Trang chủDestinationsNinh BìnhNắng nóng hoành hành và bài toán chuyển đổi năng lượng tại...

Nắng nóng hoành hành và bài toán chuyển đổi năng lượng tại châu Á



Tình trạng nắng nóng kỷ lục hoành hành nhiều nước châu Á gây ra tình trạng thiếu điện và mất điện, đã đặt ra thử thách cho khả năng cung cấp và chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo.

Tại Trung Quốc, Thượng Hải hứng chịu một tháng 5 nóng nhất trong hơn trăm năm qua với nhiệt độ cao kỷ lục 40,2 độ C. Đợt nắng nóng này dự kiến sẽ còn kéo dài tại khu vực miền Nam trong vài ngày tới.

Ấn Độ, Pakistan và khu vực Đông Nam Á hồi tháng 4 cũng đã trải qua đợt nắng nóng nghiêm trọng, gây hư hại nặng nề về cơ sở vật chất và làm gia tăng số ca đột quỵ do nắng nóng.

Bangladesh cũng trải qua đợt nóng nhất trong 50 năm qua, trong khi Thái Lan ghi nhận nhiệt độ kỷ lục 45 độ C. Kỷ lục về nhiệt độ tiếp tục được ghi nhận trong tháng 5 khi đây là tháng nóng nhất của Singapore trong 40 năm qua.

Các nhà nghiên cứu từng cảnh báo các khu vực ít hứng chịu đợt nắng nóng có thể gặp nguy cơ cao nhất, như thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc và khu vực lân cận.

Các nhà khoa học cảnh báo có tới 2 tỷ người sẽ phải hứng chịu nắng nóng cực đoan nếu đà tăng nhiệt độ Trái Đất duy trì như hiện tại và dự kiến sẽ tăng trung bình 2,7 độ C trong thế kỷ này, trong đó Ấn Độ sẽ là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhiệt độ cực cao có thể dẫn đến một loạt bệnh tật và tử vong, trong đó các hiện tượng chính phải kể đến là say nắng và tăng thân nhiệt.

Nhiệt độ cực đoan cũng làm trầm trọng thêm các tình trạng mãn tính và có tác động gián tiếp đến việc truyền bệnh, chất lượng không khí và cơ sở hạ tầng quan trọng.

Người già, trẻ sơ sinh và trẻ em, phụ nữ mang thai, người lao động chân tay và làm việc ngoài trời, vận động viên và người nghèo đặc biệt dễ bị tổn thương trước nhiệt độ cao hơn.

Tình trạng nắng nóng kỷ lục hoành hành nhiều nước khu vực châu Á đang đặt ra thử thách cho khả năng cung cấp và chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo.

Bài toán đặt ra là làm thế nào để đảm bảo nguồn cung dự phòng, nâng cấp hệ thống truyền tải, cải cách thuế để đảm bảo độ tin cậy của mạng lưới điện và thúc đẩy sự chuyển dịch năng lượng xanh.

Nắng nóng khiến tình trạng thiếu điện và mất điện diễn ra, gây nhiều thiệt hại với một số nước trong khu vực.

Việc cải thiện mức độ tin cậy của mạng lưới điện ở các nước châu Á sẽ cần phải trải qua công tác nâng cấp đầy tốn kém. Chỉ riêng việc nâng cấp mạng lưới truyền tải và phân phối điện ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương có thể tiêu tốn ít nhất 2.000 tỷ USD trong vòng một thập kỷ tới.

Trong khi đó, thực tế là khó có thể dự đoán và kiểm soát được nguồn điện năng thu nhận được từ năng lượng gió và mặt trời vì còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết ở từng địa phương, nơi các nhà máy loại này được lắp đặt.

Ngoài ra, cũng khó có thể tăng cường huy động công suất của các cơ sở sản xuất điện từ năng lượng tái tạo mới như vậy khi phải đối phó với nhu cầu điện tăng đột biến.

Nắng nóng hoành hành và bài toán chuyển đổi năng lượng tại châu Á
Các kỹ sư kiểm tra hệ thống điện mặt trời được lắp đặt trên mái một studio ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. (Ảnh: China Daily/TTXVN)

 

Cơ quan Năng lượng Tái Tạo Quốc tế (IREA) cho biết công suất năng lượng xanh ở khu vực châu Á tăng 12% trong năm 2022, mức tăng nhanh nhất trong số những khu vực chính trên thế giới.

Công ty tư vấn Wood Mackenzie dự báo tỷ lệ năng lượng tái tạo bao gồm cả thủy điện trong tổng công suất năng lượng xanh của châu Á sẽ tăng lên 28% trong năm 2023, tức tăng gấp đôi so với mức của năm 2011. Trong đó, chủ đạo vẫn là nguồn năng lượng gió và mặt trời.

