Trang chủPolitical ActivitiesNâng tầm các giá trị di sản Công viên địa chất Non...

Nâng tầm các giá trị di sản Công viên địa chất Non nước Cao Bằng



Từ năm 2018 đến nay, Công viên địa chất (CVĐC) Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng đẩy mạnh bảo tồn, phát huy các giá trị di sản, xây dựng 5 tuyến du lịch trải nghiệm CVĐC theo hướng bền vững. Qua đó, được thành viên Mạng lưới CVĐC Toàn cầu UNESCO đánh giá cao, bầu chọn đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế lần thứ 8 mạng lưới CVĐC Toàn cầu UNESCO khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2024 tại Cao Bằng.

Miền đất lưu giữ nhiều giá trị di sản cổ xưa

CVĐC Non nước Cao Bằng có trên 130 di sản địa chất đa dạng, phong phú, diện tích trên 4.000 km2 tại 10 huyện, Thành phố là minh chứng cho sự kiến tạo vỏ trái đất hơn 500 triệu năm trước. Với diện mạo địa chất đa dạng, khí hậu á nhiệt đới ôn hòa, tạo hóa đã ban tặng cho Cao Bằng nhiều cảnh đẹp thiên nhiên nổi với hệ sinh thái đa dạng.

Đây là nơi đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô… sinh sống từ hàng nghìn năm đã hình thành, tạo dựng nên văn hóa truyền thống đặc sắc, phong phú giàu bản sắc, đậm chất nhân văn. Khu vực CVĐC Non nước Cao Bằng có 5 danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, 96 di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng, trong đó có 3 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 25 di tích cấp quốc gia, 68 di tích cấp tỉnh; 5 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 1 bảo vật quốc gia, 1 di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.

Đến nay, CVĐC Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng xây dựng 5 tuyến du lịch trải nghiệm, gồm: “Hành trình về nguồn cội” huyện Hòa An, Hà Quảng; “Khám phá Phja Oắc – Vùng núi của những đổi thay” huyện Nguyên Bình; “Trải nghiệm văn hóa bản địa xứ sở thần tiên” huyện Quảng Hòa, Trùng Khánh, Hạ Lang; “Một thời hoa lửa” huyện Thạch An – Thành phố; “Kết nối CVĐC Toàn cầu UNESCO cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang – CVĐC Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng” huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc.

Nâng tầm các giá trị di sản Công viên địa chất Non nước Cao Bằng - Ảnh 1.

Ông Guy Martini, chuyên gia cao cấp, Chủ tịch Hội đồng mạng lưới Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO kiểm tra công tác bảo vệ cảnh quan thung lũng treo Sóc Hà (Hà Quảng).

Ông Guy Martini, chuyên gia cao cấp, Chủ tịch Hội đồng Mạng lưới CVĐC Toàn cầu UNESCO chia sẻ: CVĐC Non nước Cao Bằng là nơi lý tưởng để khách du lịch tìm hiểu quá trình kiến tạo vỏ trái đất trên 500 triệu năm với nhiều di sản minh chứng như: Các điểm di sản hóa thạch, trầm tích biển, đá núi lửa, khoáng sản, cảnh quan đá vôi, hang động, thác nước… tạo thành cảnh quan đẹp nổi tiếng như cúc đá tay cuộn Kéo Yên (Hà Quảng), thác Bản Giốc – động Ngườm Ngao, Mắt Thần núi, sông Quây Sơn (Trùng Khánh)… và trải nghiệm sự đa dạng về di sản văn hóa, lịch sử của đồng bào các DTTS.

Với diện mạo địa chất đa dạng có nhiều cảnh đẹp hoang sơ, nổi tiếng gắn với văn hóa bản địa đặc sắc, phong phú, những năm qua, nhiều tạp chí các quốc gia phát triển đã bầu chọn Cao Bằng, trọng điểm CVĐC Non nước Cao Bằng là điểm đến lý tưởng để ngắm cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ, thơ mộng và trải nghiệm văn hóa bản địa đặc sắc. Mở ra hướng phát triển du lịch Cao Bằng theo hướng bền vững, thúc đẩy giải quyết vấn đề toàn cầu về chống biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên môi trường, đa dạng sinh học, tạo sinh kế cho đồng bào DTTS vùng đặc biệt khó khăn…

Thực hiện tốt các khuyến nghị Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO

Ngay sau khi được công nhân danh hiệu CVĐC Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Quản lý (BQL) CVĐC Non nước Cao Bằng và các huyện, thành phố, người dân trong vùng CVĐC đã tích cực thực hiện các khuyến nghị về bảo tồn và phát triển các giá trị di sản CVĐ.

