm sản phẩm nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng năm 2024

Tối 18/12, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp cùng Sở NNPTNT, Sở Công Thương tỉnh Bắc Ninh tổ chức hội chợ triển lãm sản phẩm nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng năm 2024 với...

Tối ưu hóa giá trị đất nông nghiệp

Thúc đẩy phát triển bền vững Khoản 1, Điều 218 Luật Đất đai 2024 quy định, có nhiều loại đất được sử dụng kết hợp đa mục đích, trong đó đất nông nghiệp được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ, chăn nuôi, trồng cây dược liệu. Điều này giúp tối ưu hóa giá trị đất đai, tạo đà phát triển cho nông dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng đất nông nghiệp đa...

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị quan tâm hộ nghèo, đồng bào DTTS

Tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (từ năm 2021 đến năm 2025), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị...

Rào cản đầu tư vào nông nghiệp: Những nút thắt cần tháo gỡ

Để xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, Việt Nam cần thu hút mạnh mẽ hơn nữa đầu tư của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thiếu quy hoạch, khó khăn trong tiếp cận đất đai và vốn đang là những trở ngại lớn. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến phát biểu tại diễn đàn Vẫn còn khoảng trống đầu...

Huyện Gia Lâm đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng giao UBND Thành phố Hà Nội có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo UBND huyện Gia Lâm tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về quy hoạch và môi trường để bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới. Quyết định có hiệu lực từ ngày 16/12/2024. Huyện Gia Lâm đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới...

Mới nhất

Tác dụng của chanh nóng mật ong khi trời lạnh

'Bác sĩ chỉ ra phương thuốc hoàn hảo vừa làm ấm cơ thể vừa giúp dịu cổ họng khi trời trở lạnh...

Thắt chặt tình thân và quan hệ đặc biệt giữa Phụ nữ hai nước Việt Nam

(ĐCSVN) - Từ ngày 16 - 18/12, bà Vũ Thị Bích Ngọc, Phu nhân Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn, Chủ tịch danh dự Nhóm phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội, đã dẫn đầu đoàn cán bộ nữ Bộ Ngoại giao Việt Nam tham gia chương trình trao đổi, giao lưu...

“Vén màn” thủ đoạn bảo kê

(NLĐO) - Phiên tòa đã làm sáng tỏ thủ đoạn của các cán bộ thuế trong việc dung túng và che giấu hoạt động phi pháp của...

Mới nhất