Lời tòa soạn: Bánh tẻ Sơn Tây ngon nổi tiếng xưa nay, được coi là có gốc tích từ làng Phú Nhi. Bánh tẻ Phú Nhi không chỉ là sản vật của riêng Sơn Tây, Hà Nội mà đã trở thành thương hiệu có tiếng tại Việt Nam, được du khách bốn phương biết đến. Năm 2007, Phú Nhi được công nhận là làng nghề bánh tẻ truyền thống.

Để làm ra được chiếc bánh tẻ thơm ngon, người dân Phú Nhi phải rất tỉ mỉ, kỳ công từ khâu chọn gạo, ngâm gạo, xay bột, làm nhân cho tới gói và hấp bánh. Không chỉ là món quà quê mộc mạc, chiếc bánh tẻ còn mang theo những câu chuyện nhân văn và cả nỗi trăn trở của những người làm nghề. Tuyến bài: Bánh tẻ Phú Nhi, chuyện chưa kể sẽ giới thiệu với độc giả về món ăn này. 

Bài 1: Đặc sản bắt nguồn từ chuyện tình buồn, ai tới xứ Đoài cũng khen nức nở

Bài 2: Ngày thu cả triệu, bác thợ tiết lộ bí quyết trăm năm đặc sản xứ Đoài không phụ gia

Nàng dâu mang nghề về nhà chồng 

Ở làng Phú Nhi (Phú Thịnh, Sơn Tây, Hà Nội), ai cũng biết đến gia đình ông Nguyễn Xuân Hùng (SN 1952) và vợ Hoàng Thị Vân (SN 1957) với nghề làm bánh tẻ gia truyền. Mỗi ngày, gia đình có ít nhất 1.000 chiếc bánh tẻ “xếp hàng” chờ khách đến nhận.

Bà Vân cho biết, gia đình hiện có bà, con dâu và 2-3 người thợ thái thịt, gói bánh, quấy bột luân phiên nhau. Những ngày đơn hàng nhiều, bà phải huy động thêm nhân lực hỗ trợ. Nhiều hôm ngồi lâu, lúc đứng dậy, hai chân tê cứng.

Bà Vân là người làng Phú Nhi. Bà sinh ra trong một gia đình có 7 chị em gái, 3 anh em trai (1 người đã mất). Gia đình bà có truyền thống 3 đời làm bánh tẻ. Từ nhỏ, bà đã phụ mẹ những việc lặt vặt nên lớn lên quen dần với việc làm bánh.

<!– [if IE 9]><video><![endif]–><!– [if IE 9]><![endif]–>W-banh-te-phunhi2-1.jpg

Bà Vân mang nghề truyền thống về nhà chồng, góp phần làm nên thương hiệu bánh tẻ Phú Nhi

Nói về kỷ niệm chinh phục người vợ hiện tại, ông Hùng chia sẻ: “Năm đó, nghe nói ở xóm dưới có cô gái xinh đẹp, nhà lại có nghề làm bánh tẻ truyền thống nên tôi rất tò mò. Vì yêu thích món bánh tẻ và cũng ngưỡng mộ người con gái đó nên xuống tìm hiểu. Thời gian ấy, tôi rất tích cực chở bánh ra chợ giúp mẹ vợ tương lai, lấy lòng người lớn. Tôi còn đi giao bánh đến các quán giúp nhà vợ. Vì thế, tôi được lòng mọi người, được lòng cả bà xã hiện tại”.

Bà Vân cưới ông Hùng vào năm 1978. Khi đó gia đình chồng chỉ làm nông, không theo nghề bánh truyền thống của quê hương. Bà về nhà chồng cũng làm ở xí nghiệp rau quả nhiều năm. Đến năm 1990, khi con cái đã lớn, bà quyết định theo nghề được ông bà, bố mẹ truyền lại. Từ đó đến nay đã hơn 30 năm, gia đình bà gắn bó với nghề, trở thành một trong những người làm nghề lâu năm nhất ở Phú Nhi, có thương hiệu nổi tiếng, được chứng nhận OCOP 4 sao.

<!– [if IE 9]><![endif]–>W-banh-te-phunhi5-1.jpg

Người thợ luôn tay luôn chân làm bánh tẻ 

Bà Vân cho biết, cơ ngơi hiện tại của gia đình có được một phần nhờ nguồn thu nhập từ làm bánh tẻ nhiều năm. Nối tiếp được nghề của cha ông, giúp gia đình và những người làm thêm có thu nhập, bà cảm thấy rất vui và tự hào.

<!– [if IE 9]><![endif]–>W-banh-te-phunhi6-3.jpg

Cổng vào nhà ông Hùng, bà Vân

Bà Nguyễn Thị Loan (SN 1958) làm cho nhà ông Hùng hơn 20 năm. Bà chia sẻ: “Tôi là đồng nghiệp cũ của bà Vân, khi còn làm ở xí nghiệp rau củ. Tôi làm ở đây hơn 20 năm rồi, quá quen với công việc. Giờ việc gì, tôi cũng có thể làm được từ quấy bột, thái thịt, làm nhân, gói bánh… Tôi cảm thấy may mắn vì mình có được công việc này. Ở tuổi gần 70 mà vẫn có việc làm, thu nhập tốt, không phải phụ thuộc kinh tế vào con cái thì còn gì bằng nữa”.

Rong ruổi từng quán nước chào hàng

Thời gian đầu làm bánh, gia đình ông Hùng trải qua không ít khó khăn để được khách hàng đón nhận. Một mình ông mang bánh đi khắp nơi mời chào, từ quán nước đến các khu du lịch, các quán ăn, cửa hàng… Để khách biết đến món bánh tẻ nhà mình, ông không ngại cho người ta ăn thử, chấp nhận lỗ.