Giám đốc BQL CVĐC Non nước Cao Bằng Vi Trần Thùy cho biết: Thường kỳ 2 năm/lần, chuyên gia mạng lưới CVĐC Toàn cầu UNESCO sẽ tổ chức kỳ thẩm định lại CVĐC, nếu không thực hiện tốt các khuyến nghị sẽ bị tước danh hiệu. Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, BQL CVĐC Non nước Cao Bằng tham mưu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh, các huyện, Thành phố đẩy mạnh nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá trị di sản CVĐC Non nước Cao Bằng.

Tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho hàng chục nghìn lượt người tại các cấp, sở, ngành, 10 huyện, Thành phố, giáo viên, học sinh nhà trường Chương trình giáo dục về CVĐC, nâng cao nhận thức cộng đồng và người dân địa phương theo mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (SDGs). Hội thảo cấp tỉnh “Giới thiệu bộ tài liệu hướng dẫn thực hành phát triển du lịch bền vững trong vùng CVĐC Non nước Cao Bằng”. Giáo dục về CVĐC thông qua mô hình “Câu lạc bộ cùng em khám phá CVĐC” tại các trường học… được chuyên gia UNESCO, mạng lưới CVĐC Việt Nam đánh giá là sáng kiến và có thể chia sẻ với các CVĐC toàn cầu trên thế giới.

Hằng năm, hưởng ứng Ngày làm sạch môi trường thế giới (19/9), BQL phối hợp với Tỉnh đoàn Thanh niên tổ chức chương trình ra quân, huy động đoàn viên thanh niên các xóm, xã trong vùng CVĐC Non nước Cao Bằng thu gom rác thải, trồng cây, hoa tạo cảnh quan sạch đẹp tại các điểm di sản trên 5 tuyến du lịch CVĐC, đặc biệt là điểm di sản bazan cầu gối đèo Mã Phục (Quảng Hòa) và điểm Mắt Thần núi, xã Cao Chương (Trùng Khánh) – nơi có nhiều du khách dừng chân checkin. Các huyện, Thành phố kiểm soát chặt chẽ, không để diễn ra khai thác đá, chặt phá rừng, tăng cường trồng rừng, bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, hệ sinh thái môi trường…

Trong công tác xây dựng, phát triển và quản lý các tuyến du lịch CVĐC, BQL CVĐC Non nước Cao Bằng phối hợp với đoàn chuyên gia mạng lưới CVĐC Toàn cầu UNESCO đến làm việc với các huyện, xã trong vùng CVĐC tiến hành rà soát, kiểm tra và đánh giá công tác quản lý, bảo vệ, khai thác hệ thống cơ sở vật chất; đầu tư, nâng cấp hạ tầng xây dựng các điểm checkin mới giới thiệu giá trị di sản CVĐC; kiểm tra hệ thống các biển, bảng thuyết minh…; tăng cường sự tham gia của chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư vệ sinh môi trường, bảo vệ, bảo tồn và phát huy các điểm di sản CVĐC… Tiến hành khảo sát, nghiên cứu, bổ sung, đánh giá, xếp hạng các giá trị di sản mới xây dựng tuyến du lịch trải nghiệm thứ 4 “Một thời hoa lửa” huyện Quảng Hòa – Thạch An – Thành phố và tuyến thứ 5 “Kết nối CVĐC Toàn cầu UNESCO cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang với CVĐC Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng” huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm.

Nâng tầm các giá trị di sản Công viên địa chất Non nước Cao Bằng - Ảnh 2.

Ông Guy Martini, chuyên gia cao cấp, Chủ tịch Hội đồng Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO đến thăm làng dệt thổ cẩm Luống Nọi, xã Ngọc Đào (Hà Quảng).