IREA cho biết công suất sử dụng năng lượng tái tạo đã tăng kỷ lục trong năm 2022, với mức tăng gần 10% trên toàn cầu. Trong đó, châu Á là khu vực chứng kiến mức tăng trưởng cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo lớn nhất trong năm 2022.

Trung Quốc là nước đóng góp chính với 141 GW công suất năng lượng tái tạo mới, gần một nửa trong tổng số 295 GW công suất mới toàn cầu. Mặc dù vậy, nước này đã phải duy trì khả năng sẵn sàng hoạt động của các nhà máy điện sử dụng than và sử dụng khí đốt tự nhiên để có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ và ứng phó trong trường hợp nhu cầu gia tăng đột biến khi nắng nóng đến sớm.

Trong khi đó, Ấn Độ cũng đẩy mạnh sản xuất than ở trong nước và tăng cường lưu trữ ở mức cao nhất kể từ khi xảy ra đại dịch COVID-19, đồng thời kéo dài việc thực hiện chỉ thị khẩn cấp buộc các nhà máy nhiệt điện phải sử dụng than nhập khẩu để tối đa hóa sản lượng./.

(Vietnam+)





Source link

Cùng chủ đề

Năm 2025, chuyển mạnh sang chế biến sâu để gia tăng xuất khẩu

Thay vì xuất khẩu dưới dạng tươi, hoặc chế biến thô, nhiều sản phẩm hàng hoá Việt hiện nayđã được xuất khẩu với hàm lượng chế biến sâu hơn, mang lại giá trị lớn. Điều nàygóp phần nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa ngành hàng và chuyển từ phát triển chuỗi cung ứng sang phát triển chuỗi giá trị ngành hàng, bắt nhịp xu hướng tiêu dùng của thị trường toàn...

Nhiều doanh nghiệp chuyển đổi xanh, số đang đi trong ‘màn sương mù’

Do còn khá mơ hồ về khái niệm phát triển bền vững, nhiều doanh nghiệp đang đi trong 'màn sương mù' của quá trình chuyển đổi xanh và số. Trong khuôn khổ Ngày hội Thương hiệu vàng TP.HCM lần 5 - năm 2024, chiều...

Thủ tướng: Tuyệt đối không để thiếu điện để phục vụ tăng trưởng hai con số

Bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên chuyển đổi số, phát triển công nghệ cao - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với yêu cầu là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng. Thủ...

Chuyên gia bóng đá châu Á: ‘Mỗi trận trôi qua, Xuân Son mang một đẳng cấp mới’

Theo nhà báo Gabriel Tan của kênh ESPN Asia, Xuân Son đang có màn trình diễn xuất sắc ở AFF Cup 2024 và anh hoàn toàn có thể giúp đội tuyển Việt Nam lên ngôi vô địch. "Đội tuyển Việt Nam gần như đã chạm một tay vào chiếc cúp vô địch" Trận chung kết lượt đi trên sân Việt Trì (Phú Thọ) tối 2.1 chứng kiến thế trận hợp lý của đội tuyển Việt Nam. Thầy trò HLV Kim Sang-sik chủ động nhường thế...

Món bánh chuối mà Xuân Son yêu thích mang lại lợi ích gì cho sức khỏe và thể thao?

Loạt ảnh ghi lại khoảnh khắc cầu thủ Nguyễn Xuân Son mua bánh chuối chiên ở vỉa hè đăng tải lên mạng xã hội lập tức gây "bão". Nhiều người thắc mắc vì sao món quà vặt dân dã được cầu thủ gốc Brazil yêu thích? ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bảo tồn, phát huy giá trị Quần thể danh thắng Tràng An theo hướng cân bằng, bền vững

Kể từ thời điểm được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới năm 2014, Quần thể danh thắng Tràng An luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ có hiệu quả từ các bộ, ngành, các chuyên gia, các nhà quản lý, các nhà khoa học trong nước và quốc tế trong công tác quản lý, khai thác, bảo tồn và phát huy các giá trị nổi bật toàn cầu. Du khách tham quan...

Giám sát việc thực hiện trách nhiệm chương trình hành động của đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND tỉnh khóa...

Đồng chí Đỗ Việt Anh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Trưởng đoàn Giám sát chủ trì buổi giám sát. Tham gia Đoàn...

Nhận diện và đấu tranh với các thủ đoạn chống phá trên không gian mạng

Lợi dụng không gian mạng, các thế lực thù địch đẩy mạnh các hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam. Hoạt động của các tổ chức chống phá có mục tiêu tôn chỉ được tổ chức khá...

Mưa và dông bao trùm các khu vực trong cả nước đề phòng lốc sét

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 4/9, mưa và dông bao trùm các khu vực trong cả nước, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.Từ...