“Những năm 1990-1995, tôi đã nghĩ ra việc in danh thiếp để giới thiệu sản phẩm của nhà mình đến mọi người. Tôi còn mượn xe máy của người quen, đi mấy chục cây số, rải bánh khắp nơi cho người ta biết đến sản phẩm do chính tay vợ tôi làm. Lúc đầu làm việc này, tôi cũng ngại lắm vì mình là đàn ông.

Nhiều người còn hắt hủi, không cho gửi bánh ở cửa hàng của họ. Bằng sự kiên trì nhiều ngày, cuối cùng tôi cũng thuyết phục được nhiều cửa hàng. Cứ như thế thành thói quen, mỗi ngày tôi đều mang bánh đến gửi bán ở các hàng nước, cửa hàng… và rồi cũng gặt hái được thành quả”, ông Hùng chia sẻ.

<!– [if IE 9]><![endif]–>W-banh-te-phunhi4-1.jpg

Ông Nguyễn Xuân Hùng từng một thời rong ruổi mang bánh tới các quán nước, cửa hàng… để giới thiệu

Sau hơn 10 năm, sản phẩm bánh tẻ của gia đình ông Hùng đã dần đến được với cộng đồng. Nhiều người thích ăn, nhớ và gọi điện đến đặt hàng.

Với phương châm làm gì cũng phải sạch sẽ, chất lượng, không làm bánh dư, không làm sẵn đợi khách đến, gia đình ông Hùng bà Vân luôn muốn mang đến những chiếc bánh tẻ tươi mới, thơm ngon cho người yêu ẩm thực.

Năm 2000, gia đình từng nhận được “đơn hàng khủng”. Khách đặt 3.000 bánh trong 1 ngày, gia đình bà Vân phải huy động toàn bộ người thân và người làm đến phụ giúp. Ai cũng phải luôn tay, luôn chân không ngừng nghỉ mới kịp làm xong bánh trả khách. Công việc vất vả nhưng có người đặt hàng liên tục, tin tưởng chất lượng bánh của gia đình khiến bà Vân rất vui.

Hiện nay, mỗi ngày gia đình bà làm gần 1.000 chiếc bánh để phục vụ các đơn đặt hàng trước. Ai muốn lấy hàng phải gọi từ hôm trước, gọi muộn nhà bà không làm kịp, phải hủy đơn. Mỗi dịp Tết hay ngày lễ, cuối tuần, số lượng bánh đặt tăng lên rất nhiều.

Những chiếc bánh tẻ được làm cầu kỳ, tỉ mỉ qua từng khâu

Ông Hùng và bà Vân có hai người con, một trai, một gái. Con gái lấy chồng xa không theo nghề của mẹ. Con trai có công việc khác, khá bận rộn nên cũng không có thời gian phụ giúp bố mẹ làm nghề.

Chỉ có cô con dâu sinh năm 1990 tên Nguyễn Thị Thu Hiền là người phụ làm bánh. Hiền kể: “Thời gian đầu về nhà chồng, tôi chưa quen với nhịp làm bánh của gia đình nên khá sốc và vất vả. Tôi chưa biết gì về nghề nên chỉ theo mẹ phụ giúp những việc lặt vặt như rửa lá dong, nhặt hành, rửa mộc nhĩ… Nhìn các bà, các mẹ làm, tôi dần quen rồi thử. Sau hơn 10 năm làm dâu mẹ Vân, tôi đã quen với mọi việc, làm thoăn thoắt, đỡ đần mẹ được nhiều”.

<!– [if IE 9]><![endif]–>W-banh-te-phunhi3-1.jpg

Chị Hiền – con dâu bà Vân trăn trở về việc nối nghề của mẹ chồng

Nói về việc có nối nghiệp mẹ chồng làm nghề, Hiền cho biết bản thân còn phải suy nghĩ nhiều. Vì công việc này trông đơn giản nhưng lại rất vất vả, đòi hỏi phải có sức khỏe và sự đam mê. Hiền lo khi bố mẹ chồng già đi, sức yếu, một mình cô tiếp quản công việc này rất khó khăn vì chồng bận, không thể giúp vợ.

Về phần mình, bà Vân cũng hy vọng con dâu có thể nối tiếp nghề truyền thống của gia đình. Bà mong muốn sau này đến tuổi nghỉ ngơi vẫn có thể nhìn thấy căn bếp đỏ lửa, thấy những chiếc bánh tẻ thơm phức từ thời các cụ truyền lại không bị mai một, thất truyền.

Video: Cận cảnh cách làm bánh tẻ Phú Nhi:

 

Con trai ‘tổ nghề’ kể về thời hoàng kim của chiếc cốc bia huyền thoại

Con trai ‘tổ nghề’ kể về thời hoàng kim của chiếc cốc bia huyền thoại

Kể về người bố quá cố, người giúp cả làng Xối Trì có nghề thổi thủy tinh truyền thống, ông Phạm Văn Hiển xúc động khi những ký ức xưa ùa về.
Nhờ bí mật trong bát phở, chàng trai thành Nam tán đổ cô gái Hà Nội

Nhờ bí mật trong bát phở, chàng trai thành Nam tán đổ cô gái Hà Nội

Phải lòng cô gái Hà thành, chàng trai vận dụng hết những kỹ năng, kinh nghiệm làm nghề khắt khe từ thời cha ông để làm nên bát phở đặc biệt khiến cô gái “nghiện” hương vị phở Nam Định từ lúc nào không hay.