Qua 2 lần tái thẩm định (năm 2020 và năm 2023), CVĐC Non nước Cao Bằng thực hiện các khuyến nghị của mạng lưới CVĐC Toàn cầu UNESCO, ông Guy Martini, chuyên gia cao cấp, Chủ tịch Hội đồng mạng lưới CVĐC Toàn cầu UNESCO nhận định: Cao Bằng tuy còn nhiều khó khăn nhưng các cấp, sở, ban, ngành luôn quan tâm chỉ đạo vận động nhân dân thực hiện tốt các khuyến nghị của mạng lưới CVĐC Toàn cầu UNESCO về bảo vệ và phát huy các giá trị di sản CVĐC. Mỗi lần lên Cao Bằng tái thẩm định, tôi thấy sự vào cuộc tích cực hơn của các cơ quan quản lý nhà nước và người dân cùng chung tay bảo vệ tài nguyên môi trường, đa dạng sinh học, cảnh quan diện mạo địa chất, chống biến đổi khí hậu, phát triển làng nghề rèn dao, hương thơm, giấy dó, làm ngói máng thủ công, miến dong, dệt thổ cẩm truyền thống tại huyện Quảng Hòa, Hà Quảng, Nguyên Bình… kết nối với du lịch; nhiều huyện phát triển du lịch cộng đồng homestay gắn với nông nghiệp, làng nghề… tạo sinh kế tại chỗ cho đồng bào DTTS theo hướng bền vững. Kinh nghiệm về bảo tồn và phát huy các giá trị di sản CVĐC Non nước Cao Bằng cần được chia sẻ với các nước thành viên mạng lưới CVĐC Toàn cầu UNESCO để cùng nhau bảo vệ, phát huy tốt hơn nữa các di sản CVĐC.

Tăng cường trao đổi, học hỏi và chia sẻ với các nước thành viên mạng lưới CVĐC Toàn cầu UNESCO về thực hiện các khuyến nghị CVĐC, BQL CVĐC Non nước Cao Bằng đẩy mạnh quảng bá, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản CVĐC Non nước Cao Bằng và 5 tuyến trải nghiệm CVĐC trên các kênh truyền thông báo chí Trung ương, địa phương; phát hành tài liệu, bản tin, tờ rơi, trang thông tin điện tử CAO BANG GEOPARK song ngữ Anh – Việt thu hút hàng nghìn lượt du khách nước ngoài truy cập, góp phần chia sẻ, quảng bá, giới thiệu tỉnh Cao Bằng ra thế giới. Tham gia nhiều hoạt động do mạng lưới CVĐC Toàn cầu UNESCO tổ chức, phát động, tăng cường gắn kết các nước thành viên CVĐC, như: Tham gia khóa học trực tuyến về quản lý danh hiệu CVĐC Toàn cầu UNESCO; họp tổng kết của mạng lưới CVĐC toàn cầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương; hưởng ứng Ngày “Quốc tế vì cộng đồng DTTS” sinh sống trong vùng CVĐC UNESCO ngày 9/8; Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5 của mạng lưới CVĐC Toàn cầu UNESCO; tham gia trực tuyến vinh danh các CVĐC mới; quảng bá phát triển thương hiệu, sản phẩm CVĐC gắn logo CVĐC vào sản phẩm OCOP của tỉnh như: chè Kolia, hương thơm Phja Thắp, miến dong Nguyên Bình, thổ cẩm Luống Nọi, thổ cẩm in hoa văn sáp ong của đồng bào Dao Tiền…

Sau 6 năm đi vào vận hành, CVĐC Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng thực hiện tốt các khuyến nghị của UNESCO gồm: giáo dục về CVĐC; nâng cao nhận thức cộng đồng và người dân địa phương theo mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (SDGs); nghiêm cấm việc buôn bán các mẫu vật/vật liệu địa chất trong vùng CVĐC; hạ tầng cơ sở được nâng cấp, cải tạo đi lại thuận tiện; tăng cường sự tham gia của BQL trong các hoạt động của mạng lưới CVĐC Toàn cầu UNESCO…

Cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên rừng, hệ sông suối, vườn quốc gia… đa dạng sinh học được bảo vệ tốt hơn. Đặc biệt, một số vùng đồng bào DTTS đã phát triển du lịch cộng đồng homestay gắn với làng nghề truyền thống, nông nghiệp… Bà con vừa bảo vệ giá trị di sản CVĐC vừa được hưởng lợi từ bảo vệ giá trị di sản địa chất và văn hóa bản địa. Qua đó, nâng tầm và phát huy hiệu quả giá trị di sản CVĐC, góp phần làm thêm nhiều sản phẩm du lịch mới đặc sắc, riêng có, thu hút khách đến Cao Bằng từ dưới 1 triệu lượt năm 2018 tăng lên gần 2 triệu lượt năm 2024.