Bài đọc nhiều

24 giờ khám phá phố cổ Hoa Lư, Ninh Bình

Phố cổ Hoa Lư nằm ở quần thể công viên Hồ Kỳ Lân và Khách sạn Hoa Lư, được khánh thành và đưa vào hoạt động vào đầu năm 2022. Công trình này được lấy ý tưởng từ văn hóa truyền thống của Đại Việt trong những năm thế kỷ thứ X. Có thể nói Phố cổ Hoa Lư chính là bức tranh giúp tái hiện và phục dựng được toàn bộ những nét đẹp về kiến trúc, đời sống...

Cùng chuyên mục

Nơi hồn đá hóa nghệ thuật

Làng đá Ninh Vân, tọa lạc tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, nổi tiếng khắp cả nước với nghề điêu khắc đá truyền thống. Với lịch sử hàng trăm năm, những người nghệ nhân nơi đây đã thổi hồn vào những khối đá thô sơ, tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam.

Nhà thờ đá Phát Diệm- nơi hội tụ tinh hoa kiến trúc Đông Tây

Nhà thờ đá Phát Diệm, còn được gọi là Nhà thờ chính tòa Phát Diệm, tọa lạc tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được xem như một quần thể kiến trúc độc đáo, là sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa kiến trúc phương Đông và phương Tây. Nổi bật với sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Roman truyền thống của phương Tây với nét văn hóa truyền thống của...

Những hình ảnh tuyệt đẹp từ đảo Khê Cốc, Tràng An, Ninh Bình

Tọa lạc tại quần thể danh thắng Tràng An, đảo Khê Cốc được xây dựng nhằm tái hiện tại cuộc sống của người dân nguyên thủy ở Tràng An, mang tới cho du khách có một trải nghiệm thú vị về không gian văn hóa lịch sử nơi đây. Đảo Khê Cốc nằm tại khu danh thắng Tràng An, thuộc huyện Hoa Lư Tỉnh Ninh Bình – một địa điểm du xuân tại Ninh Bình mới năm 2024. Nguồn

Khu Du lịch Văn hóa Tâm linh Chùa Bái Đính lung linh trong đêm

Khu du lịch văn hóa tâm linh Núi chùa Bái Đính nằm trên sườn núi giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá, thuộc địa bàn xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, trong vùng đệm Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình. Khu du lịch văn hóa tâm linh Núi chùa Bái Đính là nơi lưu giữ các dấu ấn lịch sử, nơi...

Ngắm không gian lung linh chùa Bái Đính về đêm

(SGTT) – Nằm ở cửa ngõ phía Tây cố đô Hoa Lư xưa, chùa Bái Đính (Ninh Bình) là điểm đến thu hút đông đảo du khách bởi kiến trúc đồ sộ, đậm bản sắc truyền thống. Bên cạnh ngôi chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ 12, chùa Bái Đính mới được hoàn thành vào năm 2008 và đến nay trở thành điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, thu hút đông đảo Phật tử và khách...

Mới nhất

Đến đường hoa Nguyễn Huệ để thấy xuân đã về

Sau một năm ngược xuôi giữa bộn bề cuộc sống, người dân TP.HCM mong chờ ngày thảnh thơi dạo bước giữa đường hoa Nguyễn Huệ độc đáo và tràn ngập sắc xuân. Sự trở lại ấn tượng của linh vật "khó nhằn" Theo thông tin từ Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) - đơn vị chủ trì tổ...

NSND Lệ Ngọc nhận mình khó tính, kể chuyện rể Tây mê văn hóa Việt

(Dân trí) - Chúng tôi hẹn gặp NSND Lệ Ngọc tại nhà bà ở phố Yên Phụ, Hà Nội. Khác với những vai diễn có số phận, tính cách ghê gớm trên sân khấu, ngoài đời nữ nghệ sĩ là một người thân thiện và vui vẻ… "Tôi trụ lại với sân khấu vì yêu văn hóa truyền thống" Nhiều nghệ...

Cá linh non, thứ cá ngon miền Tây, đây là loại cá đặc sản mỗi năm chỉ xuất hiện một lần

Thơm, ngon, mềm, ngọt… là những mỹ từ mà thực khách dành cho món cá linh, loài cá đặc sản của miền Tây mỗi năm chỉ có một lần vào mùa...

Báo Indonesia: HLV Shin Tae-yong bất an vì thành tích của tuyển Việt Nam

"HLV Shin Tae-yong đang bất an trước thành tích của ông Kim Sang-sik cùng đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024", tờ Okezone bình luận trong bài viết nói về tình cảnh trái ngược của bóng đá Việt Nam và Indonesia sau giải bóng đá vô địch Đông Nam Á.Theo phóng viên Ramdani, HLV Shin Tae-yong dẫn...

Hàng nhập khẩu dưới 1 triệu qua chuyển phát nhanh sẽ không còn được miễn thuế

Từ ngày 18/2/2025, hàng hóa nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua chuyển phát nhanh sẽ không được miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 01/2025/QĐ-TTg (Quyết định 01) ngày 3/1/2025 bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 78/2010/QĐ-TTg (Quyết định 78) ngày 30/11/2010 về...

Mới nhất