Thực hiện tốt các khuyến nghị về mạng lưới CVĐC Toàn cầu UNESCO, CVĐC Non nước Cao Bằng đã góp phần cùng mạng lưới CVĐC Toàn cầu UNESCO thúc đẩy phát triển du lịch theo hướng bền vững; giải quyết vấn đề toàn cầu về bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu; tạo sinh kế cho bà con DTTS vùng đặc biệt khó khăn, thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc về giảm nghèo bền vững; giữ gìn bản sắc văn hóa các DTTS… Khẳng định uy tín cho Cao Bằng tổ chức Hội nghị lần thứ 8 trở thành diễn đàn tin cậy để chia sẻ với bạn bè trong nước và quốc tế về thực hiện các khuyến nghị mạng lưới CVĐC Toàn cầu UNESCO, thúc đẩy triển khai các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc.





Nguồn: https://bvhttdl.gov.vn/nang-tam-cac-gia-tri-di-san-cong-vien-dia-chat-non-nuoc-cao-bang-20240807080608267.htm

Cùng chủ đề

Hoạt động văn hóa ở nước ngoài ngày càng có chiều sâu

Chiều 20/12, tại trụ sở Bộ VHTTDL, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đã chủ trì buổi gặp mặt các đồng chí trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được bổ nhiệm năm 2024. ...

Những lợi ích bất ngờ của cải xoăn với sức khỏe

Những lợi ích chính của cải xoăn Cải xoăn có nhiều ưu điểm hơn các loại thực phẩm khác mà bạn không ngờ tới, đáng chú ý nhất là: Thành phần dinh dưỡng của cải xoăn chứa nhiều canxi hơn sữa bò. Trong cải xoăn có hàm lượng sắt nhiều hơn thịt bò. Cải xoăn còn chứa nhiều vitamin C hơn các loại trái cây họ cam, quýt. Ngoài ra, hàm lượng vitamin A, K và C rất cao. Trong 67g cải xoăn...

Áp thấp nhiệt đới tăng tốc mạnh, khả năng thành bão số 10 vào ngày 23/12

Áp thấp nhiệt đới đang trên khu vực quần đảo Trường Sa và tăng tốc di chuyển; dự báo khoảng ngày 23/12, khả năng mạnh lên thành bão số 10 với cường độ cấp 8, giật cấp 10. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, đến 19h tối nay (22/12), vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở trên khu vực quần đảo Trường Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh...

Trà sữa matcha, mì xào vị cay…, những món ăn thu hút thực khách trong lễ hội

Phố đi bộ Nguyễn Huệ và đường Lê Lợi, hai biểu tượng sôi động của TP. HCM đã...

Tâm điểm Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, mãn nhãn lực lượng đặc công "khoe" võ thuật, tiêm kích SU-30MK2 trình diễn đẹp mắt, người dân Làng Nủ nhận nhà mới... là loạt ảnh ấn tượng tuần do PV Dân Việt ghi lại. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hoạt động văn hóa ở nước ngoài ngày càng có chiều sâu

Chiều 20/12, tại trụ sở Bộ VHTTDL, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đã chủ trì buổi gặp mặt các đồng chí trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được bổ nhiệm năm 2024. ...

tạo dấu ấn để vươn xa

Năm 2024 khép lại với những dấu ấn đậm nét của ngành VHTTDL Thanh Hoá. Nhiều chỉ tiêu đã sớm hoàn thành xuất sắc qua đó tạo ra những điểm nhấn nổi bật trong sự phát triển chung của bức tranh tổng thể kinh tế - xã hội toàn tỉnh. ...

Quảng Ninh đặt mục tiêu đón 20 triệu lượt khách du lịch năm 2025

Theo thông tin từ Sở Du lịch, năm 2025, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu đón 20 triệu lượt khách, trong đó 15,5 triệu khách du lịch nội địa và 4,5 triệu khách du lịch quốc tế. Tổng thu từ hoạt động du lịch dự kiến đạt 50.000 tỷ đồng. ...

Hợp nhất thông tư Quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch

Bộ VHTTDL đã có văn bản số 5538/VBHNTT-BVHTTDL về việc đăng tải Văn bản hợp nhất Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch ...

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh...

Bài đọc nhiều

Phú Quốc đặt mục tiêu đón 1 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2025

Chủ tịch UBND thành phố Phú Quốc Trần Minh Khoa cho biết, năm 2025, thành phố đặt mục tiêu đón 7 triệu lượt khách đến tham quan, du lịch, tăng 17,26% so với năm 2024; trong đó, khách quốc tế đạt 1 triệu lượt khách, tăng 3,9%. ...

Quy hoạch tỉnh Bình Phước:

(MPI) - Với chủ đề “Bình Phước, điểm đến hấp dẫn”, ngày 14/12/2024 tại Bình Phước đã diễn ra Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc tham dự Hội nghị. Ảnh: VGP ...

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh...

Phát triển Châu Đốc thành đô thị du lịch thông minh, hiện đại

Ngày 02/4, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh An Giang triển khai thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 24/11/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển thành phố Châu Đốc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. ...

Khai mạc chương trình tăng tốc khởi nghiệp tạo tác động xã hội 2024

Sáng 21/12, tại Đại học Kinh tế Quốc dân, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp với Quỹ The Happiness Foundation tổ chức Lễ khai mạc chương trình tăng tốc khởi nghiệp tạo tác động xã hội (Vietnam Sunny Impact Startup) 2024. ...

Cùng chuyên mục

Hoạt động văn hóa ở nước ngoài ngày càng có chiều sâu

Chiều 20/12, tại trụ sở Bộ VHTTDL, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đã chủ trì buổi gặp mặt các đồng chí trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được bổ nhiệm năm 2024. ...

Diễn đàn Kết nối doanh nghiệp đầu tư thương mại Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Quảng Đông – Hồng Kông

(MPI) - Phát biểu tại Diễn đàn Kết nối doanh nghiệp đầu tư thương mại Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Quảng Đông - Hồng Kông - Ma Cao (Trung Quốc) diễn ra ngày 20/12/2024, tại Hà Nội, Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc khẳng định, với vai trò là cơ quan tham mưu chiến lược của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẵn sàng đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp nói chung và...

tạo dấu ấn để vươn xa

Năm 2024 khép lại với những dấu ấn đậm nét của ngành VHTTDL Thanh Hoá. Nhiều chỉ tiêu đã sớm hoàn thành xuất sắc qua đó tạo ra những điểm nhấn nổi bật trong sự phát triển chung của bức tranh tổng thể kinh tế - xã hội toàn tỉnh. ...

Quảng Ninh đặt mục tiêu đón 20 triệu lượt khách du lịch năm 2025

Theo thông tin từ Sở Du lịch, năm 2025, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu đón 20 triệu lượt khách, trong đó 15,5 triệu khách du lịch nội địa và 4,5 triệu khách du lịch quốc tế. Tổng thu từ hoạt động du lịch dự kiến đạt 50.000 tỷ đồng. ...

Kỳ họp lần thứ 7 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam

Tham dự Kỳ họp UBHH về phía Việt Nam có đồng chí Phan Thị Thắng, Thứ trưởng Bộ Công Thương; đồng chí Phạm Quang Hiệu, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản; đại diện các đơn vị thuộc Bộ Công Thương; Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam; Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Tham dự Kỳ họp về phía Nhật Bản có đại diện các đơn vị thuộc Bộ Kinh tế, Thương...

Mới nhất

Chiêm ngưỡng cây thông cao 22m làm từ hàng nghìn cây tre, nứa

TPO - Cây thông Noel cao 22m được dựng bằng khung sắt thép và hàng ngàn cây tre, nứa là sản phẩm chào đón Giáng sinh 2024 của bà con giáo họ Đồng Yên (thuộc giáo xứ Yên Đại, phường Nghi Phú, thành phố Vinh, Nghệ An). 22/12/2024 | 16:17 ...

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm quốc phòng là sự kiện đối ngoại lớn và quan trọng

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhận định qua triển lãm quốc phòng quốc tế đã thấy công tác chuẩn bị rất toàn diện, triển khai thực hiện rất bài bản, chuyên nghiệp, hiệu quả đem lại rất phong phú và đặc biệt ấn tượng về sự lan...

4 người ở Vũng Tàu ngộ độc nghi do methanol, 1 người tiên lượng nặng

Bệnh viện Vũng Tàu cho biết trong bốn người nhập viện cấp cứu ngộ độc nghi do methanol vào tối 21-12, đến nay có một người đang hôn mê, tiên lượng nặng. Cả bốn người này cùng uống rượu vào chiều tối 19-12. ...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khảo sát Cảng cạn Đông Phố Mới tại Lào Cai – Tổng công ty Hàng hải Việt...

Chiều ngày 22/12/2024, trong khuôn khổ chương trình công tác tại tỉnh Lào Cai, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đã đến khảo sát Cảng cạn Đông Phố Mới (ICD Đông Phố Mới), một dự án hạ tầng logistics chiến lược do Công ty Cổ phần VIMC Logistics, đơn vị thành viên của Tổng công ty...

Mới nhất